Showing posts with label Chuyện tào lao. Show all posts
Showing posts with label Chuyện tào lao. Show all posts

Friday, January 24, 2020

Phiếm: Chiếc kẹp tóc thơm tho



Mùa hè vừa qua mình về VN. Đúng lúc, giáo sư E.H, một người bạn vong niên của mình cũng về. Không hẹn mà gặp ở Saigon. Ông là tiến sĩ của đại học Yale về ngôn ngữ Đông phương và từng dạy học ở đại học UNC- Chapel Hill, bang North Carolina. Lâu lâu ở Mỹ mình và ông ta cũng gặp nhau nói chuyện trên trời dưới đất cho vui. Dĩ nhiên là ông ta nói tiếng Việt, tiếng Hoa, lưu loát, không cần phải thông dịch. Mình với ông có cùng sở thích là thích lang thang đi đây đi đó, ăn uống đơn giản, quán xá vỉa hè bình dân... đặc biệt là món rau muống xào tỏi :-). Nhớ có buổi sáng, hai người uống cà phê ngoài bờ kè kênh Nhiêu Lộc, giáo sư E.H say sưa kể cho mình nghe câu chuyện gốc gác của bài hát "Chiếc kẹp Tóc Thơm Tho" mà nhạc sĩ Phạm Duy từng kể lại cho ông trước đây. Thực ra đó cũng là lần đầu tiên mình nghe đến bài hát này. Có lẽ đây không phải là một bài dễ hát và dễ nghe. Rồi cả hai cùng im lặng nhìn về phía con kênh Nhiêu Lộc chầm chậm lững lờ. Ngoài kia vẫn là những đứa bé chăm chỉ bán vé số trong giờ đi học, lầm lũi giữa giòng người qua lại như mắc cửi. Phía bên kia kênh, những toà nhà cao ốc mới sừng sững mọc lên, nghiêng mình soi bóng bên con nước đen ngòm mang đầy rác rưởi..... 

Đại khái nội dung của bài hát nói về một đứa bé (người thật việc thật) đã đem lại cảm xúc cho nhạc sĩ Phạm Duy viết lên ca khúc này. Một em bé gái nghèo, bán vé số dưới bến phà miền Tây, đã khẳng khái từ chối khoảng tiền biếu tặng của nhạc sĩ, mà chỉ muốn kiếm tiền sòng phẳng bằng chính công sức bán vé số của mình. Và sau đó, để trả ơn ông PD đã mua vé số nhiều, cô bé tặng ông chiếc kẹp tóc của chính mình. Thực ra đây không phải là câu chuyện hiếm hoi lắm, nhưng là một thái độ sống rất đáng trân quý giữa một xã hội đầy rẫy những chuyện phù phiếm, vô cảm, nặng về hình thức bên ngoài như VN hôm nay.

Tuần rồi mình cũng mới về miền Tây cùng với mấy người bạn. Dĩ nhiên bây giờ không còn phà nữa, và nhiều người bán vé số đã đi bằng xe máy. Nên chỗ nào dừng lại cũng có người chạy xe máy đến mời mua. Chiều cuối năm, bên đường rải rác hoa xuân bày bán, rau quả dập dìu sông nước ngược xuôi. Mình bỗng lan man nhớ đến cô bé bán vé số ngày xưa trong bài hát của nhạc sĩ PD. Không biết em bây giờ ra sao, đã sắm được chiếc xe máy để đi bán vé số chưa, hay đã bị cuộc sống khốn khổ vùi dập từ lâu rồi ?

Một cảm xúc miên man quen thuộc. Cuối năm về thăm nhà bao giờ cũng buồn vui lẫn lộn. Đôi lúc vô tình nghe lại một khúc hát cũ, hoặc chạy ngang một góc phố xưa, bao nhiêu cảm xúc bỗng ùa về. Chợt thèm được như cụ Vũ đình Liên để được đơn giản gặp lại những hình ảnh ông đồ "... bày mực Tàu, giấy đỏ, bên phố đông người qua". Hoặc chỉ để nhìn thấy " lá vàng rơi trên giấy, ngoài trời mưa bụi bay", hay là để hoài niệm "những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ?" .... 

Tuy nhiên sự chờ đợi và thực tế thường là khác nhau. Mong đợi thì nhiều, nhưng đến khi được đi qua phố "Ông đồ" ở Tao đàn, lại lầm lũi cố bước qua nhanh. Ngồi taxi nghe anh tài xế kể chuyện hết ông cựu bộ trưởng này đến ông thứ trưởng kia tham nhũng nhận hối lộ. Rồi đến khi ra toà lại khóc lóc van xin, đổ bịnh mất trí nhớ, sáng khai nắng chiều lại khai mưa. May nhờ luật pháp "nghiêm minh" cho trả tiền lại, khắc phục hậu quả, được tha bổng vì có lý lịch nhân thân tốt. Nghe đâu cứ tưởng chuyện đùa !
Uống cafe với đứa em quen, mặt buồn buồn kể chuyện "bị" sưu tra lý lịch vì sắp được lên chức. Vậy mà lâu nay mình cứ nghĩ nợ nần gì (nếu có) thì 45 năm qua, đời cha, đời ông của họ cũng đã trả hết rồi. Thậm chí nhiều người đã phải chết đi để trả những món nợ thù hận thắng thua, thế sao còn liên luỵ đến đời con đời cháu dai dẳng đến vậy. "Trả" rồi sao chưa "tha" cho họ, cũng như đã từng tha cho ông bộ trưởng thứ trưởng nào đó "trả" lại thùng trái cây đô la ? Mà thực sự là cho đến nay mỗi khi nhắc đến chuyện lý lịch ba đời thì rất nhiều người vẫn còn thấy xót xa. Quả nhiên đó là những nỗi đau thế hệ mà lịch sử khó quên. Rồi sẽ còn kéo dài bao lâu ? Là nguyên cớ hay là nguyên nhân ? Hoà hợp hay ngăn cách ? Xưa này cũng chưa từng thấy một sự hòa hợp hoà giải nào lại được xây dựng bằng những hận thù và định kiến. 
Đi xe ôm Grab, cậu em trai tốt nghiệp đại học, thất nghiệp, chạy xe ôm đợi ngày về quê ăn tết. Vừa lạng lách tránh kẹt xe, vừa vanh vách kể cho mình nghe cả hơn nửa dàn lãnh đạo của TP HCM bị dính vụ đất cát kỷ luật vào cuối năm, ai cũng tiền tỷ như quân Nguyên... Nghe cứ như là những câu chuyện buồn tổng kết cuối năm, chuẩn bị đi theo ông Táo về trời :-). 
Cũng có tin vui. Chạy về nhà đi ngang Đồng Nai, Phú Túc, Gia Kiệm, Định quán, Phương lâm .... không còn gặp mấy anh CSGT làm luật ở đó nữa. Hỏi thăm chuyện lạ, thì ra tỉnh DN mới đổi ông sếp lớn. Mừng ghê, ai cũng mừng !

Nói chung là về quê hương thì bao giờ cũng thấy đầm ấm, gần gũi. Nhưng đôi lúc đọc nhiều tin tức, nghe nhiều câu chuyện, thấy nhiều cảnh tượng, lại thấy lòng mình hoang mang. Thực ra là nghe nhiều chuyện quá, nên cũng không nhớ hết được. Mấy tuần qua có câu chuyện Đồng Tâm ngoài Bắc là đình đám nhất. Mặc dù báo chí hầu như không đăng tải hoặc có quá ít về thông tin này, nhưng đi đâu, ngồi quán vỉa hè nào cũng nghe người ta nhắc đến chuyện này. Hình như có chút gì nghèn nghẹn trên môi và nhiều trắc ẩn đằng sau những câu chuyện giải bày. 

Còn nói đến chuyện hoa quả ngày Xuân của năm nay, SG & các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ cũng bày bán khá nhiều, như dường như ít nguời mua sắm hơn mọi năm. Hy vọng những ngày cận tết sức mua sẽ tăng hơn. Cầu mong mọi điều tốt đẹp với nhà vườn. Nếu không, lại khổ thân cho kiếp nhà nông, nuôi quân cả năm chờ đợi vài ngày, nhưng rồi lại phải dỡ bỏ bán tháo.

Nhìn lại đất nước VN sau 45 năm trôi qua. Một thời gian khá dài cho bất kỳ một sự thay đổi nào. Tưởng chừng như đất nước VN đã vượt qua những rào cản khó khăn của giai đoạn tạm thời, đã hoàn thiện những lỗ hổng của hệ thống pháp lý cũng như những căn bản về cấu trúc vận hành xã hội, để mạnh mẽ vươn lên hoà nhập với thế giới văn minh. Cũng tưởng chừng như VN đang bước vào giai đoạn phát triển công nghệ 4.0, phát triển công nông nghiệp phồn thịnh, giáo dục y tế ổn định. Nhưng ngược lại, cho đến nay VN dường như vẫn còn loay hoay với chính sách sở hữu đất đai, luật công tư, và những vấn đề như thu hồi, cưỡng chế, phân bổ, phê duyệt dự án ...v.v. Những đại án liên quan đến cán bộ tham nhũng đất đai vẫn nhan nhản xảy ra hàng ngày. Bắt bớ, tù tội, biểu tình, dân oan....vẫn là những đề tài nóng bỏng thời sự.

Mình không biết nhiều và cũng không hiểu được tại sao VN có quá nhiều vị lãnh đạo đất nước vướng vào vòng lao lý đất cát như vậy, nên không có ý kiến gì. Chỉ là trên thế giới hiện nay hiếm khi thấy một đất nước nào lại dễ dàng có nhiều vấn đề tội phạm liên quan đến đất đai như thế. Bên cạnh đó thì cũng có một số người lạc quan vì VN ngày càng nhiều tỉ phú. Nhưng thông thường một đất nước mà đại đa số tỉ phú hàng đầu đều liên quan đến địa ốc, các nguồn thu nhập khủng đều đến từ đất cát, chứ không phải do công nghệ sản xuất hoặc các đột phá về khoa học kỹ thuật, thì người ta thường nhìn nhận sự giàu có đó bằng cách nghĩ khác !

Hôm rồi xuống đèo B'lao, dừng lại mua sầu riêng, nhìn mấy em nhỏ bán vé số, tự dưng mình nghĩ nhiều đến cô bé có "chiếc kẹp tóc thơm tho" của nhạc sĩ PD năm nào. Giá như cuộc sống này có nhiều người mang tâm hồn trong sáng và lòng tự trọng như em, xã hội có thể đã được tốt đẹp hơn. Giá như những vị tham quan có lòng tri ân và công bằng với người khác như em, có lẽ đất nước VN đã được chắp cánh bay cao. Và biết đâu em cũng đã được hồn nhiên cắp sách đến trường như bao đứa trẻ khác, mà không cần phải lam lũ bán từng tờ vé số !

Hôm nay chiều 30 Tết, lại một năm mới sắp đến, gần nửa thế kỷ trôi qua tính từ 1975. Nếu như lời chúc phúc có ứng nghiệm, thì mình xin chúc cho đất nước VN có nhiều câu chuyện như "Chiếc Kẹp Tóc Thơm Tho”. Cầu mong mọi chuyện thay đổi tốt đẹp, đất nước an bình hơn, con người đối đãi nhau tử tế hơn, buông bỏ hơn, và những người khổ cực được nhẹ nhàng hạnh phúc hơn. Cũng thân chúc các bạn hữu, anh em, và gia đình một năm mới an vui, vạn sự như ý.

PN

Thursday, December 12, 2019

Có gì đẹp trên đời hơn thế ?

"Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người, sống để yêu nhau"

Những câu thơ mượt mà đầy tính nhân văn của Tố Hữu, nhà thơ từng nổi tiếng một thời về những bài thơ ca tụng Liên Xô, Lenin, và Stalin vĩ đại. Mình thuộc loại kém may mắn chưa được sinh ra vào cái thời ông Tố Hữu ca tụng "Có gì đẹp trên đời hơn thế. Người yêu người, sống để yêu nhau". Nhưng cho đến hôm nay, cũng cảm nhận được phần nào cái ý nghĩa "yêu người & sống để yêu nhau" của ông nhà thơ ấy !

Từ những phiếu xét nghiệm giả, thuốc ung thư giả (có thể còn nhiều thứ thuốc khác giả mà chưa bị lộ), que thử nghiệm cắt đôi .... cho đến những bệnh viện quá tải, bệnh nhân la liệt, chen chúc nhau để chờ đợi sự sống, chờ đợi "người yêu người", chờ đợi lòng nhân của các bậc lương y tá, lương y sĩ, và giới chức hữu trách. Những câu chuyện đau lòng tắc trách, thiếu trách nhiệm vẫn xảy ra mỗi ngày.  Nén bạc đâm toạc tình người, bao thư đi trước đói nghèo chạy sau. Người nhà đâm chém bác sĩ, bệnh nhân rượt y tá ...v.v.. Bên cạnh đó là bao nhiêu câu chuyện tham quyền cố vị, hám danh gây hại. Không năng lực, kém nghiệp vụ, bám víu danh xưng, mua bán chức vụ, giả mạo bằng cấp, hồn nhiên tạo ra biết bao nhiêu hệ lụy bi thương cho những người dân đen đã đặt hết niềm tin vào họ. (Xin lỗi mình không có ý vơ đũa cả nắm, bên cạnh những câu chuyện tiêu cực, vẫn có rất nhiều tấm gương y tá, bác sĩ rất đáng trân trọng. Họ tuân thủ với lời thề Hippocrates, đêm ngày dấn thân hy sinh phục vụ tha nhân).

Còn nói về sự vô cảm của xã hội, thì không phải chỉ dừng lại ở lãnh vực y tế cộng đồng. Cũng không phải chỉ trong bệnh viện cơ quan, mà ngoài xã hội cũng không thiếu những chuyện đau lòng. Hoá chất độc hại tràn lan vô tội vạ mỗi ngày trong sinh hoạt, trong thức ăn, trong đời sống, chỉ vì những món lợi nhuận "không phải do công sức mình". Nguyên nhân thì nhiều nhưng giải pháp thì ít. Dân trí cũng có, nghèo đói làm liều cũng có, mà lòng tham cũng có ... Thế thì những người giàu có hơn, quyền lực hơn, không phải chạy gạo mỗi ngày, có tình người nhiều hơn chăng ? Họ có "người yêu người, sống để yêu nhau" ? 
Những câu hỏi mà ai cũng có sẵn câu trả lời. Hãy cứ nhìn vào sự tương phản của cuộc sống xa hoa và nghèo đói. Hãy nhìn vào những công trình lớn nhỏ mỗi ngày, từ xa lộ, cầu đường, chung cư, căn hộ, dự án, công trình, đền đài, chùa miếu ... cho đến những câu chuyện tham nhũng bất hợp lý. Hãy nhìn vào những tai nạn, sự cố, những vụ án đau lòng, những cái chết tức tưởi, những bạo lực cộng đồng... để chiêm nghiệm bằng chính tư duy của mình rằng "người với người có sống để yêu nhau" ?

Nhiều, rất nhiều những câu chuyện đắng lòng đã và đang xảy ra đến mức thường lệ. Quan trọng nhất vẫn là câu hỏi tư duy và sự vô cảm đó đã được hình thành từ đâu, và làm thế nào để phục hồi tính nhân bản của xã hội ? Mọi lý thuyết và biện mình đều vô nghĩa nếu như không có một kết quả cụ thể !

Tất nhiên là ai cũng nhìn ra được xã hội ngày càng vô cảm hơn. Có lẽ vật chất lên ngôi đột biến, con người ngày càng quan tâm đến những ứng xử bề ngoài. Cuộc sống hời hợt hơn, sự chân tình và tình người hiếm dần. Tuy nhiên vì cuộc sống bề bộn, vất vả mưu sinh cơm áo gạo tiền, nên dẫu có nhận ra chân tướng của vấn đề, cũng lực bất tòng tâm, nên nhiều ngưòi lặng im mà sống, mưu cầu sự yên ổn cho bản thân và gia đình. Cũng không hiếm người nhận ra cuộc sống đạo đức suy đồi, xã hội xôi thịt, nhiễu nhương phức tạp, nhưng tự an ủi ai sao mình vậy, sống chung với lũ, "lâu rồi đời mình cũng qua". Vô tình chạy trốn chính lương tâm mình. Tìm vui trong những cuộc vui chóng vánh, hơn thua, rượu chè, đi bão, hát ca... Tự hào về những cây bánh tét dài nhất, nồi phở to nhất, tượng đài lớn nhất. Sống an phận và gởi gắm niềm tin vào những thứ mơ hồ. Ráng tin mà sống. Vào công ty, biết ông sếp bất tài, chuyên cậy quyền ỷ thế, không có khả năng chỉ đạo, nhưng vẫn lặng lẽ làm theo, hy vọng rồi sẽ tốt đẹp hơn. Đi chùa, biết ông thầy làm sai giới luật, không thực hành chánh pháp, nhưng kệ vẫn lạy cho qua, nghĩ là tạo phúc..v.v...Và cứ thế, từng ngày qua đi, sống và tồn tại như một thứ bản năng cố hữu !

Suy cho cùng thì ai cũng có những nỗi niềm riêng trong cuộc sống này. Rồi cho dù có thực sự hạnh phúc hoặc cố gắng an phận mà sống, thì sớm hay muộn gì cũng có những khoảnh khắc để nhìn lại. Nhìn lại để chiêm nghiệm bản thân, để chiêm nghiệm cuộc sống, và chiêm nghiệm hành trình của người dân Việt ngay trên quê hương của mình. Liệu có phải chúng ta đang sống ở thời đại "người yêu người, sống để yêu nhau", hay đó chỉ mãi mãi là một điều mơ ước ? Và xã hội này sẽ đưa ta về đâu, cho dù mỗi ngày ta cứ hồn nhiên chọn một niềm vui !

“From the beginning men used God to justify the unjustifiable.” -  Salman Rushdie, The Satanic Verses






Thursday, November 28, 2019

Phiếm: Ăn gà tây, nhớ gà ta :-)

Nhân ngày tạ ơn nói chuyện không tạ ơn ..... của các bác "trí thức" quê nhà :-)

Mấy hôm nay, báo chí mạng xã hội lại rần rần chuyện mấy nhà "trí thức" quê ta bừng bừng khí thế đấu tranh giành quyền không đặt tên đường cho mấy ông giáo sĩ phương Tây đã tìm ra chữ quốc ngữ năm xưa. Cụ thể là 2 ông Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina. Nhiều nhà "trí thức" cho rằng mấy ông giáo sĩ đặt ra chữ Quốc ngữ là để đô hộ VN, chứ chẳng công trạng gì. Có ông "trí thức" khác nêu lý do không đồng ý, là vì ông Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) viết cuốn "Phép giảng tám ngày" bằng tiếng Quốc ngữ nhằm mục đích truyền đạo Thiên Chúa giáo, và sử dụng câu chữ thô bạo để công kích Tam giáo ở Việt Nam (Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo). Amen !

Thực ra, mấy bữa trước có coi qua rồi, nhưng hoải quá, rồi cũng chẳng có ý kiến ý cò gì . Hôm nay lễ Tạ ơn, nãy giờ phụ vợ ướp con gà tây để chiều cho vô lò. Hoàn thành nghĩa vụ rồi, rảnh rỗi lại sinh nông nỗi, dài chuyện trong lúc đợi chờ...

Nói vòng vo cho xa một chút, ví dụ như những con dao ngày nay đã có nguồn gốc từ  thời đồ đá của người tiền sử (Homo sapiens). Rồi 2.5 triệu mùa lá rụng trôi qua, người ta hôm nay dùng dao để nấu ăn, đâm chém, múa may, biểu diễn, làm quà biếu tặng, phòng thân, phong thần ..v.v.... Dao có thể dùng để giết người, mà cũng có thể dùng để cứu người. Chuyện đơn giản vậy ai cũng hiểu, không lẽ cứ thấy ai xách dao đi rượt thiên hạ, lại đổ tội lên mấy ông xài Oldowan ngày xưa ?

Giờ nói sơ qua chuyện nguồn gốc của chữ quốc ngữ VN. Thì cũng như bao nhiêu giai thoai lịch sử khác, nhiều nguồn, nhiều sách, nhiều giả thuyết, làm sao trọn vẹn hết được ? Nhưng lâu nay, có lẽ nguồn được thuyết phục nhất là nguồn cho rằng bộ chữ Quốc ngữ ra đời khoảng năm 1622 trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, do công của người giáo sĩ Bồ Đào Nha Francisco De Pina (1585-1625). Ông Francisco De Pina là giáo sĩ đầu tiên đến Đàng Trong năm 1617. Vốn giỏi tiếng Nhật và chữ Hán, nên ông dễ dàng học nói tiếng Việt và đọc chữ Nôm. Và sau đó, ông cũng nhận thấy các giáo sĩ khác gặp quá nhiều khó khăn trong việc học hỏi ngôn ngữ đọc và viết của người Việt, nên đã nghĩ ra cách dựa vào bảng mẫu tự La Tinh để ghi âm theo tiếng bản xứ.
Năm 1624, sau khi tương đối hoàn thành hệ thống tiếng Việt mới, ông mở lớp dạy lại cho các giáo sĩ khác đến truyền giáo tại Việt nam. Ông cũng tự viết những bài giảng và đi truyền đạo bằng thứ chữ Việt mới này từ đó (nay là Quốc ngữ). Cho đến tháng 12 năm 1625 ông bị chết đuối ở cảng Đà nẵng. Sau khi ông chết, thì có những giáo sĩ đã từng học chữ quốc ngữ VN của ông, đứng ra tiếp tục công việc hoàn chỉnh hệ thống chữ mới đó, nhưng chủ yếu là do giáo sĩ Gaspar De Amaral (1549-1646), giáo sĩ Antonio Barbosa (1594-1647), và giáo sĩ Alexandre De Rhodes (1591-1660) mà người VN gọi là cha Đắc Lộ. Ba vị giáo sĩ này cũng là tác giả của những cuốn tự điển Việt Nam - Bồ Đào Nha thời đó. Tuy nhiên, chỉ có ông Alexandre De Rhodes là gốc Pháp, nên sau này đã có nhiều dư luận và tranh cãi về động lực phát triển chữ Quốc ngữ của ông.
Có lẽ mục đích ban đầu của chữ Quốc ngữ cũng chỉ là để cho các nhà truyền giáo nói được tiếng Việt và giao tiếp với người bản xứ dễ dàng hơn. Về sau, khi thực dân Pháp đến Việt Nam, họ cũng bị những bế tắc về ngôn ngữ như những nhà truyền giáo trước đó, cả Hán và Nôm. Nên giải pháp tốt nhất là buộc người Việt Nam phải sử dụng chữ Quốc ngữ. Và có lẽ đó cũng là lý do tại sao vai trò của Alexandre de Rhodes nổi bật và được nhắc đến nhiều sau này. Cho nên công bằng mà nói chính người Bồ Đào Nha đã khai sinh ra chữ Quốc ngữ, và người Pháp đã "ép" dân VN ta dùng chữ Quốc ngữ.

Dĩ nhiên là buổi ban đầu chữ Quốc Ngữ đã từng bị giới sĩ phu VN tẩy chay, vì được cho là sản phẩm của bọn 'Tây lông", là công cụ của thực dân Pháp cai trị đất nước ta. Mấy cụ đồ, nhà Nho của ta dễ dàng gì cho cái thứ "Tây học" đó lấn sân chữ Nôm đơn giản vậy. An Nam ta mờ, đâu dễ "mất gốc" như thế :-). Nên chắn chắn hành trình phát triển chữ Quốc ngữ ngày xưa cũng rất gian nan. May mắn là hồi đó còn chưa có các vị "trí thức", giáo sư, tiến sĩ, viện nghiên cứu văn hoá lịch sử, các nhà Huế học, Đà Nẵng học ... như bây giờ. Nhưng cuối cùng thì do sự tiện ích và những động lực khác nhau, chữ Quốc ngữ đã thắng thế và tồn tại được.
Tuy nhiên, khi nói đến công ơn truyền bá và trau chuốt cho chữ Quốc ngữ có được như ngày hôm nay, thì không thể không nhắc đến các vị tiền nhân như Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Lương Văn Can .... và những đội ngũ tân học nhiều tài năng, đầy nhiệt huyết và dũng cảm của những thế hệ trước. Thế nhưng những người con VN ưu tú đó đã được tri ân đúng mức chưa ? Con đường nào đã mang tên họ để tri ân cho việc xây dựng một nền tảng ngôn ngữ dân tộc ?

Còn cái ông "trí thức" giáo sư tiến sĩ của viện nghiên cứu gì đó cho rằng ông cha Đắc Lộ viết cuốn "Phép giảng tám ngày" bằng tiếng Việt để công kích Tam giáo ở Việt Nam (Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo), cũng nên coi lại vì tư duy này cũng hơi lạ :-) !
Thực ra thì ông Alexandre de Rhodes cũng là một giáo sĩ bình thường, và chuyện ông ta ca tụng Thiên chúa giáo, không đồng ý với quan niệm Tam giáo cũng là chuyện bình thường thôi. Nhìn lại ngày xưa, với điều kiện sách vở và những tư tưởng thời ấy, thì cũng không ai chờ đợi ông ta hiểu biết hết cái thâm diệu của một tôn giáo khác. Mình không nghĩ ông ta có ý phỉ báng. Ngay cả đến thời buổi này, sách vở tràn ngập, phương tiện truyền thông rộng rãi, đại chúng hơn nhiều, mà cũng không hiếm lắm những chuyện tôn giáo hiểu lầm nhau. Dĩ nhiên là lúc nào cũng có những vị tu sĩ hoặc tín đồ hiểu biết lý lẽ, tôn trọng sự khác biệt, luôn dành sự tôn kính cho nhau và tôn trọng các tôn giáo khác. Nhưng bên cạnh đó cũng không hiếm những người tư duy hạn chế, cực đoan, chia rẽ, chê bai hoặc phỉ báng những ai có đức tin khác mình. Thậm chí nhiều người cuồng tín, tin rằng trong vũ trụ này chỉ có giáo chủ của họ là vĩ đại, và tôn giáo của họ là duy nhất. Cũng bình thường thôi ngài "trí thức" ạ. Cũng như tìm đâu ra được một ông giảng dạy triết Mác Lê mà đi khen ngợi chủ nghĩa "dẫy chết" tư bản :-) ? Bởi vậy, thiết nghĩ không nên chỉ vì cái quan điểm khác nhau, kiến thức khác biệt, hoặc đức tin riêng của họ, mà quên đi cái công trạng đã kiến tạo & hình thành nên một hệ thống "Quốc ngữ" mà chính ngài "trí thức" và tất cả chúng ta đã và đang xử dụng hôm nay.

Nói tới đây mới nhớ, hồi mình còn đi làm bên London, có lần đi đến thư viện Các-Mác (Marx Memorial Library) ở Farringdon với một người bạn trẻ từ bên Pháp qua. Măc dù có ít người đến viếng, nhưng thư viện vẫn luôn được chăm sóc. Anh bạn trẻ của mình thắc mắc là tại sao trải qua nhiều sự phản đối như thế mà thư viện ấy vẫn được tồn tại. Chỉ đơn giản bởi vì đó thuộc về lịch sử, cho dù có khác biệt nhau về quan điểm. Nước Anh chưa từng là quốc gia cọng sản, cũng chưa từng tin vào lý thuyết của Mác. Nhưng ông Mác đã từng xin tá túc tại đây, và người ta tôn trọng điều đó như một sự kiện lịch sử. Sách vở, hình ảnh, tài liệu, đều được trưng bày minh bạch và không cần dấu diếm điều gì !

Hôm nay là ngày lễ Tạ ơn (Thanksgiving) của Mỹ. Đây là một tục lệ văn hoá rất hay, là ngày lễ lớn nhất trong năm, để mọi người có thể tạ ơn những ân điển trong cuộc sống đã dành cho bản thân và cho gia đình của họ. Xưa nay nhiều người cho rằng việc biểu hiện lòng biết ơn và tạ ơn một cách đúng đắn trong đời sống là những ứng xử và tư duy cần thiết, chứng tỏ sự trưởng thành của con người.

Thôi tới giờ đi nướng gà, chào tất cả các bạn. Chúc tất cả ngày lễ Tạ ơn an lành, hạnh phúc.







Monday, October 07, 2019

Hiệu ứng của đám đông !




Tự dưng mấy hôm nay mạng xã hội đồn ầm lên chuyện một phụ nữ được đề cử làm quan chức tỉnh, mà trước đây xuất thân từ nghề làm tóc gội đầu. Bao nhiêu nhà báo cùng đăng tin. Mình tò mò cũng vào coi cô "hot girl" này là ai, hư thực thế nào. Đọc trên mạng, thì thấy cô ta cũng gần 50 tuổi rồi, và chuyện làm tóc, xài bằng giả đã mấy chục năm trước. Nhan sắc thì cũng trung bình, làm gì có cô nào "hot girl" ở đây !

Trước hết nói về hiệu ứng đám đông, lâu nay mạng xã hội là thế, không phải chỉ ở VN thôi, mà ở đâu cũng vậy. Tin tức tuy có người nói, có báo đưa, nhưng vẫn chưa biết đúng sai, dĩ nhiên là thiệt có giả có (ông Trump bên Mỹ cũng thường gọi là fake news :-)). Để có thông tin minh mạch và tin tức chính xác thì còn tuỳ thuộc vào mức độ dân chủ, cũng như hiến pháp luật pháp về quyền tự do ngôn luận của từng quốc gia. Tin tức thì cũng có năm bảy loại, tin chính thống, tin không chính thống, tin đồn, tin hành lang, tin vịt, tin bịa đặt, tin định hướng.... Mạng xã hội thì tất nhiên là đủ loại rồi. Tuy nhiên khi tin tức qua tay đám đông thì biến tấu thế nào là tuỳ người đọc người nghe, tuỳ khả năng suy luận, phân tích, và phát tán nữa. Con kiến biến thành con voi, hay tin gà ra vịt cũng là chuyện bình thường . Nhưng hiệu ứng của đám đông rất là đáng sợ, bởi sức mạnh truyền thông và biên độ biến tấu của nó. Tin sai, tin nhảm thì lại càng khủng khiếp hơn. Có khi như giết người không cần đao kiếm. Những quốc gia nào có hiến pháp về quyền tự do ngôn luận hẳn hoi, xã hội nào có hệ thống truyền thông thông tin đa chiều, người nói người nghe được luật pháp bảo vệ đàng hoàng, thông tin dễ dàng kiểm chứng, thì tin tức càng khả tin hơn. Ngược lại thì báo đài bảo sao nghe vậy thôi, cho biết cái gì thì mới biết, hiệu ứng đám đông thường mang tính một chiều, đơn phương. Thời buổi này có internet rộng rãi, tin tức tương đối được tự do hơn, nhiều nguồn hơn, và cũng dễ dàng cập nhật hơn. Dĩ nhiên, bên cạnh đó cũng có những mặt trái và hiệu ứng tiêu cực của nó. Dù sao trong tình huống nào, nếu chịu khó tìm tòi, suy gẫm, và phân tích một chút trước khi phát tán thì cũng hay hơn. Mình nghĩ vậy !

Thứ hai, nói về làm nghề làm tóc gội đầu. Mình không nghĩ là có gì xấu về nghề này. Đó là một nghề đàng hoàng chính đáng. Nhưng cái nguy hiểm là cho đến hôm nay, mỗi khi nói về nghề hớt tóc gội đầu, mát-xa, người ta nghĩ đến một cái gì khác hơn, đáng sợ hơn. Xã hội mà đi đến mức độ này thì phải coi lại vì đâu !
Tất nhiên là nghề nào cũng thế, có kẻ tốt người xấu. Và những nghề như hớt tóc gội đầu thì dễ có cơ hội biến tướng thành những tệ nạn tiêu cực, trá hình hơn. Nhưng đại đa số chúng ta đều đã từng đi hớt tóc gội đầu, chả lẽ thấy họ xấu hết sao ? Bản thân mình thời còn đi làm ở VN, cùng các ông bạn già, bạn trẻ, đối tác làm ăn .v.v.. đi cắt tóc gội đầu hoài, thường xuyên. Về nhà vẫn kể cho vợ nghe, và có khi mình cùng với vợ đi cắt tóc gội đầu chung nữa, cũng bình thường thôi mà. Dĩ nhiên là ở VN thì không thiếu gì những chỗ trá hình thư giãn. Nhưng bậy bạ hay không là do mình chứ không phải là do nghề. Đừng vơ đũa cả nắm mà tội nghiệp họ. Mặc khác lại tự coi thường khả năng phân tích của mình :-) .
Cái bậy là ở chỗ khác, chỗ mà thiên hạ tìm đến. Chỗ mà nhiều anh nghĩ đến, muốn đến, nhưng lại không dám nói ra. Chỗ mà một số các anh VK về quê hương đi tìm thư giãn. Chỗ mà các quan chức đại gia, rủng rỉnh xu hào đi mua vui, tăng hai tăng ba, rồi đến khi đụng chuyện lại đổ lỗi là bị họ dụ dỗ. Chỗ mà các bà các cô đi hưởng thụ, rồi lại lo lắng nghĩ đến thói thăng hoa của các đấng lang quân. Chỗ mà các anh vẫn thu tiền bảo hộ, nhưng khi bể chuyện lại là lỗi người ta ..... Nói chung là có cung có cầu, nhưng có những công việc cũng đầy cay đắng và bất công, mà đa số là những người dân nghèo phải trả giá gánh chịu. Ở những đất nước giàu có văn minh khác, có phúc lợi xã hội chăm lo, người dân nghèo đỡ nhọc nhằn hơn và không phải sống kiếp đời tủi nhục như vậy !

Còn đàn ông, thì có người ham vui, có người vì xã giao bạn bè, công việc, có người bị áp lực mặt mũi, bị ức chế ..v.v.. đi chơi, tò mò, cũng là chuyện thường xảy ra. Bình thường thôi. Điều kiện xã hội như ở VN càng làm cho họ có cơ hội nhiều hơn. Những nước châu Á khác cũng vậy, không hiếm những chỗ dịch vụ đàng hoàng, nhưng bên cạnh cũng có những chỗ mua bán tình dục, hợp pháp hoặc trá hình, là nhiều hay ít thôi. Ngay cả những nước văn minh hơn như Mỹ, châu Âu cũng có những ngành nghề trá hình đấy, nhưng không phải anh nào cũng có điều kiện hoặc có cơ hội dễ dàng như thế. (Mở ngoặc chút, nên mình vẫn thích cái văn hoá "khu đèn đỏ " là thế. Sòng phẳng, tiền trao cháo múc, không đạo đức giả, không gạ tình xin tí khí, không mua bán để thăng quan tiến chức, không nâng đỡ lành mạnh trong sáng (sic) ... Rồi đến khi bể chuyện lại a dua phê phán, chê bai, kết tội kẻ khác !)
Buồn cười mới đọc báo hôm rồi, thấy có ông tướng nói "Mấy đại gia, đại ca làm hỏng cán bộ" . Trời ! sao ông ấy lại có thể coi thường cán bộ đến thể nhỉ ? Họ được đào tạo chuyên nghiệp, được tu nghiệp bồi dưỡng hàng năm hàng quý. Bọn xấu làm sao có cửa nhét quà vào túi nếu như cán bộ không muốn ? Cũng tương tự vậy, nhiều bà vợ bên nước ngoài bảo chồng mình về VN bị người ta dụ dỗ. Còn nhiều bà vợ trong nước thì bảo chồng mình bị bỏ bùa mê thuốc lú ...v.v.  Coi chừng chủ quan quá đấy. Không nên coi thường mấy ông chồng yêu dấu của mình như vậy. Chưa chắc mèo nào cắn mỉu nào đâu. Đừng trách mấy cô hớt tóc gội đầu, có khi họ mới là nạn nhân đấy !

Thứ ba, nói đến chuyện cô ta xài bằng cấp 3 của bà chị để đi thi hoặc tạo hồ sơ giả gì đấy. Đọc tới đây mình thấy lạ. Ở một đất nước, mà chuyện bằng giả, bằng mượn, bằng mua, bằng dỏm, nhan nhản trước mắt mỗi ngày. Thế mà nhiều người thấy đây là chuyện bất ngờ sao ? Nhìn lại thử trong đám bạn bè, bà con, hàng xóm, cùng trường, cùng lớp, cùng cơ quan ....của mình. Thậm chí sếp của mình trong cơ quan, quan to quan nhỏ, lãnh đạo, hiệu trưởng, giảng viên, bác sĩ, kỹ sư, thầy cô .... có thiếu ai không ? Chẳng qua là bạn bè, người thân liên quan mình thì mình không dám nói (hoặc nghĩ họ không xài đồ giả), còn chuyện thiên hạ chuyện người khác thì mình theo hiệu ứng đám đông thôi. Thỉnh thoảng cũng đọc báo thấy hoài chuyện mấy quan mấy sếp xài bằng giả mà, rồi có sao đâu ? Đâu vẫn vào đấy, họ vẫn làm tiếp tục đấy, thậm chí ngày càng tiến nhanh tiến mạnh đấy thôi. Hy vọng mấy anh chị xài đồ dỏm không nằm trong số những người lên án và phỉ báng cô "hot girl" này. Càng không hy vọng là nhiều người coi cái bằng tiến sĩ giáo sư dỏm có giá trị hơn cái bằng cấp 3 dỏm này.

Còn nói đến sự công tâm và lương thiện, thì quả nhiên là phải "nể phục" một số anh chị nhà báo. Đọc mấy cái tít báo chí về bài viết này "chấn động dư luận" mà thấy mắc cười. Mấy anh chị nhà báo lục lại báo cũ đọc coi, nào là "nâng đỡ trong sáng", "quan lộ thần tốc", "cả nhà làm quan" ... Những chuyện bằng giả, bằng mua, lạm quyền, vị thân ... cứ nhan nhản ra đấy, nhiều đến mức nghe hoài phát chán. Thế mà cái tin có người làm bằng giả đi thi lại "chấn động" đến các anh chị. Thành thực mà nói, nếu làm nghề báo chí ở VN, mà "chấn động" khi nghe thấy trường hợp làm hồ sơ giả để đi thi hoặc đi làm, thì nhà báo đó mới là lạ :-) .

Mình cũng đọc tới đọc lui không thấy đoạn nào nói về cô đó dùng "mỹ nhân kế" hay nghề nghiệp hớt tóc gội đầu để được lên chức cả. Vậy là vấn đề chính ở đây là cô ta ngày xưa chỉ mới học hết cấp 2, nhưng từng làm hồ sơ giả để đi học và xin đi làm. Thế nhưng tin tức đã dẫn dắt dư luận mạng trở thành câu chuyện một cô gái hot girl làm nghề hớt tóc gội đầu, trở thành trưởng phòng nhờ một điều gì đó "không trong sáng" (ngầm hiểu như là vốn tự có). Tại sao các nhà báo lại không nói về quá trình công tác của cô ta từ lúc làm kế toán trưởng nhể. Dĩ nhiên là cô ta sai ở chuyện làm hồ sơ giả, nhưng mình nghĩ học hết cấp 2 vẫn có thể làm kế toán trưởng được mà, thậm chí là trưởng phòng. Ngày xưa thiếu gì người học trung cấp kế toán rồi đi lên ? Biết đâu cô ta làm được việc thực sự bằng chính tài năng của cô. Cũng có khi với cái hoàn cảnh chỉ học hết cấp 2 đó, nhưng khả năng & sự tự học hỏi của cô lại khá hơn rất nhiều người trong cơ quan đơn vị đấy, nên cô ta được tiến thân ? Tính lương thiện của nhà báo có hay không là ở chỗ này. Không nên mập mờ đánh lận con đen, làm người đọc có cảm giác cô này tuổi trẻ, không học hành gì, làm hớt tóc gội đầu, "hot girl", rồi gặp mấy anh có quyền có chức mê gái, đưa lên. Dư luận mà được nghe loại tin giật gân này là bùng nổ ngay, vì họ quá chán ngán với các kiểu thân thế, lạm quyền, mua bán, đổi chác, tình tiền & chức vụ này lắm rồi. Mà giả sử cô ta là người không có khả năng, chỉ nhờ vào khả năng "hot girl" mà được thăng hoa như thế , thì lỗi của cô một, lỗi của người đưa cô lên tới mười. Phải kiếm ra cái anh nào tài ba ấy chứ, nhà báo mà lị :-) .

Còn đất nước VN thì thiếu gì mấy ngài học chưa hết cấp 2 mà làm lớn, làm lãnh đạo ? Bổ túc công nông, chuyên tu, tại chức .... rồi từ từ học hỏi mà đi lên thôi. Đó là còn chưa nói đến thời này nhiều anh chị bằng cấp tùm lum, nước ngoài nước trong có đủ cả, mà hỏng biết học từ đâu, ở đâu có. Hỏi chuyên môn hỏng biết đường trả lời. Học một đàng mà kiến thức thì một nẻo. Tiến sĩ thạc sĩ nước ngoài, mà không biết ngoại ngữ. Cử nhân mà hỏng biết làm toán .v.v.. Cũng là những chuyện thường ngày ở huyện.
Trong khi đó, biết bao nhiêu tin tức quan trọng hơn nhiều, liên quan đến đất nước quốc gia, lãnh hải biên giới, mà đợi hoài lại chẳng thấy báo chí giựt tít giựt gân gì cả ?

Túm lại, mình không quen biết gì cô này, nên không biết cô ta có thực khả năng hay chỉ đi lên là nhờ các anh có chức có quyền, hoặc có ...sức. Tuy nhiên, nếu quả thật cái sai của cô ta chỉ là tạo dựng hồ sơ giả để đi học, thì nên trả cô ta về đúng với cái lỗi lầm của cô ấy. Ai cũng có gia đình, bạn bè, cha mẹ anh em, và con cái. Cô này cũng lớn tuổi, chắc con cái cũng đã lớn khôn. Mập mờ đánh lận con đen, thêm mắm thêm muối, không đầu không đuôi, có khi giết chết cả những người vô tội trong gia đình họ !


Friday, September 27, 2019

Tản mạn: Cỏ xót xa đưa

Mấy hôm nay, thiên hạ xôn xao về chuyện các sư thầy ngoài Bắc gạ tình, làm bậy, khoe tiền, khoe của. Cho dù đó chỉ là tin tức một chiều từ một nhóm phóng viên báo Phụ nữ, nhưng báo chí lề trái lề phải cứ thế mà bàn loạn, thêm bớt, lôi cuốn thiên hạ vào những tin tức thời sự sốt dẻo này. Trong số đó, có nhiều người là dân đen bình thường, không có đạo, và cũng có những người theo đạo. Đại đa số cảm thấy bị xúc phạm niềm tin, bức xúc, lên tiếng chửi bới các sư thầy thậm tệ.

Mà báo chí VN thì cũng có cái "hay" của họ. Nhiều khi cứ như Archimedes vậy - "Cứ cho tôi 1 điểm tựa, tôi có thể bẫy cả trái đất lên". Nhớ dạo trước chỉ cần 1 bảng số xanh cũng lôi ra được cả đống chuyện thâm cung bí sử. Nhưng cũng ngộ là đôi khi có những chuyện rành rành và to như trái đất, lại đợi hoài chẳng thấy báo chí tìm ra được điểm tựa nào cả, im ru :-). Không biết lần này thì cái chùa Địa Ngục có moi móc khoá được cổng Thiên đàng hay không ?

Thực ra, thì đây không phải là lần đầu được nghe về chuyện các sư thầy làm bậy. Và chắc chắn cũng không phải là lần cuối. Thỉnh thoảng mình vẫn được nghe, được đọc, những câu chuyện sai bậy từ các tu sĩ , cha đạo, mục sư, tăng ni. Quốc gia nào rồi cũng thế, tôn giáo nào cũng thế, đều không ngoại lệ. Riêng ở VN, chế độ nào thì cũng có những cá nhân tu sĩ, sư thầy, vướng vào những sai phạm khác nhau. Trước 75 cũng có, mà sau 75 cũng thừa, đặc biệt là từ khi Phật giáo quốc doanh ra đời. Từ liên quan chính trị đến xã hội, từ liên quan đạo đức đến tiền bạc. Ở trong nước cũng không hiếm, mà ra đến hải ngoại vẫn còn đầy. Đó là chuyện bình thường thôi, và suy cho cùng đó mới chính là đời sống thực của xã hội. 

Cái quan trọng nhất trong tôn giáo vẫn là sự am hiểu của các tín đồ về tôn giáo của mình. Quan niệm và chờ đợi điều gì từ tôn giáo, cũng như từ những người đại diên cho tôn giáo như các linh mục, tu sĩ hoặc sư thầy đang rao giảng hoằng pháp, hướng dẫn tu tập. Chính từ những sự hiểu biết đó sẽ dẫn đến đức tin đúng hoặc mê tín mù quáng. Và cũng chính từ những cách hiểu đó mà tôn giáo có tạo được giá trị thực sự hay không cho từng bản thân của mỗi con người. Còn chuyện người này chê người khác, đạo này chê đạo khác, bậc trí thức khinh kẻ phàm phu, bậc giàu sang chê kẻ nghèo hèn...là những câu chuyện hằng ngày trong cuộc sống đời thường. Nhưng đức tin thì không liên quan gì đến tầng lớp hay giai cấp. Ngay cả với những người mê tín hay cuồng tín, thì tôn giáo cũng có những giá trị nhất định đối với họ. Còn niềm tin đó dẫn đến sướng hay khổ, giải thoát hay nặng nề, đúng hay sai, lại là một vấn đề khác. Không phải ai cũng có tư duy, hiểu biết, và nhận định vấn đề giống nhau.

Như dạo trước, bên giáo hội Thiên chúa giáo (Catholic Church) cũng bị khủng hoảng lớn về các vụ án bê bối tình dục trên thế giới. Từ năm 2001 đến năm 2010, giáo hội La Mã phải xem xét lại đến cả 3,000 vị cha đạo liên quan. Năm 2001 Đức Giáo hoàng John Paul II, rồi đến đức GH Benedict XVI cũng đứng ra xin lỗi, gặp gỡ các gia đình nạn nhân, để xoa dịu tình hình. Đến năm 2018, đức giáo hoàng Pope Francis lại phải đứng ra để xin lỗi vụ bê bối tình dục to lớn ở Chile (Fernando Karadima case). Tuy nhiên đó cũng chỉ là vấn đề của con người, chứ không phải là của giáo lý, tôn giáo. Thông thường, người ta thường đánh đồng tôn giáo với sư thầy, tu sĩ, hoặc giáo hội, rồi đổ lỗi cho tôn giáo. Thực ra không phải vậy, cần phải sáng suốt phân biệt rõ ràng "Chiếc áo không làm nên ông thầy tu" , để khỏi bức xúc, bất mãn, và bị lôi cuốn vào những ứng xử cảm tính nhất thời.

Một trong những điểm khác biệt nhất của đạo Phật so với một số tôn giáo khác, là quan niệm  thực chứng (tự mình kiểm chứng), và kêu gọi chúng sanh đừng nên "tin mà không hiểu". Đức Phật thời còn tại thế, cũng thường xuyên nói với thiên hạ hãy đừng nhất nhất tin theo lời thuyết giảng của Ngài, mà hãy tự tìm hiểu, tu tập, và thực chứng bằng chính bản thân của họ. PG tin vào thuyết nhân quả, và quan niệm mỗi ngừơi sinh ra đều có duyên nghiệp khác nhau, căn duyên khác nhau, nên không chờ đợi sự lãnh hội giống nhau và kết quả tu tập giống nhau ở mỗi người. PG cũng không quan niệm những thứ danh xưng, vật chất, chức sắc, áo mão ....là những thứ có "thực". Tuy vậy, nhưng thực tế thì nhiều người vẫn cứ thấy ông thầy ông sư, là lạy lấy lạy để, nói gì cũng đúng cũng nghe, sợ không nghe có tội. Cũng có thể do hiểu lầm về khái niệm trọng thị tăng ni trong PG, mà nói gì cũng nghe, bảo gì cũng đúng, không cần tìm hiểu vấn đề đúng sai, cũng như không cần suy nghiệm thực chứng những lời thuyết giảng hoặc việc làm của các sư thầy, tu sĩ. Nên nhiều ông sư thầy quốc doanh, giả tu, càng có dịp hoành hành thao túng dư luận. Bởi vậy, không ngạc nhiên lắm thỉnh thoảng lại nghe những câu chuyện đáng tiếc hoặc lạm dụng đức tin xảy ra từ chùa, nhà thờ, giáo hội...v.v.

Nói chung, tôn giáo là nơi gởi gắm (hoặc bám víu) đức tin, và là con đường dẫn dắt thiên hạ đi đến một cuộc sống tử tế hơn, hạnh phúc hơn, và ý nghĩa hơn. Tuy nhiên có nhiều phương tiện cùng dẫn tới một mục đích. Theo thiển ý của mình, ngôi chùa, nhà thờ cũng chỉ là một trong những phương tiện thôi. Ông thầy, ông cha, ông mục sư ... cũng từng là những con người bình thường. Họ chọn con đường tu hành, chuyên sâu tu tập, nên thông thường thì sẽ hiểu biết giáo lý và phương pháp tu tập nhiều hơn người thường, hoặc có đạo đức phẩm hạnh cao hơn, để dìu dắt kẻ khác. Nhưng quan niệm đó cũng không phải là một chân lý tuyệt đối luôn luôn đúng, hay một tờ cam kết có giá trị pháp lý. Có bậc chân tu thì cũng có kẻ giả tu. Cho nên thiết nghĩ đạo nào cũng thế, mình nên tỉnh táo chút, đừng chờ đợi thái quá ở các vị, tin tưởng mù quáng, rồi đến khi thất vọng lại càng bức xúc hơn. Mỗi người trong xã hội có hoàn cảnh khác nhau, bối cảnh khác nhau, trình độ khác nhau, tư duy khác nhau. Hãy nên tôn trọng sự khác biệt đó, để tôn trọng người khác, và chọn cho mình một lối đi phù hợp. Cho nên theo cách hiểu đơn giản của mình, cũng không nên thấy thiên hạ đi chùa to thì mình đi chùa lớn, thấy thiên hạ cúng vàng thì mình cúng bạch kim .... thấy thầy ngày kiếm 3 tỷ thì con cũng tìm chỗ kiếm bìa thư :-) ....

Lâu nay cũng không phải hiếm hoi lắm những câu chuyện về sư thầy quốc doanh. Bên cạnh đó, về mặt tổ chức, nhà chùa hay giáo hội, thường không có sự kiểm soát chặt chẽ, nên thật giả trà trộn, trá hình, cũng là chuyện khó tránh. Nhiều khi những công sở nhà nước, cơ quan an ninh tối cao, quy trình kiểm soát nghiêm ngặt, mà còn bị sơ hở, huống hồ gì mấy ngôi chùa làng, chùa xã. Còn những chuyện lợi dụng hình tướng bên ngoài, từ chiếc áo tràng, chuỗi hạt, cây thánh giá, bài kinh, ngôi đền, nhà thờ, lễ hội ... cho đến việc lợi dụng lòng tin, mua thần bán thánh, lợi dụng trình độ dân trí của người dân để trục lợi, để phô diễn ấu trĩ mị thiên hạ ..v.v. Xưa nay cũng không phải là chuyện hiếm. Thiết nghĩ có đến chùa hay nhà thờ, thì cũng cần nên phân tích, suy nghiệm, và thực chứng theo khả năng của mình, để hạn chế bớt những sự lầm lẫn đáng tiếc xảy ra. Nhưng nếu lỡ tin lầm, bị xúc phạm, bức xúc, rồi vơ đũa cả nắm, bỏ chùa, bỏ đạo, chửi hết thiên hạ, thì cũng không phải là chuyện hay. Thôi thì cẩn trọng hơn, tuỳ duyên mà tự giữ hay tự xử vậy ....  :-)

Lu bu công việc quá, mấy hôm nay cũng không theo dõi thêm chuyện báo chí đăng tải tin tức ông thầy gạ tình trên Tam Đảo tới đâu rồi, đúng sai ra sao. Mà cũng chẳng cần phải bận tâm lắm. (Mình thì lâu nay khoái món đọt su Tam Đảo, lần nào ra Bắc cũng kêu món này). Sau này mà có duyên lên núi gặp sư, ngoài việc thưởng thức món đọt su chính gốc, chắc sẽ đề nghị sư thầy vòi thêm vài trăm tỷ nữa làm thêm cái chùa Thiên Đường gần bên cái chùa Địa Ngục. Để lúc tỉnh, lúc mê, biết đường mà đi cho khỏi lạc.

Ôi .... cỏ xót xa đưa !




Thursday, May 09, 2019

Phiếm: Tôn thờ cái bịch !



Nói sao đi nữa, rồi cũng có người cãi. Cái bịch, cái bị, cái bao, cái túi .....cái nào mới đúng ? Mình thỉnh thoảng vẫn gặp những chuyện bắt bẻ lý sự này, nhưng thắc mắc không biết cãi để làm gì, sai thì sửa thôi, khi biết đó chỉ là cái túi để đựng đồ, xài tạm rồi vứt đi. (Nói thêm chút là thời này người quan tâm môi trường thì không còn xài bịch nilon & vứt lung tung nữa).

Còn tại sao hôm nay lại nói đến vụ cái bịch ? Nói tới đây mình cũng mắc cười ! Mấy năm nay vẫn thấy bộ giao thông VN loay hoay với cách dùng từ. Rồi báo chí, cộng đồng mạng, thân hào nhân sĩ, trí thức, tiến sĩ giáo sư, quan chức ... đều quan tâm đến thành tích sáng tạo của bộ GTVT của VN, đổi từ "thu phí" qua "thu giá", nay lại đổi qua "thu tiền":-).
Bao nhiêu thời gian, chữ nghĩa, tiền thuế của dân, tốn công vì những chuyện từ ngữ "kỳ nhông ông kỳ đà" như thế. Được gì, thành quả tốt đẹp gì, đỉnh cao trí tuệ, văn minh tiến bộ gì ở đó ?

Rồi lại nhớ chuyện bên Mỹ. Mới hôm tuần rồi mình gặp một người quen, anh ta nói trong câu chuyện mình nói, có một từ là của "cọng sản". Lúc đó mình cũng chẳng nhớ là anh nói từ gì, vì quả thật là mình không quan tâm lắm. Nhưng hôm nay đọc vụ lùm xùm chữ nghĩa "thu phí, thu tiền", mình lại thích nói về đề tài này.
Thực ra thì mình không biết từ nào sở hữu của "cọng sản", từ nào sở hữu của "quốc gia". Lâu nay mình vẫn nghĩ ngôn ngữ là vốn chung của thiên hạ, rồi thiên hạ cứ thế mà tuỳ nghi xử dụng. Dĩ nhiên là con người tự cắt ráp, ghép nối, xử dụng theo cách của mình, để có thể giao tiếp được với nhau. Có thể là mỗi vùng miền, mỗi thể chế chính trị, mỗi thời đại, mỗi giai đọan ... có sử dụng một số từ vựng khác nhau, hoặc thêm hoặc bớt. Nhiều lúc từ ngữ của người này xài không hợp với người kia, trái cách quá, phàm phu quá, thô thiển quá, nghịch lỗ tai quá. Có khi người kia xài từ cao siêu quá, người này lại chẳng hiểu tí nào. Cũng là những chuyện thường tình. Người miền Nam đi ra nhiều vùng ngoài Bắc, nghe cứ tưởng họ nói ngoại ngữ. Người ngoài Bắc vào Nam nghe cứ tưởng là chim hót líu lo ... Âm điệu, tiết tấu cũng khác. Người thích xài từ bình dân gần gũi, người chuộng từ sáo ngữ bóng bẩy văn hoa, thậm chí không hiểu mình đang nói gì, cũng là chuyện thường. Từ nào hay thì tồn tại, từ nào không phù hợp thì bị đào thải. Từ ngữ tự nó vốn không có sự phân biệt. Nếu có, là do con người tiếm dụng và cưỡng chiếm nó.
Cuộc sống thì vốn phức tạp hơn. Đôi khi chỉ hơn thua một vài từ ngữ nào đó, quyết liệt, mà dẫn đến đau tim, đột quy. Rồi có khi chỉ vì tranh chấp sự khác biệt mà bao nhiêu giấy bút, thời gian, tài năng tổ quốc, nguyên khí quốc gia, tầm vông giáo mác, nồi niêu xoong chảo ... có gì xài nấy, đem ra hết để lôi kéo nhau, chụp mũ nhau, hơn thua nhau. Đời tư đời riêng, tin gà tin vịt, có bao nhiêu lôi ra hết. Trong nước cũng thế, mà ra hải ngoại cũng thế. Bởi vấn đề không phải nằm ở chỗ chữ nghĩa, từ vựng, mà là chỗ quyết hơn thua, và thói quen quy chụp những thứ khác biệt với mình. Nếu không phải là cách xài từ, thì là bài hát họ thích, câu ca họ xài, nơi chốn họ đi du lịch, bạn bè họ chơi, cách họ làm thiện nguyện, hội đoàn họ tham gia ..v.v. Chê người khác là "nhìn đâu cũng thấy kẻ thù", còn mình thì nhìn đâu cũng thấy kẻ địch. Rồi cuối cùng thì nước vẫn chảy qua cầu, lá tới mùa vẫn rụng, hoa tới mùa vẫn nở, không thay đổi gì ... :-). Dĩ nhiên đó cũng chỉ là thiểu số thôi. Đa số người VN mình dễ tha thứ, rộng lượng, và hiểu biết đại cuộc.

Còn nhắc lại chuyện xưa, thì người miền Nam ai cũng biết đến những câu chuyện phiếm thời hậu 1975. Từ chuyện TV tủ lạnh chạy đầy đường, cho đến cái nồi ngồi trên cái cốc. Từ cái mông có gân cho đến cà phê giựt giựt (trà lipton). Từ những từ ngữ xáo trộn, đảo ngược, cho đến sự khác biệt những thường lệ cố hữu xưa nay... như xưởng đẻ Từ Dũ, xe con, hố xí, đảm bảo, khẩn trương, quán triệt, đồng hồ không người lái 2 cửa sổ...v.v. Mà chấp nhận sự khác biệt đó một sớm một chiều không phải là chuyện dễ. Thế là ra đời những khái niệm "từ cọng sản", "từ quốc gia". Ngày xưa khi chưa có "cọng sản quốc gia", thì lại có cái khác. Có Bắc, Trung, Nam, có "nhà quê", có "tỉnh thành", có hương đồng cỏ nội. Có những từ ngữ được "label" gắn liền với mỗi vùng miền như bắc kỳ rốn, dân nẫu, dân cá gỗ, dân cá gô, dân mắm ruốc .... Sau này, khi bỏ xứ đi, ra nước ngoài thì cũng có mít ướt, mít ráo, "từ Việt kiều", "từ Việt Cọng"....v.v. Trong nước ngoài nước gì cũng thế, người đi trước chê người đi sau. Mới ngày nào còn "một năm 2 thước vải sô, làm sao che nỗi ... đầu gối... em ơi", thì hoà đồng nhau. Bây giờ rủng rỉnh áo cơm lại bắt đầu phân biệt thời thượng, âm lịch, cửa nào, tuổi nào.... cho nhau ?
Rồi mai kia nếu hết kiếp nạn việt cọng, việt kiều, lại sẽ có những sự phân biệt khác. Đó cũng là chuyện tất nhiên. Một khi không chấp nhận sự khác biệt, thì có lên thiên đàng hay xuống địa ngục, cũng phải có phân biệt mới thoả lòng !


Người nước ngoài học chấp nhận sự khác biệt dễ hơn, nên họ tiến bộ hơn, phát triển hơn. Đặc biệt là nước Mỹ, hợp chủng quốc. Nhiều người lên án nạn kỳ thị chủng tộc ở các nơi khác, nhưng thử nhìn lại người VN mình, nạn phân biệt còn ghê gớm hơn nhiều, và cũng không phải chỉ dừng lại ở chủng tộc mà thôi. Mình có ông bạn quen người Mỹ, từng dạy khoa Á đông ở một trường ĐH danh tiếng của Mỹ. Kể hồi xưa qua VN phải đi học cả năm tiếng Việt ở "Defense Language Institute Support Command", Fort Bliss, Texas. Ở đó, họ dạy ông từ ngữ của cả hai bên "Quốc gia", "Việt Cọng". Cũng dễ hiểu thôi, chứ gặp gà mà nói vịt, rồi chê bai dè bĩu, thì chắc là đi về chăn vịt lâu rồi. Đùa thôi, chứ người hiểu biết thường không ai làm vậy !

Cuối cùng, thì từ ngữ để làm gì ? Trước hết là để "communicate". Người nói kẻ nghe, có thể hiểu nhau được. Có khi cách nói lại khác cách viết. Còn từ ngữ đúng hay sai, bình dân hay hàn lâm, xài sai hay đúng cách, lai căng hay thuần Việt, tây tàu, văn phạm, ngữ pháp...v.v.. thì lại là chuyện khác nữa, dành cho các nhà ngôn ngữ học thuật phân tích, không phải chuyện của mình. Thiết nghĩ cái nào hay thì học thêm, cái nào dở thì bỏ đi. Chẳng hạn như xưởng đẻ, xe con, máy bay lên thẳng, quản lý đời em... thì cũng nên thay đổi cho hợp thời, hợp lý. Thực ra, ngôn ngữ cũng luôn thay đổi như mọi thứ khác trong cuộc sống này. Hàng năm các tự điển Oxford, Cambridge ... cũng ghi nhận và cập nhật thêm nhiều từ mới. Nhưng ngôn từ thì cũng chỉ là ngôn từ, mục đích chính là để nói để nghe, để người này có thể liên lạc giao tiếp với người kia qua lời nói hay viết lách. Để hiểu nhau mà không bị ngộ nhận lầm lẫn, thì cần một quy ưóc chung, đơn giản là vậy. Ở quê lên tỉnh thì phải học cách ăn nói, ứng xử của tỉnh thành. Ở Bắc vào Nam thì cũng thế. Ở VN qua Mỹ, qua Tây, cũng phải học hỏi hội nhập, theo quy ước của họ, thì mới sống được. Nhiều người bên Mỹ chưa rành tiếng Mỹ, mà về VN đã quên mất tiếng Việt, nói lơ lớ, thì mới là chết. Ở đâu quen đó, ở xứ nào lâu bị ảnh hưởng ngôn ngữ, cách ứng xử ở đó, cũng là chuyện thường tình thôi. Nhiều khi về VN nghe người ta nói chuyện, không hiểu nghĩa, cách dùng từ xa lạ với mình, cũng phải nhờ giải thích. Nhớ lúc trước, mình đi dạy nghề ở trại tị nạn, gặp anh kia học sinh lớn tuổi than vãn "Anh ơi, sao tui học hoài không vô. Không biết mai mốt ra nước ngoài thì sao?". Mình an ủi "Anh đừng lo, vịt ở chuồng gà lâu ngày cũng biết gáy. Ai cũng vậy thôi ". Mấy chục năm sau gặp lại, cả nửa câu chuyện anh ta nói xen tiếng tây rồi, nhiều tiếng Việt ảnh quên mất. Mình cũng từng gặp nhiều vị Việt kiều ra nưóc ngoài năm 75, sau này về VN làm ăn hay hưu trí gì đấy, nói chuyện toàn là "hoành tráng, vô tư" :-). Cho nên dựa theo sự khác biệt trong từ ngữ, hoặc tiếng nói vùng miền, để quy chụp nhau, hoặc kết luận điều gì, thì quả là ... hạn chế !

Thiết nghĩ chúng ta nên tôn trọng sự khác biệt trong cuộc sống, vì suy cho cùng thì chúng ta cũng chỉ là những người mù sờ voi, mỗi người chỉ biết được một phần nhỏ trong đời sống này. Có nhiều phương tiện cùng dẫn đến một mục đích. Mỗi người có điều kiện khác nhau, sao có cùng phương tiện giống nhau được ? Xưa nay ý nghĩa chính của "phương tiện" là để phục vụ cho con người, phục vụ cho "mục đích". Nhưng đôi khi lại thấy một số người tốn quá nhiều thời gian để chi tiết, hơn thua nhau, để lệ thuộc và phục vụ ngược lại cho cho những phương tiện đó. Có người tuyệt đối không chấp nhận người khác dẫu chỉ là khác biệt nhỏ trong cách xài từ ngữ, hoặc khác biệt nhỏ trong cách làm việc, nhưng lại rất nhiệt tình kêu gọi đa đảng đa nguyên. Có người kêu gọi cùng nhau góp ý xây dựng, nhưng đứa nào khác ý của mình thì gạt bỏ, thậm chí bắt bớ. Âu cũng là những nghịch lý !

Nhớ trong chuyện đạo Phật, có chuyện ông kia đi theo xin Đức Phật học pháp thuật. Đức Phật nói "Ta làm gì có pháp thuật mà dạy ngươi". Thế là ông ta giận và bỏ đi theo một đạo khác, học phép thuật. Mấy chục năm sau, học được phép đi trên mặt nước. Bèn hí hửng và cao ngạo trở về gặp Đức Phật để biểu diễn công phu bay lướt qua sông. Coi xong Đức Phật lại im lặng mà đi tiếp. Tức giận, ông ta chạy theo hỏi: "Ngày xưa ông không chịu dạy tôi, giờ tôi đạt thành tựu như thế, tài ba như thế, ông không thấy cần thiết nói điều gì sao ?". Đức Phật trả lời "Ta thấy tiếc cho ngươi. Người ta bỏ ra 2 xu đã có người chở qua sông. Còn ngươi phải tốn cả mấy chục năm !".

Quả nhiên là vậy. Cuộc đời có mấy cái mấy chục năm ? Theo đuổi những thứ không hiệu quả và tôn thờ cái bịch làm gì, trong khi những thứ bên trong cái bịch mới là cái mà ta cần quan tâm hơn !




Monday, April 29, 2019

Những ngày xưa thân ái ...



Thỉnh thoảng có ai nhắc về ngày 30/4, mình lại nghĩ đến cô Cao thị Nhíp - Cô gái "giải phóng quân" dẫn đường năm nào, từng được coi như một trong những biểu tượng của ngày đất nước thống nhất, và được một đạo diễn dựng phim có cùng tên "Cô Nhíp". Thế rồi những năm gần đây, lại nghe tin cô đã trở thành công dân Mỹ và sống ở California. Mình vốn không quan tâm lắm chuyện cô trở thành công dân nước nào, nhưng sở dĩ nhớ đến cô Nhíp, là vì cô ta giống một người có liên hệ tới mình năm xưa, chị Bửng.

Trước năm 1975, Ba Má mình đi làm xa nhà, ở vùng bán an ninh, nên không dám dẫn mình theo, mà gởi cho Bà Ngoại. Lúc đó Ngoại mình ở Ba La, một làng quê rất thanh bình, nơi có những cánh đồng lúa vàng ươm, ruộng mía bát ngát, bàu sen ngào ngạt, vườn tược tươi mát ... Ngoại có 2 người giúp việc, Dũng ( lúc đó trong xóm thường gọi là Bủng) lo việc nặng nhọc đàn ông quanh nhà, và chị Bửng chỉ đặc biệt lo chăm sóc mình. Nhớ ngày nào, mình cũng ngồi chờ gói kẹo Chặt chị đem về từ chợ Mù U. Ăn xong, chị dẫn ra giếng, bắt cởi quần áo tồng ngồng, đi tắm. Cả Dũng và chị Bửng đều là người cùng làng, chân chất, đơn giản. Ngày đó, mọi người cùng ở trong nhà Ngoại, rất gần gũi, thương yêu đùm bọc nhau, coi như gia đình ruột thịt.

Rồi năm đó, chạy giặc trở về. Nhà Ngoại bị đốt, cả một ngôi nhà to lớn chỉ còn lại đống tro bụi và những cây cột cả ôm, cháy sạm trùi trũi. Ngoại khóc, rồi đi lên tỉnh ở với Ba Má mình. Dũng đi theo lên tỉnh, còn chị Bửng xin nghỉ việc ở lại quê chăm sóc ruộng vườn, rồi nhảy núi. Ít lâu sau, tới tuổi đăng lính, Dũng xin phép Ba Má và Ngoại nghỉ việc, đi Biệt Động Quân. Không lâu lắm, tin về đi nhận xác, tử trận ở La Vang, Quảng Trị. Những đồng bào cùng làng cùng quê, thật thà chất phác, từng thương yêu nhau, trở thành 2 chiến tuyến, người còn kẻ mất. Còn chị Bửng mất bặt tin tức. Chiến tranh ngày mỗi ác liệt hơn !

Sau 03/1975, nhớ là vài tuần gì đó, chị Bửng lên nhà mình trong quân phục "cô Nhíp". Nhìn chị rất giống hình ảnh của Cô Nhíp trong phim sau này. Cả nhà bàng hoàng sửng sốt. Chị có chút xa lạ ngại ngùng, im lặng gật đầu chào mọi người, đưa ánh mắt nhìn quanh, rồi chạy lại ôm Ngoại, khóc mừng. Nghe nói chị là một cán bộ chỉ huy đơn vị gì đó. Đó cũng là lần cuối gặp chị, sau không còn liên lạc với nhau nữa. Hồi đó, gia đình mình cũng như hàng triệu gia đình miền Nam khác, phải bận rộn lo toan với bao nhiêu biến động đổi thay của cuộc sống, ít có thời gian quan tâm nhau. Không biết sau này chị ra sao ?

Rồi sau đó, bắt đầu những đợt di chuyển từ Bắc vào Nam, người ngày càng đông dần. Tập kết hồi hương, bộ đội, cán bộ, đùm túm ba lô, ki cóp từng kí gạo, từng hộp lương khô TQ, từng cái chén sành, từng thước vải sô, đôi dép râu, gói thuốc lá Điện Biên, ...vào để "khai phóng" và "giúp đỡ" miền Nam đói khổ, lạc hậu, bị kìm kẹp. Người đi kẻ ở. Người vui kẻ buồn. Từ lúc đó, mình bắt đầu lờ mờ hiểu ra được ý nghĩa của chữ "giải phóng".

Sau này, thỉnh thoảng có đôi lúc nghĩ thoáng qua, không biết có khi nào chị Bửng lại như cô Nhíp năm xưa chăng ? Giờ này đang ung dung ở Huntington Beach hoặc ngồi đâu đó ở Little Saigon thưởng thức ly cafe hương vị quê nhà, mà nghĩ về câu chuyện "giải phóng" của đời mình ?






Tuesday, April 23, 2019

Tản mạn : Có nhiều .... điểm để làm gì ?



Mấy tuần qua, đọc nghe nhiều bài báo và dư luận cả nước bức xúc về việc gian lận, sửa điểm thi của con cháu các vị có tiền, có thế. Mình cũng cố gắng chờ đợi mong mỏi xem bộ GD xử lý thế nào. Sáng nay thấy anh Nhạ nói trên báo, đứa nào gian lận điểm sẽ bị đuổi học. Xong om. Rồi trớt :-) !

Thực ra, chỉ là không nói ra, chứ trong lòng thì ai cũng biết tệ nạn này không phải bây giờ mới có. Ai cũng biết tệ nạn chạy chọt, lo lót, cậy quyền ỉ thế, bằng giả, học cuội .v.v.. vẫn âm ỉ, thầm lặng xảy ra bao lâu nay. Nhiều người cầm chịch, tai to mặt lớn, nhưng chức vụ, bằng cấp, và khả năng, cứ như trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Đừng thèm nghe đồn đoán, thêm bớt, chi cho mệt, cứ đọc báo chính thống và nghe các lời phát biểu, nhận định, hoặc khả năng phân tích vấn đề của nhiều vị trên báo đài, thì cũng nhận biết tài năng và kiến thức như thế nào rồi.

Còn câu hỏi kế tiếp là - tại sao xã hội lại ra nông nổi như thế này ? Đây cũng không phải là câu hỏi khó, ai cũng tự trả lời được, khỏi tốn thời gian bình luận ở đây. Đặc biệt nhất là ngay cả ngành giáo dục, nơi dẫn đầu về các tiêu chí đạo đức xã hội, chuẩn mực văn hoá của một đất nước, lại xảy ra quá nhiều tệ nạn và hiện tượng suy đồi như vậy. Từ gian lận cho đến hiếp dâm, từ rờ rẫm cho đến làm học sinh có bầu. Từ học sinh lột áo lột quần đánh nhau giữa đường, cho đến cô thầy rủ nhau cởi áo cởi quần vô nhà nghỉ  ôm nhau cho ấm. Từ phụ huynh bắt cô giáo quỳ xin lỗi, cho đến học trò đánh thầy nhập viện..v.v... Ngồi kể thì cả ngày chưa hết chuyện. Có người cho rằng "thượng bất chính hạ tất loạn", kẻ thì nói rằng "văn hoá suy đồi, đạo tặc lên ngôi". Mình thì nghĩ đơn giản là đầu vào quyết định đầu ra, môi trường sống và văn hoá của xã hội quyết định ý thức và tư cách con người trong xã hội đó. Nhưng muốn bàn đến chuyện này thì thôi, muôn vàn thời gian, muôn hình vạn trạng, mình không dám múa rìu qua mắt thợ. Xin để dành cho các nhà sư phạm, bộ trưởng thứ trưởng, chuyên gia, tiến sĩ giáo sư, bàn luận như lâu nay họ vẫn thường bàn.

Còn theo thiển ý của mình, những chuyện như gian lận điểm thi, khai mang bằng cấp, học giả bằng thật .v.v... tuy là khác nhau về hình thức, nhưng cũng chỉ là một nội dung. Đó là không tôn trọng giá trị thực sự của trí tuệ, và chưa hiểu hết ý nghĩa của chữ công bằng và tự trọng. Một khi chưa hiểu được những giá trị cơ bản đó, thì chuyện gì cũng có thể xảy ra, chỉ là chưa có điều kiện để làm bậy mà thôi. Đuổi học hay bỏ tù, hay cho dù hình phạt nào nữa, thì hết lần này sẽ còn lần khác thôi. Những quốc gia ít bị vướng luỵ vào tệ nạn gian lận thi cử này là nhờ họ thành công trong việc giáo dục con nít hiểu được những giá trị căn bản đó. (Xin lỗi trước là mình chỉ đang nói về hiện tượng chung của xã hội, đa số thôi, chứ dĩ nhiên không phải ai cũng vậy. Có nhiều người dạy con tự trọng, tôn trọng sự công bằng từ bé thơ.)

Thử đi qua Mỹ, qua Nhật, qua Anh, kêu con nít gian lận điểm kiểu như thế thì có bao nhiêu đứa sẽ làm ? Nếu cha mẹ có làm, thì tụi nhỏ cũng chống đối lại ngay, bởi đó được coi là một sự xấu hổ, "unfair". Trong khi đó, ở nhiều nước châu Á, một số người dạy con "tranh thủ", chen nhau sắp hàng lãnh lương thực, lãnh tem phiếu, đi coi xi nê, sắp hàng mua vé, ghi tên đi học, ghi tên khám bệnh ..v.v.. khi còn trong trứng nước. Từ đi xin việc làm, đi học, đi thi, làm ăn kinh doanh, lên chức, tiến thân, trai gái, quan hệ bạn bè  ..v.v.. chuyện luồn lách lợi mình hại người, chuyện đâm thọc nhau để thắng, nói xấu nhau để hơn thua, không cạnh tranh công bằng, vẫn là chuyện bình thường trong xã hội, và có thể không hề gặp sự phản đối trực tiếp nào từ trong gia đình hoặc bạn bè chung quanh. Ngược lại, nhiều khi còn được khen là "khôn ngoan, tài giỏi" nữa. Khái niệm gian lận (hoặc không tôn trọng sự công bằng) để thành công hoặc chiến thắng, đã được hình thành từ bé !

Cho nên nhiều người cứ kêu gọi chống gian lận trong thi cử, văn hoá từ chức, văn hoá chống tham nhũng, rèn luyện đạo đức cách mạng ..v.v... Mà ngay từ bé, đã cho con thấy đi đến đâu cũng gởi phong bì, cũng đóng tiền mãi lộ, đút lót, "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn", thượng đội hạ đạp, ứng xử "unfair" với người chung quanh. Ngay cả đến trừờng cũng quà cáp, bìa thư, từ cấp mẫu giáo. "Hạ tầng" như thế mà mong "thượng tầng" xã hội thay đổi văn minh hơn, thì quả là những mơ ước diệu kỳ !

Ngay cả khi ra nước ngoài, nhiều người vẫn còn duy trì văn hoá đó, cho đến khi họ thực sự tương tác, va chạm, và tiếp cận với những nền văn hoá khác, thì mới được thay đổi dần. Sinh viên Á châu ở các trường đại học nước ngoài vẫn dẫn đầu về quay cóp gian lận. Một số cộng đồng Á châu vẫn được nổi tiếng là phức tạp, anh em đồng hương nhưng kiện cáo nhau, vu khống chụp mũ nhau nhiều nhất. Passport châu Á vẫn là passport được kẹp tiền nhiều nhất. Mình sắp hàng làm thủ tục ở sân bay cũng thường bị Việt kiều chen ngang hoài, cười trừ thôi :-).

Cho nên nói đến chuyện gian lận thi cử thì dài lắm. Vấn đề mình muốn nói đến ở đây, trong phạm vi bài viết rất ngắn này, là quan điểm "Hồng hơn Chuyên" ở VN. Có đúng không ? Và nếu duy trì đi theo quan điểm này, thì tương lai nhân sự sẽ ra sao ?

Trước hết, quan niệm "hồng hơn chuyên" thì chắc chắn không thể là "kinh tế thị trường" được rồi, mà  phải thuộc về "định hướng XHCN". Vì đó là chính sách định hướng cán bộ, định hướng nhân sự. Những cơ cấu sắp xếp để các nhân tuyển có lý lịch nhân thân, quan điểm chính trị đảng phái, hoặc có những quyền lợi liên đới cần được bảo vệ, được chen vào các hàng ngũ công chức chính phủ. Cũng có nghĩa là đồng ý chấp nhận một sự đánh đổi giữa thành phần chính trị "tốt" và thành phần khả năng chuyên môn phù hợp. Được cái này và chịu mất cái kia. Dĩ nhiên thỉnh thoảng cũng có người được cả hai, nhưng đó là thiểu số.
Bởi vậy cho nên thường thấy nhiều vị quan chức xuất thân từ những công tác đoàn thể, xây dựng quần chúng, lý lịch "chính trị" tốt, nhảy vào các chức vụ lãnh đạo hoặc điều hành quản lý cao, kể cả những trọng trách đề xuất phương hướng phát triển vĩ mô kinh tế, chính trị, văn hoá của xã hội. Mặc dù chưa hề từng kinh qua những kinh nghiệm đó. Nhiều vị trí chức vụ có được không phải là do khả năng bản thân, hoặc do trình độ chuyên môn được đào tạo chính quy, hoặc do kinh nghiệm liên quan trong quá trình làm việc, mà do lý lịch chính trị bản thân và gia đình. Ngay cả những chức vụ nhỏ hơn như phòng ban, hoặc tổ trưởng đội trưởng, là những vị trí đòi hỏi chuyên môn sâu hơn cũng không ngoại lệ, vẫn là "hồng hơn chuyên", "thân thế hơn nghiệp vụ". Bên cạnh đó, dĩ nhiên không hiếm các trường hợp mua quan bán chức, hối lộ đút lót, quan hệ thân thế, mà tậu được công việc chức vụ chứ không phải do chuyên môn hay trình độ nghiệp vụ phù hợp.

Quan điểm & phương cách này dường như có vẻ không hợp lý lắm, đặc biệt là ở giai đoạn xây dựng đất nước. Vì nó không những tạo ra những hệ lụy trực tiếp trong hiệu suất công việc, cơ hội phát triển, đường lối kế hoạch đúng đắn. Mà còn dễ gây ra thất bại, thất thoát tài sản nhà nước, do tai hoạ kinh doanh và quyết định sai trái. Nguy hiểm hơn nữa là tạo ra những hệ quả kéo theo như gian lận, bưng bít, bè cánh phe nhóm để bao che nhau. Họ càng không dám sử dụng những người tài giỏi hơn vào những vị trí phù hợp. Cho nên kết quả thế nào, thì ai cũng đóan ra, chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi.

Như vậy, nỗi lo lắng của các nhà làm luật, hoặc chính sách chủ trương quan niệm rằng "hồng" dù sao cũng khá hơn "chuyên", thiết nghĩ là rất cần nên suy xét lại. Có khi lợi một nhưng hại mười, tuỳ theo là nhìn ở góc độ nào. Những chứng minh hùng hồn nhất là kết quả lâu nay từ các công trình dự án cấp cao như Vinashin, Vinalines, ngân hàng, đường sá, giáo dục, y tế, đầu tư công .v.v..., cho đến những câu chuyện đắng lòng ở các địa phương làng xã, tỉnh lỵ, mà đã từng bị truy cứu trách nhiệm và bắt bớ. Chẳng phải các vụ án nghiêm trọng lâu nay, đại đa số là do những thành phần "hồng", có lý lịch nhân thân và bối cảnh chính trị tốt cả đấy sao ?
Đã gần nửa thế kỷ trôi qua rồi, nếu vẫn còn phân biệt lý lịch tốt xấu, ta & địch, mang cả con sông Gianh sông Bến Hải trong lòng, thì làm sao kêu gọi mọi người chung tay xây dựng đóng góp một cách công bằng ? Còn nếu vẫn không chấp nhận sự thật, cứ cho rằng quan niệm chuyên chính đó vẫn phù hợp, không thay đổi công bằng trong cách sử dụng người, thì e rằng sự thiệt hại cho đất nước ngày càng nhiều, lỗ hổng hệ thống ngày càng phình to ra. Những sai phạm cứ thế mà lập đi lập lại dưới những hình thức khác nhau.

Có nhiều người thắc mắc tại sao chỉ có ở VN hoặc các nước XHCN, mới quan niệm nhân sự "hồng hơn chuyên" như thế ? Mình nghĩ là nhiều quốc gia khác ngày xưa cũng có phân biệt về màu da, sắc giới, chủng tộc ... tuy không nhiều, nhưng vẫn có. Tuy nhiên, thời nay họ nhận ra đó là một sai lầm lớn, nên đã thay đổi hẳn. Còn ở các nước XHCN, có lẽ do xuất phát từ thời chiến tranh và hậu chiến, giai đoạn cướp chính quyền, chuyển tiếp quyền lực và thay đổi vai trò lãnh đạo. Những khái niệm như thành phần giai cấp, chuyên chính với kẻ thù, đảng lãnh đạo, hoặc vô sản với nhân dân ...v.v. thường xuất hiện ở những nhà nước XHCN. Và cũng có thể quan niệm nhân sự "hồng hơn chuyên" là phù hợp với họ trong một giai đoạn cách mạng nào đó. Tuy nhiên, hết đánh nhau rồi, để xây dựng một đất nước công bằng và dân chủ, quan niệm này quả nhiên không còn phù hợp nữa. Cả thế giới văn mình không ai làm vậy cả. Việc dự tính nhân sự có thể xảy ra trong các nội các chính phủ, board lãnh đạo điều hành công ty, nhưng người ta không định hướng nhân sự dựa vào lý lịch nhân thân hoặc quan điểm chính trị, bối cảnh gia đình. Thực ra chính các tiêu chí tuyển chọn (lý lịch, bằng cấp) không công bằng, đã vô tình tạo ra các vấn nạn bè cánh, hối lộ, tiêu cực, gian lận gởi gắm, trong thi cử quan trường và trong công sở, cơ quan. Rất khó thay đổi và chận đứng các tệ nạn này, nếu như chính sách nhân sự không được thay đổi, đồng nhất và công bằng, đồng bộ trên mặt bằng cả nước.
Ngay cả các nhà kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân ở VN hôm nay, cũng chỉ còn rất ít người dám tuyển người và điều hành theo tiêu chí đó. Về phương diện quản lý điều hành, cho dù công ty lớn nhỏ thế nào, cũng rất khó thành công và sử dụng được người tài, nếu như người cấp trên không đủ khả năng để thuyết phục và chứng tỏ được bản thân của mình . (Ở đây không nhất thiết là khả năng chuyên môn, mà là khả năng lãnh đạo và tư duy logic của người điều hành). Nếu có thành công được, thì chỉ là những may mắn nhất thời, hoặc là những công ty còn xử dụng được đặc quyền bao cấp của nhà nước !

Mở ngoặc nói ngoài lề chút thời mình còn đi học, để hiểu thêm quá trình tiến bộ của VN hôm nay. Sau năm 1975, ai có "lý lịch xấu", thì đừng mong thi cử, hoặc đừng hòng xin được việc làm gì trong cơ quan chính quyền nhà nước, cho dù là công việc gác dan giữ xe. Còn tiêu chuẩn lý lịch thế nào là tốt là xấu, thì tuỳ hên xui, tuỳ mấy ông chứng giấy ở làng xã, ở phường khóm, có được đi học hay không, có thù hận hay không. Tiêu chuẩn "lý lịch xấu" ở SG khác với "lý lịch xấu" ở tỉnh, ở thị xã khác với ở làng quê. Không đồng nhất và tuỳ tiện. Mình có vài nguời quen, nghe đậu thủ khoa trường này trường nọ cũng xôm tụ, nhưng rồi cuối cùng phải đi nghĩa vụ lạo động, đi làm công nhân, chứ không được đi học.
Cho đến khoảng năm 1981, VN bắt đầu phân chia "nhóm lý lịch" ra làm 3 thành phần. Thi đại học, công khai hoá, mỗi nhóm lấy điểm khác nhau. Đứa nào có cha mẹ "xấu", thì phải ráng thi điểm cao và ngưọc lại, đơn giản là vậy. Đứa nào có cha mẹ học dùm, thì đỡ gian nan hơn. Cùng điểm với nhau, đứa nhóm 1 được đi du học nước ngoài, thằng nhóm 3 chưa chắc đã được đi học. Vì được công bố đậu, chưa chắc là được địa phương cho cắt hộ khẩu. Chưa xong, nếu qua hết ải, vô đi học cũng còn khác biệt. Chung trường chung lớp, chung giuờng chung mâm, nhưng đến mùa thi học kỳ, đứa lý lịch tốt được quyền thi rớt 3 lần, còn thằng lý lịch xấu thi rớt lần 2, biến. Đó là còn chưa nói đến sự khác biệt về thành phần chính trị đoàn, đảng. Rồi học xong ra trường thì cũng còn lắm nhiêu khê nếu lý lịch "xấu". Nhưng đó đã là chuyện ngày xưa, nhắc lại để biết mà tránh thôi. Dẫu sao đó cũng là một bước tiến bộ văn minh (civilized) đáng kể. Ít ra những người có lý lịch gia đình liên quan đến chế độ cũ, cũng có những cơ hội để thi cử hoặc đậu vào đại học. Còn cơ hội ít hay nhiều là tuỳ thuộc vào sức học của họ và mưa nắng ở địa phương.

Nhưng dĩ nhiên là ai cũng hiểu, không có gì tuyệt đối. Công ty, cơ quan, chính quyền nào cùng có người giỏi người dở. Công bằng mà nói, con dân đen dân nghèo, hay con quan chức lãnh đạo gì cũng có người tốt người xấu, người trung người gian, người tài người hèn, kẻ ngay kẻ nịnh. Con quan chức mà được học hành đàng hoàng, đào tạo bài bản, chắc họ cũng có tự trọng, chứ không cần phải dựa dẫm nhờ vả vào những gian lận bẩn thỉu như vậy. Cho nên cũng đừng nên vơ đũa cả nắm mà tạo ra những khoảng cách mâu thuẩn không cần thiết. Chế độ nào cũng vậy, quốc gia nào cũng thế, phàm những người bất tài mà lợi dụng gian lận, lợi dụng thân thế, quyền lực leo được lên vị trí cao thì rất nguy hiểm. Vì họ sẽ xử dụng những kinh nghiệm đó để cấu kết bè phái, che đậy lỗi lầm, tạo ra những lỗi hệ thống to lớn hơn, nghiêm trọng hơn, so với những thiệt hại của một nhân sự bình thường. Thiệt hại cho đất nước quốc gia đến tận dường nào ?

Trở lại chuyện ăn gian điểm thi. Mình vẫn không nghĩ đơn giản là đến bây giờ mới có Sơn La, Hoà Bình .... và nhiều tỉnh khác gian lận đồng loạt như thế. Ai cũng biết làm chuyện này không dễ dàng chút nào. Sửa điểm điêu luyện như thế phải có đường dây lâu dài, bên hô bên ủng, phải kết hợp nhuần nhuyễn và có hệ thống hẳn hoi mới được ra ngô ra khoai như thế. Mấy em con nhà nghèo, chén cơm chén cháo đến trường, con dân lao động, sao không được ai sửa điểm dùm ?

Cho nên nếu không tìm ra được thế lực đằng sau, mà chỉ tuyên bố đuổi học các em gian lận, là xong. Thì quả nhiên lại chỉ là một câu chuyện cười khác của bộ GD, chốc lát rồi quên !


Tuesday, April 16, 2019

Bia căm thù & những được mất ?









Hôm qua có dịp ghé ngang toà nhà One World Trade Center ở New York (nơi đã từng là toà nhà tháp đôi bị khủng bố 9/11/2001). Vẫn đang còn những kiến trúc xây dựng thêm, nhưng so với vài năm trước đây thì khá nhiều hạng mục đã được hoàn thành.

WTC. Nơi đã từng bị khủng bố, một trong những biến cố tồi tệ nhất của lịch sử nhân loại, một sự kiện đã làm ảnh hưởng cả thế giới. Một trong những tang thương, đổ nát, và bi hùng nhất của lịch sử nước Mỹ. Bao nhiêu nạn nhân và anh hùng đã ngã xuống với biết bao câu chuyện chưa và sẽ không bao giờ nói hết ....

Nhưng từ nơi đó, từ những đổ nát hoang tàn, đã mọc lên những công trình hoành tráng. Không còn là tháp đôi nữa, mà là một toà nhà One World Trade Center, biểu tượng của sự đoàn kết vươn lên mạnh mẽ, không hề khuất phục. Một trạm xe lửa điện ngầm hoành tráng, mang kiến trúc tuyệt đẹp biểu tượng đôi cánh thiên thần bay lên của những anh hùng đã ngã xuống hy sinh vì người khác, vì xã hội tốt đẹp, vì đất nước an vui. Những bờ nước ngày đêm không ngừng nghĩ chảy miết, tươi mát, bên cạnh tên tuổi của những con người đã vĩnh viễn yên nghỉ nơi đây .....

Thật đẹp & thật ý nghĩa. Nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, hùng tráng nhưng không bi ai. Một tư duy lạc quan và cái nhìn hướng về tương lai phía trước !

Tuyệt nhiên không hề có một tấm bia căm thù nào !

Không một hận thù nào được ghi dấu nơi đây. Một cây hoa lê (bradford pear) duy nhất còn sống sót giữa mịt mù khói lửa, vẫn được chăm sóc kỹ lưỡng như một biểu tượng tồn tại, hàng năm vẫn mãi trổ hoa vào mùa này, xinh tươi và hiền hoà. Mỗi lần đi qua đây, vẫn thích ngắm nhìn những công trình kiến trúc mới, ngày mỗi mọc lên. Mình tự hào và ngưỡng mộ những con người đã hy sinh & đóng góp để làm nên một câu chuyện lịch sử bi hùng đầy tính nhân văn.

Rồi cũng không khỏi ngậm ngùi khi nghĩ về những tấm bia căm thù ở nhiều quốc gia khác, nơi hận thù được nhắc nhở, gieo rắc qua bao nhiêu thế hệ. Những tấm bia căm thù bằng gạch đá, và những tấm bia hận thù trong lòng người. Những hận thù có thực, và những hận thù không có thực. Tuyên truyền, ảo giác, cơ hội, tát nước theo mưa.... Đã, đang, và sẽ còn tiếp tục ! Được, mất gì ở đó ?

Những điệp khúc cay đắng, đố kỵ, hận thù dai dẳng, rồi sẽ đưa thế hệ tương lai của họ về đâu ?



Friday, March 01, 2019

Phiếm: Tuổi mộng mơ




Sống ở nước ngoài lâu rồi, lần hồi cũng quen dần với những nếp nghĩ về các nghi lễ xã giao, nghi thức chính trị, chào đón quan chức, lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia .v.v. Thực ra là đa số người dân nước ngoài ít để ý đến chuyện xã giao trong chính trường, bởi đó cũng là những chuyện bình thường thôi. Ai có việc nấy, nếu ai quan tâm vấn đề nào thì tự để ý thôi. Hàng năm bao nhiêu nguyên thủ quốc gia đến Mỹ, có mấy ai quan tâm đến chuyện chào đón làm gì. Nếu có vô tình bắt gặp trên TV thì cũng lướt qua chút, rồi thôi. Đó là chuyện hàng ngày của mấy ông chính quyền chính phủ, chính trị xã giao, người dân ít khi quan tâm. Với văn hoá phương Tây, có quá nhiều thứ gần gũi hơn, thực tế hơn, hoặc cần thiết hơn để quan tâm mỗi ngày.

Còn ở mấy nước châu Á, đặc biệt như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, thì khác. Chuyện đón đưa nguyên thủ quốc gia, của mình hay của thiên hạ, đều là vô cùng trọng đại. Báo chí truyền hình đưa tin sôi nổi cả bao nhiêu ngày trước, hấp dẫn, tràn ngập như ngày hội lớn dân tộc. Thiên hạ tha hồ đồn đóan từ chuyện ăn gì, ở đâu, đến chuyện đi đâu, làm gì, gặp ai. Râm ran cả đầu làng cuối xóm. Nhà chùa, nhà thờ, nhà thương, nhà tù, nhà hàng, nhà nghỉ ... đâu đâu cũng đều sôi động. Riêng về chuyện chính trị chính em, thì phải nói người VN đặc biệt quan tâm và biết nhiều. Từ quán nhậu, giỗ chạp, đi cafe, họp khu phố, họp lớp, họp đồng hương, sui gia, bạn bè, chòm xóm, thậm chí cua gái .... cũng đem chính trị ra mà nói. Trong nước cũng thế mà ra nước ngoài cũng vậy. Chưa nói là có khi không hợp "quan điểm" nhau, lại hận thù đố kỵ nhau, từ bạn thành thù, sướng một hại mười. Tin tức thì đúng có, sai có, tin vịt, tin gà, không cần kiểm chứng, nghe đi nghe lại, tin trên trời dưới đất, từ đời cổ hủ, thiên tử ở truồng ... bao nhiêu lôi ra hết. Có nhiều ông bạn Tây ngạc nhiên hỏi "Sao người VN quan tâm đến chính trị nhiều thế ?". Mình thường trả lời nhanh gọn "vì đất nước anh hùng" :-) .

Còn nói về chuyện chào đón ở các nước XHCN, đặc biệt nhất là luôn có tiết mục mấy em thiếu niên nhi đồng học sinh ra cầm hoa cầm cờ mà vẫy. Riêng vụ này thì rất hiếm khi thấy ở các nước phương Tây. Mình cũng chả hiểu cái lệ đó bắt đầu từ đâu, ai khởi xướng ra, nhưng nhiều lúc thấy tội nghiệp các em các cháu quá. Xứ Mỹ này thì chắc ít khi nào thấy được cảnh phụ huynh cho con mình đi đón các nguyên thủ quốc gia khác. Mà có cho đi nữa, mấy ông chính quyền cũng chưa chắc dám làm :-) .
Còn tại sao phải là các em thiếu nhi học sinh đi đón ? có lẽ bắt nguồn từ khái niệm kế thừa chăng ? hay là mong muốn các em các cháu học hỏi được điều gì hay ho từ các vị đó ? Hay đó là một nghi lễ bắt chước theo thói quen, xưa bày nay làm ? Mình không được hiểu lắm. Đối với nhiều người ngoại quốc, thì chuyện đó cũng quả nhiên lạ mắt. Nếu là nghi lễ truyền thống của những trận giải thể thao thế giới, đại hội tuổi trẻ, thế vận hội Olympic... thì còn hiểu được. Bởi nó mang tính biểu tượng của sự kế thừa, ý nghĩa đoàn kết, biểu tượng hoà bình, khích lệ động viên cho thế hệ trẻ, những hạt giống tương lai, nuôi dưỡng ước mơ ....v.v. Còn cứ kêu các cháu các em đi đón các bác, ta có tây có, hết bác Trump, bác Tập, đến chú Ủn, anh Putin ... thì không hiểu lắm. Biểu tượng hoà bình, thân thiện chăng ?

Bữa rồi, nhìn các em học sinh sắp hàng từ sớm ở ga Đồng Đăng giữa trời lạnh giá, để đón đoàn tàu lửa "lịch sử" của chú Ủn ... mà thấy xót. Mừng là cuối cùng thì đoàn tàu sắt hiện đại đó cũng đến đích, bánh xe lửa Triều tiên cũng ăn khớp với đường rầy VN. Nếu không các em còn phải đợi dài cả cổ. Nhìn đoàn tàu thế kỷ, nhìn các bác Triều tiên, nhìn chú Ủn, mình thắc mắc các em các cháu sẽ học được những điều gì hay ho từ đấy, hay chỉ là làm "nghĩa vụ thiếu nhi" cho trò chơi nghi lễ của người lớn ?

Đất nước Triều tiên có cái gì hay cho các em học ? Chú Ủn có cái gì hay cho các em noi gương ? Cơ chế độc tài cha truyền con nối chăng ? Hay là chế độ ưu việt, xã hội văn minh, đầy tính nhân văn mà con người muốn hướng đến ? Mình thầm nghĩ chắc nhiều bậc phụ huynh sẽ rất khó khăn khi phải trả lời những câu hỏi này. Nhưng thiết nghĩ một khi quan niệm và ứng xử lẫn lộn rất dễ vô tình gởi những thông điệp sai trái cho thế giới tuổi thơ.

Thực ra cả thế giới này suy nghĩ gì về Triều Tiên, và ngay cả chính người anh em Hàn quốc của họ, thì chắc ai cũng biết. Còn tại sao VN phải chào đón Triều tiên trọng đại như thế. Chuyện này cũng không khó hiểu lắm. Tuy nhiên, nếu tiếp đãi chú Ủn vừa phải, thế giới còn nghĩ VN là chủ nhà tốt, yêu chuộng hoà bình, quảng bá hình ảnh. Nhưng diễn sâu quá thì coi chừng lại mang tính phản tác dụng. Bởi cuối cùng thì chủ Ủn vẫn là một bạo chúa của "trục ma quỷ" dưới cái nhìn của thế giới văn minh. Tục ngữ phương Tây có câu "Hãy cho tôi biết bạn của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai". Ở những xã hội văn minh, quan hệ "đồng minh" trong chính trường vẫn thường được ứng xử khác nhau tuỳ theo mỗi giai đoạn. Nhưng đó chỉ dừng lại ở mức độ chính trị ngoại giao. Trên chính trường quốc tế xưa nay vốn không có khái niệm "đồng minh" hay "kẻ thù" vĩnh viễn. Hôm nay là bạn vàng, ngày mai có thể thành quân xâm lược. Nên chính quyền thường không định hướng xã hội, hoặc không có quyền lôi cuốn người ngoài cuộc, đặc biệt là con nít, vào những quan hệ giao tiếp tạm thời đó. Ở Mỹ này mà đi hỏi con nít ông Tập, ông Ủn là ai, qua đây hồi nào ? chắc chẳng có mấy đứa biết. Nhưng hỏi ai là Michael Jordan, Shaq O'neal, Joe Montana, Steve Young, Mike Trout, Tom Brady, Tiger Wood, Michael Jackson, Elvis Presley, Lady Gaga, Britney Spears, Justin Timberlake ....thì lại rành :-) . Mà tuổi thơ phải là như thế, phải có quyền tự do hồn nhiên trong sự chọn lựa của mình !

Viết tới đây tự nhiên nhớ đến Duyên Anh và câu chuyện "Con sáo của em tôi", hết viết tiếp được. Nhớ đến Dũng Đakao, Bồn Lừa, Chưong còm, thằng Vũ, thằng Côn, con Thuý, Hưng mập, Quyên Tân Định ... Ôi, tuổi thơ & một thời mơ ước !


Wednesday, February 20, 2019

Phiếm: Sông núi nào ở trên vai ?



Mấy hôm nay thiên hạ lại xôn xao, chê bai, chửi trách, đổ tội nhau về cái vụ ngày hội thơ chủ đề "Sông Núi trên vai" của mấy ông hội văn thi sĩ VN. Thực ra chuyện dịch thuật bậy bạ thì cũng là chuyện thường ở VN. Nhiều sách dịch xong, duyệt xong, phát hành xong, bán lấy tiền thiên hạ rồi, còn chưa biết là dịch bậy.
Còn nói về dịch thơ, không biết có ông Tây nào đọc thơ Việt Nam không, nhưng thỉnh thoảng cũng thấy một số thơ được dịch sang tiếng nước ngoài. Tại sao không ? Kiều dịch được, Chinh Phụ Ngâm dịch được, thơ Hồ Xuân Hương dịch được, thì thơ tớ cũng dịch được. Dịch cho oai. Chắc vậy. Lâu lâu mình cũng hân hạnh được gặp một vài vị hội viên hội văn học nhà nước. Nghe nói ông nào muốn vào hội viên chính thức của hội ông Hữu Thỉnh thì cũng ráng in vài tập thơ, cũng duyệt, cũng ra mắt, cũng phát hành, mới đủ chuẩn. Nhưng rồi in xong, chủ yếu là cho không biếu không làm quà, chứ còn mong bán được thì mơ mộng quá trớn. Nhiều ông còn hứng thú dịch cả ra tiếng Tây mặc dù người đọc toàn là VN. Cho nên chuyện trình độ dịch thuật "Sông Núi trên vai" mà thiên hạ rần rần mấy bữa nay, thì cũng không lạ lắm. Nhưng chuyện dịch thuật lùm xùm đó không phải là chuyện muốn nói đến ở đây.

Cái mà mình cứ thắc mắc là không hiểu tại sao nhà nước VN lại tốn nhiều tiền thuế của dân để nuôi nấng bao cấp hoài những hội nhà văn, nhà thơ như thế ? Những ai từng đi ra nước ngoài làm việc, học hỏi, hoặc các vị lãnh đạo đi nước ngoài thường xuyên, thì chắc cũng thấy, hiếm có nhà nước nào lại bao cấp đến vậy. Nếu có, thì chỉ có thể là Triều Tiên, Cuba, TQ ... gì đấy. Nhưng Cuba ngày nay chắc cũng đã giảm thiểu nhiều rồi. Đúng là ngày xưa trong kháng chiến đấu tranh, làm cách mạng, thì cần thiết xử dụng văn hoá, âm nhạc, văn học nghệ thuật, như các phương tiện hoặc công cụ để làm công tác tư tưởng, cổ vũ tuyên truyền cho những mục đích nhất định. Lúc đó vai trò thơ ca, âm nhạc có thể mang ý nghĩa phục vụ chế độ, nên ăn lương nhà nước thì còn hợp lý. Bây giờ thời bình, kinh tế thị trường, nếu thơ hay văn giỏi, thì cứ làm ra, in bán, có nhiều đọc giả, bạn đọc, rồi làm phim, làm nhạc, làm ra tiền ..v.v. Chứ bao cấp thế sao gọi là kinh tế thị trường ?

Hôm rồi nghe cụm chữ "Sông núi trên vai" thấy rất hay và cao cả, nhưng mình nghĩ hoài không hiểu trách nhiệm nào của các ngài nhà thơ lại cao cả đến thế ? Tuyên giáo ư ? Văn hoá, giáo dục, hay giải trí ? Như ở quê mình ra ngõ gặp nhà thơ, nhưng liệu lâu nay thơ văn có làm cải thiện được đời sống tinh thần của người dân, thay đổi văn hoá ứng xử của xã hội chăng ? Bây giờ mà đi nói chuyện thơ văn VN với giới trẻ, có khi còn khó hơn nhiều so với nói chuyện về phim Hàn quốc. Thế thì gánh nặng "sông núi trên vai" của các hội văn nghệ nhà thơ ở đâu ? Thử làm một cái survey (thăm dò dư luận) để biết bao nhiêu người VN đã đang đọc thơ của các ngài ? hay chỉ là gói gọn nhất định trong một nhóm, giới nào đó. Trà dư tửu hậu, tự vỗ về lẫn nhau ?

Còn nói về tự do sáng tác, thì là những câu chuyện dài. Đến nay viết lách và sáng tác vẫn còn tồn tại nhiều rào cản hạn chế. Cái gì không hiểu được, hoặc có vẻ như không quản được, thì dẹp. Một số ít vẫn còn căn bệnh nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, nên đúng sai gì cứ dẹp cho nó lành, cho an thân tại chức hết nhiệm kỳ, hoặc đùn đẩy nhau, hoặc đợi xin ý kiến chỉ đạo (sic) ....:-).
Mà phàm đã không có tự do biểu đạt thì làm sao có thể phát triển đa dạng được. Nhớ có lần mình ngồi lai rai với một nhà biên kịch làm phim cũng khá nổi tiếng ở VN. Thấy trên TV toàn là phim chưởng TQ, tình cảm Hàn Quốc hoặc hài VN nhảm nhí, hiếm hoi thấy được phim lịch sử VN, bèn hỏi anh ấy: "Sao mấy anh tài hoa thế, VN có nhiều nhà văn, biên kịch, giỏi thế, mà lại không viết ra vài bộ phim lịch sử, dã sử, hoặc những câu chuyện hài có nội dung khá hơn sao ?". Ảnh buồn xo trả lời : "Đâu phải viết là được em, chắc gì được kiểm duyệt cho qua. Mà được kiểm duyệt cho qua, làm ra, chắc gì lại có người chiếu, người coi. Thị hiếu, dân trí bây giờ cũng khác. Chủ đầu tư nào dám bỏ tiền ? ". Nghe mà xót. Đúng là nghèo tiền nghèo bạc thì còn dễ thay đổi, nghèo văn hoá quả là khó xử.
(Cũng có năm mình ra Lý Sơn, nghe bà con ngư dân kể về nỗi đau bị bọn TQ xua đuổi, đánh đập, đâm chìm tàu, mất thuyền mất lưới, chết người .... ngay trên lãnh hải của VN. Về lại TP, cứ đi tìm mấy anh ấy, hỏi nhờ làm giúp một bộ phim tư liệu, nói lên sự thật về những nỗi đau này. Ít ra cũng cho thế giới thấy được sự bắt nạt ngang ngược trên biển Đông của bọn Trung cọng. Nhưng rồi cuối cùng thì không ai muốn làm. Hoặc có thể không dám làm chăng ?)

Dĩ nhiên là đất nước nào thì cũng cần có văn có thơ, và nhiều lãnh vực văn hoá nghệ thuật khác nhau nữa. Nhưng phải biết tôn trọng sở thích và quyền tự do biểu đạt của người khác, thì thơ ca, văn nghệ mới phát triển lành mạnh được. Ai cũng biết nền văn hoá dân tộc luôn được nuôi dưỡng bởi những bức tranh, câu thơ, bài hát, câu hò, ca dao, thủ công, làng nghề, tập tục cổ truyền ....v.v. Cho nên dù là dân dã hay hàn lâm, thì văn nghệ thơ ca luôn là những món ăn tinh thần của con người, không ai phủ nhận được. Nhưng món ăn tinh thần vốn có giá trị của riêng nó, không ai có thể bắt buộc người khác phải “nuôi dưỡng”, hoặc nghe theo cái mà họ không hiểu, hoặc không thích. Nhớ năm ngoái đọc trên mạng, có ông nhà thơ hội phó hội trưởng văn nghệ gì đấy, chê thiên hạ internet không biết thưởng thức thơ ... của ông ấy. Mình nghĩ ông đã quên tự hỏi rằng tại sao thiên hạ lại biết thưởng thức một tô bún riêu hay ổ bánh mì, hoặc thậm chí chỉ là một ly trà đá !

Mình cũng là dân mê thơ văn, âm nhạc. Nhưng thích đọc ai,  thì mình đi mua sách người ấy. Văn thơ ông nào hay, báo chí ông nào viết đúng, tranh hoạ ông nào đẹp, thì tự nhiên sẽ có nhiều người tìm mua, tìm đọc. Tồn tại. Ngược lại thì không ai mua ai đọc. Thoái trào. Đơn giản thế thôi, nguyên tắc kinh tế thị trường đơn giản là thế, cung cầu tự quyết định lấy. Xưa nay mỗi con người đều có sự cảm nhận và thưởng lãm khác nhau về cái hay cái dở, cái đẹp cái xấu. Đó là quyền cá nhân của họ, không ai có thể bắt họ phải đi theo một khuôn khổ khác. Không phải cứ thơ ông Tố Hữu thì phải học, thơ ông Hữu Thỉnh thì phải hay. Cho nên thử hỏi hôm nay có bao nhiêu người dân Việt ngoài kia biết đến thơ văn của các ông hội viên văn nghệ sĩ nhà nước. Đại đa số người dân là làm ăn vất vả, lo toan, không có thời gian nghỉ ngơi lo cho con cái, huống hồ chi biết đến tên tuổi của quý ngài. Đọc thơ văn của quý ngài lại là chuyện xa vời hơn nữa. Bởi vậy có vẻ vô lý khi lấy tiền thuế của người dân để nuôi các bác thi sĩ làm thơ mà chẳng bao giờ người dân được đọc, được nghe, hoặc cũng chẳng bao giờ muốn đọc, muốn nghe những bài thơ ấy.

Thực tế thì đâu phải bài thơ nào cũng có giá trị nghệ thuật, văn chương văn hóa, với người đọc người nghe hoặc với quê hương đất nước ? Đâu phải bài thơ nào cũng có giá trị chuyển tải những thông điệp hữu dụng cho đời sống và xã hội. Đâu phải bài thơ nào cũng mang giá trị nghệ thuật đúng nghĩa. Vì đâu phải ông “nhà thơ” nào cũng làm ra thơ hay. Nhiều bài thơ, bài văn, chữ nghĩa sáo ngữ cả gánh, mà ý tứ chưa được một bụm. Nhiều ông rãnh rỗi cứ ngồi lựa từ ngữ dao to búa lớn, rồi ghép lại thành vần, đọc hoài không hiểu muốn nói cái gì. Tất nhiên là đất nước VN bao giờ cũng có những nhà văn nghệ sĩ, thi sĩ nhạc sĩ tài hoa, năng lực thực sự & chân chính. Nhưng bên cạnh đó, thì cũng không hiếm những người cơ hội, hám đanh, cốt chỉ để hơn thua, đánh bóng, ca tụng vỗ về, trục lợi. Đôi lúc cũng đọc được nhiều vụ viết bài tự sướng hoặc nịnh nọt nhau, rồi tranh cãi vô bổ, hoặc cằn cựa nhau từng chữ từng lời, cuối cùng chỉ để phục vụ cho cái "tôi" to đùng. Bởi vậy, mình nghĩ chữ "Sông Núi trên vai" các nhà thơ nên trân trọng dành cho những người dân đen đóng thuế, những người công nhân, nông dân, lao động vất vả mỗi ngày. Những người lính hy sinh ngày đêm giữ gìn biển đảo lãnh thổ quê hương. Những đôi chân trần, những đóng góp thầm lặng, những đôi vai gầy guộc đáng thương, nhưng thực sự dám gánh vác đời sống của chính họ, của gia đình họ, và của quê hương đất nước họ !

Tất nhiên là vai trò của thơ ca trong thời chiến và thời bình có phần khác nhau, điều này thì ai cũng biết. Việc xử dụng thi ca trong các lãnh vực tuyên truyền & tuyên giáo cũng thế, thiết nghĩ cũng cần phải thay đổi để phù hợp với thời cuộc. Còn giá trị văn hoá thực sự của thi ca thì dĩ nhiên thời nào, chính thể nào, cũng vẫn tồn tại, vẫn là những món ăn tinh thần cho nhân loại, không thể thiếu. Trên thế giới biết bao nhiêu nhà thơ nổi tiếng ...Shakespeare, Emily Dickinson, Yeats, Rumi, Dante Alighieri, W. Whitman, Neruda, Wallace Stevens .v.v... có thấy ông nào lãnh lương hội văn nghệ chính phủ đâu. Sách họ vẫn còn bán dài dài cho tới bây giờ và cho tới mai sau. Thơ hay vẫn có người mua, người đọc, đời này qua đời khác. Có biết bao nhiêu quốc gia trên thế giới không trả lương cho nhà thơ nhà văn của họ, mà để cho văn nghệ tự sống, tự do phát triển. Rồi thì văn hoá của đất nước họ, trình độ thi ca của đất nước họ vẫn phát triển tốt cả đấy thôi.

Tóm lại, mình nghĩ một đất nước mà công bằng với người làm và người hưởng, tuân thủ nguyên tắc cung cầu, tôn trọng quyền hạn của người dân cũng như quyền lợi người đóng thuế, thì không phải chỉ trong lãnh vực thơ ca, mà nhiều lãnh vực khác, kể cả nền kinh tế nước nhà, chắc chắn sẽ phát phiển lành mạnh và phồn thịnh hơn.

Cũng mong các vị nhà thơ hãy “trả lại” núi sông cho quê hương, để đôi vai gầy của các vị nhẹ nhàng hơn, và thân tâm an lạc hơn. Ít ra nếu mai này có thêm ngày hội thơ nữa, thì cũng không cần phải nhờ bác gục gờ (google) dịch thành "MOUNTAINS AND RIVERS ON THE SHOULDER". 
Đơn giản hơn nhiều :-) !



Sunday, February 17, 2019

Tưởng niệm 17/2




Hôm nay ngày 17/2. Bốn mươi năm trước vào ngày này quân xâm lược Bắc Kinh bất ngờ xua quân tràn qua biên giới, tàn phá các tỉnh Tây Bắc Việt Nam. Máu người VN đã đổ xuống, bao nhiêu thân xác của những anh hùng liệt sĩ, con dân nước Việt, đã vĩnh viễn nằm lại vùng biên giới Tây Bắc xa xăm để bảo vệ lãnh thổ đất nước của quê hương mình. Đó là điều đương nhiên. Lịch sử VN xưa nay thời nào cũng thế, chế độ nào cũng thế, dân tộc VN luôn luôn anh dũng chống giặc ngoại xâm. Năm 1974, những người lính VNCH cũng anh dũng chống lại bọn xâm lược TQ, 74 chiến sĩ VNCH đã hy sinh bỏ mình trong cuộc chiến giữ gìn biển đảo của tổ quốc năm đó. Nhìn lại lịch sử bao nhiêu năm qua, thấy TQ vẫn một mặt luôn tuyên bố đoàn kết hữu hảo, mặt khác lại luôn tìm kiếm cơ hội, lợi dụng những tình huống bối rối phức tạp, để xâm chiếm lãnh thổ của VN.

Riêng đối với cuộc chiến Tây Bắc 1979, khi hiểu được bản chất của lãnh đạo Bắc Kinh và mục đích của cuộc xâm lược, thì càng thương cảm cho dân tộc VN hơn. Nói về cuộc chiến ngày 17/2, vốn có nhiều lời đồn đóan, nhưng ít ai nghe được những tuyên bố chính thức về động cơ xâm lược cũng như số liệu cụ thể về thiệt hại chiến tranh từ chính quyền 2 bên. Bên này nói khác bên kia, nhưng đó cũng là chuyện bình thường trong chiến tranh. Tuy nhiên theo cái nhìn và phân tích của những chuyên gia trên thế giới, thì TQ đã thất bại cay đắng trong cuộc chiến 1979. Về nguyên nhân của cuộc chiến, phía VN người thì cho rằng bọn bành trướng Bắc Kinh xâm lược, kẻ thì cho rằng TQ "dằn mặt" vì VN dám đụng đến Campuchia. Phía TQ thì cho rằng VN "hổn láo" nên dạy cho một bài học. Một số nguồn tin khác từ South China Morning Post thì cho rằng VN đã quay mặt với TQ để ngã về phía Liên Xô sau khi vay mượn không thành, nên làm cho lãnh đạo TQ tức giận, xuất quân đánh....Vẫn là lời đồn đãi !
Theo cái nhìn của những nhà phân tích Tây phương thì bắt đầu sau năm 1975, giới lãnh đạo TQ lúc đó, đặc biệt là Đặng tiểu Bình, đã không hài lòng với cách ứng xử ngã mạnh về phía Liên Xô của VN. Cần nói thêm rằng lâu nay tuy là cùng quốc tế CS, nhưng LX & TQ cũng không phải là thân nhau lắm. Mặt khác lúc đó nền kinh tế XHCN của TQ quá nghèo đói kiệt quệ, họ Đặng có ý muốn ve vãn Mỹ để thiết lập quan hệ mới, cải tổ nền kinh tế quốc dân lạc hậu. Nên nhân vụ việc Khờ me đỏ Campuchia, họ Đặng lấy cớ đánh VN coi như món quà ra mắt Mỹ (Điều này có trích đọan lời nói của họ Đặng với tổng thống J. Carter). Thực ra trong chính trị vốn dĩ đã nhiều thủ đoạn. Đối với một số quốc gia nghèo đói nhiều tham vọng, thì ứng xử lại càng bẩn thỉu hơn !

Có một điểm khá nổi bật ở cuộc chiến Tây Bắc 1979, đó là sự bất ngờ của việc tấn công vào ngày 17/2. Mặc dù có nhiều người cho rằng phía VN đã thông báo nội bộ chuẩn bị cho việc đánh chiếm của TQ, nhưng nhìn vào sự chuẩn bị và cách bố trí lực lượng ở mặt trận biên giới của 2 quốc gia thì không giống vậy. Nhiều thành phố Tây Bắc đã lúng túng ứng xử như một bất ngờ, ngoài dự liệu. Biên giới Việt Trung vốn sát bên nhau, đứng bên này hát bên kia nghe, bên này hút thuốc lào bên kia say. Vậy mà cả bao nhiêu xe tăng trọng pháo di chuyển đến gần biên giới, tình báo quân đội VN lại không hay biết ? Ông TBT Lê Duẩn tối đó còn đang tổ chức đám cưới cho con trai. Rất nhiều người cho đến bây giờ vẫn còn thắc mắc tại sao lại có yếu tố bất ngờ đến thế ? Vì TQ gian xảo hay vì VN cả tin ? Hay còn một lý do nào khác ?

Mãi cho đến nay nhiều người vẫn nghĩ rằng TQ chỉ muốn "dạy dỗ" VN một bài học. Mình thì nghĩ nếu trên thế gian này, có một loại người man rợ dám hy sinh cả hàng vạn sinh mạng, xương máu của chính đồng bào mình. Tàn phá giết hại hàng chục ngàn đồng bào, phụ nữ trẻ thơ vô tội, gây ra bao sinh mạng tử vong thương tật cho một quốc gia khác, để gọi là "một bài học dạy dỗ", thì bọn người đó là tội phạm chiến tranh man rợ của nhân loại, là dã thú, họ mới là loại người cần được dạy dỗ. Và chắc chắn không ai muốn làm bạn vàng với họ !

Khi nói về cuộc chiến ngày 17/2, lãnh đạo TQ đã tuyên truyền cho dân chúng là VN xâm chiếm đất nước họ, vô ơn bạc nghĩa, nên họ phải phát động chiến tranh đánh lại VN. Lịch sử TQ viết thế, và dân họ đã tin. Bao giờ cũng vậy, thông tin ở những nước đôc tài là do chế độ độc quyền cung cấp, và người dân không có nhiều chọn lựa. Người dân TQ cũng là nạn nhân, nạn nhân của sự dối trá từ những người lãnh đạo của họ. Chính phủ Bắc Kinh đã dùng chiêu bài nhân nghĩa (VN vô ơn bạc nghĩa) để dối gạt ngay chính nhân dân họ, phi nhân nghĩa với những người đã lao động tạo ra của cải và đóng thuế để nuôi sống họ. Có lẽ một số quốc gia khác trên thế giới cũng thế, và cuối cùng người dân mới là những nạn nhân đáng thương. Cho nên thiết nghĩ cũng cần thiết phân biệt rõ ràng giữa chuyện của nhà cầm quyền TQ và nhân dân TQ, để tránh những bài xích xung đột quá khích và vô lý.

Trở lại với những nỗi đau mất mát bị chết chóc, tàn phá, của VN từ người bạn TQ. Bao nhiêu năm qua, câu chuyện 17/2 đó vẫn là những chuyện nhạy cảm, là vùng cấm kị không được công khai. Rất nhiều người dân từ trong nước đến ngoài nước, từ giới bình dân lao động đến hàng sĩ phu trí thức, từ người thương binh đến người chiến sĩ tại ngũ, từ người cựu chiến binh cho đến hàng quan chức, đều thắc mắc tại sao ? Lịch sử cũng không được dạy dỗ chính thức cuộc chiến này. Một cuộc chiến tranh xâm lược không được nhắc đến như bao cuộc chiến tranh chống ngoại xâm khác trước đây. Từ Lạng Sơn, Lào Cai, Vị Xuyên, Hà Giang ... cho đến Gạc Ma, Trường Sa, Hoàng Sa ... vẫn là những nỗi đau âm ỉ và câm nín trong lòng con dân VN bao lâu nay.

Bỗng nhiên năm nay, báo chí đồng loạt được đưa tin được nói về cuộc chiến phi nghĩa này. Nhiều người tung hô, hồ hởi, sung sướng. Nhiều tờ báo còn đăng tải "Kỷ niệm 40 năm trận chiến chống quân xâm lược TQ". Nhiều bạn bè mình trong nước vui mừng, gởi tin chia sẻ mấy ngày nay. Mình cũng vui lây, nghĩ thầm cuối cùng thì sự hy sinh của dân quân VN chống bọn xâm lược TQ cũng được ghi nhận đúng mức. Tuy nhiên, vẫn còn chút thắc mắc là sau 40 năm im lặng, tại sao VN hôm nay lại có một ứng xử khác về ngày 17/2 ?
Xưa nay khi nói đến ngày kỷ niệm của đất nước, luôn có một ý nghĩa quan trọng nhất định. Kỷ niệm vua Hùng, kỷ niệm ngày quốc khánh, kỷ niệm chiến thắng Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng, tưởng niệm công lao của tiền nhân, ông bà tổ tiên ...v.v. Thậm chí cả những buổi kỷ niệm ngày cưới, kỷ niệm thành lập công ty, kỷ niệm ngày yêu nhau, kỷ niệm mua xe mới nhà mới .. đều có những buổi lễ nghiêm túc đàng hoàng, công khai minh bạch. Không biết ngày 17/2 năm nay nhà nước VN sẽ tổ chức buổi lễ "Kỷ niệm 40 năm trận chiến chống quân xâm lược TQ" trọng đại này ở đâu ?

Sáng nay nóng lòng dậy sớm coi tin tức, vẫn chưa thấy báo VN nào đăng tin về buổi lễ tưởng niệm, Kỷ niệm cuộc chiến chống quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh. Nhưng lại nghe thấy tin tức bọn xấu nào đợi đúng ngày hôm nay dùng cần cẩu bốc đi cái lư hương của Đức Thánh Trần ngoài công trường Mê Linh. Thắc mắc làm gì có kẻ nào lại dám to gan manh động đến thế. Chuyện trang trọng và tôn nghiêm của đất nước, không đùa được. Tin giả chăng ?