Thursday, September 27, 2018

Đi về đâu, mang được gì ?



“Tất cả lúa, đậu, tài sản, vàng bạc châu báu, tiền của, mọi vật sở hửu đều để lại hết khi người chủ của các thứ ấy chết đi. Người đó không mang theo được bất cứ thứ gì dù lúc còn sống người ấy ôm giữ từng giờ từng phút… Chỉ có cái đi theo người ấy lúc chết, đó là Thân, Khẩu, Ý và những gì người ấy đã làm lúc sống. Tất cả những thứ ấy đi theo để tạo Nghiệp báo cho đời sau mà thôi. Biết được vậy thì khi sống ta phải tạo việc lành, phải biết bố thí giúp người…”
(Tương Ưng Bộ Kinh)

Bà Dianne Perry, sinh trưởng tại Anh quốc (người mà sau này trở thành Nữ tu Phật giáo nổi tiếng thế giới, người đã trải qua 12 năm tu khổ hạnh nơi rặng tuyết sơn của Himalaya) lúc mới 12 tuổi đã có lần thấy một người vô gia cư chết bên gầm cầu. Cảnh sát lục lọi cái xách rách nát của người chết ấy chỉ thấy một cái bát một cái muống và vài đồng xu. Hôm đó trở về nhà, tuy nhỏ tuổi mà cô bé Diane Perry đã hỏi mẹ một câu đầy vẻ triết lý:

“Mẹ ơi! Tại sao người ta chết đi không đem theo được gì cả? Hôm qua con thấy một người chết bên gầm cầu, người ấy rất nghèo, chỉ có cái bát, cái muống và mấy đồng xu. Chỉ chừng ấy thôi mà khi chết người ấy vẫn để lại không mang theo sao?” Bà mẹ của Diane ngạc nhiên vì câu hỏi lạ lùng ấy và đã trả lời con: “Không con à! Khi chết không ai đem theo được bất cứ cái gì. Dù Vua chúa, người giàu sang hay kẻ nghèo hèn… một khi đã chết thì không đem theo của cải vật chất nào cả.”

Qua câu chuyện trên ta thấy rõ ràng trong thực tế có vô số người giàu có sống trên của cải nhưng khi họ chết đi, hai tay buông xuôi thì họ trở thành tay trắng vì không mang theo được dù một chút của cải vật chất nào. Sự kiện thực tế ấy từ lúc con người xuất hiện trên quả đất cho đến nay đều thấy rõ không ai chối cải. Ấy vậy mà từ xưa tới nay có biết bao người quyết chí làm giàu, lúc nào cũng mong tiền bạc đến với mình không dứt. Họ sống vì tiền, vui thú vì lo thu nhặt tiền bạc vào cho đầy túi nhưng không bao giờ chấm dứt được cái ham muốn ấy vì lòng tham quá mức. Đến khi xuôi tay thì tất cả tiền bạc của cải ấy đều để lại thế gian còn họ thì nằm dưới lòng đất lạnh.

Có biết bao nhà triệu phú, tỷ phú sống trên của cải, có người hằng chục tỷ mỹ kim, khi chết không mang theo được một cent nhỏ. Ngay khi đang làm giàu họ luôn luôn phải phấn đấu tranh giành, mưu lược để chống chọi lại với những gì bất lợi đến với mình. Do đó tâm hồn những người giàu có thường bất an hồi hộp, lo lắng mệt trí vì tính toán… không những thế họ thường keo kiệt không dám giúp đỡ ai vì sợ số tiền có được của mình hao hụt đi. Có người, ngay chính bản thân họ cũng không dám ăn tiêu huống hồ là nói đến chuyện giúp đỡ kẻ khác. Ngày nay cũng có hiều đại phú gia, nhiều người giàu có, tất cả đều bị như thế nhưng không ai chịu tìm hiểu xem mình


PHẢI LÀM GÌ LÚC ĐANG CÒN SỐNG TRÊN ĐỜI?

Vậy khi đang còn sống nên cõi đời nay thì ta nên làm gì?

Chúng ta có rất nhiều cách làm, nhiều cách hành động và suy nghĩ tốt lành nhưng vì quá bận rộn với cuộc sống đầy bon chen, đầy tham lam, đố kỵ mà ta không thực hiện được. Trước hết là cố gắng bỏ bớt dần “cái Ta” của mình đi. Vì cái Ta mà mình khổ, mà mình Tự ái, lo toan, ích kỷ, tự phụ, sân si, sầu hận. Cái Ta càng giảm thì tình thương bao la dễ nẩy nở. Tình thương đây không phải là tình thương đầy vị kỷ mà rộng rãi hơn, vị tha hơn. Đó là tình thương đồng loại thương người. Vì mỗi con người “đều là những kẻ đáng thương” – mà có khi còn đáng thương hơn mình nữa. Kinh Unanda có ghi câu “Ví dầu ai có đi khắp bốn phương trời cũng không thấy ai là kẻ đáng thương hơn mình. Ấy vậy là mình thương mình. Mình đã thương mình thì cũng đừng nên làm phiền người.” Ta không những không làm phiền người mà còn phải thương người nữa. Nhờ “tình thương” mà thân tâm con người được an lạc. Khi ta mang tình thương đến cho người khác thì chính là tự mình mang “hạnh phúc” đến cho chính mình.

Có thể lúc đầu vì “cái Ta” quá lớn nên ta không thể thực hiện và cảm nhận được điều đó vì khi cho, khi mang tình thương hổ trợ người khác ta thường hay nghĩ lại, hay tiếc rẽ, ân hận nên không cảm thấy được sự hạnh phúc vui sướng đến với mình.

CÓ PHẢI KHI CHẾT, KHÔNG MANG THEO ĐƯỢC GÌ HAY KHÔNG?

Trở lại vấn đề Khi Chết không mang theo được gì, nhiều người đã nhận thức rõ điều ấy, và đó là một sự thật hiển nhiên mà từ cổ đại tới nay, mọi người trên quả đất đều thấy và biết.

Tuy nhiên, đối với Phật giáo thì Khi chết mỗi người đều có mang theo “cái” mà không ai thấy hay biết “cái” mang theo đó là “Cái Nghiệp” của chính họ. Cho đến nay, sự kiện gọi là Nghiệp quả hay Nghiệp báo vẫn còn gây nhiều thắc mắc khó hiểu mặc dù số lượng người tin vào Nghiệp (Karma) và nhất là tin vào vấn đề có sự tái sinh ở kiếp sau ngày càng gia tăng thấy rõ tại các nước Âu Mỹ.

NGHIỆP LÀ HẬU QUẢ CỦA KIẾP TRƯỚC?

Tái sinh vào kiếp sau tức là sau khi chết sẽ lại hóa sanh trở lại qua một kiếp đời khác.

Như vậy khi một người nào đó chết đi thì thật sự người đó không chết, vì chỉ cái thân xác tan rã mà thôi còn cái tinh anh vi diệu của người ấy (con ngươi, thường gọi là Hồn hay Linh hồn) lại chuyển qua một đời sống mới qua một thân xác mới. Sự luân chuyển từ kiếp nầy qua kiếp khác gọi là sự luân hồi. Mỗi giai đoạn sống trong sự chuyển hoá luân hồi ấy gọi là mỗi Kiếp. Mỗi Kiếp người đều phải chịu hậu quả của những hành động gây ra từ kiếp trước – tạo ra các nguyên nhân hay có thể gọi là cái nghiệp. Đó là luật Karma hay còn gọi là luật Quả Báo hoặc Nghiệp báo. Sự luân chuyển từ kiếp này qua kiếp khác gọi là Luân hồi.


NGƯỜI CHẾT CHỈ MANG THEO “CÁI NGHIỆP” CỦA HỌ ĐỂ TẠO QUẢ CHO KIẾP SAU…

Để hiểu rõ giai đoạn này, ta hãy bất đầu khi một người chết đi, họ trở thành bất động. Sở dĩ xác thân khi chết bất động vì thật ra nó chỉ là một khối vật chất bình thường trong tự nhiên mà thôi.

Nó như cái áo mặc, khi chết chính là lúc trút bỏ cái áo ấy. Khi sống, xác thân cử động được là nhờ có sự hổ trợ hợp đồng của các giác quan như thấy, nghe, nhận biết, ngửi, nếm, suy nghĩ tính toán… Khi chết, thân xác bất động thì các giác quan âý cũng mất luôn.

Tuy nhiên có 2 thể vật chất đặc biệt không bị mất đi, vẫn còn tồn tại. Hai thể này có tên gọi là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức mà kinh Phật giáo gọi là hai thức. Hai thức này sẽ là cầu nối giữa cái xác thân đã chết vớì các xác Thân sanh trở lại của kiếp kế tiếp. Mạt Na Thức có nhiệm vụ sao chép lại bao quát về cá tánh, bản năng, năng khiếu, cảm xúc, sự hiểu biết và ký ức, hành vi cử chỉ lẫn tư tưởng của con người mà nó liên hệ lúc còn sống. Tất cả những ghi nhận, sao chép này từ Mạt Na Thức sẽ truyền hết cho A lại Da thức lưu trữ. Như vậy có thể hiểu A lại Da Thức như là một cái thư viện lưu trữ các tài liệu sách vở của một người lúc còn sống.

Tài liệu ấy bao gồm các đặc tính, bản năng, thói hư tật xấu và cả tánh tốt của người đó. Tuy nhiên tùy theo sự dồn nén tập trung tư tưởng, tình cảm nào đó quá nhiều như uất hận, căm thù, đau khổ, sợ hãi, nuối tiếc… thì những tư tưởng tình cảm ấy sẽ là đầu mối cho đời sống kế tiếp mang nặng tất cả những gì đã bị kích động dồn nén ấy. Do đó mà các vị chân tu thấy rõ điều đó đã căn dặn mọi người rằng; lúc sắp qua đời phải cố giữ tâm yên bình không nên nuối tiếc, đau buồn hay căm giận. Đặc biệt sự căm thù, lòng tức giận là mối nguy ghê sợ nhất nếu phát sinh lúc lâm chung thì lúc tái sanh sẽ rơi vào vòng đau khổ cùng cực. Đó cũng là lý do tại sao lúc người vừa mới chết, mọi người có mặt nên đọc kinh cầu nguyện, nhắc nhở tâm linh người chết nên sáng suốt, vui vẻ hầu tránh sự mê mờ u tối, lầm lạc khiến dễ sa vào chốn địa ngục.


NGƯỜI CHẾT CÓ CÒN BIẾT GÌ KHÔNG?

Đây là câu hỏi mà nhiều người đã thường đặt ra khi đứng trước xác thân một người vừa mới qua đời.
Nhiều người thắc mắc cho rằng một khi đã chết thì làm sao người chết nghe thấy, nhận biết những gì xung quanh nữa? như vậy tụng Kinh, đọc Kinh, nhắc nhở những điều tốt lành bên cạnh họ có ích gì nữa đâu? Phật Thích Ca bậc đã đắc đạo, giác ngộ, nên thấy biết hết những nguyên lý thâm sâu vi diệu trong vũ trụ. Theo Phật thì: khi một người chết thì cái xác thân của người đó trở nên bất động và không còn các tiếp nhận qua các giác quan liên hệ về thấy, nghe, ngửi, sờ, nhận thức nữa vì các giác quan ấy cũng không còn. Tuy nhiên nhờ hai thức còn lại là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức mà người chết vẫn còn hiểu biết mặc dù tim đã ngừng đập, không còn thở, không còn cử động nữa mà thôi.


SỰ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI CHẾT KÉO DÀI ĐƯỢC BAO LÂU?

Các kinh sách Phật giáo đều cho biết là thời gian ấy là 49 ngày. Một thời gian vô cùng quan trọng đối với người chết. Vì người ấy tuy đã chết rồi nhưng nhờ hai thức quan trọng là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức còn tồn tại nên người chết vẫn còn hiểu biết rất rõ những sự việc chung quanh. Khi sắp chết, tim đập yếu dần, nhiệt lượng cơ thể giảm. Trong khi các giác quan bình thường sắp sửa biến mất thì hai thức Mạt Na và A Lại Da lại đảm trách công việc vào lúc này. Ta có thể nhận biết điều này khi thấy phần nhiều những người chết rất tỉnh táo vào giờ phút cuối cùng sắp từ giả cõi đời. Có người chuẩn bị tắm rửa sạch sẽ trước khi chết hay dặn dò vợ con điều này điều kia. Ây là do thức Mạt Na của người ấy phát động vào lúc người ấy sắp lìa đời. Thức Mạt Na là phần ghi nhận tất cả những gì liên quan tới cảm nghĩ, nhận thức hành động của người ấy nên thức này khi mở ra chẳng khác nào mở cuốn tự điển của cuộc đời nên không quên bất cứ điều gì trước đây dù xa xưa tới mấy. Cái nhớ, biết rõ ràng như thế nên trước khi lìa đời người chết nói năng rất tỉnh táo sáng suốt.

Trong khoảng thời gian 49 ngày, thức A Lợi Da trước đây im lìm khi người còn sống thì nay hoạt động Vì là nơi tích trữ các dữ kiện về tâm thức hành động bản năng, tư tưởng, tình cảm, ý muốn của người ấy lúc còn sống do Mạt Na Thức chuyển tới nên vào giai đoạn này, nếu vì lý do nào đó mà A Lợi Da Thức bị kích động mạnh bởi những tác động ảnh hưởng bên ngoài như sự kêu gào thãm thương, đau đớn của thân nhân người chết hay bản thân người sắp chết căm hờn, tức tối, oán thù thì những tác động âý sẽ khiến người chết không nguôi và ảnh hưởng tới cuộc đời kế tiếp khi tái sanh khó mà vào được hoàn cảnh thanh lành. Như vậy khi một người chết, ta nên nghĩ là người ấy chết về phần xác thân mà thôi còn một phần thuộc tâm linh vẫn còn ràng buộc với thân xác, chưa hẳn rời ra ngay nên người chết ấy chưa hẳn là đã chết một cách tuyệt đối. Tình trạng này có khi lâu đến mấy ngày. Trong thời gian đó phần cảm nhận mà người chết có được là nhờ thức gọi là Thần Thức. Chính Thần Thức này là do Mạt Na Thức và A Lại Da Thức kết hợp lại mà thành. Khi chết Mạt Na Thức và A Lại Da Thức liên kết nhau tạo nên một thân mới khác, nhưng thân mới này không có hình hài gọi là Thân Trung ấm. Mặc dầu Thân Trung ấm vô hình vô tướng nhưng lại có sự thông hiểu tinh tường hơn cả người sống.

Thân Trung ấm chính là cái thân chuẩn bị của tương lai khi xác thân cũ sẽ tan rã, hủy hoại.

Khi chuyển biến từ kiếp này qua kiếp khác, thức A Lại Da đóng vai trò quan trọng vì nó chứa đựng một năng lực vô song.


SỨC MẠNH CỦA NGHIỆP LỰC.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Gia Cát khi tìm hiểu về Thần Thức và Năng lực bảo vệ đã có những ghi nhận như sau: Khi con người trút hơi thở cuối cùng thì cơ thể vẫn còn có một nơi tập trung hơi nóng ấm, đó là Thần Thức. Thần Thức là tất cả những hành động của quá khứ tập trung lại tạo nên một sức mạnh vô hình, mầu nhiệm chuyển dẫn người chết lại đầu thai vào xác thân khác để chịu Quả Báo.


Sức mạnh đó là sức mạnh của Nghiệp lực. Cái mà nhiều người gọi là Hồn thật ra là Thần Thức chớ không gì khác. Thần thức lưu giữ tất cả mọi cá tính, bản năng, hành động, hoàn cảnh… của người đã chết đầy đủ, không thiếu sót (Chính vì lẽ đó mà không ai có thể che dấu những gì mình đã làm, vì Thần thức đã giữ bản sao của đời người đó từng chi tiết rồi) Vì thế cho nên dù người đó đã qua đời, thân xác đã tan rửa nhưng vẫn còn phần quan trọng là Thần thức là bản sao chép về đời người đó vẫn còn và tạo ra một năng lực gọi là Nghiệp lực. Nghiệp lực ấy sẽ chuyển dần người chết đầu thai vào một thân xác mới khác để chịu quả báo.


THẦN THỨC THOÁT KHỎI THÂN XÁC TỪ VỊ TRÍ NÀO?

Trong dân gian ta thường nghe nói: người chết thì Hồn ra khỏi xác. Chữ Hồn ấy chính là Thần Thức. Khi một người chết đi thì trong một thời gian nào đó mặc dầu người đó đã chết nhưng vẫn còn hiểu biết và sự hiểu biết ấy còn linh diệu hơn khi người đó còn sống. Âý là do sự hiện hữu và hoạt động của Thần Thức. Nhưng Thần Thức cũng sẽ rời khỏi xác thân sau một thời gian. Thần Thức sẽ thoát ra khỏi thân xác người chết ở những vị trí khác nhau tùy vào Nghiệp lực. Nếu nghiệp lực nặng nề thì Thần thức sẽ thoát ra từ phần dưới của cơ thể người chết như từ bàn chân từ bụng hay đầu gối. Nếu Nghiệp lực thanh cao tốt lành thì Thần thức sẽ thoát ra từ trán, mặt hay ngực.

Nhiều tài liệu Kinh điển cổ xưa cho hay rằng có thể quan sát sắc thái, tình trạng, cảm giác thể hiện nên gương mặt của người sắp chết mà suy đoán vị trí thoát ra của Thần Thức như sau: Khi thấy gương mặt người chết nhăn nhó, mặt xám đen, quằn quại thì biết ngay là Thần Thức thoát ra từ bàn chân. Nếu người sắp chết đòi ăn, đòi uống, tiếc nuối, than vãn, khổ sở, đau đớn thì Thần Thức chuyển từ bụng xuống đầu gối và thoát đi.

Nếu người chết bình tỉnh, sáng suốt, dặn dò người thân mọi điều và giả từ ra đi hay từ từ nhắm mất trong an bình tự tại thì Thần Thức sẽ thoát ra từ ngực hay trán hoặc mặt.


NGHIỆP CÓ NHIỀU LOẠI:

Nếu phân chia theo chi tiết thì có rất nhiều loại Nghiệp khác nhau.

Tuy nhiên để hiểu khái quát, chúng ta chỉ nên nhớ mấy loại Nghiệp chính sau đây:

1) Nghiệp hiện tại: Tạo ác và bị quả báo ngay trong đời. Ví dụ anh A giết người và mấy năm sau anh ta bị tai nạn qua đời.

2) Nghiệp đời sau: Do tạo nghiệp đời này và đời sau (kiếp sau) mới bị quả báo. Có khi đến mấy kiếp sau mới bị quả báo.

3) Nghiệp bất định: Quả báo đến không nhất định về thời gian có thể mau hay chậm.

4) Nghiệp tích lũy: Nhiều nghiệp quả từ nhiều đời tích tụ lại.

5) Tập quán nghiêp: Nghiệp tạo ra theo tập quán . Ví dụ người làm nghề giết mổ heo gà vịt hành nghề lâu thành tập quán không bỏ.

6) Nghiệp Cận tử: Nghiệp tạo ra vào lúc gần lâm chung. Ví dụ một người lúc gần chết dùng vũ khí giết người vì căm tức hay để trả thù.


NGUYÊN NHÂN HÀNH ĐỘNG PHÁT SINH MỨC ĐỘ NGHIỆP QUẢ.

Khi một người làm việc ác cùng với sự hăng say thích thú trong lúc hành động thì quả báo đến với họ gia tăng. Nhưng nếu một người làm điều ác theo lệnh cấp trên, bị bó buộc, bị sai khiến, thúc hối phải làm nhưng trong lòng không muốn, cảm thấy đau khổ xót xa vì biết là mình làm điều ác thì nghiệp quả vẫn tạo ra nhưng không lớn lao như người vừa mô tả trước. Vậy các nguyên nhân giữ vai trò quan trọng trong luật quả báo. Anh A làm điều ác, quả báo phản hồi về hành động ác ấy tùy vào nguyên nhân nào đã khiến anh ta hành động. Nguyên nhân ấy có thể do lòng gian ác hung bạo hận thù hay có thể là do bị bắt buộc nếu không làm thì anh ta phải chịu chết. Như thế nguyên nhân gây hành động tàn ác khác nhau nên hậu quả do quả báo đem lại khác nhau. Khi bàn về sự kiện này có người đã dựa vào lý luận để bào chữa cho hành động sai quấy của mình như người ăn trộm nghĩ rằng: Vì đói vì muốn cho vợ con hạnh phúc nên anh ta phải đi ăn trộm nên theo anh ta thì nguyên nhân ấy chắc sẽ không nhận quả báo quá nặng nề!

Nếu lý luận theo cách đó thì rõ ràng anh ta chưa hiểu thế nào là thiện tâm là đạo đức là quả báo.
Nếu cứ nghĩ sai lạc như thế thì kẻ giết người cũng sẽ bảo rằng: nếu tôi không giết người đó thì người đó sẽ tố cáo tôi – vì tôi sợ nên tôi phải giết thôi. Lý luận ấy cũng hồ đồ như có một kẻ sát nhân đã bảo: Tôi phải giết người ấy để lấy tiền bạc vì gia đình tôi đang túng thiếu !

Làm việc thiện không phải lớn lao mới tạo phước đức. Đôi khi việc nhỏ mà hành động với Tâm lành thì phước đức lại rất lớn lao. Nhiều người nói ta toàn chuyện phước thiện lớn lao ý nghĩ to lớn nhưng thực tế thì chẳng có gì cả.

Đã có biết bao người thường nói: “Cầu cho tôi được trúng số tôi sẽ xây mấy cảnh chùa nhà thờ! Tôi sẽ… Tôi sẽ… “Chuyện trúng số thì biết bao giờ mới trúng, nên chi cứ nói mà không thấy trong khi có người lở đường xin chút tiền mua cơm ăn lại không cho, nghe đồng bào bị bảo lụt đói lạnh không dám bỏ vài đồng đóng góp. Thực tế trước mắt không thực hiện, chỉ thực hiện ở đầu môi chót lưỡi mà thôi. Thế gian có vô số người như thế.

Theo các kinh sách và lời giảng của các bậc tu hành thì trong cuộc đời dù ta làm việc Thiện nhỏ nhoi tới mấy đi nữa thì đó cũng là gieo mầm phúc thiện.

Cứ mỗi ngày mỗi giờ mỗi phút ta suy nghĩ những điều tốt lành làm những việc hướng Thiện thì dù nhỏ tới mấy nhưng cứ một ít, một ít dồn chứa tích tụ lại và cuối cùng đời ta cũng sẽ tạo được phước lành nếu không có ngay trong đời này thì cũng sẽ ở đời sau.

Mình muốn được mọi người thương mến mình thì cách hay nhất là mình phải thương mến mọi người hay ít nhất là đừng ghét họ. Vậy cái nguyên nhân tạo nên mối thiện cảm tốt lành chính là Tình thương.
Do đó Kinh Phật có câu: “Đem yêu thương xóa bỏ hận thù”.

Theo thuyết luân hồi thì mọi thứ trên thế gian khi có sự gặp gỡ hội tụ liên kết nhau là do ở nhân duyên, nghiệp lực làm phát sinh.

Tại sao cô con gái nhà đó lại làm con dâu nhà tôi?

Tạo sao ông bà ấy lại là cha mẹ chồng của tôi?

Tại sao chúng tôi lại sống cạnh nhau?

Phải chăng là do có nghiệp báo luân hồi với nhau?

Phải chăng chúng ta có Nợ với nhau?

Như vậy, nếu có thì chúng tôi phải sống với nhau như thế nào cho tốt?

Thật ra còn vô số sự kiện mà từ đó phát sinh nghiệp quả chồng chất ngày càng lớn lao như tội lừa dối(lừa dối chồng vợ, con cái, bè bạn người khác hăm dọa như nặc danh hăm dọa bằng lời nói….), xúi giục (xúi người khác làm điều xấu, hại người), chế diểu (cười cợt khi thấy kẻ khác gặp điều không may), ganh ghét (thấy kẻ khác hơn mình thì sanh lòng tức giận), ích kỷ (chỉ muốn tốt lợi cho mình mà không muốn tốt hay lợi cho người), sang đoạt, (lấy nhà cửa của cải người), gạt gẩm, giả mạo, bày mưu tính kế (chuyên làm giấy tờ giả mạo, sản xuất giả mạo – hàng giả, chế thuốc giả mạo, pha chế thức ăn giả mạo bằng những chất có hại cho cơ thể người tiêu dùng, bày mưu tính kế lừa gạt người hay làm hại người..) ..vân vân .

Những sự kiện vừa kể đã thường xảy ra từ muôn nơi và muôn thuở. Tuy nhiên những người phạm vào các vấn đề trên hiếm người cảm nhận được rằng mình làm điều sai quấy để rồi ân hận hối lỗi mà bỏ qua. Trái lại rất nhiều người biết việc mình làm sai nhưng vẫn cho là không ác hại gì và cứ thế mà tiếp tục. Hậu quả là ác nghiệp tạo thành ngày càng chồng chất khiến tội lỗi ngày càng nặng nề thêm và dĩ nhiên họ phải nhận lãnh quả báo không may sớm hoặc muộn mà thôi. Muốn nghiệp báo đừng tạo thêm và giảm thiểu thì nhớ lời dạy của Phật: Ý nghĩ và hành động tốt lành (Thiện) thì nên nghĩ tới và tiến hành. Nếu việc Thiện đã tiến hành rồi thì nên phát triển việc thiện ấy ngày càng lớn thêm. Ý nghĩ và hành động xấu xa, tàn ác hung dữ thì nên diệt ngay trong ý nghĩ, không cho phát sinh. Nếu lỡ đã tiến hành thì nên ngừng lại và dứt bỏ không làm nữa.


NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN TA PHẢI ĐAU KHỔ!!!

Con người sinh ra và sống trên cõi đời không ai là không khổ. Từ vua quan cho tới kẻ cùng dân, ai cũng đều có cái “Khổ” riêng cả. Cư sĩ T.Q. đã nêu một vài cái Khổ trong bài viết “Thân thể con người”: Cái chết là một cái Khổ trong 8 thứ Khổ của con người:

Khổ vì bị Sanh ta, Khổ vì bị Già, khổ vì bị Bệnh, Khổ vì bị Chết, Khổ vì bị gần với những thứ mình không ưa, Khổ vì bị xa với những thứ mình ưa thích, Khổ vì muốn mà không được, Khổ vì có quá nhiều sức khỏe và Ngũ ấm. Ngũ Ấm gồm năm thứ:

1) Sắc: chỉ cho các hình danh sắc tưởng.
2) Thọ: chỉ những cảm giác
3) Tưởng: chỉ những sự tưởng tượng, suy nghĩ
4) Hành: chỉ cho các hành động tạo tác
5) Thức: chỉ cho các cái biết của “Ý”

(Cư sĩ T.Q – thân thể con người – Báo Viên Giác – số 113, tháng 10-1999 Đức Quốc)

Còn có cái Khổ khác nữa do mỗi con người tự tạo ta đó chính là Các Tâm của mỗi người. Cái Tâm đó thường tham lam, thường mơ mộng, tưởng tượng những thứ không có thật mà cứ tưởng là có Thật.

Cái Tâm cũng là nguyên nhân tạo ta những hậu quả. Kinh Phật giáo thường cho rằng: “Mọi sự tại Tâm” đã nói lên điều đó.

Ngoài cái Tâm ta còn có Cái Thân. Cái Thân xác mà ta cho là sự “Của Ta” hay “chính là Ta” Vì cái Thân ấy mà Ta phải Khổ. Có Thân thì có ham muốn vì đó chỉ là các thân vật chất thật sư. Có ham muốn là có chiếm hữu, sinh ra ích kỷ chỉ muốn lợi cho thân mình mà không muốn cho ai được lợi cả. Như thế càng ham sống là càng gây ra nhiều nghiệp quả để rồi nhận lấy quả báo luân hồi đau khổ.

Nếu biết Các Xác Thân chỉ như các áo ta mặc thì sự khổ đau, bệnh hoạn chỉ như cái áo bị rách cũ mà thôi.
Cái xác thân ta đẹp đẽ hay xấu xí thì cũng như cái áo ấy màu sắc đẹp đẻ hoặc không được sáng sủa hấp dẫn. Khi chết chính là lúc cái áo ấy bị thay bỏ không mặc nữa và rồi ta sẽ mặc vào cái áo khác. Khi sống, ta cử động nhúc nhích, đi lại thì cái thân xác ta cử động, nói năng, nhận biết, cảm xúc nhưng thật ra các hổ trợ đó không phải phát xuất từ cái xác thân mà từ nhiều thứ như ý nghĩ, cảm giác, thấy nghe, nếm ngửi…vân…vân. bộc lộ qua tai, mắt, mũi, miệng, lưỡi…Khi chết những thứ đó đều mất đi. Vậy mà chúng ta, ai cũng nghĩ về Cái Thân Xác mình mang và cho đó là Chính Mình. Thật sự thì cái Thân xác ấy chỉ là những vật chất cơ bản tạo nên và sau một thời gian cũng quay về với cát bụi mà thôi. Để chứng minh cái Thân xác ấy có phải của Ta không thì ta hãy nhớ lại là Cái Thân ấy có hoàn toàn theo ý ta không? Ta thì luôn luôn muốn khỏe mạnh, nhưng xác thân muốn đau yếu, bệnh hoạn muốn chết khi nào là tùy ý nó. Ta không muốn uống nước nhưng cái xác thân lại Khát và ta phải chìu ý nó. Ta cố rán sức thức nhưng cái Xác Thân cứ muốn ngủ không theo ý ta. Có khi ta quyết nhịn ăn, nhưng cái Xác lại đòi ăn. Rõ ràng là cái Thân làm ta Khổ

Ngay cả Cái Tâm mà chúng ta nghĩ ngợi, phân tích, suy tính thiệt hơn ta cũng tưởng là “của Mình” luôn.. Nhưng cũng chính Cái Tâm làm mình khổ. Tạo sao Cái Tâm thật sự không phải là Ta?. Nếu Tâm là Ta thì chỉ có mỗi một thứ Tâm thôi, cớ sao lại hai thứ như Tâm Thiện và Tâm ác? Vậy đã là Cái Ta thì tại sao lại là hai được? Còn Cái Tâm làm cho ta đau Khổ thì thật quá nhiều. Ví dụ như khi Ta muốn điều gì tức là Tâm ta muốn nhưng đâu có phải muốn là đạt được. Ví dụ lúc ta có Thiện Tâm, ta muốn người bị bệnh được lành hay người nghèo có được tiền bạc, nhưng điều mình muốn hay Tâm mình muốn như thế đâu có phải hoàn toàn được như ý. Thế là ta Đau khổ vì không đạt ý nguyện. Đôi khi vì lòng ghen tức căm ghét một người nào đó nên ta muốn kẻ ấy phải bị khổ đau nhưng kẻ ấy vẫn bình yên an lành. Như thế là Tâm muốn mà không được cũng khiến ta đau khổ.

Vậy chính Cái Thân và Cái Tâm làm mình ham muốn, tự cao tự đại, tự ái phân biệt, ích kỷ, tham lam, ganh ghét, giận hờn. tức tối…Nghĩa là vì Cái Thân và Các Tâm mà càng ngày mình càng phát triển
Tham Sân Si, lòng thù hận nhiều lên nhất là khi mình cứ nghĩ là Cái Thân chính là của mình, Cái Tâm chính là mình. Chính vì sự nhầm lẫn mê mờ u tối trong nhận thức về cái xác thân và cái Tâm như thế nên hằng phút, hằng ngày, hằng giờ… mỗi người đều tự tạo cho mình biết bao hành động, ý nghĩ sai lầm tội lỗi khiến tạo ra biết bao nghiệp báo chồng chất không bao giờ vơi mà mình không biết??!…!…

(Xin cảm ơn tác giả bài Viết)
Nguồn: Thư viện Hoa Sen

Wednesday, September 26, 2018

Chủ nghĩa xã hội tại Venezuela



Hôm qua tổng thống Trump nói về chủ nghĩa xã hội tại Venezuela. Ông nói rằng Venezuela là một điển hình cụ thể về tai hoạ của CNXH đối với một đất nước. Từ một nước giàu có nhất trở thành phá sản. Ông cũng kêu gọi thế giới hãy nhìn rõ thực chất & những hậu quả mà CNXH đã gây ra cho xã hội loài người.


Tuesday, September 25, 2018

Giai thoại & sự thật,



Nhiều nước châu Á, lập quốc đã lâu nhưng vẫn còn lạc hậu ì ạch so với những nước phương Tây non trẻ, là do ý thức hệ phong kiến nặng nề, chiến tranh triền miên, mâu thuẩn nội tại & văn hoá đặc thù. Ngoại thì nước này lo xâm lấn nước kia. Nội thì triều đại này lo thanh trừng triều đại khác. Chia năm xẻ bảy, trả thù nhau, giết chóc nhau. Rồi lo củng cố quyền lợi, phân chia lợi ích cá nhân, cha truyền con nối, lấy công nuôi tư, bỏ nước lấy nhà. Lại ít có tầm nhìn cho đại cuộc, hoặc nếu có thì bị đố kị trừ khử. Một nguyên nhân chính nữa là rào cản của văn hoá mê tín, nặng tính giai thoại tâm linh, tư duy làm theo, biện chứng nhưng lại siêu hình, không (hoặc không dám) phản biện. Tốn kém quá nhiều thời gian và tài lực trong việc lăng tẩm đền đài, hư danh hủ tục, huyệt mộ địa lý, lễ nghi phép tắc thái quá, tập tục mê tín ...

VN, một đất nước sinh ra với những giai thoại từ buổi ban đầu, con rồng cháu tiên, trăm trứng trăm con, nỏ thần giữ nước, thần rùa mượn gươm ... mang nặng hồn thiêng sông núi. Nhưng không phải chỉ ở VN, mà nhiều nước khác cũng có những giai thoại tương tự như thế. Dĩ nhiên đó là điều cần thiết, là niềm tự hào dân tộc, là huyền thoại tạo nên nguồn linh khí cho một đất nước, mang tính kế thừa. Tuy nhiên cái khác nhau là ở xứ khác, người ta phân biệt rõ giữa giai thoại và đời sống thực tế, giữa phần "hồn" và phần "xác". Phân biệt được cái nào giả cái nào thiệt !

Ở VN, đại đa số người dân ai cũng phân biệt được như thế, nhưng cũng không hiếm người lẫn lộn mơ hồ giữa những giai thoại và sự thật. Kể cả một số trong giới quan chức hoặc báo chí truyền thông, mới lạ. Thậm chí biến tướng thành mê tín, tuyên truyền, thật giả bất phân. Nhiều địa phương vẫn nhất mực tin tưởng chuyện phong thủy trấn yếm huyệt mộ, hối lộ thiên binh thiên tướng. Nhiều giai thoại cũ ngày xưa nay được thêm thớt, thay da đổi thịt, thành những câu chuyện nóng hổi thời nay.

Như chuyện phong thuỷ đúng sai ai mà hiểu hết, đồn đãi là chính. Giai thoại vẫn chỉ là giai thoại, lời đồn vẫn chỉ là lời đồn. Ngay cả trong thời đại internet này, chuyện mới xảy ra thôi cũng tin giả tin thật tràn lan, huống hồ gì những truyền thuyết, giai thoại dân gian, câu chuyện phong thuỷ, cả ngàn năm về trước. Phong thuỷ ngày nay ở một số nước là bộ môn nghiên cứu mang tính khoa học, chứ không phải nặng về mê tín tâm linh. Tuy nhiên, nhiều  địa phương, xóm làng, gia tộc VN, vẫn quan niệm nhất huyệt nhì trạch, nên hơn thua nhau từng ngôi chùa, cái mộ, đền làng, nhà thờ, ngõ xóm.... Hết đất tư rồi lại đất công. Nhiều gia đình tâm linh thì cho rằng mồ mả càng hoành tráng, đời sau càng phát đạt. Nhưng cũng lắm người so đo hơn thua nhau chỉ đơn giản là vì mặt mũi, sĩ diện, liền chị liền em. Không hiếm những trường hợp lợi dụng quyền hành, lạm dụng của công, phô trương thái quá.
Trong lịch sử VN xưa nay, có lẽ đến thời kỳ này là nhiều tượng đài, nghĩa trang, mồ mả, chùa chiền, nhà thờ gia tộc ... được xây dựng hoành tráng nhất. Không phải chỉ là khía cạnh tâm linh, mà còn lo bị "thiệt thòi" ở khía cạnh khác. Cả công lẫn tư, so về mồ mả và công trình tượng đài, hiếm có nước nào sánh vai được VN hôm nay. Dĩ nhiên, cũng phải là gia đình quan chức có tiền thôi, còn đối với người dân đen lam lũ, điều đó mãi mãi chỉ là những ước mơ xa vời. Có một số ý kiến cho rằng xưa nay triều đại nào cũng vậy, từ Ai Cập, Ấn độ, Trung Quốc ... vua quan mà chăm chút lăng mộ càng nhiều, thì nhân dân càng thiệt thòi khốn khó !

Nhớ có năm, mình và ông anh lái xe đi lang thang bao nhiêu tỉnh ngoài Bắc, mệt đâu nghỉ đó, đói đâu ăn đó. Đi đến đâu cũng nghe nhiều giai thoại rất thú vị, từ ngôi đền làng cây đa, cho đến từng ngọn núi con sông. Chính sử, dã sử, dân gian, chính truyện, ngoại truyện, đủ hết. Từ chuyện ông Cao Biền cỡi diều giấy trấn yểm long mạch nước Nam cho đến thầy Tả Ao trên núi Hồng Lĩnh, Hàm Rồng. Từ con cọp trắng cứu người cho đến con rắn thần phủ phục. Từ xứ địa linh nhân kiệt cho đến ngôi làng ăn mày ..v.v. Tỉnh nào quan chức càng nhiều thì giai thoại càng nhiều, lăng tẩm đền đài càng nhiều, chùa chiền mồ mả hoành tráng càng nhiều. Thăng Long, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh ..v.v.. đâu cũng là tích xưa chuyện nay, vô cùng phong phú. Chuyện lên đồng lên bóng, nói chuyện với cõi âm cũng nhiều, mình có ghé vài nơi ở Thanh Hoá để coi cho biết.

Có nhiều giai thoại nghe trùng hợp giống nhau từ nhiều địa phương, nhưng ai cũng cương quyết bảo vệ giai thoại của xứ mình là "chính sử". Ví dụ như câu chuyện tự hào nhất của Ninh Bình là ngài Đinh Bộ Lĩnh làm vua, nhờ ông bơi lặn giỏi, gạt được ông thầy địa lý Tàu, cải táng hài cốt của cha ruột là con rái cá (mẹ là bà Đàm Thị) ở huyệt Long Mã dưới đáy sông. Sau khi làm vua nước Đại cồ Việt, bị ông Tàu phát hiện, nhờ người khác trấn yểm huyệt Long Mã đó, nên lại bị Đỗ Thích giết. Ở QN cũng có câu chuyện tương tự thế, là ông vua Nam Chiếu bên bờ sông Trà & huyệt Hàm Rồng. Bà Mẹ là nàng Thiệu Khôi bị con rái cá cưỡng hiếp. Rồi ông đánh đuổi được giặc Tàu, làm vua Nam Chiếu. Sau lại bị Cao Biền dùng mưu gạt Thiệu Khôi, vô tình giết con mình. Tương tự như thế, có nhiều giai thoại địa phương người ta kể, nhưng cũng không biết tên họ nhân vật. Đôi lúc nghe kỹ thì na ná như chuyện Vũ Công Duệ, Lương Thế Vinh, Mạc Đĩnh Chi, Huyền Trân Công chúa, Yết Kiêu Dã Tượng, Chúa Sãi, Trạng Quỳnh ....v.v.

Nói chung những giai thoại lịch sử thì vô vàn, truyền thuyết trong dân gian cũng thế, phong phú đa dạng. Lâu nay những giai thoại điển tích đó được lưu truyền rộng rãi, như một truyền thống dân tộc đáng quý, nuôi dưỡng hồn thiêng của đất nước. Nhưng thời này, có một số người lại lợi dụng những giai thoại ấy, phóng đại hư cấu, để mưu cầu những mục đích khác. Đôi lúc có sự hiểu lầm, vượt quá giới hạn phô trương. Vô tình hay cố ý, trở thành tuyên truyền mị dân thì quả nhiên là điều không tốt, thậm chí còn phản tác dụng.

Chuyện xưa đã thế, nhưng giai thoại thời nay cũng không hiếm. Cũng như mấy hôm nay trên mạng đồn rầm tờ báo nào đăng chuyện phải bắt đom đóm để học vào những năm 60 ngoài Bắc. Thực ra thì vào thời chiến tranh, thông tin hạn chế, những giai thoại như tự tẩm xăng đốt chạy vài trăm thước, bị bắn vài chục viên vẫn lái xe tăng tiến lên, máy bay bay thụt lùi tắt máy núp vô mây, thả diều bắt máy bay, thả ong đánh giặc .v.v.. có thể có tác dụng nhất định của nó. Còn thời nay, đang kêu gọi công nghệ 4.0, mà vẫn duy ý chí những câu chuyện "đom đóm" như thế chỉ làm hại cho nước nhà nhiều hơn. Ít ra làm mất đi sự khả tín của báo giới, thể hiện tính giáo điều, xu nịnh, tư duy suy luận phân tích nghèo nàn !



Saturday, September 22, 2018

Lời thiên thu gọi ...



Đọc được tin ông chủ tịch nước VN mất sớm, lúc còn tại chức, điều đầu tiên mình nghĩ đến bịnh gì nan y đến thế, mà khoa học thế giới ngày nay cũng phải bó tay. Nhiều tờ báo thế giới cũng đăng tải tin tức và chia buồn cùng VN. Tuy nhiên tất cả đều thắc mắc về cách giải trình chết bởi nguyên nhân "vi khuẩn độc & hiếm". Dẫu sao thì người cũng đã ra đi, sinh tử xưa nay vốn không ai tránh khỏi, nhưng có những câu chuyện mãi mãi vẫn còn là câu hỏi dở dang.... Nhiều người VN trong nước cũng mong mỏi cơ quan chăm sóc sức khoẻ lãnh đạo sẽ sớm tìm ra nguyên nhân của những căn bịnh lạ, nan y, ngày càng nhiều.

Nhớ có lần đọc bài phỏng vấn của ông hiệu trưởng (hay thầy cũ) của ông CT dưới quê Kim Sơn, Ninh Bình. Ông thầy cũ nói ông CT sẽ là "Đinh Bô Lĩnh thứ 2 của Ninh Bình". Mình thắc mắc, không hiểu ý ông nói là chuyện làm vua hay là chuyện "dẹp loạn 12 sứ quân". Chuyện làm vua thì dễ hiểu, còn chuyện dẹp loạn sứ quân thì thời nay khác hẳn thời xưa. Thời này sứ quân cũng không chỉ đơn giản là cỡi ngựa cầm gươm. Thực ra người dân làng quê VN bao giỡ cũng tự hào và hy vọng về những người con của xứ sở mình, quê mình cũng vậy. Nhiều vua nhất, nhiều tướng nhất, nhiều công trạng nhất, nhiều lãnh đạo nhất, nhiều tể tướng nhất ..v.v... Nên có lẽ sự ra đi đột ngột nào cũng làm cho người dân quê ngỡ ngàng !

Sáng nay cũng mới đọc được trên báo VN nói rằng ông thủ tướng Hun Sen được ông TDQ cắt tóc cho đến 5 lần. Một kỷ niệm đẹp, và cũng phải nói trí nhớ ông Hun Sen này tốt thật. (Nhớ hồi mình học đại học, ở ký túc xá, bạn bè cũng hớt tóc cho nhau hoài, mà giờ làm sao nhớ nỗi mấy lần ?). Hôm qua, thấy nhiều lãnh đạo thế giới gởi lời phân ưu đến gia đình ông CT và đất nước VN. Hãy cứ cho nhau những lời tốt đẹp khi người nằm xuống, RIP. Thời nào cũng thế, những chuyện đóng góp cho chính trường hay quyền lực lúc còn tại vị thì cũng dễ đọc thấy qua báo đài, nhưng thành tựu thực sự của một người lãnh đạo là những gì còn đọng lại trong lòng người dân sau khi nằm xuống. Cứ trông dân mà nghiệm ra quan !

Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
(Nguyễn Du)


Thursday, September 20, 2018

Một thời mơ ước ...

Mấy hôm nay nhìn thiên hạ xôn xao chuyện chú Ủn nắm tay bác Moon đi ăn mì lạnh, sashimi, đi thăm núi thiêng Paektu. Bỗng nhớ tới những bài hát cũ rất quen thuộc, một thời mơ ước của bao người dân Việt .... Oh, nhớ quá !

















Saturday, September 15, 2018

Hội, Họp phụ huynh ở Mỹ



Trước hết cũng nên biết là ở Mỹ, chương trình giáo dục chủ yếu dựa vào quyết định của chính quyền tiểu bang, quận hạt, chứ không phải là của chính phủ liên bang. Không có chương trình giáo dục chung cho cả nước, không sách giáo khoa chung, không có kỳ thi tốt nghiệp phổ thông chung, không cải cách chung ... Nên sẽ không ngạc nhiên lắm khi có ông bà VK này nói chỗ tui trường dạy như thế này, người khác lại nói con tui học như thế khác.

Nói đến chuyện hội, họp phụ huynh ở Mỹ, mình thấy họ làm việc hay và thực tế, đáng học hỏi. Nhưng dĩ nhiên là những nước như VN sẽ không dễ dàng học theo cái hay chỗ khác được, vì còn rất nhiều cơ chế chằng chịt. Vả lại cũng chưa chắc là chấp nhận thiên hạ ưu việt hơn mình. Ví dụ như muốn làm theo cách lập hội phụ huynh ở Mỹ thôi, thì cũng sẽ phức tạp lắm rồi. Lập hội đoàn sinh hoạt, thì cũng phải cần quy trình, đơn kệ, xét duyệt của bộ giáo dục cho phép thuận chủ trương, chính sách. Có khi còn phải lên cả bàn nghị sự quốc hội, trình tbt, thủ tướng chính phủ, chứ chẳng vừa. Nếu không, công an cho là vi phạm luật hội đoàn, tập trung trái phép, thế lực thù địch, cấm đoán. Báo chí lề phải lề trái sẽ nhảy vào, đứa nói đúng, đứa nói sai, đứa thổi phồng, đứa bóp méo, đứa nịnh đầm vu khống, đứa hù doạ vu vơ, đứa đâm thuê chém mướn, đứa tát nước theo mưa... rối cả lên. Mạng xã hội thì nhiều khi nghe chữ được chữ mất, không cần kiểm chứng phân tích, cứ thế mà like, mà phát tán, mà bàn đề, luận trạng, thánh phán. Không lâu, tất cả sa lầy mê hồn trận, người nghe chẳng biết đúng sai, đầu đuôi ở đâu. Dông dài nhưng đó vẫn là những chuyện thường có thể xảy ra !

Trở lại chuyện hội phụ huynh học sinh của các trường phổ thông ở Mỹ. Mỗi trường đều có hội PTA/PTO (Parent-Teacher Association/Organization), bao gồm phụ huynh và thầy cô giáo. Nhiều trường cấp 3 còn cho cả học sinh tham gia thành ra hội PTSA (parent-teacher-student association). Hội này sẽ là cầu nối liên lạc giữa gia đình và nhà trường, tổ chức các sự kiện lễ hội, hoạt động xã hội, thể thao, văn nghệ, hổ trợ cho sinh hoạt học đường. Phản ảnh ý kiến của cha mẹ và địa phương đến với nhà trường. Ngoài ra hội này cũng tổ chức tham gia vận động bán hàng, văn nghệ, kêu gọi đóng góp của phụ huynh, để gây quỹ điều hành và thực hiện tôn chỉ mục đích phục vụ học sinh và thầy cô giáo. Ở nhiều địa phương, các hội đoàn này rất mạnh, đã góp phần lớn trong công cuộc giáo dục và kết nối cộng đồng. Nếu phụ huynh nào có điều kiện thì tự nguyện tham gia điều hành, hoặc thiện nguyện đóng góp, không bắt buộc.

Còn họp phụ huynh là cơ hội để cha mẹ gặp mặt với thầy cô giáo dạy con mình, không nhất thiết có liên quan gì đến hội PTA/PTO. Năm nào cũng có, có khi năm gặp vài ba lần. Cũng không bắt buộc, cứ thông báo về nhà, cha mẹ nào quan tâm thì đi, không thì thôi. Nhiều phụ huynh con em mới nhập cư, trở ngại về ngôn ngữ, hoặc phải đi làm lụng nhiều, nên cũng ít tham gia. Mình có quen một số gia đình VN, chưa bao giờ đi họp hành phụ huynh, nhưng rồi "đời mình cũng qua". Nhiều trẻ tự biên tự diễn rồi cũng thành đạt, có khi còn trở lại dạy cho cha mẹ hiểu biết thêm về đời sống & văn hoá xứ người. Thời mới đến Mỹ, nhiều gia đình có con em bỏ học, kết bè kết nhóm, cả năm chưa biết, vì mãi vất vả kiếm sống mưu sinh, gởi tiền về quê nhà. Đến khi cảnh sát hoặc nhân viên xã hội đến nhà mới biết, rất đáng thương. Thực ra, những buổi họp phụ huynh này rất quan trọng, nếu mình muốn biết con cái được dạy dỗ như thế nào. Thầy cô thường sẽ trình bày những phương thức, nội dung chương trình, và cách dạy của họ. Cũng như cách cho điểm, cách thưởng phạt, cách liên lạc chặt chẽ giữa thầy cô và phụ huynh để hổ trợ con em học sinh trong năm. Đó cũng là dịp cho cha mẹ và thầy cô trao đổi những quan tâm cụ thể về từng cá nhân học sinh hoặc thắc mắc của phụ huynh. Đặc biệt là không "phong bì" nghen :-).

Phụ huynh xứ này có thể tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi giáo trình và cách dạy. Dĩ nhiên là được sự đồng thuận từ thầy cô giáo hoăc hội đồng (board). Cũng có nhiều cha mẹ không đồng ý với các giáo trình, tài liệu hoặc phim ảnh mà thầy cô xử dụng trong dạy dỗ, thì có quyền phản đối và không cho con tham gia. Không đồng ý nữa, thì kiếm trường khác hoặc đem con về nhà tự dạy cũng được (homeschooling). Những chuyện như thế này thì khó mà thực thi được ở quê nhà. Nhiều người ở VN rất sợ làm "mất lòng" thầy cô giáo. Chuyện "nói không" với nạn tiêu cực thôi, mà bao đời bộ trưởng đã bó tay rồi. Nhiều bậc cha mẹ cứ đưa cái phong bì rồi giao trứng cho ác, mà không biết con mình sẽ học những gì, tròn vuông hay tam giác ! Ngay cả trường quốc tế ở VN cũng vậy. Không biết bây giờ có tiến bộ hơn chưa, chứ lúc trước nhiều trường cứ mướn giáo viên bừa bãi, nhất là những trường "quốc tế" trá hình. Cứ tây, cứ nước ngoài, xí xô xí xào, là mướn vào. Nhiều "thầy cô" chưa từng qua trường lớp sư phạm hoặc kinh nghiệm dạy dỗ nào. (Nên lưu ý là ngay cả những người tốt nghiệp sư phạm tại Mỹ cũng phải qua thời gian thực tập, phụ lớp, rồi mới được đứng lớp. Dạy lớp nhỏ càng khó hơn). Thế nhưng ít có phụ huynh nào dám lên tiếng sửa sai, hoặc ý kiến ý cò. Do vậy, cũng không hiếm lắm những câu chuyện chất lượng giáo dục dở khóc dở cười !

Mới hôm tuần rồi, mình đi họp phụ huynh cho con. Đứa con có ghi tên học lớp lịch sử "Lessons in Vietnam" (tạm dịch: Những bài học ở Việt Nam). Ông giáo thấy mình đầu đen, da vàng mũi tẹt, hỏi thăm có phải là người VN không ? Thế là cuối giờ họp, tha hồ rôm rả chuyện Việt Minh, Việt Cọng, Cọng Hoà, OSS, Tân Trào, Hồ chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Truman, Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon, Hiệp định Sơ Bộ 1946, Geneva 1954, Paris 1972 ....
Thấy ông thầy mê VN thế, mình nói - Thầy nên để dành tiền mà đi thực tế VN một chuyến. Dĩ nhiên bây giờ không còn những thứ của trước năm 1975 mà thầy đã từng đọc. Nhưng vẫn còn đó văn hoá nón lá(*), phở, cafe ...và những ngổn ngang mơ ước của một dân tộc. VN ngày nay đã có những ngôi tháp cao nhất, những cây bánh tét dài nhất, những tượng đài lớn nhất, những cáp treo dài nhất, và quan trọng nhất là như Bùi Giáng nói ....Dạ thưa xứ Huế bây giờ. Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương .... :-) .

(*) theo cựu BT Văn hoá HTA


Friday, September 14, 2018

Tản mạn : Đợi bão, nhớ quê ...



Cơn bão Florence được dự báo là siêu bão trong mấy chục năm nay, nhưng may mắn là khi đổ bộ vào bờ thì lại giảm cấp gió rất lẹ. Ngược lại nó di chuyển rất chậm và bán kính rộng, nên có khả năng gây nhiều thiệt hại về lũ lụt hơn là gió bão.
Ngoài đường hiện giờ đang vắng hoe, nhiều nơi đã bị cúp điện, nơi mình ở dự báo chiều nay bão mới đến. Mấy đứa con vừa nóng lòng hồi hộp, vừa nôn nóng đợi chờ, lâu lâu lại chạy ra cửa sổ ngóng vì chưa từng thấy bão ... Con nít bao giờ cũng thế, không hiểu được cái lo lắng của người lớn. Giống mình hồi nhỏ, mỗi lần có lụt, nôn nóng hồi hộp, thức trắng cả đêm chờ đợi nước lên.

Ngồi uống cafe, nghe nhạc, đợi bão đến, mà nhớ đến ngày xưa ở quê nhà. Quê mình hầu như năm nào cũng có mưa gió bão lụt, không lớn thì nhỏ. Thực tình mà nói, hồi nhỏ nhiều đứa còn mong cho có lụt bão, được nghĩ học mà lại được "ăn ngon". Nói đến món ăn mùa lụt bão thì làm gì có chuyện cao sang mỹ vị, nhưng lại là những món nhớ đời, cho mãi đến ngày hôm nay. Ngồi mà kể lại thì cả ngày chưa hết.

Nào là canh khoai, cá chuồng kho mít, cá khô, mắm chưng, cá trôi, cá diếc, dế cơm chiên dòn, kho quẹt tóp mỡ, mắm cá cơm, mắm mực, mắm ngừ ... Trước 75, còn có cả thịt hộp, cá hộp, mì tôm trong thực đơn bão lụt. Sau 75, thời bao cấp nghèo đói, thì khoai lang khoai mì, bo bo gao mốc, có gì ăn nấy. Nhưng ngày lụt ăn gì lại chẳng thấy ngon ? Ăn xong lội nước, lội phố, ra sông coi thiên hạ vớt củi, cất rớ, gỡ lờ, cắm câu, bủa lưới ... Đi một vòng về đã thấy đói bụng lại.

Nói chuyện đồ ăn, mấy hôm rồi thiên hạ ở đây ùn ùn đi mua đồ ăn nước uống dự trữ cho những ngày bão đến. Mấy siêu thị sạch trơn, nhất là khu vực bánh mì lương thực khô. Thực ra món ăn của người Mỹ đơn giản, đơn điệu, và họ ít có thói quen dự trữ nhiều. Còn dân An Nam ta thì có đi tới đâu cũng vậy, đồ ăn đồ uống lúc nào cũng dự trữ, lo xa, trừ mấy anh độc thân trên răng dưới rún. Chỉ tính sơ sơ mì gói, gạo mắm, xì dầu, lạp xưởng, chà bông, chả lụa, thịt cá đông lạnh trong tủ ... thì nếu cả tháng trong nhà, dân Mít ta vẫn ung dung tự tại mà coi phim Tàu phim Hàn, phim hài, Paris by night, hát karaoke, gọi VN, gọi bạn bè, bàn chuyện chính trị thời sự online, chơi facebook .... trừ khi bị cúp điện !

Hôm rồi, mình cũng ghé tiệm á đông chơi trái mít cho "có phong trào". Nhưng thực ra là mình không thích mít chín bằng mít non. Xứ này hiếm khi thấy bán mít non tươi, đa phần là trong hộp. Nói mới nhớ, hồi mấy chục năm trước, thời mới tị nạn đến Mỹ, một số ít dân Việt cũng tự kỳ thị nhau, phân biệt kẻ đến trước người đến sau. Quả là đất nước trọng hơn thua, nên mới có chuyện thân phận tị nạn với nhau mà vẫn "mít ướt, mít ráo". Có ông hồi đó hỏi mình - Phải tại dân VN thích trồng mít và ăn mít nên được gọi là VN mít không ? Làm mình lặn lội vô thư viện kiếm quyển sách nói về Annamite đưa cho ổng coi. Luôn tiện, để ổng biết thêm chút ít về cái ý nghĩa của Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ, và tại sao dân ta lại "thích" phân biệt đến thế.

Trở lại vụ mít non, là một trong những món ở quê hương mà mình ghiền nhất. Mình thuộc loại dân quê nghèo, nên toàn là khoái món dân dã. Mít non, nấm rơm, nấm mối, măng tre, bắp chuối, canh khoai, bông bí ... Về quê lần nào cũng kiếm mấy món đó mà ăn. Nhiều khi cũng ngại, may là chưa có thằng bạn nào nói xấu " thằng VK đó kẹo kéo quá, rủ mình mà đãi toàn rau thôi, không thấy món thịt cá tiến vua gì cả  :-). Nhà Ngoại mình ở quê trồng nhiều mít, nên ôi thôi nhiều món lắm. Từ huê mít chấm mắm ruốt, cho đến mít non kho cá cơm, kho cá chuồn, kho thịt ba chỉ, kho chay. Rồi đến món gỏi mít xúc bánh tráng thần thánh. Nhớ lần đầu về VN, hồi ông TCS còn sống, mấy người bạn rủ mình vô quán Tib TCS, chỉ đãi đơn giản gỏi rau muống bào, và mít trộn xúc bánh tráng, mà say lúy túy. Bây giờ thì SG quá nhiều quán bán món dân dã như quán Ba Miền, Cô Ba xứ Quảng ...Còn bên Mỹ thì Bolsa, San Jose, Atlanta, Washington DC ...cũng đầy, nhưng vẫn không đâu ngon bằng món của Ngoại mình làm. Mà đứa con nào lại chẳng thấy món của Mẹ, của Ngoại, là ngon nhất ? Mùa mưa bão mà ăn cơm nóng với nồi cá chuồn kho mít non, canh khoai môn nếp tấm, rau tập tàng chấm kho quẹt, thì thôi rồi :-) .

Công bằng mà nói thì xứ nào cũng có những món tuyệt chiêu của nó, tây tàu gì cũng thế. Nhưng với mình thì có đi đâu đi đó, dẫu là Jamon Iberico, Caspian Caviar, Foie gras, Boudin, Rillettes, Schweinsbraten, Asiago, Camembert ... sơn hào hải vị gì rồi cũng không nghiện bằng mấy món dân dã ở quê nhà. Nhưng thời này quán xá nhà hàng ở quê, rồi cũng chạy theo cái xu hướng "thời thượng", nên về quê cũng không dễ tìm được những món bình dân thời thơ ấu. Năm ngoái về quê thằng bạn chở mình đi 3 cái nhà hàng mà tìm không ra cái món bắp chuối hà nàm trộn gỏi, cá chuồn nấu ngót cà chua xanh. Mới tháng rồi về quê, ông anh hỏi mình muốn ăn nhà hàng nào, món gì đặc biệt ? Mình nói thèm bữa cá nục hấp cuốn bánh tráng nướng nhúng nước, đọt rau muống, mắm cáy chua. Ảnh đãi thiệt, ngon tuyệt !

Suy cho cùng, chuyện ăn uống thì ở đâu chắc cũng vậy. Đắt chưa phải là ngon, mà sang chưa phải là quý. Ăn thua là cái "hồn" còn đọng lại trong mỗi con người. Ai tha phương lại không mang theo bên mình những hương vị của một thời? Nhớ một người rất thân với mình đã từng nói "...Có những điều bình thường nhất bỗng trở thành những điểm nhớ quay quắt & những điều ám ảnh ...". Ngẫm lại, cũng đúng. Ngoài trời mưa bão không lo, lại ngồi đây tản mạn chuyện mít non, mít chín ....:-)



Tuesday, September 04, 2018

Tản mạn : Học & hành ..



Giáo dục lâu nay luôn là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ nhất trên thế giới. Là tiên phong dẫn dắt mọi sự tiến bộ trong đời sống con người & xã hội, nên giáo dục lúc nào cũng đòi hỏi sự sáng tạo và cải tiến hợp thời, hợp lý. Ngày nay thiên hạ phân biệt rõ ràng sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục cổ điển (traditional education), và hệ thống giáo dục hiện đại (modern education). Dĩ nhiên là hệ thống giáo dục cũ cũng có những cái hay nhất định của nó, nhưng có rất nhiều thứ không còn hợp thời và hiệu quả nữa.

Nền giáo dục ở VN hôm nay là tiêu biểu của hệ thống giáo dục cổ điển. Thậm chí đến nay vẫn còn chật vật khó khăn để hoàn chỉnh những yêu cầu tối thiểu của hệ thống cũ kỹ đó. (In traditional education all students are lumped together under one instructor, and basic subjects read, write, arithmetic. Individuality is not promoted. There was a certain passing number upon entrance exams to determine if students are 'normal.' Different learning styles, social disorders, and mental illnesses were not what the Broad of Education considered appropriate behavior. This is probably where bullying others that are different originated.)

Ngược lại, rất nhiều nước trên thế giới đã đi quá xa trong lãnh vực giáo dục. Nên nhiều lúc mình cũng rất ngạc nhiên là có một số bạn ở VN ra nước ngoài học thêm (cho dù là Fulbright, hoặc tu nghiệp hoặc chính quy), nhưng khi về nước nắm giữ các chức vụ quan trọng trong ngành, lại không phát huy được những tiến bộ đó. Cơ chế ư ? hy vọng không phải là câu trả lời này !
Cũng có thể là được ra nước ngoài học, nhưng lại không có điều kiện ứng dụng hoặc đi làm để có những va chạm & kiến thức thực tế. Cũng có thể đi tu nghiệp quá ngắn hạn, ngôn ngữ bất đồng, ráng học hành cho đạt yêu cầu thì đã ngốn hết thời gian để nhìn trước ngó sau rồi. Hay là có tiếp thu cái hay cái mới, nhưng ba lô "cái cũ" sau lưng nặng quá, nên khó mà gỡ ra được.... Dẫu thế nào thì cũng là điều đáng tiếc !

Trở lại chuyện "modern education". Ví dụ như ở Mỹ, một trong những nước dẫn đầu thế giới về giáo dục, nhưng chuyện học hành con trẻ ở cấp phổ thông mỗi ngày mỗi khác, mỗi trường mỗi khác, mỗi quận mỗi khác. (Modern education consist of choices, online, independent, education intervention. Social groups are diverse, students can be a cool nerd, jocks can be on the honor roll, people from two different styles walks of life can find common ground and become friends. College is an option for students willing to work hard for scholarships, there are choices).

Cả nước Mỹ cũng chẳng phải theo bộ sách giáo khoa nào, mỗi nơi dạy mỗi khác, tuỳ quận, tuỳ tiểu bang, tuy có dựa trên những chuẩn mực nhất định. Con cái học ở nhà cha mẹ tự dạy cũng được (homeschooling). Trường tư cũng được, trường công cũng xong. Nhiều cha mẹ, phụ huynh, hoặc nhóm thân hữu tự lập trường dạy con em theo hướng của mình cũng được, hoặc dạy chuyên, miễn sao tuân thủ các yêu cầu tổ chức và đào tạo, thì chính phủ trả tiền (charter school). Còn trường lớp vận hành thì cũng khác nhau đủ kiểu sáng tạo. Nhiều trường bỏ hẳn homeworks (bài tập về nhà), có trường chỉ dạy thực tập và bài tập ở trường, học sinh về nhà tự học lý thuyết. Có trường dạy chuyên thêm công nghệ kỹ thuật, hội hoạ, ngôn ngữ ... Có trường tiểu học bỏ hẳn bàn ghế, cho học sinh ngồi dưới đất, mệt thì nằm dưới sàn luôn. Có trường học muộn về trễ cho học sinh đỡ buồn ngủ, có trường khai giảng sớm, có trường nghỉ hè trễ ...v.v.. Nói chung đủ kiểu sáng tạo, nhưng cứ thế mà họ tiến lên, tiến nhanh, tiến mạnh, trở thành những đất nước hàng đầu trong công cuộc thay đổi thế giới nhân loại !

Có thể là bao lâu nay những nước như Trung quốc, Việt Nam ... đi theo cách học từ chương. Do ảnh hưởng nền giáo dục phong kiến cổ điển, thuộc tính lâu đời, nên nhiều quan điểm rất khó thay đổi. Rồi thuộc địa chiến tranh, ảnh hưởng nền giáo dục chính phủ bảo hộ của Pháp. Cho đến thời Liên Xô, TQ ... thì lại càng chồng chất chuyện chính trị & ý thức hệ. Thậm chí nhiều môn học liên quan chính trị, đảng phái, mang tính tuyên truyền, còn kéo dài cho đến ngày nay. Xưa nay, nhiều người vẫn quan niệm tri thức giáo dục là phải đến từ học đường, "không thầy đố mày làm nên". Cứ cho rằng bằng cấp là thước đo kiến thức, nên cứ bằng cấp cao là kiến thức rộng. Bởi thế cứ mãi mê thi cử và tôn thờ bằng cấp, mà không sao thoát nỗi cái mặt trái tiêu cực của nó. Càng không thoát ra được tính giáo điều và những thói quen gởi gắm mua bán trong các hình thức thi cử bằng cấp, cũng như nạn từ chương học gạo trong một số chương trình. Nhiều trường, nhiều học sinh vẫn còn quan niệm dạy & học là để lấy bằng kiếm việc, thăng chức, chứ không phải để ứng dụng vào thực tế đời sống. Giáo trình, sách giáo khoa vẫn mang nặng tính lý thuyết, từ chương, đánh đố, theo quán tính, nhưng lại thiếu hẳn thực hành và tính ứng dụng. Tuy những năm gần đây, giáo trình có nhiều thay đổi và cải tiến, nhưng khoảng cách vẫn còn khá xa so với thực tế nhu cầu đời sống.
Cho đến hiện nay, đại đa số vẫn quan niệm chỉ có con đường đi học mới thay đổi vận mệnh được, càng bằng cấp cao thì tương lai càng sáng lạn, làm quan làm tướng. Tuy nhiên thực tế thì không hẳn là như vậy. (Ở đây không bàn đến các vấn nạn lý lịch, hạt giống đỏ đen, con ông cháu cha, đút lót cửa quyền, lợi ích nhóm ...). Một số ít bậc cha mẹ vẫn còn quan niệm bắt con đi học ngành này ngành kia là để có tiền, nở mặt nở mày, chứ chưa chắc tìm hiểu con mình có thực sự đam mê hay thích thú công việc đó hay không ? Nên cũng có nhiều trường hợp học sinh châu Á bị áp lực và khủng hoảng tâm lý vì phải đi theo những chọn lựa không phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình. Và cũng bởi vì quá xem trọng bằng cấp mà lại không quan tâm nhiều đến kiến thức thực thụ, cũng như đạo đức tư duy của nhân sự, nên nạn bằng giả bằng mua tràn lan. Ngay cả một số các ông hiệu trưởng, trưởng khoa, những người có trọng trách giáo dục, mà cũng vướng vào bi kịch đấy, thì làm sao đào tạo được một thế hệ sau công bằng và học hành nghiêm túc hơn ?

Trong khi đó, những nước văn minh hơn, họ quan niệm thông thoáng hơn, nhẹ nhàng hơn, và thực tế hơn. Họ cho rằng sự giáo dục hình thành từ những hiểu biết được dạy dỗ trong cuộc sống hàng ngày, thông qua nhu cầu tồn tại và phát triển của đời sống thực tế. Trình độ và kết quả khác nhau là tuỳ theo cơ hội và khả năng cũng như tính cách của mỗi con người. Giáo dục luôn được kết hợp từ nhiều yếu tố trong cộng đồng xã hội, trong đó có vai trò của trường học. Tri thức có thể đến từ nguồn giáo dục khuôn mẫu chuẩn mực (formal), và không khuôn mẫu (informal). Trường học là một trong những phương tiện đào tạo của nền giáo dục khuôn mẫu (formal education). Mặt khác, tri thức có thể đến từ những phương tiện khác nhau, đúc kết từ nhiều nguồn trong cuộc sống thực tế, kinh nghiệm bản thân, quá trình công việc, kể cả những công việc tầm thường & cơ cực. Bằng cấp là cần thiết nhưng không phải giá trị định đoạt duy nhất. Cho nên ở Mỹ là nơi có nhiều nhất các ông tỉ phú, nhà phát minh, nhà khoa học, mà không có bằng cấp. Kiến thức do tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tòi mà có được. Thời đại bây giờ thì ngày càng nhiều những chương trình học từ xa, tự giác, tự thi, tự học, tự nghiên cứu ..v.v. Thước đo là kinh nghiệm, là giá trị đóng góp và thành quả cống hiến (có bằng chứng, kiểm chứng hẳn hoi). Ví dụ khi xin đi làm, lúc mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì người tuyển dụng lưu ý đến học trường nào, bằng cấp gì. Nhưng khi đã ra đời đi làm rồi, thì người ta quan tâm đến kinh nghiệm, thành tích, và giá trị đóng góp nhiều hơn. Đại đa số là vậy. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường cũng không đánh đồng bằng cấp và giáo dục. Bởi lẽ đại đa số vẫn hiểu rằng bằng cấp & học thuật chuyên môn tuy quan trọng, nhưng không bảo đảm được giá trị của một con người. Mà chính sự giáo dục kết hợp giữa xã hội, gia đình, và trường học, mới tạo nên tư cách, ứng xử văn hoá, và tư duy của con người. Nhiều người không có cơ hội học hành lên cao, nhưng tư cách ứng xử, đạo đức, và sự đóng góp của họ cho xã hội thật đáng trân kính và ghi ơn. Ngược lại cũng không hiếm những vị có bằng cấp học vị cao, nhưng lại lợi dụng điều đó để làm nhiều điều xằng bậy, gây hại cho bao kẻ khác, thậm chí gây hại cho cả đất nước quốc gia. Đương nhiên là nếu có được cơ hội học hành đàng hoàng ở một nền giáo dục văn minh, xã hội dân chủ bình đẳng, kiến thức tương xứng với bằng cấp, thì bao giờ cũng là điều tốt nhất. Cơ hội tiến thân dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu không có được những cơ hội đó, thì cũng không phải là đường cùng trong cuộc sống.

Albert Einstein nói  “Education is that which remains, if one has forgotten everything one learned in school.” (Tạm dịch: Giáo dục là những thứ còn lại sau khi người ta quên hết những điều đã học từ học đường ". Mark Twain thì nói ” I have never let my schooling interfere with my education”. Tạm dịch: Tôi sẽ không bao giờ để chuyện trường học ảnh hưởng đến giáo dục của tôi". Dĩ nhiên, đúng sai là chuyện muôn đời ... ai muốn cãi nhau thì cứ cãi :-) .

Riêng những ai mà muốn nghiên cứu sâu hơn, rãnh rang muốn đọc thì mình nghĩ là nên bắt đầu từ thưở ban sơ .... Từ thời Plato với quan điểm giáo dục Idealism, Aristotle với Realism ... đến Kant, John Locke, Jean Jacques Rousseau ... rồi cho đến thời Perennialism, Classical Education, Essentialism, Democratic Education, Unschooling Education, Contemplative Education .... Rồi mới dám bàn đến thời giáo dục XHCN của quý thầy Nhạ, thầy Hiền, cô Hương, thầy Đại ...hôm nay :-)

Không phải là có ý ca tụng ngành giáo dục VN, nhưng đọc sách đọc báo quê nhà, lúc nào cũng thấy rất nhiều chữ nghĩa ấn tượng như ưu việt, xuất sắc, cải tiến, gương mẫu, đỉnh cao, thành tựu .vv.. cũng rất mừng. Tuy nhiên, cái cần nhất vẫn là những điều có thực, cái nhìn chân thực, hành động thực tế, kết quả thuyết phục, đường hướng rõ ràng, để con em và phụ huynh của đất nước VN khỏi bị trầy trụa lội bơi giữa những bánh vẽ hứa hẹn & ảo vọng mơ hồ.

Mới năm ngoái, tình cờ nghe được một vị thầy tu PG ở VN thuyết giảng về đề tài "Kinh tế thị trường định hướng XHCN ưu việt nhất thế giới". Mình tá hoả tam tinh, không hiểu ông thầy CQ ấy có nhầm lẫn không, mà dám lấn sân & chủ quan đến thế. Rồi ngẫm lại một tu sĩ suốt đời học Phật tụng niệm, chưa qua một trường lớp kinh tế nào, chưa từng làm kinh tế, mà "hiểu thấu" và "can đảm & hồn nhiên " thuyết giảng được một đường lối kinh tế ưu việt đến thế, thì mới kinh cho cái sự học !

Mấy hôm rày cũng được nghe đủ chuyện, từ chuyện thầy Nhạ đổi mới giáo dục, thầy Hiền đổi mới quốc ngữ, thầy Đại đổi mới đánh vần .v.v.. Mình lại thấy hoang mang và bỡ ngỡ, nửa mừng nửa lo. Mừng vì đất nước không thiếu giáo sư tiến sĩ, lo vì không biết các ngài giáo sư tiến sĩ có làm được việc hay chăng ? Không biết cái mới có tốt hơn cái cũ không, hay chỉ là trống đánh xuôi kèn thổi ngược, vài hôm rồi biến mất ?
Bên cạnh đó, mình cũng nhận thấy một cái khó nữa ở VN là có nhiều "đổi mới" chưa cất cánh đã chết lâm sàng ! Dĩ nhiên là sự thay đổi nào cũng phải trả một cái giá nhất định. Nhưng cái văn hoá hay cũng chê mà dở cũng chê, sự ghen ghét đố kị, thấy người ta chửi mình cũng chửi, thông tin lệch lạc, lắm khi làm lu mờ cái giá trị thực sự của vấn đề. Cái học lâu nay vốn dĩ nhiều nguồn, nhiều phương pháp, nhiều quan niệm, nhiều hình thức học hỏi, giảng dạy. Cái đúng tất được duy trì, cái sai tất bị đào thải, cho dù cưỡng bức đến đâu. Tuy nhiên, khi nghe ông thầy phát biểu "phương pháp dạy cũ thì ai cũng dạy được, còn phương pháp mới của thầy, chỉ có thầy cô giáo mới dạy được thôi". Không biết có sự nhầm lẫn không, nhưng mình hơi ngạc nhiên. Cả thế giới văn minh đi tìm giải pháp rộng rãi giản tiện, để cho con em ngày càng học hỏi nhẹ nhàng, học mọi nơi, mọi chỗ, mọi tình huống. Học mà không biết mình đang học. Còn ta đi tìm cái nhất, cái lạ, cái độc, cái hẹp, cái khác người, chỉ có thầy cô giáo mới dạy được thôi .... như thế sao gọi là giáo dục phổ thông ?

Có người nói với mình "Quê ta có nhiều GS, tiến sĩ ... cả đời chỉ biết lãnh lương công bộc, chưa nghĩ ra được cái gì đóng góp cho đất nước dân tộc cả, nên họ có nhiều trăn trở lắm". Mình hiểu được và rất tôn trọng nỗi trăn trở của quý gs, quý tiến sĩ, quý quan phụ mẫu, quý lãnh đạo. Nhưng quả thật là có những ý kiến làm lợi cho đất nước quê hương, nhưng cũng có những quyết định làm phương hại đến quốc gia dân tộc, mà phải tốn bao nhiêu công sức để sửa sai. Càng bào chữa, càng bưng bít, càng kéo dài sự tổn thất và gây ra nhiều hệ luỵ. Thậm chí kéo dài ảnh hưởng đến bao thế hệ về sau, cây càng cao rễ càng lớn. Ông nông dây chỉ cày sai thửa ruộng, nhưng ông giáo dục mà cày sai xới nát cả thế hệ. Lịch sử lâu nay vẫn thế !


Sunday, August 26, 2018

R.I.P Senator John McCain !




Thượng nghị sĩ John McCain vừa qua đời hôm qua ở tuổi 81. Người dân Mỹ và chính khách trên thế giới đều tỏ lòng thương tiếc. Chính trị gia cả 2 bên đảng phái của Mỹ đều ngưỡng mộ, tôn kính, và tiếc nuối. Ông được ca tụng về lòng yêu nước, sự khẳng khái cương trực, anh hùng, và những ứng xử cao thượng công bằng trong công việc cũng như đời thường.

Đối với ông, quyền lợi quốc gia là trên hết. Từ lúc là một phi công hải quân, phục vụ quân ngũ, bị bắt bớ giam cầm ở Hà Nội, cho đến thời gian dài làm thượng nghị sĩ, phục vụ người dân và đất nước của mình. Ông luôn là tiếng nói mạnh mẽ hàng đầu, cũng như lập trường chính trị rõ nét trong chính phủ. Cho nên có những lúc ông đi ngược lại quyền lợi cũng như ý kiến chung của đảng phái của mình. John McCain từng làm TNS qua nhiều đời tổng thống, rất rạch ròi trong việc bảo vệ quyền lợi quốc gia và tiếng nói đảng phải. Ông từng bảo vệ T/T Obama cho dù là đảng đối lập, và cũng từng phê phán T/T Trump dẫu cùng là đảng Cọng Hoà. Công bằng và cứng rắn, cho dù có xảy ra những xung đột lớn trong công việc.  

John McCain là một tấm gương cho cách ứng xử công bằng trong việc phục vụ người dân và phục vụ quốc gia của mình. Đặt quyền lợi quốc gia trên hết. Riêng ảnh hưởng về phía VN, ông cũng là một trong những người Mỹ được nhắc đến và kính trọng nhất. Thân thiện, cởi mở và cao thượng với cựu thù (là người tích cực vận động cho quan hệ Mỹ-Việt). Nhìn nhận chuyện xưa một cách ung dung và trắng đen rõ rệt (câu chuyện Trúc Bạch, tượng đài, và quà biếu của VN). Công bằng với đồng minh và quá khứ (chương trình H.O với cựu quân nhân VN Cọng Hoà). 

Là người VN, mình luôn cảm ơn những đóng góp của ông trong việc hàn gắn chiến tranh và giải quyết mâu thuẩn, thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước VN. Ông là biểu tượng của sự chiến đấu mạnh mẽ, cống hiến nhiệt tình, công bằng và can đảm nhìn nhận quá khứ. Là công dân Mỹ, mình thương tiếc sự cống hiến của một chính khách giàu lòng yêu nước, trọng dân, luôn luôn đặt quyền lợi đất nước lên hàng đầu !

Rất mong đất nước VN có được những chính khách như John McCain.

Thành kính & vĩnh biệt !





Saturday, August 25, 2018

Bông hồng cài áo - Khánh Ly


Vu Lan và tháng Cô hồn



Ngày mai rằm tháng 7. Người VN ta bao lâu nay vẫn quen thuộc với ngày lễ Vu Lan, với Kinh Vu Lan Bồn (Yulanpen Sutra) & câu chuyện bồ tát Mục Kiền Liên (Mulian/Moggallana) tìm cách cứu Mẹ. Tháng Bảy là mùa báo hiếu, nhưng cũng là tháng cô hồn, là mùa "xá tội vong nhân". Những chiếc lồng đèn trên sông, những vòng hoa tinh khiết, những đóa sen nguyên nụ, những bó hoa huệ hoa cúc tươi rói, đủ loại bánh trái, trầm hương, nhang đèn hoa quả ...đăng dâng như ngày hội lớn. Những bài hát, bài thơ về Mẹ về Cha, và những bông hoa đỏ hoa trắng được cài trên áo như một thông điệp nhắc nhở hàng năm về đấng sinh thành (lệ cài hoa này là do thầy Nhất Hạnh mới đem về VN vào những năm 60).

Thực ra, mãi cho đến ngày hôm nay, câu chuyện về nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan vẫn còn là những dấu hỏi. Có những nghiên cứu không đồng nhất giữa PG Đại Thừa (Mahayana) và Tiểu Thừa (Theravada). Nhiều người cho rằng lễ Vu Lan bắt nguồn từ PG Đại Thừa, xuất hiện khoảng thời gian gần 800 năm sau thời Đức Phật tại thế. Theo Phật giáo Trung Hoa, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ là người dịch Vu Lan Bồn kinh (Yulanpen Sutra) đầu tiên vào đời Tây Tấn, khoảng thế kỷ thứ 3 sau CN. Đến đời sau, một bản dịch khác xuất hiện với tựa đề là "Phật Thuyết Báo Ân Phùng Bồn Kinh", nhưng không rõ người dịch. Mặc dù ở Ấn Độ, khi Đức Phật còn tại thế, con cháu của những người qua đời cũng đã thực hiện nghi lễ cúng dường Đức Phật và chư Tăng như kể trên, nhưng không rõ nét để chứng minh là điển tích Ngài Mục Kiền Liên và kinh Vu Lan bồn (Yulanpen Sutra hoặc Ullambana Sutra) tồn tại vào thời bấy giờ.

Một số học giả phương Tây từng nghiên cứu Phật giáo thì cho rằng câu chuyện bồ tát Mục Kiền Liên mang tính triết lý biểu tượng về ý nghĩa "cọng nghiệp" & sức mạnh của "bá tánh", chứ không hề mang ý nghĩa "cứu độ" và "thần thông". Bởi PG nguyên thể luôn chủ trương tự tu, tự sửa, tự diệt khổ, tự giác ngộ, và tự giải thoát cho chính mình.

Sau khi Vu Lan Bồn du nhập vào Trung Hoa, Lương Vũ Đế là vị vua đầu tiên xuất gia và cũng là người đầu tiên cúng Vu Lan Bồn vào năm 538. Sau đó lễ này được truyền khắp Trung Hoa rồi truyền qua Việt Nam. Theo Đại Việt sử Ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, lễ Vu Lan bồn du nhập vào nước ta rất sớm. Năm 1072, vua Lý Nhân Tông đã từng thiết trai đàn cầu siêu cho cha mẹ. Thế rồi, qua thời gian, Vu Lan bồn dần dần trở thành đại lễ cho đến ngày nay.

Còn những người nghiên cứu PG Tiểu thừa (Theravada) lại nói về Vu Lan có liên quan đến những câu chuyện giáo lý của Đức Phật và đệ tử của Ngài khi giải thích về vong hồn, tái sinh ..vv. Từ đó những câu chuyện về cứu rỗi, đầu thai, vong hồn, ma qủy, xá tội vong nhân (Petavatthu) được lưu truyền ở nhiều nước châu Á như Cambodia, Lào, Thái Lan, Sri Lanka, Singapore, Mã Lai .... Những câu chuyện này không liên quan đến chuyện của Ngài Mục Kiền Liên. Do vậy, hàng năm những nước này cũng có tổ chức ngày Lễ Cô Hồn (Hungry Ghost Festival/Ghost Festival) nhưng không mang ý nghĩa mùa báo hiếu như ở VN.

Cho dù thế nào chăng nữa, thì Kinh Vu Lan Bồn và câu chuyện báo hiếu của Bồ Tát Mục Kiền Liên là một câu chuyện kinh điển PG, một bài học rất đáng trân trọng, và một tục lệ văn hoá đáng được truyền tụng và duy trì trong cuộc sống.

Người VN ta lâu nay theo truyền thống kết hợp cả hai lễ hội vào chung tháng 7, mùa lễ Vu Lan báo hiếu và tháng cô hồn. Rằm tháng 7 thì chùa chiền nào cũng lễ lộc đầy đủ, nghi lễ đàng hoàng. Cúng thí, cầu siêu, cầu an, phóng sanh, hoan hỉ cúng dường rầm rộ. Tháng 7 AL cũng là tháng cuối mùa An Cư Tự Tứ của chư Tăng PG, nên càng đông đủ tăng ni tề tựu về chùa. Nhiều chùa bây giờ còn sáng tạo hơn xưa, tháng Bảy tổ chức văn nghệ, hát hò, nhảy múa, tân nhạc cổ nhạc. Có chùa còn mời Thầy về tổ chức giảng pháp, pháp thoại, ăn chay tụng niệm, hành hương tu tập ...v.v.

Chuyện đi chùa cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà, tổ tiên, để thể hiện hiếu nghĩa, tỏ lòng biết ơn, báo hiếu cha mẹ, thì quá rõ ràng và đáng qúy rồi. Nhưng còn chuyện cúng thí, cúng cô hồn, ngưng buôn bán, đình công ăn việc làm, kiêng cử, sợ xui, sợ phạm ...thì mình không hiểu lắm. Nhiều lúc về quê đi chùa, đi cúng, thấy có nhiều mâu thuẩn rất lạ. Nhưng nghĩ lại đó cũng là một nét văn hoá đặc thù và đức tin của con người. Đâu dám nói là ai đúng ai sai ?

Nhiều người cúng cô hồn chết nhưng sợ cô hồn sống, cô hồn chết chưa hưởng thì cô hồn sống đã thỉnh rồi. Nhiều người suốt năm suốt tháng cầu nguyện người thân siêu thoát, nhẹ nhàng, về cõi niết bàn. Nhưng tháng 7 đến thì lo mua đồ mua đạc cúng đốt  gởi xuống âm phủ. Nhiều người hồi sống không lo nỗi cho cha mẹ người thân, nhưng khi người chết rồi, lại rộng rãi hẳn ra. Xe hơi, nhà lầu, điện thoại Vertu, karaoke, chân dài, osin, rượu ngoại, đô la .... không ngại mà đốt. Thử nghĩ lúc trên dương gian đã vất vả kiếm tìm chân dài chân ngắn, xe hơi nhà lầu, vật chất hơn thua... bây giờ xuống dưới chắc gì họ lại muốn mang nặng gánh gồng đeo đẻo trên vai. Sức đâu nữa mà chân dài chân ngắn, bia ôm, karaoke. Nhiều người một mặt lo sợ người thân ở dưới không đủ khả năng tậu đủ cơm no áo mặc, nên cúng đốt hậu hĩnh. Mặc khác lại nghĩ họ quyền năng, xin phù hộ giúp đỡ trúng số, thắng độ, ăn nên làm ra. Nhiều người cứ mỗi năm đốt xe đời mới, điện thoại xịn, TV tủ lạnh, áo quần túi xách hàng hiệu ... làm người thân ở dưới phải lo đi học thêm công nghệ, cách xử dụng. Nhiều người đốt cả sách tiếng Anh, tiếng Tây, passport, visa, cho người nhà đi xuất ngoại. Không chừng có ông còn đốt cả sách chính trị cao cấp, kinh tế chính trị Mác Lê cho người nhà ở dưới học làm quan, bồi dưỡng nghiệp vụ, chứ chẳng đùa. Còn tiền thì đủ loại từ tiền âm phủ, đến tiền đồng, tiền đô, euro ... Xuống dưới không có nhà bank, hối đoái bất ổn, lại phải mua vàng mà cất, muốn đi đâu cũng không yên lòng. Phóng sanh làm phước thì có khi con chim con cá bắt đi thả lại cả chục lần, khờ khờ khạo khạo, bay không muốn nỗi, bơi đi lờ đờ. Hàng ngàn kiểu cúng, kiểu đốt, kiểu khấn vái, kiểu hoá vàng ... nhưng đó cũng là những tấm lòng. Mỗi người có cách nghĩ riêng và đức tin riêng của mình, bất khả xâm phạm. Thực ra có khi cúng kiến hoành tráng, mâm cao cổ đầy, rình rang hàng xóm, liền chị liền em như thế, thì cũng không ai biết người chết có được "hưởng" không, nhưng chắc chắn người sống sẽ cảm thấy thoải mái & an lòng hơn. Mà lý lẽ cuối cùng của việc cúng dường, làm thiện, rồi cũng quy về ý nghĩa đó.

Mình cũng thường đi chùa vào mùa Vu Lan. Nhìn thiên hạ chen chân, khói nhang nghi ngút, lễ vật cao đầy. Ăn bữa cơm chay, nghe bài nhạc đạo, đọc thời kinh tụng, nhớ về ông bà cha mẹ, cũng thấy lòng nhẹ nhàng thanh thản hơn. Thỉnh thoảng có nghĩ đến ông Cát Nhu ngoài quê mình. Thời đó, ai cũng biết ông này. Người thấp lùn nhỏ bé, nghèo đói, chân ống cao ống thấp, rách trước rách sau, đi xin ăn về nuôi Mẹ. Trẻ con chọc ghẹo ông, người lớn cười nhạo ông, có đứa còn ném đá vào người ông rồi chạy. Nhưng dường như cái quan trọng nhất đối với ông là nuôi Mẹ, ngoài ra chả có gì ý nghĩa. Bao nhiêu năm tháng, nắng mưa bão lụt không quản, cực khổ không ngại, mặc cho thiên hạ chê bai, chửi mắng chế nhạo, có đồ ăn là để dành đem về cho Mẹ. Sau khi Mẹ ông chết đi, ít ai còn gặp ông ấy nữa. Có người nói sau khi chôn cất mẹ, ông đã bỏ đi xa. Cũng có người nói ông ngồi bên mồ của mẹ khóc riết rồi chết (lúc đó chỉ nghe đồn vậy, không ai kiểm chứng). Mình cứ thắc mắc Vu Lan ông đã cúng gì cho Mẹ ?



Tuesday, August 21, 2018

Phiếm: Đào Cốc Lục Tiên



Dĩ nhiên là lâu nay trong giới mê kiếm hiệp không ai phủ nhận tài năng và kiến thức của Kim Dung. Xuất thân từ giòng họ Tra nổi tiếng học hành khoa bảng, nhưng kiến thức về đời sống thực tế của Kim Dung quả nhiên vượt xa ngoài tầm của giới mọt sách, thường chỉ biết ôm mớ lý thuyết suông, tôn thờ bằng giấy, thánh phán cả đời !

Kim Dung hiểu biết rành rẽ từ trà, rượu, hoa, phụ nữ, đàn nhạc, âm ngữ, món ăn... cho đến thiên văn, địa lý, quân sự, chính trị, thâm cung bí sử, triều đình, thái giám, phi tần, tâm lý xã hội, thiện ác, chánh tà, tham vọng, cuồng tín, hội đoàn, đảng phái, giả quân tử, thuần tiểu nhân ....rồi cả thiền học, Phật, Đạo, Nho....v.v. Dĩ nhiên trong các bộ sách của ông, thỉnh thoảng cũng có những điểm không chặt chẽ và bất hợp lý, có lúc tính cách nhân vật xây dựng mâu thuẩn, thâm chí hơi sơ sài. Nhưng đời mấy ai vẹn toàn ?
Nhìn chung ông là một hiện tượng văn học nổi bật của TQ trong thế kỷ 20. Người TQ rất tự hào về ông. Nhiều trường có cả khoa Kim Dung Học. Còn phim ảnh thì biết bao nhiêu sản phẩm đã được xây dựng từ những tiểu thuyết của ông. Nhiều bộ phim được lập đi lập lại, hết dàn diễn viên này đến dàn diễn viên khác. Hết hãng phim này đến hãng phim khác, cùng một câu chuyện, hết bộ "hậu" này đến bộ "tân" khác, nhiều lúc đến nhàm chán.

Còn VN ta, thì khỏi nói rồi. Trước 75 đọc truyện chưởng, tiểu thuyết kiếm hiệp, thoải mái. Báo đài ra hàng tuần, sách có tiền thì mua, không tiền thì thuê. Sau 75, tiểu thuyết kiếm hiệp thuộc loại "văn hoá đồi trụy", đốt hết. Cuốn nào còn sót lại, chui nhủi lén lút chuyền tay nhau trong giới đọc sách. Mãi cho đến sau cuối thập niên 80 đầu 90, nưóc nhà qua cơn bĩ cực bao cấp, thì phim bộ Hồng Kông TQ lại tràn lan, rả rích khắp nơi. Nhiều người VN thuộc lòng vanh vách từng nhân vật chính của Kim Dung. Có người thuộc sử Tàu còn hơn cả sử Việt. Hết bộ này đến bộ kia, nói đụng đến thì như nước trôi qua cầu, hoa rụng ven sông, thao thao bất tuyệt....

Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc
Tiếu Thư Thần Hiệp Ỷ Bích Uyên

Người Việt ở hải ngoại cũng thế, từ cuối thập niên 70 mãi cho đến bây giờ, cứ buồn buồn lại mở ra coi. Băng gốc, băng trộm, sao đi chép lại, dịch, lồng tiếng, Bắc Trung Nam, ngọng nghịu, cải lương, giả tiếng, giả giọng, đủ cả. Thời này nhờ có internet, mạng xã hội, you tube ... sự truyền tải càng mãnh liệt hơn. Nhưng cũng phải nói nhờ nó mà đời sống của bao nhiêu người VN xa xứ đỡ phần cô quạnh nơi đất khách quê người. Nhiều đứa trẻ cũng nhờ vậy mà duy trì được chút vốn liếng tiếng Việt. Nghe riết rồi quen :-).

Ở VN, sách truyện của Kim Dung đã vượt xa các tác giả khác như Cổ Long, Ngoạ Long Sinh, Độc cô Hồng, Mộ Dung Mỹ, Gia cát Thanh Vân .v.v.. để đi vào lòng các cao thủ tại gia, ngày ngày rượu trà luận kiếm. Truyện của ông không phải chỉ thịnh hành trong giới bình dân, mà giới trí thức học giả cũng say mê đắm đuối. Nhiều người còn bị ảo tưởng nghĩ rằng mình là những cao thủ võ lâm thứ thiệt, nên ứng xử chuyện gì trong đời sống cũng có chút Kim Dung trong đó. Kể sao cho hết những kẻ từng mê Lệnh Hồ Xung, Tiêu Phong, Đoàn Dự, Quách Tĩnh, Dương Quá, Trương Vô Kỵ, Vi Tiểu Bảo, Triệu Minh, Hoàng Dung, Tiểu Long Nữ, Vương Ngữ Yên .... Nhưng cũng may là lâu nay chưa từng nghe ai tự thiến để trở thành Lâm Bình Chi, Nhạc Bất Quần, Đông Phương Bất Bại :-).
Từ nhà tù cho đến ký túc xá sinh viên. Từ bàn nhậu vỉa hè cho đến tiệc tùng sang trọng. Từ người tự xưng "giang hồ hiệp nghĩa" đến kẻ ảo vọng "luận kiếm Hoa Sơn". Từ lao động, xe ôm, xích lô cho đến giới học sinh sinh viên, giáo sư, bác sĩ, quan chức, lính tráng, bộ đội, thanh niên xung phong, lao công đào binh ... Từ xấu cho đến tốt, từ thực cho tới ảo, từ trẻ cho đến già, đều thấp thoáng ẩn hiện sắc thái của Kim Dung. Ghê thật !

Nói về dịch Kim Dung thì không ai qua nỗi Hàn Giang Nhạn rồi. Một dịch giả tài hoa, đã làm say đắm không biết bao nhiêu người Việt. Ông đã từng dịch không biết bao nhiêu kỳ tích may mắn, thoát hiểm ly kỳ ngoạn mục, hang động thung lũng, núi cao vực thẳm, huyền thoại kỳ bí, huyền diệu cơ duyên... Nhưng rồi nghe nói ông lại bị chết vì một tai nạn lãng xẹt ngoài đời. Oan nghiệp !
Còn nói đến thầy bàn Kim Dung thì vô số. Bàn đúng, bàn sai, bàn loạn, bàn tiếu, bàn Mao Tôn Cương chí dị, thánh đề, thánh ngóng, thánh phán, thánh liều... nhiều như lá rụng mùa thu.

Giờ mới nói về chuyện mấy đại ca Đào cốc Lục Tiên. Trong truyện Kim Dung thỉnh thoảng xây dựng những nhân vật ngây thơ, thật thà, khùng khùng, điên điên, rất đời thường như Châu Bá Thông, Quách Tĩnh, Nam Hải Ngạc Thần, Khúc Cô ....v.v... Nhưng Đào Cốc Lục Tiên thì khác, cả bọn khùng tập thể. Nửa khùng, nửa điên, không biết là lục "tiên" hay lục "ma", nhưng mỗi người đều có cái "tài" riêng và sự cao ngạo của mình. Điểm chung lớn nhất là cả 6 người đều nghĩ mình giỏi, tưởng mình là "tiên" thật. Không cần biết kết quả đúng hay sai, cứ thế mà mần, phá cũng không biết mình phá, hồn nhiên mà tự hào. Nội cái chuyện cứu Lệnh Hồ Xung cũng làm bao nhiêu người xem dở khóc dở cười :-).

Nhớ ông bà ta xưa có câu "Tam ngu thành hiền". Dẫu biết rằng có nghĩa bóng nghĩa đen, nhưng mình vẫn thường đùa là nếu 3 người ngồi lại mà có thể "thành hiền", thì không thể nào gọi họ là "tam ngu" được. Tỉ như Đào Cốc Lục Tiên, làm sao thành hiền nỗi :-) ?
Mà đúng vậy, lâu nay thiên hạ thiếu gì người tài giỏi thông minh. Nhưng kêu ba người tài giỏi ngồi lại với nhau, chắc gì đã "thành hiền" được ? Không có ý vơ đũa cả nắm, vì đồng bào VN ta vốn thường thương yêu nhau. Nhưng cũng không hiếm những vùng miền thích so đo hơn thua, chia rẽ bè phái, cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Có những địa phương luôn tự hào là nhiều người tài giỏi, học cao hiểu rộng, nhưng bao nhiêu năm trôi qua, xứ sở họ vẫn nghèo nàn lạc hậu. Ngay cả khi phải đi xa để tha phương cầu thực, hoặc ra nước ngoài tị nạn sinh sống, làm nghề sinh kế, thì họ cũng khó có thể hoà thuận với nhau. Vẫn đố kỵ nhau, vẫn hơn thua nhau, vẫn co cãi nhau, vẫn cạnh tranh không lành mạnh, vẫn chụp mũ nhau, chia đàn xẻ nghé, phe này nhóm nọ. Năm người mười ý, ông này chửi ông kia, hội này nói xấu hội nọ, ai cũng cho mình là chính nghĩa, ta đúng người sai. Rồi kéo nhau ra toà kiện cáo, tội nói xấu, vu khống nhau .v.v... Tất nhiên đó chỉ là thiểu số, nhưng lắm khi lại gây ra ảnh hưởng lớn đến lòng tin cũng như những suy nghĩ tích cực của nhiều đồng bào, đồng hương khác.
Lâu nay cả trong nước và ngoài nước, cũng không hiếm những người độc quyền yêu nước theo kiểu riêng của mình, rồi dựng chuyện chụp mũ, hoặc phê phán, bài xích những ai có quan điểm và ứng xử khác họ. Người có lòng cũng không hiếm, kẻ có tài cũng đầy rẫy, nhưng hết năm kia đến tháng nọ vẫn lòng vòng bấy nhiêu chuyện. Tự vỗ về nhau, tự hù doạ nhau, tự làm khó nhau, rồi vẫn không thay đổi được điều gì, ngoài việc chỉ để an ủi nỗi niềm "thất phu hữu trách". Mấy chục năm qua, nhiều địa phương ở hải ngoại, có những cộng đồng VN vẫn chưa thuận nỗi lấy một cái hội đồng hương bé tí. Hơn thua nhau, co cãi, mạ lỵ nhau chưa hết, huống hồ chi mong chuyện "tam ngu thành hiền". Còn trong nước thì cũng nhan nhản chuyện lợi ích nhóm, phân biệt vùng miền, lý lịch nhân thân, "cận huyết quyền lợi", giây mơ rễ má, ông này lên thì kéo ông kia, ông kia chết thì con cháu họ hàng lại lên thay.... Và cứ thế mà "hồng hơn chuyên". Rồi lâu lâu lại bắt, lai khui, lại đốt lò ... :-)

Dĩ nhiên là Kim Dung xây dựng tính cách Đào Cốc Lục Tiên không tới nỗi tệ vậy. Tuy Đào Cốc Lục Tiên khó thành công trong bất cứ chuyện gì, nhưng họ vẫn sống hoà thuận nhau với cái dở điên dở khùng của họ. Tuy họ không lắng nghe nhau, tự làm theo ý mình, mỗi người mỗi ý, nhưng không hề chà đạp và đố kỵ nhau, vẫn thương yêu nhau.

Sở dĩ hôm nay bỗng dưng lan man về câu chuyện Đào Cốc Lục tiên, là bởi hôm qua có người hỏi mình - "Nghĩ sao về việc tài lực dư đủ, hô hào rềnh rang, tiền hô hậu ủng, thiên thời địa lợi, mà sao có quá nhiều dự án công trình phạm lỗi. Cứ vài hôm củi chụm vô lò ?".
Một thắc mắc mà chắc chắn đã có nhiều người từng trăn trở, từng tự hỏi và từng tự trả lời. Có những nguyên nhân cứ như điệp khúc "biết rồi nói mãi", vài hôm vài bữa lại nghe trên báo trên đài, từ tham nhũng, hối lộ, thông đồng, lợi ích nhóm, cho đến cửa quyền, thân thế, bằng giả, kém năng lực .v.v.. cũng là những chuyện không mới mẻ gì. Tất nhiên ông bạn kia không xa lạ gì với những nguyên nhân quen thuộc đó, nên mình nghĩ ông muốn nói đến một khía cạnh khác. Nhưng suy nghĩ hoài không biết trả lời sao cho trọn vẹn đầy đủ, mình nói anh ấy về kiếm Đào Cốc Lục Tiên mà đọc :-).
Lâu nay mình vốn quan niệm rằng con người cho dù có tài ba đến đâu, thì khả năng của họ cũng chỉ đạt đến một giới hạn nào đó. Mỗi người cũng chỉ có thể hiểu biết khiêm tốn trong một phạm vi nhỏ bé nhất định. Cho nên để thành công thì chắc chắn con người cần phải biết hòa thuận và hợp tác được với nhau. Một cộng đồng thích kỳ thị, chia rẽ, phân hoá, co cãi, thì không thể đồng lòng hiệp sức với nhau được ? Cũng như một xã hội chỉ biết tự hào chuyện đấm đá, "tượng đài", luôn nhắc nhở chuyện hận thù thắng thua, thì chỉ chuốc lấy chiến tranh chứ sao tạo nỗi hoà bình ? Mà đã nói đến vấn đề hoà hợp, chung tay chung sức với nhau, thì ở đâu cũng vậy, nước ngoài nước trong gì cũng thế, đều có những quy luật chung giống nhau. Đó là, nếu biết nghĩ cho đại cuộc, tôn trọng lẫn nhau, công bằng với nhau, trọng đãi cái tốt, đào thải cái xấu, thì chắc chắn sớm muộn gì họ cũng thành công. Ngược lại, nếu chỉ biết kiêu binh tự phụ, chia bè chia phái, tham nhũng bạo quyền, tuỳ tiện độc đoán, ganh ghét đố kỵ, nghi ngờ lẫn nhau, thì tất nhiên là sẽ thất bại. Nếu có may mắn ngoại lệ, đạt được thành tựu nào đó, thì cũng chỉ là ngắn hạn. Đó là còn chưa nói đến nhiều hệ lụy khác có thể sản sinh ra như phân hoá, mâu thuẩn, hơn thua vặt vãnh, gây thù chuốc oán hãm hại nhau…v.v. Lịch sử thế giới lâu nay vẫn vậy. "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao". Ai cũng biết thế, nhưng để chụm lại được là vấn đề không đơn giản chút nào.

Tuy nhiên, nhìn lại thực tế thì trên thế giới vẫn có những xứ sở hoặc địa phương, con người ở đó hiền hoà và đoàn kết hơn hẳn so với nhiều nơi khác, mặc dù trình độ dân trí cũng không khác biệt nhau lắm. Nhiều trường hợp cũng là những cộng đồng người di trú, tị nạn, hoặc đồng hương định cư nơi xứ lạ. Nhưng họ không hề hận thù chia rẽ, phe phái hội đoàn, phỉ báng mạ lỵ, vu khống dựng chuyện, đố kị ghen tức nhau dai dẳng từ năm kia đến tháng nọ. Ngược lại họ đoàn kết, đồng lòng, biết lắng nghe, và tôn trọng nhau, nên việc gì cũng dễ dàng thành công. Nhiều lúc mình cũng thắc mắc không hiểu những ưu khuyết điểm đó thuộc về bản sắc dân tộc hay ảnh hưởng văn hoá vùng miền? Hay là lại giống như “triết lý duy nhất” chỉ có Scottish malted barley mới làm ra rượu whisky ngon, chỉ có mạch nước Bàu Đá hoặc Làng Vân mới nấu ra rượu chiến, hoặc chỉ có cá bống sông Trà kho mới ngon :-) ?

Suy cho cùng thì bên tây bên ta gì cũng thế, từ chuyện nhà cho đến chuyện quốc gia đại sự, yếu tố tư duy con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất để thành công và thất bại !



Friday, August 17, 2018

Địa danh: Xuân Phổ



Khi nói về đặc sản xứ Quảng, người ta thường nhắc đến "Chim mía Xuân Phổ , cá bống sông Trà", nhưng chắc cũng ít người biết Xuân Phổ ở đâu.

Xuân Phổ là một ngôi làng nhỏ nằm cạnh sông Trà, thuộc xã Tư thuận, nhưng lại giáp ranh với cả hai xã Tư Quang và Tư Mỹ. Đây là vùng đất được mệnh danh phì nhiêu nhất của miền tây bắc Tư Nghĩa, được tạo bởi phù sa của con sông Trà bồi đắp qua nhiều thế hệ. Cũng chính vì do phù sa bồi đắp thành, nên đất Xuân Phổ mềm xốp, màu mỡ, khác nhiều so với các vùng đất khô cằn của các làng xã lân cận. Nơi đây có những cánh đồng mía ngút ngàn, và cũng là nơi tạm trú thích hợp nhất cho những loài chim mía nổi tiếng tụ tập hàng năm. Nhưng nói về Xuân Phổ, không phải chỉ có đường mía, mà còn là một ngôi làng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử kháng Nhật, và cũng là nơi cưu mang bao nhà chí sĩ cách mạng, quan chức, cho cả hai miền đất nước ngày xưa.

Muốn đi đến Xuân Phổ, bất kỳ đi từ hướng nào đều phải xuống dốc. Như đã nhắc ở trên, làng do phù sa bồi đắp mà thành, nên địa thế thấp hơn so với nhiều nơi khác, và hầu như năm nào cũng bị lụt lội. Xuân Phổ chia làm 4 xóm với từng đặc điểm riêng biệt :

Phía đông là xóm Bãi, tiếp nối với Rừng Lăng, nơi có cây Cầy Đôi, một địa danh mang nhiều huyền thoại của thời xa xưa. Gần đó có ngôi mộ Đá của một vị Tiền hiền Nguyễn tộc và lăng tẩm thờ phụng ông Bùi Tá Hán. Đi từ phía Lăng Ông lên xóm Bãi phải xuống một con dốc cao và qua cầu Tréo. Đến đây chúng ta sẽ thấy những ruộng lúa và nương mía trãi dài cho đến dọc bờ sông Trà. Đi dọc theo bãi cát này sẽ dẫn về ngọn núi Ông, cạnh đó có nhà máy đường nổi tiếng Quảng ngãi. Ngọn núi này theo tương truyền là nơi giọt máu trong cổ ông Bùi rớt ra trên đường về xứ, nên dân làng kính mến lập ngôi đền thờ trên đỉnh núi (khác với lăng tẩm chính ở Rừng Lăng), và gọi là núi Ông. Khu vực sông Trà khúc ở cuối xóm Bãi chạy dài đến núi Ông, lòng sông sâu, nước xoáy mạnh. Nơi đây vốn có nhiều điển tích về địa linh long mạch từ thời Cao Biền sang trấn yếm nước ta, nên người địa phương không dám bơi lội ở khu vực dưới chân núi này, dễ bị chết đuối. Trước năm 75 không lâu, một nhà khoa học du dọc từ Canada về, rất rành về bơi lội cũng bị chết đuối tại đây, nên càng làm cho nhiều người mê tín.
Ngày xưa xóm Bãi nổi tiếng với nghề làm bánh tráng, nuôi tằm, đan tre, nấu rượu, làm thuốc lá. Sau này, vì thời buổi kinh tế khó khăn, người dân phải thay đổi làm nhiều nghề khác để mưu sinh. Tuy nhiên họ vẫn cố gắng gìn giữ cái nghề của cha ông truyền lại, đó là nghề làm bánh tráng. Đi dọc theo bãi cát sông Trà, sẽ thấy chen chúc những giàn phơi và nhiều vĩ bánh lấp lánh. Những cô gái thoăn thoắt đôi tay tráng bánh, trãi bánh, rồi dịu dàng đội cả chồng vĩ đi phơi. Ngày qua tháng lại, công việc đã trở thành nếp sống quen thuộc, nên họ thao tác rất nhịp nhàng. Với những chiếc áo bà ba duyên dáng, thoăn thoắt ẩn hiện sau những rặng tre đằng ngà râm mát, họ đã tạo ra những ấn tượng sâu sắc cho người qua đường về sự khéo léo cần cù của người dân quê Trung bộ.

Phía nam, là xóm Chợ, nơi an nghĩ của nhà yêu nước chí sĩ cách mạng Tạ Thu Thâu. Nếu đi về xóm Chợ từ phía chợ Gò phải qua cầu Ông Tổng Phúc, bắt qua một con suối bắt nguồn từ những "lò" nước nóng thiên nhiên. Dân địa phương có khi luộc gà, luộc trứng tại vùng suối nước nóng này. Những khu vực ruộng lúa chung quanh suối nước nóng thường rất tốt, có lẽ do bùn khoáng chất tạo thành. Mở ngoặc chút, dân địa phương và các vùng lân cận thường có câu vè.." Nhất ruộng đầu Cầu, nhì trâu Chúa đàn "...để nói về hai cái nhất của xứ này. Người viết bài này có may mắn được biết chút ít về tiểu sử chủ nhân của hai món nhất nhì kia. Và cũng chính vì sự giàu có của đời trước đã đem lại không ít hệ lụy cho con cháu của người chủ nhân đó sau này (vì tệ nạn lý lịch thời bao cấp). Cũng xin nói thêm, có người thuở nhỏ từng trông nom đàn trâu có con trâu Chúa đàn đó sau này trở thành một nhân vật nổi tiếng của tỉnh QN.
Nói đến những ruộng lúa dọc theo hai bờ suối này, quanh năm không sợ thiếu nước. Nông dân không cần bờ xe hay đào giếng mà chỉ cần đắp bờ be nước vào. Và có lẽ người dân ở đây hiểu rành rẽ hơn ai hết về cái đạo lý "Thượng điền tích thủy, hạ điền khan", nên họ biết chia xẻ cho nhau nguồn nước để cùng chung sống cấy cày.
Xóm Chợ có chợ Két, là cái chợ duy nhất cho cả thôn Xuân Phổ. Từ chợ Két đi lên không xa lắm, rễ trái sẽ tìm thấy mộ của chí sĩ Tạ Thu Thâu. Ngôi mộ không ai chăm sóc, lu lấp cỏ dại, bị ria xén hàng năm. Thực ra, có khi những người dân tại địa phương cũng không biết ông Tạ Thu Thâu là ai. Mà nếu có biết thì cũng ít người dám nhắc đến tên ông vì sợ phiền phức với chính quyền sở tại. Tới mùa tảo mộ tháng Chạp, một vài người có đọc hiểu qua lịch sử, thương kính Ông, ghé qua thắp vài nén hương cho người chí sĩ giàu lòng yêu nước, tài hoa bạc mệnh này. Hy vọng về sau, chính quyền địa phương sẽ có cái nhìn thông thoáng hơn, công bằng và nhân bản hơn, cho xây đắp lại mồ mả của ông đàng hoàng. Ở Saigon ngày xưa có cả con đường mang tên Ông, nhưng mồ mả nơi đây thì lại bị lu mờ, cắt xén, đáng tội !

Phía Tây Xuân Phổ, là xóm Một, nơi có bụi tre Một nổi tiếng lâu đời. Nằm cạnh bờ sông Trà, giáp ranh với xóm Một là xóm Buồng Tư Mỹ, nơi nổi tiếng về nghề trồng dâu nuôi tằm của Quảng Ngãi ngày xưa. Chữ xóm Buồng có lẽ cũng xuất phát từ những buồng tằm. Xóm Một Xuân Phổ cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều chiến sĩ, anh hùng liệt sĩ của các cuộc cách mạng, trong đó có Chí sĩ Phạm Cao Chẩm. Người dân xóm này sống chủ yếu bằng nghề trồng mía đường, trồng thuốc lá, và đánh bắt tôm cá dọc theo sông Trà. Giòng họ lớn nhất của xóm này là họ Phạm, có rất nhiều quan chức cách mạng trở về sau năm 1975.

Trung tâm của Xuân Phổ là xóm Trại, hình như sau này còn gọi là xóm Hai. Xóm này tập trung những gia đình giàu có của các thời kỳ phong kiến trước, địa chủ và quan chức. Các ông Chánh, ông Xã, ông Hương...đa số xuất thân từ đây. Gia tộc lớn nhất vùng này mang họ Nguyễn, có nhiều quan lại triều Nguyễn và con cháu làm quan chức cho chính quyền miền Nam. Cũng vì lẽ đó, sau năm 75 có rất nhiều gia đình con cháu ở xóm Trại phải bỏ xứ ra đi, sống rải rác khắp nơi trong nước và ngoài nước. Cũng có nhiều gia đình đi định cư ở Mỹ theo diện H.O sau này. Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề trồng mía, ruộng lúa. Nhờ vốn đất đai phì nhiêu, lại cần cù, nên cuộc sống ngày xưa của làng này có vẻ đầy đủ hơn nhiều nơi khác. Trước khi đi vào xóm Trại, phải đi ngang qua một cái "Gò Mả Vôi". Đó là một ngôi mộ rất lâu đời, không rõ có từ thời nào, được xây dựng bằng đá vôi rất cổ kính. Theo thiển ý người viết, với lối xây dựng đó, Gò mả vôi có thể là nơi an nghỉ của một nhân vật cao cấp thời Chúa Nguyễn vào Nam. Cũng có thể ông là người tiên phong khai phá vùng đất phì nhiêu này. Nhưng đáng tiếc cho đến nay vẫn chưa có một kết luận cụ thể nào.

Nhìn chung đời sống của xứ Bãi Dưa Xuân Phổ hiền hòa, con người cần cù siêng năng làm ăn theo các nghề của ông cha truyền lại. Vào mùa gặt lúa, mùa chòi đường, mùa đạp thuốc, hoặc đem nước mùa trăng, trai gái cũng thường ca hát đối đáp nhau những câu ca dao bài chòi. Và nhiều cuộc tình mộc mạc đã nảy sinh từ đó. Tuy nhiên, một số định kiến còn tồn tại đã làm cản trở bao cuộc tình duyên, và làm hạn chế nhiều cơ hội phát triển xây dựng chung cho làng xóm. Người viết bài này được nghe kể lại giữa giòng họ Phạm xóm Một và giòng họ Nguyễn xóm Trại ngày xưa có nhiều mâu thuẩn không hòa hợp nhau. Cũng dễ hiểu thôi ! Họ Nguyễn xứ này đa phần xuất phát từ gia đình phong kiến địa chủ, nên thời đại trước có nhiều quyền hạn hơn. Đến thời kỳ " Chín năm kháng chiến" thì ngược lại, các quan chức Việt Minh họ Phạm lại có nhiều quyền bính hơn. Rồi tới thời hậu 54, con cháu các địa chủ quan lại họ Nguyễn có điều kiện đi xa hơn, đỗ đạt hơn. Trong khi đó các bà con họ Phạm lại đi tập kết, hay đi làm cách mạng "nhảy núi". Và cứ thế lịch sử xoay vần, sau năm 75, con cháu họ Phạm lại trở thành các quan chức lớn. Thực ra, chuyện đó cũng là quy luật bình thường của cuộc sống. Trên bình diện xã hội, con người chỉ là những sản phẩm của các giai đoạn lịch sử. Đất nước thì trường tồn, còn chế độ hoặc thể chế chính trị chỉ mang tính giai đoạn. Lịch sử đã xảy ra, dĩ vãng không thay đổi được. Sự thù hận hay đố kỵ, chỉ làm cho con người nhỏ nhen vị kỷ, tầm nhìn hạn hẹp, xoay quần trong những tranh chấp nhỏ nhoi với bà con xóm giềng. "Khôn ngoan đá đáp người ngoài. Gà cùng một Mẹ chớ hoài đá nhau !". Đúng vậy, người có lòng vị tha, có cái nhìn chung cho đại cuộc, sẽ đem lại lợi ích cho dân cho nước của mình. Người ngồi đó bới tìm dĩ vãng, xoi mói tị hiềm, ghen tị hơn thua, sẽ khơi mào những mâu thuẩn không cần thiết, và chắc chắn sẽ không đem lại lợi ích gì cho xứ sở quê hương. Thiết nghĩ, cũng đã tới lúc ta nên nhìn rõ lại cái nhân bản tốt xấu, để cần thiết lọai bỏ những thành kiến nhỏ nhoi và hệ lụy lâu đời. Suy cho cùng, chính những phân biệt, thành kiến nặng nề và những so đo tị hiềm đã làm trì trệ sự phát triển chung, tạo ra những nặng nề trong cuộc sống hiện tại, mà e rằng bao đời sau cũng khó vươn lên được !

Ngoài 4 xóm kể trên, Xuân Phổ còn có một xóm nhỏ nữa gọi là xóm Làng, nằm giữa xóm Bãi và xóm Chợ. Mặc dù có nhiều câu chuyện lịch sử bắt đầu từ đây nhưng vì xóm Làng nhỏ bé quá so với các xóm khác nên ít được nhắc đến.

Nói về Xuân Phổ, mà không nói về nghề đường mía là một thiếu sót lớn. Ngày xưa những cánh đồng mía bạt ngàn, đến mùa thu hoạch những chòi mía mọc lên khắp nơi. Đi đến đầu làng đã nghe mùi đường, mùi chè hai thơm lừng trong gió. Đường muỗng đắp bùn, đắp chuối, đường cục, đường cáu, đường dẻo, đường trứng cá, đường đinh, đường đáy, đường mật, đường sệt… có nhiều loại đường được sản xuất tại đây. Có cả những món phụ gia như nước chè hai, khoai lang ngào, bánh tráng nhúng đường ...nổi tiếng. Đến mùa mía đường cả thôn, rộn ràng tấp nập những con buôn, trai đinh gánh gồng đùa giỡn, thợ nùi tất bật, xen lẫn tiếng nghé ọ của bầy trâu, tiếng kẽo kẹt của những ông ché trui trũi, càng làm tăng phần sinh động của làng quê.

Đặc biệt về gần tháng Chạp, những đàn chim di trú tập trung về đây. Những con chim chéo, chim én, chim dồng dộc, ổ già, se sẻ.. chiều chiều bay lượn rợp mãi lên tận xóm Buồng xóm Bãi. Làng xóm xôn xao những cuộc đuổi chim, đánh rập ủ, đánh sào, đánh vó... càng làm đậm đà cái hồn quê của một làng mía đường Trung bộ. Và cũng chính vì đó, nơi đây được nổi tiếng một thời với cái đặc sản "chim mía Xuân Phổ". Thời đệ nhị cọng hòa- sau năm 1963- Xuân Phổ bị tàn phá ác liệt, đào hào đắp vi, người dân bỏ xứ tản mác khắp nơi. Làng quê hoang phế, nhà cửa vườn tược cháy hết, chỉ còn là nơi căn cứ hoạt động cách mạng và là bãi chiến trường cho những cuộc giao tranh càn quét. Đi trên máy bay nhìn xuống chỉ thấy cả rừng tranh ngút ngàn chen lẫn những đám tre rậm rạp. Phải đến sau năm 1975, vùng đất này mới được khai thác trở lại. Tuy nhiên dưới hình thức kinh tế hợp tác xã nông nghiệp, ngành đường mía của Xuân Phổ cũng không có cơ hội tìm lại được những bản sắc ngày xưa.

Một đặc điểm nổi bật nữa của Xuân Phổ là sông nước. Giòng sông Trà Khúc đi ngang qua xóm Trại, được rẽ làm hai. Một nhánh sông nhỏ trong veo chảy vòng tạo thành một cù lao thật dài gọi là Bãi Bói. Bên kia con sông lớn là Phước Lộc thuộc về Sơn Tịnh, nơi nổi tiếng những bờ xe và những nương bắp ngút ngàn. Khúc sông Trà chảy qua Xuân Phổ không sâu lắm, trước trong leo lẻo. Mùa nước cạn, có khi nhìn thấy đáy. Bãi Bói là một di sản đáng quý của Xuân Phổ, trên cù lao có rất nhiều cây bói, giống như cây sậy nhưng mềm hơn, thân như cây mía lau, bò trâu rất mê món này. Ngoài ra trên cù lao có rất nhiều cây đu đủ tía, nếu sau này địa phương có những dự định kinh tế khá hơn, có thể khai thác giống cây này trong công nghệ sinh học. Hàng năm, làng không cho ai ra đây đốn phá, chỉ để dành cho mùa Tết Nguyên Đán. Tết về, trong khi mọi gia đình đều bận bịu lo ăn tết chúc tụng, đá gà, đánh bạc.....thì những đàn trâu bò cũng được tập trung về ăn Tết trên bãi Bói, như là một ngày hội lớn cho trâu bò cả xứ. Buổi sáng cứ lùa cả bầy ra bãi bỏ đấy, tối ra đi kiếm lừa về, khi lười thì cứ bỏ qua đêm. Bãi Bói cũng như ở Côn Đảo, chung quanh là nước, nên trâu bò cứ yên tâm ăn no rồi ngủ. Mùa xuân bãi Bói cũng là mùa cho những hậu duệ Đinh Bộ Lĩnh trổ tài thi thố len trâu qua vũng, qua sông. Và đó cũng là mùa cho những chú nghé "bóc têm" trở thành bò đực, các nàng nghé tập tễnh thụ thai. Và đó cũng là mùa của các cuộc chọi báng ác liệt bằng xương máu để dành chức chúa đàn, chức lãnh đạo tối cao của những con trâu chiến, bò đực. Dĩ nhiên trong lúc trâu bò báng nhau ác liệt vòng trong, thì các ông chủ nhỏ cũng say sưa hò hét võ mồm hoặc đập nhau tưng bừng ở vòng ngoài. Có thấy tận mắt mới hiểu được ý nghĩa của việc thương trâu thương bò như thể anh em !

Xuân Phổ ngày ấy, với giòng sông êm đềm, bãi cát trắng mịn màng đầy ắp bãi dưa nương bí. Đường làng gọn sạch êm mát giữa những lũy tre đan kín, ở trên máy bay nhìn không xuyên thấu được. Dân cư tấp nập đầu thôn cuối xóm, nhà cửa vườn tược tươm tất. Mùa xuân nhà nào cũng rực rỡ hoa cúc, thược dược, hoa hồng, hoa mai… Rồi thì lô tô, đá gà. Mùa hè thì đường mía thơm lừng. Mùa thu thì đuổi cút, cốm rang, gặt nếp, nước lụt, vớt củi, bắt dế. Mùa đông nấm mối, trồng hoa, gieo mạ ... Ruộng lúa màu mỡ, nương mía hiền hòa. Đất lành chim đậu !

Còn Xuân Phổ ngày hôm nay ra sao? Những cánh đồng khô ngày mỗi cạn dần. Những cánh đồng mía cũng không còn nữa. Nhiều thanh niên trai tráng bỏ làng tha phương cầu thực, chỉ còn những lao động già nua trụ lại. Hợp tác xã thất bại. Ruộng vườn của những người từng đóng góp coi như mất trắng, vì nay đã thuộc về người khác. Vật đổi sao dời, hồn ở đâu bây giờ?

Nhưng suy cho cùng, quê hương bao giờ cũng chỉ là những gì còn lại trong tâm tưởng. Ngôn ngữ chắc chắn sẽ không bao giờ diễn tả được hết cái vẻ đẹp, cái hồn quê bất tận của một thời, mà nay đã trở thành dĩ vãng !

(Người viết bài này chỉ mạn phép viết lại những gì đã biết về một làng quê ven bờ sông Trà QN có nhiều đặc điểm thú vị. Chắc chắn có nhiều bậc đàn anh biết nhiều hơn về địa danh này, xin vui lòng chỉ dạy và đóng góp thêm.)

PN

R.I.P Aretha Franklin !

R.I.P Aretha Franklin !




Monday, August 13, 2018

Tản mạn: Xe đạp

Tản mạn xe đạp,



Không giống như những câu chuyện thời trang, một vòng chạy quanh một vòng trở lại, muôn thưở vẫn là hết loe đến túm, hết túm lại loe. Phương tiện giao thông ngày càng phát triển mạnh mẽ và đa dạng hơn. Thế nhưng xe đạp thì khác, ngoại lệ, vẫn được kéo dài & thịnh hành nhiều năm nhiều tháng, cho dù con ngưòi đã bay được lên sao Hoả, mặt Trăng. Ngày xưa xe đạp, rồi đến xe máy, rồi tiến lên xe hơi. Nhưng ngày nay nhiều nước châu Âu lại trở về với xe đạp, phong trào bắt đầu mạnh mẽ. Không phải chỉ vì lý do thân thiện môi trường, mà còn là lý do sức khoẻ, thời sự nữa. Như Đan Mạch ngày nay được gọi là vương quốc xe đạp, và đó cũng là một trong những đất nước được đánh giá đáng sống nhất thế giới.

Sáng nay đọc bài viết của một người ở Hà Nội, nói về sự chọn lựa đúng đắn khi quyết định không mua xe hơi mà mua chiếc xe đạp. Nghe thật hay, mình cũng đồng ý, nhưng nghĩ lại thì điều này khó thực thi ở một đất nước như VN.

Nhớ mấy năm trước đây, con mình học ở một trường quốc tế SG. Mình thì không có nhiều thời gian tập thể dục, mà hàng ngày cứ rượu bia thuốc lá. Thế là sắm chiếc xe đạp, sáng chiều tà tà chở con đi học. Đi về mỗi ngày cũng được mười mấy cây số. Đúng là sướng thật, thể lực cải thiện hẳn lên, chân cẳng cũng cứng cáp hơn, da dẻ đen sạm, khỏi cần đi tắm nắng tắm bùn. Đúng là không phải chỉ tốt về sức khoẻ thôi, mà còn nhiều thứ lợi hại khác nữa. Ngoài chuyện xăng nhớt, bảo hiểm, bảo trì, tài xế, gởi xe ...tiết kiệm đương nhiên rồi. Đi xe đạp mua sắm đồ đạc cũng rẻ hơn. Chiều về ghé chợ mua bó rau, trái cà, trái cây, hủ mắm.... cũng rẻ hơn. Ghé đâu đó làm ổ bánh mì, ly nước mía, sữa đậu nành, dĩa gỏi đu đủ gan bò, trái bắp nướng, dĩa bột chiên ... cũng ít bị chặt chém hơn. Mua cái nón, sợi dây nịt, đôi vớ ...cũng khỏi bị thách giá. Nhiều người bán hàng nhìn thấy "tội nghiệp", không thách mà còn khuyến mãi thêm. Ngồi quán vỉa hè la cà, cũng thoải mái, ghé chỗ nào cũng được, làm chai la de dĩa đậu phọng luộc, nhẹ nhàng. Không phải lo kiếm chỗ đậu xe, lo va quẹt, lại ít lo canh cánh đứa nào bẻ trộm kính, ăn cắp IC, mượn xe đi đái.... Đi ngang quán xá, nhà hàng, cũng ít đứa chèo kéo mời mọc, cứ thế mà đạp, mà đi. Nói chung là tiện lợi nhiều đường :-).

Nhưng dẫu là sướng vậy, nhưng đôi khi cũng có chút ngậm ngùi .... Như có lần, bảo vệ ở trường quốc tế, thấy mình đi xe đạp, không cho vô cổng. Xe hơi, xe máy SH, ra vô trường thì còn được, còn mình và mấy ông xe ôm phải đứng ngoài đợi con em đi ra chở về. (Nhớ là hồi đó chỉ có mình ên đi xe đạp đón con). Anh chàng hiệu trưởng người Canada, biết mình đã lâu, từng xin việc vào công ty của mình, và cũng thường hội họp với nhau bên CanCham, AmCham. Một hôm thấy mình xớ rớ ngoài cổng, nói bảo vệ cho dắt xe đạp vào. Những chiếc xe hơi đắt tiền ra vô, thấy chiếc xe đạp lèo tèo trước cổng trường, thỉnh thoảng liếc mắt soi mói. Dường như có chút hoài nghi, lo lắng, ngại ngùng. Có hôm đi về trên đường Trương Định, một chiếc xe hơi hàng hiệu, cọ quẹt hất mình và đứa con ngã xoài ra đường. Người thiếu phụ phốp pháp bước ra, xoè vài trăm ngàn cho mình, rồi thản nhiên đi tiếp (!).... Những ngày trời mưa thì khó khăn hơn, vì áo mưa, áo gió đùm đề. Thỉnh thoảng đang đi, những chiếc xe hơi hoặc xe máy chạy ngang tạt nước lên, tung toé muốn ngã. Dường như những người ngồi trên xe, ít ai quan tâm đến những hệ lụy gây ra cho người đi xe đạp. Những vũng nước cứ thế văng tung toé lên áo, lên tóc. Xe to quyền lớn, cứ chạy ào qua ....sống chết mặc bay. Nhiều lúc mình thắc mắc là những ai ngồi trên những chiếc xe đó ? Là những chàng tài xế vô tư làm tròn phận sự, hay là những người chủ nhân vô cảm, vô tâm ? Có đi xe đạp mới thương cảm cho người đạp xe. Những chiếc xe đạp chở xoài, chở cam , măng cụt, sầu riêng, ngã chổng ra đường, và những cái nhìn lạnh lùng quay vội bỏ đi. Những tấm cời co ro ngày mưa, choàng trước hụt sau, cố gắng che đậy những vốn liếng của một ngày ít ỏi. Nhiều mảng đời vẫn ngày hai bữa cọc cạch trên đôi bánh xe xiêu vẹo, trôi nổi khó qua...
Còn mình, thì cũng kéo dài được một thời gian. Sau thấy nguy hiểm quá, lại có con nhỏ ngồi phía sau, nên không đạp xe đưa con đến trường nữa !

Đúng ra thì đó cũng là một trong những câu chuyện xảy ra hàng ngày ở VN. Ngày đó và bây giờ, vẫn thế. Có những người bên này không hiểu chuyện bên kia. Người ngồi trên chiếc xe hơi sẽ không hiểu hết cái khó khăn của người đi xe đạp. Cũng có thể nhiều người đã từng còng mình trên những chiếc xe đạp ngày nào, nhưng rồi đến lúc được ngồi trên xe hơi, lại quên mất cái khó của mình ngày trước. Những câu chuyện tình người, quan tâm nhau, tôn trọng nhau, nghĩ cho người khác, nhất là nghĩ cho kẻ nghèo khó hoặc kẻ dưới .... hiếm hoi dần trong một xã hội đề cao vật chất, mang nặng tính hơn thua sĩ diện hảo. Cuộc sống vật chất đã thay đổi quá lẹ. Văn hoá ứng xử nặng tính hình thức càng làm cho người ta bám víu vào những cái "status" để tồn tại, để đi lên, để "liền chị liền em" trong xã hội mới. Và những chiếc xe đạp đã không thuộc về cái "status" của xã hội ngày hôm nay. Có thể xe đạp vẫn tồn tại ở những buổi dã ngoại, những kỳ nghĩ hè, những homestay ở miền duyên hải, hoặc giữa lòng phố Hội, hoặc trong khuôn viên của một resort sang trọng nào đấy ..... Nhưng để tồn tại được ở SG, Hà Nội, hay những thành phố lớn, thì xe đạp chỉ có thể là phương tiện kiếm sống sinh nhai của những người khốn khổ, kém may mắn. Cho nên mình nghĩ ước mơ nhiều người VN đi xe đạp trên quê hương hôm nay của anh bạn HN đấy quả là còn nhiều thử thách !

Nhưng dẫu gì đó cũng là một ước mơ đẹp. Ai lại không nhớ đến những kỷ niệm thưở học trò, xe đạp, đường xưa áo trắng phượng hồng. Ai chở mùa hè của tôi đi đâu ? Ai sắm nỗi chiếc vé quay về tuổi thơ ? Ai mang buổi đó đi rồi ... Một thứ hoài niệm !



Giờ mỗi khi coi con số nhập khẩu và lượng tiêu thụ xe máy, xe hơi, hàng năm ở VN, mình không thể hình dung được giao thông của SG, HN sẽ ra sao trong những ngày tháng tới. Hơn 40 năm trôi qua, những phương tiện giao thông công cọng vẫn còn ngổn ngang & đầy thử thách. Đôi khi nghĩ đến phong trào xe đạp của mấy nước văn minh châu Âu hiện nay, rồi nhìn lại những tấm hình của Hà Nội vào thập niên 70, 80, thoáng nghĩ xe đạp như ngày ấy thế mà hay. Thắc mắc có khi nào các cụ lãnh đạo Hà Nội ngày xưa đã có những tầm nhìn ưu việt, đỉnh cao trí tuệ, vượt thời gian, mà thế giới bây giờ mới ngộ ra và noi gương xe đạp VN chăng :-) ?

Bây giờ nhiều lúc bị kẹt xe ở ngoài đường, mình lại ước gì trở lại thời xe đạp. Rồi nhớ đến ông Bút Tre, mà cứ thế tiến lên đi về phía trước ....

Thi đua ta quyết tiến lên
Tiến lên, ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu không biết đi đâu
Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi ....(BT)