Showing posts with label Tiếng Anh. Show all posts
Showing posts with label Tiếng Anh. Show all posts

Saturday, October 16, 2021

Nobel hoà bình & sự thật

 


Năm nay, giải Nobel Hoà bình được trao cho 2 nhà báo người Phi luật Tân và Nga, có tên là Maria Ressa và Dmitry Andreyevich Muratov. Thông thường, giải Nobel Hoà bình về tay nhà báo là trường hợp rất hiếm hoi. Lần cuối cùng và duy nhất là gần 90 năm trước (1935), Carl von Ossietzky, một nhà báo người Đức đoạt được giải thưởng cao quý đó. Vậy tại sao năm nay hội đồng Nobel có quyết định như vậy ? Nhiều người cho rằng ngoài việc vinh danh sự hy sinh & lòng dũng cảm đấu tranh cho tự do ngôn luận tự do báo chí, Hội đồng giải Nobel Hoà bình năm nay còn đặc biệt hướng đến một giá trị vô cùng quan trọng trong xã hội hiện tại. Đó là giá trị của sự thật trong đời sống !

Quả nhiên trong đời sống hàng ngày của chúng ta, sự thật luôn nắm giữ một vai trò tối quan trọng. Từ tin tức thời sự cho đến các dữ kiện, số liệu thống kê, cũng như thông tin tin tức trong mọi quan hệ ứng xử giữa người với người, giữa chính quyền với người dân. Tất nhiên là không phải cho đến bây giờ, "sự thật" mới trở thành một vấn đề mà xã hội cần quan tâm. Xưa nay, "sự thật" bao giờ cũng là nền tảng chính của mọi niềm tin và quan hệ xã hội, thương mại, ngoại giao…Tuy nhiên, cho dù ở quốc gia nào, thể chế chính trị nào, thì cũng đều tồn tại những vấn đề nan giải về "sự thật". Nạn tuyên truyền, bóp mép lịch sử, tin tức dối trá, luận điệu vu khống, hoặc bưng bít sự thật, cấm đoán cưỡng ép, vẫn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Chế độ nào càng kém văn minh dân chủ, thì thông tin càng dễ bị che đậy lấp liếm. Có những cơ chế chính trị đặc thù, mang tính hệ thống, thì dẫu muốn nói thật cũng không thể, thậm chí còn có thể bị loại trừ hoặc buộc tội. Cũng không phải vấn nạn thông tin dối trá chỉ xảy ra ở những quốc gia độc tài, mà ngay cả ở những nước dân chủ hàng đầu trên thế giới cũng tồn tại điều đó, chỉ là nhiều hay ít, hình thức khác nhau, hoặc động cơ khác nhau. Tất nhiên mỗi quốc gia đều có những cơ chế luật pháp nhất định để bảo vệ hoặc tố tụng những vi phạm làm phương hại đến quyền lợi người dân.

Nhìn lại trong những thập niên gần đây, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Các phương tiện truyền thông và phương thức liên lạc ngày càng đa dạng hơn. Con người cũng tiến bộ hơn và tinh vi hơn trong những cách thức dối gạt nhau, gây nhiễu loạn tin tức, hoặc làm lũng đoạn "sự thật". Ví dụ như thông tin nguồn gốc dịch bệnh covid từ TQ thì đừng hòng ai có thể tìm ra sự thật. Ngay cả ở những quốc gia tương đối dân chủ và minh bạch như Mỹ, mà lùm xùm vụ bầu cử từ năm ngoái đến nay vẫn còn chưa dọn dẹp sạch sẽ được. Mấy tuần qua nhiều vị cựu quan chức cao cấp của chính phủ, từng là thân tín của tổng thống tiền nhiệm, cũng bị trát toà kêu ra điều trần. Chưa biết diễn biến trong những ngày tới sẽ ra sao. Sự thật bị đánh tráo, còn tin hay không là tuỳ ....... người đối diện :-). Chuyện “đúng sai” cũng còn tuỳ thuộc vào việc chơi với ai, nghe đài nào, coi kênh you tube nào, đọc báo nào, bạn bè theo phe nào, theo đảng nào..v.v. Mấy hôm trước nước Mỹ cũng xôn xao về vụ một cựu nhân viên của Facebook, cô Frances Haugen, ra điều trần khai báo các thủ thuật của FB trong việc xử lý thông tin của họ. FB bị cáo buộc chạy đua theo lợi nhuận, bất chấp đạo đức. Ngay hôm sau đó FB đã có sự cố trong một khoảng thời gian dài, chưa rõ nguyên nhân, và cổ phiếu bị tụt dốc đáng kể. Nhưng chắc hẳn là sự việc không chỉ dừng lại ở đó. Và đây cũng là một câu chuyện liên quan đến sự thật của thông tin tin tức.

Tất nhiên lâu nay ai cũng biết mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube ... là những sân chơi không tốn mặt bằng, để người ta tương tác với nhau. Thật có, giả có, muôn kiểu hoá thân. Bên cạnh việc nhiều người coi đó là một công cụ để liên lạc với bạn bè người thân, thì cũng có rất nhiều người coi đó là một môi trường kép bên đời sống thực, để sống ảo với nó, hoặc để phô diễn phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, kể cả thương mại và chính trị. Rồi dần dà một số người vô tình bị lệ thuộc hoặc bị nghiện sâu không thể sống thiếu nó được. Đơn giản là ở nơi đó họ có thể tự do biến thành những "hình tượng" khác nhau để thoả mãn cảm xúc hoặc nhu cầu cá nhân. Để gặp gỡ, để hẹn hò, để chia xẻ trong những phạm vi tự chọn, hoặc có thể biến bất kỳ ai trở thành những thiên thần hay quái vật theo ý riêng của họ. Và mặt trái của nó còn ghê gớm hơn. Không hiếm những trường hợp mượn gió bẻ măng, bóp mép sự thật, vu khống mạ lị, nhan nhản xảy ra mỗi ngày. Chuyện chính trị chính em trên mạng cũng vậy, như một bữa tiệc buffet, xào qua xào lại, nấu tới nấu lui, món nào thấy ngon, hợp khẩu vị thì lấy ra để dành. Siêng thì xào nấu lại, không siêng thì bê nguyên gói, gởi cho bạn bè người thân cùng ăn. Có món ngon thật, nhưng cũng có món bị bội thực cả đời. Ngay cả nhiều người có bằng này cấp nọ, tự hào là thông thái rồi cũng bị lôi cuốn vào cái mê hồn trận đó. Cũng cay đắng, cũng chiêu trò, cũng lệch lạc tin tức một chiều, khuya sớm lục lọi tìm tòi những trang mạng, những kênh tin tức "vịt bầu" hợp ý, để vừa coi vừa phát tán rộng rãi. Ai cũng cho mình là hiểu biết hơn người khác, tin tức của mình là đúng, tin tức của bên kia là sai. Cuối cùng rồi ai cũng trở thành người "yêu nước thương dân" được, ai cũng trở thành người tốt được, và ai cũng trở thành "kẻ xấu xa" được. Lần hồi, tính công bằng trong ứng xử, tính logic trong nhận định vấn đề, và thông tin "sự thật" trong đời sống đã trở thành những món hàng xa xỉ, hiếm hoi. Đáng sợ hơn là nhiều lúc thiên hạ cũng chẳng còn cần thiết quan tâm đến chân tướng của vấn đề, mà chỉ cần họ và những người thân quen tin rằng đó là "sự thật" là đủ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người đành nhắm mắt đưa chân, sống chung với lũ, vì muốn tìm hiểu sự thật cũng chẳng biết đâu mà mò !

Quả nhiên là vậy, và các nhà mạng xã hội cũng như giới truyền thông đã nắm bắt điều đó rõ hơn ai hết. Bởi chính họ là nhân chứng của sự truy tìm "kiến thức" thông qua những từ khoá, còm men, xì ta xì tút, "like", "subscribed", "views", lai chim lai chuột .v.v... Cũng chính họ là kẻ có thể "lèo lái" con tàu kiến thức chạy theo nhu cầu của mỗi cá nhân. Anh nào thích mắm tôm có mắm tôm, thích bồ hóc có bồ hóc, thích Trump có Trump, thích Biden có Biden. Ví dụ như nhiều lúc truy tìm cùng một từ khoá, nhưng ở hai nơi khác nhau, hai máy tính khác nhau, hai "đảng" khác nhau, có khi lại nhận được đường dẫn về hai cõi thiên thai khác nhau. Như cô kia tố cáo Facebook có những công cụ để phát hiện ra và "đổ dầu vô lửa” đối với những đề tài nào còm nhiều, cãi lộn nhiều, hoặc thu hút được đám đông, bằng cách tung chiêu kết nối thêm người xử dụng có cùng sở thích hoặc cùng “chí hướng”, bơm bong bóng cho các anh hùng mạng “điếc không sợ súng”… Bởi vậy, một số người có tầm nhìn xa hơn về một thế giới AI (trí tuệ nhân tạo) trong tương lai, cũng không khỏi có chút ngậm ngùi lo lắng !

Trở lại vấn đề mà nhiều người quan tâm, đó là liệu có một phương pháp nào, công nghệ nào, hay luật pháp nào có thể bảo vệ và duy trì "sự thật" trong thông tin tin tức chăng ? Mình nghĩ là không. Đơn giản là không thể nào hoàn toàn được. Ngay cả ngồi lục lại mớ kiến thức hoặc cái "biết" mà mỗi chúng ta đang có, thì trong đó có bao nhiêu là sự thật ? 

Tính đến nay, thì cho dù là theo khoa học hay theo tôn giáo, nhiều người cũng đồng ý với nhau là kiến thức con người có được là do sự cảm thụ (perceived) và tương tác với thế giới chung quanh thông qua cửa ngõ của ngũ quan (tai, mắt mũi, lưỡi, thân) và ý thức (mind). Mà nói đến kho tàng kiến thức của con người, thì cho dù là thiên tài hay ngờ nghệch, ông nghè ông tổng hay ông nông dân, ông bí thư chủ tịch hay kẻ trộm cướp ăn mày... cũng đều được hình thành từ 4 nguồn giống nhau dưới đây. Không ai ngoại lệ cả, tiếng Anh gọi đó là "Modes of Knowledge". (Vì hơi súc tích nên mình cố gắng dịch ý thôi, hy vọng là không sai lệch nhiều quá :-)

1. Knowledge from Direct Veridical Perception: Là kiến thức được ghi nhận trực tiếp bằng ngũ quan. Ví dụ như thấy trái cam, nghe tiếng chim hót, ngửi bông hoa, đọc cuốn sách..v.v.. là những gì xảy ra tức thời ngay tại thời điểm đó. Thấy sao, nghe sao, biết vậy, không đánh giá, không phán xét gì thêm.

2. Knowledge from Inference (true or false): Là kiến thức sau khi các giác quan ghi nhận, đã có gắn mác thêm phần xử lý của con người. Có sự so sánh, phân tích, đánh giá dựa vào tư duy, suy nghĩ, kinh nghiệm và kiến thức của bản thân họ. Nên chắc chắn là có đúng, có sai, không còn giống như sự ghi nhận nguyên thủy ban đầu nữa. Ví dụ như: thấy trái cam đó mỏng vỏ nghĩ chắc ngọt, nghe tiếng chim đó hót nghĩ là hoạ mi, thằng đó hách dịch chắc là nhà mặt phố bố làm quan, cuốn sách này nói đúng, cuốn phim kia rất hay, bà này bị khùng, ông kia hoang tưởng..v.v...Đây cũng là trường hợp thường gặp và đa dạng nhất trong cuộc sống.

3. Knowledge from fallacious reasoning: Là kiến thức có được từ sự tưởng tượng, hoang tưởng, hoặc nằm mơ. Ví dụ như dưới địa ngục chắc là ghê lắm, phải đốt đô la xuống cho bạn mình hối lộ. Đế quốc Mỹ dữ lắm chuyên ăn thịt người. Trăng Liên Xô tròn hơn trăng nước Mỹ. Thế giới đại đồng sướng như thiên đường ..v.v...
(Khác với hai cách ghi nhận (1) và (2) ở trên, sự cảm nhận luôn có chủ thể (subject) và sự vật (objects) . Nghĩa là có cái để tương tác, để nghe, ngắm, ngửi, nếm, trực tiếp. Còn hai cách ghi nhận phía dưới (3) và (4) chủ yếu chỉ là nghe đi nghe lại, hoặc tưởng tượng, hoặc nằm mơ, hoặc hư cấu hoang tưởng mà tạo thành kiến thức.

4. Knowledge from Saints and/or Trust-worthy Source: Là kiến thức có được do đức tin, niềm tin, hoặc nghe được từ nguồn nào mà họ cho là đáng tin cậy. Ví dụ như những câu chuyện, giáo lý nghe từ trong kinh sách tôn giáo, hoặc nghe từ các bậc tu hành phẩm hạnh, tri thức đáng kính ..v.v. Còn kiến thức có được từ nguồn "đáng tin cậy" thì cũng không đơn giản chút nào, vì ngay cái chữ "đáng tin cậy" cũng là một sự thật khác cần được kiểm chứng. Ví dụ như có thằng em ở NASA nói vậy, có thằng bạn làm cho chính phủ nói thế, hoặc nghe ông chú làm ở Viettel có tin nội bộ, hoặc đi họp lớp nghe chị bạn VK giải thích vậy, hoặc nghe ông trưởng thôn bảo thế, hoặc nghe dư luận nói rằng anh ấy thế nọ thế kia, hoặc báo nói thế này, ông ts gs nói thế kia .v.v..

(Nói mới nhớ hôm bữa có ai gởi cho mình đọan YouTube video của bác Phạm Tuân kể về chiếc máy bay B-52 của Mỹ, dài 600m rộng 60m. Thấy thiên hạ phê phán quá. Mình thì nghĩ chắc bác ấy lớn tuổi nhầm lẫn thôi, hoặc là bác mê Kiều, học theo cách của Nguyễn Du tả Từ Hải. Nhưng nếu lỡ ai mà nghe được, tưởng tượng ra B-52 to như một cái hàng không mẫu hạm trên không, thì đó lại trở thành một kiến thức khác :-))

Nôm na, toàn bộ kiến thức của loài người có được đều đến từ 4 nguồn kể trên. Cho dù tây hay ta, văn minh hay lạc hậu, dân chủ hay độc tài gì cũng thế. Ai nghĩ ra được thêm nguồn nào nữa thì cho mình biết :-). Còn chuyện xử lý thông tin, khả năng nhận định, phân tích vấn đề, chủ quan hoặc khách quan ...là vốn riêng của từng người dựa vào nhiều yếu tố duyên nghiệp khác nhau, không ai giống ai. Ai cũng có cái bộ lọc trí tuệ và cặp kính râm “ego” của riêng mình. Nói tới đây thì dễ dàng nhận ra là cho dù nhiều người cùng đọc một cuốn sách, nghe cùng một câu chuyện, ở cùng một ngôi nhà, ăn cùng một món ăn, thấy cùng một món đồ vật, cũng chắc gì đã có cùng những kiến thức giống nhau. Vậy nghiệm lại với cách hình thành kiến thức như thế, thì mớ kiến thức của chúng ta có được là bao nhiêu phần trăm sự thật ? Cái gì mới là bản chất thực thể của vấn đề ? Đây là điều đáng để suy gẫm. Nên có nhiều người học Thiền, thường cố gắng thực hành để đầu óc họ chỉ dừng lại ở Mode thứ nhất (Direct veridical perception), đó cũng là cách sống với hiện tại trong khoảnh khắc đó.

Trở lại chuyện đời thường, trong những năm gần đây, hiện tượng "fake news" (tin giả) trở thành vấn nạn của cả thế giới. Mạng xã hội càng phát triển thì nạn "tin giả" càng thăng hoa. Nước Mỹ cũng vậy, đặc biệt là trong nhiệm kỳ tổng thống vừa qua và kỳ bầu cử năm 2020. Quá nhiều vấn đề về "sự thật" dẫn đến những phân hoá trầm trọng, mà cho đến nay vẫn còn đang diễn ra. Không những chỉ xảy ra trên chính trường, mà ngay cả trong bạn bè thân hữu với nhau, ngày càng bộc lộ nhiều tư duy cực đoan đáng sợ. Trong khi đó, ở một số quốc gia khác thì tự do ngôn luận vẫn còn bị hạn chế. Những vấn nạn tuyên truyền, hư cấu, định hướng dư luận vẫn thường xuyên xảy ra, nên mức độ khả tín của nguồn thông tin chính thống ngày càng mơ hồ, không còn là điều quan tâm của người dân nữa. Mạng xã hội lề trái nhanh chóng trở thành những sân chơi sôi động cho đủ mọi thành phần, đủ mọi hình thức, thiệt giả khó phân, nên nhu cầu tìm kiếm "sự thật" lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Vậy "sự thật" là gì ? Sự thật dưới mắt của người này có là "sự thật" của người kia ? Và công cụ nào có thể gạn lọc được "sự thật" cho riêng họ ? Chắc ai cũng có cách tự trả lời cho riêng mình.

Mặt khác, trong cuộc sống này không phải ai cũng có đủ can đảm hoặc khả năng để chấp nhận được sự thật cho dù nó có hiển hiện ngay trước mắt họ. Nên có những câu hỏi sẽ không bao giờ có lời giải đáp, và có những sự thật sẽ mãi mãi nằm im. Lịch sử xưa nay vẫn thế !

Thôi. chúc tất cả cuối tuần an vui.

PN 


Thursday, January 21, 2021

The Hill We Climb - Ngọn đồi ta leo


Ngày hôm qua, trong buổi lễ nhận chức của ông Biden, một cô gái da đen 22 tuổi, Amanda Gorman, đã được mời lên để đọc bài thơ do chính cô sáng tác. Bài thơ có tựa đề "The Hill We Climb", tạm dịch là Ngọn đồi ta leo ! 

Có thể có một số người không để ý đến cô bé & bài thơ, vì xen lẫn xu hướng chính trị và chuyện thắng thua của Trump/Biden vào. Nhưng quả nhiên đây là một bài thơ hay ! 

Xưa nay cũng không hiếm trường hợp các thế lực chính trị lợi dụng văn thơ âm nhạc làm công cụ tuyên truyền cho họ, xuyên tạc ý niệm của tác giả. Nhưng ở đây mình chỉ muốn nói về phạm trù thi ca. Đất nước Mỹ hoặc bất kỳ quốc gia nào rồi cũng có những khúc quẹo lịch sử, những thăng trầm của dân tộc. Thời kỳ nào rồi cũng sẽ có những thành phần chính trị xôi thịt, cơ hội chủ nghĩa, lợi ích nhóm đảng phái, mị dân tư lợi, tham nhũng.... Đất nước nào rồi cũng có những kẻ quá khích, cuồng tín, tị hiềm, đố kỵ, a dua, kỳ thị, cậy mạnh hiếp yếu .v.v...Cũng như Mỹ đã có Antifa, KKK, QAnon, BLM, Proudboys ... Nhưng tâm hồn trong sáng & những bài thơ hay thì bao giờ cũng hiếm !

Mình rất tôn trọng những tài năng như thế này. Và tôn trọng những bài thơ viết lên từ chính tâm hồn của họ chứ không phải viết theo đơn kê đặt hàng hoặc xu nịnh sáo ngữ. Mời đọc. 

THE HILL WE CLIMB
By AMANDA GORMAN

When day comes we ask ourselves,
where can we find light in this never-ending shade?
The loss we carry,
a sea we must wade
We've braved the belly of the beast
We've learned that quiet isn't always peace
And the norms and notions
of what just is
Isn’t always just-ice
And yet the dawn is ours
before we knew it
Somehow we do it
Somehow we've weathered and witnessed
a nation that isn’t broken
but simply unfinished
We the successors of a country and a time
Where a skinny Black girl
descended from slaves and raised by a single mother
can dream of becoming president
only to find herself reciting for one
And yes we are far from polished
far from pristine
but that doesn’t mean we are
striving to form a union that is perfect
We are striving to forge a union with purpose
To compose a country committed to all cultures, colors, characters and
conditions of man
And so we lift our gazes not to what stands between us
but what stands before us
We close the divide because we know, to put our future first,
we must first put our differences aside
We lay down our arms
so we can reach out our arms
to one another
We seek harm to none and harmony for all
Let the globe, if nothing else, say this is true:
That even as we grieved, we grew
That even as we hurt, we hoped
That even as we tired, we tried
That we’ll forever be tied together, victorious
Not because we will never again know defeat
but because we will never again sow division
Scripture tells us to envision
that everyone shall sit under their own vine and fig tree
And no one shall make them afraid
If we’re to live up to our own time
Then victory won’t lie in the blade
But in all the bridges we’ve made
That is the promised glade
The hill we climb
If only we dare
It's because being American is more than a pride we inherit,
it’s the past we step into
and how we repair it
We’ve seen a force that would shatter our nation
rather than share it
Would destroy our country if it meant delaying democracy
And this effort very nearly succeeded
But while democracy can be periodically delayed
it can never be permanently defeated
In this truth
in this faith we trust
For while we have our eyes on the future
history has its eyes on us
This is the era of just redemption
We feared at its inception
We did not feel prepared to be the heirs
of such a terrifying hour
but within it we found the power
to author a new chapter
To offer hope and laughter to ourselves
So while once we asked,
how could we possibly prevail over catastrophe?
Now we assert
How could catastrophe possibly prevail over us?
We will not march back to what was
but move to what shall be
A country that is bruised but whole,
benevolent but bold,
fierce and free
We will not be turned around
or interrupted by intimidation
because we know our inaction and inertia
will be the inheritance of the next generation
Our blunders become their burdens
But one thing is certain:
If we merge mercy with might,
and might with right,
then love becomes our legacy
and change our children’s birthright
So let us leave behind a country
better than the one we were left with
Every breath from my bronze-pounded chest,
we will raise this wounded world into a wondrous one
We will rise from the gold-limbed hills of the west,
we will rise from the windswept northeast
where our forefathers first realized revolution
We will rise from the lake-rimmed cities of the midwestern states,
we will rise from the sunbaked south
We will rebuild, reconcile and recover
and every known nook of our nation and
every corner called our country,
our people diverse and beautiful will emerge,
battered and beautiful
When day comes we step out of the shade,
aflame and unafraid
The new dawn blooms as we free it
For there is always light,
if only we’re brave enough to see it
If only we’re brave enough to be it
(Amanda Gorman)

 

Friday, March 20, 2020

Tia sáng cuối đường hầm



Hôm qua, Mark Zuckerberg (Facebook) đã có một cuộc phỏng vấn khá chi tiết với Dr. Anthony Fauci - người hiện nay được cho là chuyên gia bậc nhất về các dịch bệnh do virus gây ra. Nếu quý vị nào nghe được tiếng Anh, nên nghe. 

https://www.usatoday.com/story/tech/2020/03/19/mark-zuckerberg-facebook-anthony-fauci-coronavirus-covid-19/2881623001/

Nhiều vấn đề được đưa ra nhưng đa phần liên quan đến nước Mỹ. Riêng về dịch Vũ Hán đại khái có những điểm cần lưu ý như sau:

- Hiện tại thuốc ngừa (vaccin) của bịnh covid-19 đã tiêm chủng vào 45 người thiện nguyện tại Mỹ . Tuy nhiên theo BS. Fauci, sau vài tháng sẽ là đợt thử 2 trên diện rộng nếu có phản ứng tốt . Đó là quy định an toàn bắt buộc, nên sớm nhất để có vaccin cho dịch cúm Vũ Hán phải trên 1 năm . Ông cho rằng từ năm 2002 đến nay đã có mấy lần dịch coronavirus (SARs, MERs ...), nên ông nghĩ hợp lý hơn là nghiên cứu và sản xuất vaccin cho tất cả các chủng Corona thay vì chỉ tập trung vào COV-19. Vì nếu không, sẽ tiếp tục còn các chủng corona mới trong tương lai .

- Do vậy, nên giải pháp thay thế là tìm kiếm các loại thuốc đã có sẵn ngoài thị trường, hoặc sắp hoàn chỉnh, để xài cho tình hình hiện nay. Như thế sẽ nhanh hơn và giải quyết được tình trạng cấp bách. Ông có nhắc đến một số tên thuốc, trong đó có chủng loại chống sốt rét đã được sử dụng bao nhiêu năm nay, là ký ninh thần thánh .....

- Nói về các chủng loại thuốc ký-ninh thì VN ta quá quen thuộc rồi. Từ thời chiến tranh, nằm rừng chống muỗi, hoặc dân cư vùng quê vùng sâu vùng xa ....nhiều người đã từng nếm qua. Đến thời bình, hết sốt rét, dư đủ rủng rỉnh, thì lại xài ký-ninh để pha chế cafe, tẩm thực phẩm, nấu bánh ..... cho đậm đà hương vị, đẹp mắt, lâu hư ..v.v.. Gần gũi & quen thuộc.

- Một lưu ý rất đáng quan tâm, BS Fauci từng nhắc đi nhắc lại nhiều lần ở các cuộc họp báo khác là : Giới trẻ (U30) sẽ rất ít bị ảnh hưởng bởi virus Vũ Hán. (Có thể bị nhiễm bệnh nhưng lướt qua được, và không có triệu chứng nguy hiểm bên ngoài) . Cũng bởi thế nên nhiều người trẻ không biềt mình nhiễm bệnh . Tuy nhiên họ vẫn là nguồn gây bệnh cho kẻ khác nguy hiểm nhất, nhất là với những người lớn tuổi và có tiền sử bệnh tật . Nên ông kêu gọi giới trẻ nên hiểu biết và giữ gìn cho người khác, cách ly để đừng phát tán cơn bịnh này )

- Còn nói đến yêu cầu thử nghiệm và điều kiện để chấp thuận một loại thuốc mới ở Mỹ thì rất là khắt khe, nên lúc nào cũng đòi hỏi những quy trình thử nghiệm (clinical trials) cẩn thận chi tiết. Đây là một chính sách và phương thức rất tốt, tôn trọng giá trị sinh mạng con người. Nhưng có thể là một yếu điểm trong những tình hình cấp bách như hiện nay. (Cho dù tổng thống Trump rất ủng hộ giải pháp thay thế này). Tuy nhiên, ở các nước châu Âu thì quy trình thử nghiệm dễ dàng hơn. Mấy hôm nay bên Pháp đã thử nghiệm lâm sàng phương thức dùng ký ninh kết hợp, rất hiệu quả & thành công. Mỹ cũng đang thử nghiệm áp dụng chloroquine (một chủng ký ninh dạng viên) để trị cúm Vũ Hán. Dĩ nhiên đây chỉ là giải pháp thay thế tạm thời, không phải trường hợp nào cũng ứng dụng được. Và ký ninh cũng không phải là thuốc dành để trị cúm, nhưng có còn hơn không, có còn hơn không .... Chỉ là một giải pháp tạm thời trong khi chờ đợi những điều tốt hơn xảy ra như vaccin chẳng hạn, nên sẽ không hứa hẹn sự hoàn hảo nhất. Mọi người không nên sử dụng tùy tiện các loại thuốc chống sốt rét này vì các phản ứng phụ rất nguy hiểm, phải cần có sự chỉ định của bác sĩ. Nhưng nói chung cũng là tin vui và là ánh sáng cuối đường hầm cho nhân loại lúc này.

(Mà nói tới đây, mình phải thành thật cảm phục những vị lãnh đạo của Mỹ, các vị thống đốc tiểu bang & tổng thống Mỹ. Ngày nào cũng xuất hiện trên TV để cập nhật thông tin chính xác và tìm các giải pháp hổ trợ cho người dân. Từ đề xuất giải pháp cho đến các gói hổ trợ, đến họp báo với các cơ quan ban ngành, quốc hội, CDC (cơ quan kiểm soát dịch tể), FEMA (cơ quan giải quyết tình trạng khẩn cấp), SBA (doanh thương nhỏ), Bộ tài chánh, Cơ quan thuế IRS .v.v... Đích thân ra mặt để điều hành giải cứu đất nước. Rất đáng trân trọng. Đây có lẽ là sự khác biệt rõ nhất giữa nhà lãnh đạo và nhà cầm quyền !!!)

- Cũng mở ngoặt chút là dược chất Chloroquine phosphate kỳ này lên ngôi. Mà VN là một trong vài nước hiếm hoi trên thế giới có phosphate, cây nhà lá vườn và hoàn toàn có khả năng chế ra món này nghen.
Dưới đây là bản tin về thử nghiệm thành công dùng ký ninh trị cúm Vũ Hán và study của Mỹ . Chắc nay mai lại sẽ có nhiều thông tin khác liên quan đến đề tài "Hydroxychloroquine" này .


Cầu mong dại dịch sớm qua, và thế giới được an lành . Chúc tất cả bình an .

Monday, February 24, 2020

Opinion: If the coronavirus isn’t contained, a severe global recession is almost certain

By Rex Nutting
Published: Feb 24, 2020 1:32 p.m. ET

   
Economists try to estimate the impact of a pandemic, but we just don’t know how bad it could get



MIGUEL MEDINA/AFP via Getty Images - No virus can get past the Italian Guardia di Finanza!

The world woke up Monday to the reality that the coronavirus epidemic is going to have a much bigger impact on the global economy than investors and policy makers had assumed. Just how big, no one really knows.

Last week, it seemed as if financial markets believed that COVID-19 would be contained. But new cases in Italy, South Korea and Iran over the weekend undermined that belief. The World Health Organization tried to reassure the public on Monday, saying the disease was not yet a pandemic because it was not spreading in an uncontained way.

No matter, stock markets GDOW, -2.96% SPX, -3.22%  and other financial markets BUXX, -0.01% TMUBMUSD10Y, -7.34% GC00, +0.79%  were quickly recalibrating the worst-case scenario, one in which hundreds of millions of people would be infected, and millions would die.

Nasty, brutish and short !

Investors are just beginning to price in the possibility of a sharp and nasty global recession that would be followed by a rapid rebound once the disease has run its course. Whenever that will be. In the longer run, of course, a pandemic could have more far-reaching effects, including a smaller and less productive workforce and even a reordering of globalization.

A pandemic ‘could produce a short-run impact on the worldwide economy similar in depth and duration to that of an average postwar recession in the United States,’ the CBO found.

We’d like to think that we can know the worst that could happen, but there is still so much that isn’t known about COVID-19, the disease caused by the new coronavirus that emerged in China and now spreading around the world. Most of the economic analysis is based on past pandemics, such as the 1918 global influenza pandemic, and more recent bouts with avian flu, SARS and MERS.

Nothing like it in recent history

But none of those examples fit the current situation perfectly. For one thing, unlike the flu, no one in the world has any natural immunity to this disease, nor is there a vaccine. The coronavirus is quite contagious, and many more people are likely to get COVID-19 than is assumed in these generic pandemic simulations.

The more recent pandemics weren’t nearly as widespread or deadly as this one seems to be. People who don’t appear to be sick can transmit the virus, making efforts to contain its spread magnitudes more difficult.

What’s more, the 1918 flu pandemic occurred in a different world, the world before airlines shrank the world, the world before globalization knitted our economies closer than ever, and the world before the internet, a technology that can spread misinformation and fear virally around the globe in an instant.

For example, the 1918 pandemic didn’t seem to have much impact on global trade or financial markets. Compare that to what we’ve already seen with COVID-19. Here’s what Apple, Procter & Gamble, Walmart and other U.S. companies are saying about the coronavirus outbreak.

That means the economic impact of a global pandemic of these proportions could be much larger than what investors and policy makers have assumed.

Could GDP contract 4.5%?

Many economists have tried to model the economic consequences of a pandemic. CBO did a study in 2005 and 2006, modeling the impact of a 1918-sized flu pandemic on the economy. They found that a pandemic “could produce a short-run impact on the worldwide economy similar in depth and duration to that of an average postwar recession in the United States.” Specifically, a severe pandemic could reduce U.S. gross domestic product by about 4.5%, followed by a sharp rebound.

The CBO assumed that 90 million people in the U.S. would get sick, and 2 million would die. There would also be demand-side effects, with an 80% decline in the arts and entertainment industries and a 67% decline in transportation. Retail and manufacturing would drop 10%.

The U.S. wasn’t prepared for a flu pandemic then, the CBO said, and it isn’t now.

“If a pandemic were to occur in the near term, the options for the United States would be limited to attempts to control the spread of the virus and judicious use of limited medical facilities, personnel, and supplies,” the bipartisan agency concluded. “In the longer term, more tools are potentially available, including an increased treatment capacity, greater use of vaccines and antiviral drug stockpiles, and possible advances in medical technology.”

Other simulations of the U.S. and non-U.S. economies have found similar economic impacts, although that research came at an earlier stage of globalization, when our economy was not quite so reliant on far-flung supply chains.

Quarantining the economy

Much of the immediate economic impact of a pandemic can be traced to the efforts to contain it, rather than from the effects of the disease itself. As we attempt to quarantine those who might spread the disease, we shut down a lot of economic activity.

The quarantines might be the only way to slow the spread of COVID-19, but they could also hamper our response. Our health-care system also relies on vital inputs for medicines, supplies and equipment produced all over the world, including China and other hard-hit Asian economies. And of course we rely on the free flow of thousands of other goods and services.

The potential for disaster is sobering. The economies of the world are extraordinarily resilient, yet extraordinarily dependent upon each other in a crisis. Sadly, the things we need most to get us through this — wise leadership, global cooperation and clear thinking — are harder to find than a surgical mask.

Tuesday, December 24, 2019

Merry Christmas & Happy New Year 2020


Thân chúc quý bạn hữu cùng gia đình một mùa Giáng Sinh an lành, và năm mới 2020 thịnh vượng.











Wednesday, March 20, 2019

Paul Gregory: Why Socialism Fails

SATURDAY, JUNE 23, 2018

Paul Gregory: Why Socialism Fails


As the collapse of the Soviet Union approached, Francis Fukuyama proclaimed the victory of liberal democracy over planned socialism in his 1989 essay, “The End of History?” 

More than a quarter century later, the USSR has indeed disintegrated. Its former east European empire lies inside the European Union. China has a market economy, though the nation is led by a single party. And the “socialist” states of North Korea, Cuba, and Venezuela are in economic ruin. Few now advocate “back to the USSR.” At the same time, many people still consider socialism an appealing economic system. 

Consider, for example, that Bernie Sanders—an avowed supporter of a socialist United States—is America’s most popular politician—and that as many millennials favor socialism as capitalism.
The analogy of the jockey and the horse explains the continued appeal of socialism. Socialists believe that socialist regimes have chosen the wrong jockeys to ride the socialist horse to its deserved victory. Bad jockeys such as Stalin, Mao, Fidel, Pol Pot, and Hugo Chavez chose tactics and policies that led their socialist horse astray. But actually, a look at how the Soviet Union actually worked reveals that it’s the horse itself that’s the problem.

After gaining power a century ago and then holding onto it through a civil war, the Soviet communists were intent on building a socialist state that would overwhelm capitalism. State ownership and scientific planning would replace the anarchy of the market. Material benefits would accrue to the working class. An equitable economy would supplant capitalist exploitation and a new socialist man would rise, prioritizing social above private interests. A dictatorship of the proletariat would guarantee the interests of the working class. Instead of extracting surpluses from workers, the socialist state would take tribute from capitalists to finance the building of socialism.

The basics of the Soviet “horse” were in place by the early 1930s. Under this system, Stalin and his Politburo set general priorities for industrial ministries and a state planning commission. The ministers and planners worked in tandem to draw up economic plans. Managers of the hundreds of thousands of plants, factories, food stores, and even farms were obligated by law to fulfill the plans handed down by their superiors.

The Soviets launched their planned socialist economy as the capitalist world sank into depression, trade wars, and hyperinflation. Soviet authorities bragged of unprecedented rates of growth. New industrial complexes grew from scratch. Magazines featured contented workers lounging in comfortable resorts. The message: The West was failing, and the Soviet economic system was the way to the future.

As the competition between capitalism and Soviet socialism became more pronounced during the Cold War, serious scholarly study of the Soviet economy began. The overarching research agenda of Western scholars was “scientific planning”—the socialist belief that expert technocrats could manage an economy better than spontaneous market forces. After all, would not experts know better than buyers and sellers what, how, and for whom to produce?

It was the Austrian economists F. A. Hayek and Ludwig von Mises who resisted this idea most forcefully. In their landmark critique laid out in a series of papers written from the 1920s through the 1940s, they concluded that socialism must fail. In modern economies, hundreds of thousands of enterprises produce millions of products. Even with the most sophisticated computer technology, managing such large numbers would be far too complex for an administrative body trying to allocate resources. Modern economies, therefore, are too complex to plan. Without markets and prices, decision-makers will not know what is scarce and what is abundant. If property belongs to all, what rules should those who manage assets for society follow? 

The Soviets’ solution to the complexity and information problems was a national plan that spelled out production goals only for broad sectors, not for specific transactions. In other words, rather than mandate the delivery of 10 tons of steel cable by factory A to factory B, the planners set a target for the total number of tons of cable to be produced nationwide. Only a few specific goods—such as crude oil, aluminum ore, brown coal, electricity, and freight-car dispatches—could be planned as actual transactions. Everything else had to be planned in crude quantities, such as several million square meters of textile products. Product specifications, delivery plans, and payments were worked out at lower levels and often with disastrous results.

Soviet scientific planning, in fact, directed only a minuscule portion of products. In the early 1950s, central agencies drew up less than 10,000 planned indexes, while industrial products numbered more than 20 million. Central agencies drew up generalized plans for industrial ministries, which issued more detailed plans to “main administrations,” which prepared plans for enterprises. There never was a pretense that the top officials would plan the production of specific products.

To make matters even more complicated, virtually all plans were “drafts” that could be changed at any time by higher state and party officials. This constant intervention, called “petty tutelage,” was an irritant from the first to the last day of the Soviet system, but it was a key pillar of resource allocation.

Central planners prepared preliminary plans for a small percentage of the economy. These “draft plans” set off huge “battles for the plan” as ministries and enterprises scrambled to fulfill their production targets and meet their delivery quotas, all of which could be changed by party and local officials at any time.

As the commissar of heavy industry, Sergo Ordzhonokidze complained in 1930: “I guess they think we are idiots. They give us every day decree after decree, each one without foundation.” An unnamed defense contractor echoed the same complaint a half century later: “They stick their heads into every single issue. We told them they were wrong, but they would demand that things be done their way.”

The manager’s task was presumably simple: The plan was the law; the manager’s job was to fulfill the plan. But the plan kept on changing. Moreover, it consisted of multiple tasks, such as deliveries, outputs, and an assortment program. Throughout the entire history of the Soviet Union, gross output (measured in tons, meters, or freight/miles) was the most important plan indicator and the most malleable. Nail producers, whose output was judged by weight, would produce only heavy nails. Tractor manufacturers, struggling to meet their tractor quota, were caught delivering tractors without engines to their customers, who accepted them anyway for their spare parts. Shoe manufacturers, whose plans were based on quantity, produced one size and one color to the chagrin of customers. Other targets, such as cost reductions or new technologies, were ignored as counting less towards fulfillment of the plan.

Under scientific planning, supply had to roughly equal demand—and, given their distaste for the anarchy of markets, Soviet planners could not balance supply and demand by raising and lowering prices. Instead, they compiled “material balances” using primitive accounting to compare what materials were on hand with what were, in some sense, needed.

Soviet material-balance planning suffered from a number of deficiencies. For example, only a few balances could be compiled—in 1938, only 379 central balances were prepared in a market of millions of goods. And then, the balances were based on distorted information. Producers of goods in the balance lobbied for easy targets that concealed their capacity. Industrial users in the balance overstated what they needed to be sure of fulfilling their own plans.

Figuring out the proper balance was an exhausting exercise—and Soviet planners did not reinvent the wheel each year. Instead, they resorted to what came to be known as “planning from the achieved level,” which meant that each year’s plan was last year’s plus some minor adjustments.

By the early 1930s, supply agencies were distributing materials based on what they did in the previous year. A fast forward to the 1980s reveals the same practice in place: When a producer of welded materials wished to use thinner metals, the official answer was: “I don’t care about new technology. Just do it so that everything remains the same.” Material-balance planning was hostile to new products and new technologies because they required a reworking of an already fragile system of balances. American economists who were studying Soviet industrial production in the 1950s were astonished that the same machines were produced over decades without modification, something unheard of in the West.

Material-balance planning was the most fundamental weakness of the Soviet system. It froze the Soviet economy in place. Each year’s production was a replica of the previous year. A Soviet manager from 1985 would have felt quite at home in the same enterprise in 1935.
Beyond material-balance planning, soft budgets constituted another key defect. The economist Janos Kornai of Harvard University grew up in Hungary under planned socialism. His research, which draws on his first-hand experiences, focuses on the economic losses associated with soft budget constraints. As Kornai, if enterprises do not face the risk of bankruptcy, they will not seek out cost economies and other survival strategies. From day one of the Soviet system, loss-making enterprises understood they would be bailed out automatically, if not right away.

The primary cause of soft budgets was that the Soviet system was based on output plans. One enterprise’s output was another’s input. If output plans failed widely, the whole plan would fail. Taking an enterprise out of production due to insolvency was simply not an option.

In practice, loss-making enterprises paid for deliveries with IOUs. Unsettled IOUs would grow until they reached crisis proportions. Gosbank, the state bank, would then step in and make good on the unpaid bills by issuing money and creating what Soviet banking officials called a monetary overhang—more rubles chasing goods than there were goods to buy. In fact, Gosbank’s main business in the early years of the Soviet Union was organizing bailouts. When one was completed, it was time to start working on the next.

The problem with socialism isn’t a bad jockey—it’s the horse itself. The Soviet economic system suffered from pathologies that would ultimately doom it. Starting in the late 1960s, the USSR economy went into a long decline, which came to be called the “period of stagnation.” Mikhail Gorbachev was elected General Secretary of the Communist Party in 1985 on the pledge that he, as a radical reformer, would reverse the decline.

Gorbachev failed because the core of the Soviet planned system was rotten Despite his reform inclinations, he remained a believer in socialism. He was determined to save Soviet socialism by making it more like capitalism. In so doing, he created an economy that was neither planned nor a market—a chaotic free-for-all, which the Russian people regrettably associate to this day with that they came to call “wild capitalism.”

Professor Paul Gregory is a research fellow at the Hoover Institution, the Department of Economics at the University of Houston, Texas, and the German Institute for Economic Research in Berlin. This article was first published by the Hoover Institute's Defining Ideas.

Wednesday, January 30, 2019

Niềm tự hào: BT Học ở Mỹ về !!!

BT giáo dục của một đất nước có dân số đứng hàng 15 trên thế giới (nhiều hơn cả nước Đức). Gương mặt đại diện cho ngành giáo dục VN & khả năng diễn thuyết trước đám đông - không phải là quần chúng nhân dân.
(Diễn đàn giáo dục thế giới 2019)



Sunday, January 06, 2019

Những lời hay đáng nhớ ....

Không lạ, không mới, nhưng bài nói chuyện của Đề đốc William McRaven vẫn đựơc đánh giá là những lời khuyên cần thiết và trung thực nhất cho giới trẻ chuẩn bị vào đời... Rất đáng nghe !





Wednesday, December 19, 2018

Wednesday, April 25, 2018

University vs. College - Đại học & Cao đẳng ở Mỹ, tây ta lẫn lộn !



Thỉnh thoảng có người quen, bạn bè hỏi thăm về các trường đại học & cao đẳng ở Mỹ. Định bụng hôm nào rãnh rỗi sẽ giải thích chi tiết chút, mà cứ bận hoài. Sáng nay lại có anh bạn ở Bình Dương gọi điện hỏi về sự khác biệt giữa "college" và "university" ở Mỹ, vì đang gặp tư vấn xin cho con đi du học. Người ta bảo anh college là như trường cao đẳng dạy nghề bên VN.

Thực ra là giữa tiếng Anh và tiếng Việt có những khái niệm không tương đồng, nhất là trong dịch thuật, nên khó mà giải thích cho sát nghĩa được. Nôm na là ở Mỹ, college hoặc university là bậc học sau phổ thông, như ở VN gọi là đại học. Còn nếu hiểu nghĩa của chữ "college" ở Mỹ như là cao đẳng bên VN thì không chính xác.

Thông thường người ta dùng chữ "college" như một khái niệm chung của bậc đại học 4 năm (undergraduate) trong lúc nói chuyện giao tiếp hàng ngày. Ví dụ như : Did you go to college (Anh có học đại học không) ? What is your college degree (Anh học đại học ngành gì) ? ..vv. Tuy nhiên, khi phải phân tích chi tiết ra nghĩa của chữ college và university, thì cũng có điểm khác biệt về cách xài chữ, cũng như cách đặt tên cho các trường đại học trong nước (đa số thôi, chứ không tuyệt đối).

Trước hết là ở Mỹ hầu hết ở mỗi quận, đều có trường "Community College" (tạm dịch là Cao đẳng cộng đồng). Những trường này được lập ra chủ yếu để phục vụ địa phương, chương trình đào tạo 2 năm. Tốt nghiệp xong, được cấp bằng "Associate's degree". Những trường này cũng có nhiều ngành, bộ môn, khác nhau. Nhiều trường có dạy cả nghề nữa, ngắn hạn, và chỉ cấp chứng chỉ (diploma). Chuyện tốt nghiệp đại học ở Mỹ thì dựa vào số tín chỉ của các môn học đã hoàn thành. Nên dù chủ trương của cao đẳng cộng đồng là 2 năm đào tạo, nhưng ai có điều kiện hoặc học giỏi thì học ngắn hơn. Ngược lại có người vừa đi học vừa đi làm, học cả 3, 4 năm chưa xong. Cũng bình thường thôi, ở xứ này không phải cứ nhất thiết học lên cao là học giỏi, mà còn lệ thuộc vào điều kiện gia đình, điều kiện tài chánh nữa. Nhiều người giỏi nhưng có những trách nhiệm gia đình khác nên không học tiếp được. Ngược lại, nhiều người học xoàng thôi, nhưng có điều kiện miệt mài hoài thì cũng tới nơi tới chốn. Hệ đại học 4 năm, hay thạc sĩ, tiến sĩ gì cũng theo nguyên tắc tín chỉ đấy (dĩ nhiên học lên cao thì còn phải đòi hỏi nhiều thứ khác, luận án, luận văn ... linh tinh nữa). Điểm đặc biệt của trường "community college" là thủ tục xin vào đơn giản, học phí rẻ, gần nhà, tiện lợi. Học xong lấy bằng Associate Degree cũng có thể kiếm được việc làm ngay, nhất là những hãng xưởng tại địa phương. Riêng những học sinh của trường Community College muốn học lên cao hơn, có thể chuyển trường lên các đại học hệ 4 năm học tiếp. Dĩ nhiên những môn cần học để có thể chuyển trường (transfer) có phần khác hơn chút đỉnh. Học sinh có thể tư vấn hỏi ý kiến các nhân viên hướng dẫn tại trường để biết thêm chi tiết, và tiết kiệm thời gian học đi học lại.
Có thể lâu nay nhiều người thường dịch thuật hoặc nói tắt chữ "community college" ra thành "college", nên một số người đã hiểu lầm trường "college" nghĩa là trường cao đẳng cộng đồng (community college), và coi là giống như là cao đẳng của VN ta. Điều đó không đúng lắm, vì trường "college" có nghĩa rộng lớn hơn. Nhiều người di trú, tị nạn, khi mới vào nước Mỹ, đã đi theo con đường học ở cao đẳng cộng đồng (community college) trước, rồi mới leo dần lên các bậc cao hơn . Chuyên cần, túc tắc rồi cuối ngày thì cũng thành bác sĩ kỹ sư cả thôi !

Đúng ra, thì đại đa số trường "college" là trường đào tạo 4 năm, và cũng cấp bằng "bachelor's degree" (nhiều người VN gọi là bằng cử nhân) như các trường university khác. Thông thường, thì các trường college có hệ thống điều hành riêng biệt, độc lập, quy mô nhỏ hơn, và không có chương trình "graduate programs" (bậc sau cử nhân, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ..). Nhưng cũng có một số ít trường college trực thuộc hệ thống điều hành và nằm trong phạm vi của các trường university. Ngoài ra, cũng có một số trường college có chương trình graduate (sau cử nhân) nhưng rất hạn chế.

Còn nói về university, thì khái niệm rộng rãi hơn. Các trường university thường quy mô lớn hơn, đa dạng ngành nghề hơn, có khi có cả hệ thống nhiều cơ sở, ở nhiều địa phương khác nhau. Ngoài việc đào tạo chương trình undergraduate (cử nhân), trường university thường có cả chương trình graduate (sau cử nhân), đào tạo và cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ cho nhiều ngành nghề khác nhau. Cho nên khi nói về đại học thì người ta xử dụng cả hai chữ "college" và "university". Nhưng khi nói về những chương trình thạc sĩ (master's degree), tiến sĩ (doctorate (Ph.D), người ta thường dùng chữ university.

Tuy nhiên cũng nên tránh một số nhầm lẫn là có những trường chuyên ngành hậu đại học như Luật Khoa, Nha Khoa, Y khoa cũng xài chữ college, ví dụ như "College of Law, College of Medicine ...", nhưng những "college" này được coi như một phân khoa trực thuộc hệ thống "university" nào đó.

Ở Mỹ, trường đại học tư nhân, kể cả college và university, rất nhiều. Hầu như những trường đại học "university" tên tuổi của thế giới ở Mỹ đều là trường tư, ví dụ như MIT, Harvard, Duke, Stanford, Yale, Caltech, Princeton .... Tuy nhiên, hệ thống đại học công lập của Mỹ cũng rất có uy tín và nhiều trừờng rất tên tuổi. Thông thường mỗi tiểu bang đều có hệ thống đại học riêng cho tiểu bang mình. Mỗi hệ thống đại học tiểu bang bao gồm nhiều cơ sở (campus) khác nhau. Ví dụ : University of California (UCLA, UC-Berkeley ...), University of North Carolina (UNC-Chapel Hill, UNC-Charlotte ...), University of Colorado (Denver, Boulder, Colorado Spings ...)...vv. Cũng cần nói thêm chút là không phải bằng cấp ở trường đại học nào ở Mỹ thì cũng được công nhận. Phải phân biệt cho rõ trường nào là "Accredited" (công nhận) và Unaccredited (không được công nhận). Nhiều người đi học vì những mục đích khác nhau, nhưng bằng cấp "unaccredited" không được công nhận, có thể không được hành nghề. Kể cả nhiều trường đào tạo các học vị cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ ....Như ở California dạo trước, có nhiều trường luật là unaccredited, đã gây ra nhiều tranh luận.

Còn hỏi trường nào tốt trường nào xấu, thì mình nghĩ là các anh nên tự tìm hiểu ở những trang mạng uy tín. Hàng năm các trang báo như US News, Top Universities, THE ... đều có đánh giá từng trường, từng ngành nghề, thay đổi cập nhật hàng năm. Có trường giỏi ngành này, nhưng chưa chắc là giỏi ngành khác. Nên lựa chọn cái nào phù hợp với mình thôi. Còn nếu ai hỏi nữa thì mình nói là cứ thấy trường đại học nào có đội bóng rổ, bóng cà na xuất sắc, thì xin vô, ít ra thì cũng từ khá trở lên :-). Đúng vậy, ở Mỹ ngoài những trường tên tuổi như Ivy League, MIT, Caltech ... được coi như ngoại lệ, còn những trường đại học khác nếu không tên tuổi, thì khó mà chiêu mộ được đám học sinh tài giỏi xuất sắc, chơi thể thao hay, hoặc có tài năng nổi trội.

Nói ngoài lề chút, thực ra thì các thông tin về trường ốc ở Mỹ rất minh bạch, rất rõ ràng. Chỉ cần bỏ chút ít thời gian đọc và tìm hiểu, sẽ có cái nhìn trung thực và chính xác hơn. Những em đang định đi du học, thì lại càng cần thiết phải biết đọc và phân tích các thông tin về các trường đại học, cao đẳng mà mình xin học một cách công bằng. Nếu cả những việc đó mà cũng phải nhờ cha mẹ hỏi dùm, hoặc nhờ văn phòng tư vấn du học (nhiều ông chưa đi học bên Mỹ bao giờ) giải thích, thì sẽ rất khó khăn trong việc tự học tự lập ở Mỹ. Cũng có nhiều người cứ trông cậy để hỏi bà con bạn bè VK, vì nghĩ rằng ở Mỹ thì biết, mà có khi dẫn đến các nhầm lẫn rất nguy hiểm. Ở VN cũng thế, chắc gì nhiều người đã biết trường nào tốt hơn trường nào. Ở tây ta, Tàu, Mỹ, Úc, Anh, Nhật nhiếc... gì cũng thế, ai làm việc gì thì hiểu về lãnh vực đó. Mình vẫn quan niệm về kiến thức cuộc sống không ai tài giỏi hơn ai, người này biết chuyện này, người khác biết chuyện khác thôi. Nhưng hỏi sai người, trả lời sai chuyện, có khi lại rách việc.

Thôi thì cách tốt nhất để có một thông tin trung thực vẫn là do mình tự tìm tòi nghiên cứu, tham khảo ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau. Dưới đây là các đường link các anh chị có thể tham khảo thêm. Chúc may mắn !

US News Rankings

Times Higher Education

Bảng xếp loại 2018 của các trường đào tạo kỹ sư

Bốn lý do để học cao đẳng cộng đồng (community college)

Trường luật "Unaccredited" của bang California



Monday, April 16, 2018

Tin ai bây giờ ?



Đây là đoạn tin tức nói về người dân Syria khóc trong sung sướng, cảm ơn nước Mỹ đã nã pháo cảnh cáo và ngăn chận thảm hoạ xử dụng vũ khí hóa học đối với dân lành của chính phủ Assad.

Chiến tranh bao giờ cũng thế, đánh giặc mồm, hù doạ nhau, tháu cáy nhau, lên án nhau, rồi cổ động tuyên truyền ... Ai cũng giành phần thắng về mình, thiệt giả khó phân. Nhất là những người dân đen không có cơ hội tiếp cận với những nguồn tin khả tín, càng khó biết chân tướng vấn đề. Ở một số nước thông tin bưng bít như Triều Tiên thì càng tệ hại hơn. Cái gì cho nghe thì nghe, cái gì cho thấy thì mới được thấy.

Hồm tuần rồi, nước Mỹ khẳng định các tên lửa của Mỹ và đồng minh đã "hoàn thành sứ mệnh" cảnh cáo Assad đừng tàn bạo với người dân vô tội, và phá huỷ làm thiệt hại một số căn cứ liên quan đến sản xuất vũ khí hoá học của Syria. Nga thì nói đã ngăn chận được 2/3 tên lửa Tomahawk của Mỹ, còn báo chí Vietnam thì dịch rằng Syria vừa nghe nhạc vừa bắn đạn đạo phá được tên lửa Mỹ. Nghe cứ như những câu chuyện lãng mạn năm xưa, vừa làm thơ vừa đánh giặc, thả diều bắt máy bay đầm già :-).
Mình thì nghĩ thông tin ở quốc gia nào càng minh bạch, thì mức độ khả tín càng cao hơn. Thiết nghĩ Nga mà nói Pantsir S-1 không vô hiệu hoá được Tomahawk thì còn bán cho ai được nữa. Nhưng biết đâu qua vụ này, chú Ủn, Assad ... suy nghĩ lại, trở nên hiền lành hơn thì phước lành cho bá tánh rồi. Một điều rõ ràng là lãnh đạo nước nào mà đem lại đau khổ, tang thương, cho chính người dân của mình, đều không được thế giới đồng tình, và không tồn tại được lâu dài.

Cuối ngày thì ai bốc phét cũng tự biết mình bốc phét cả, nhưng nói vẫn cứ nói, gạt ai được thì gạt. Ai ghét bên kia thì tin bên này, ngược lại ai không thích bên này thì tin bên kia. Còn tin tức có kiểm chứng chưa ? Biết đâu mà kiểm chứng, nghe sao dịch lại vậy, chẳng biết đúng sai. Ai tin ráng chịu. Mà có khi kiểm chứng được cũng chưa chắc có can đảm nói !

Từ ngày có internet, và thuật ngữ "Fake News" của T/T Trump, thì mức độ khả tín của tin tức càng được quan tâm. Các ông lớn truyền thông Google, Facebook, cũng ráng tìm mọi cách để ngăn chận vấn nạn này, nhưng hành trình còn lắm gian nan. Kiểm tra được nguồn tin nhưng chưa chắc đã thẩm định được nội dung. Ngẫm lại thì ông bà ta đã có cái nhìn vượt thời gian khi bảo rằng " Lời đồn sợ người có trí khôn ".

Dù gì đi nữa, hoà bình vẫn là điều mong mỏi của thế giới. Mong được thế, bởi trong chiến tranh nào, thất bại cũng rơi về phía người dân !

Google bỏ ra 300 triệu cho vấn nạn tin giả (tiếng Anh) .


Friday, August 11, 2017

How A Kidnapping In Berlin Could Bring Down Vietnam's FTA With Europe

By David Hutt, CONTRIBUTOR
(Opinions expressed by Forbes Contributors are their own.)


The EU is today Vietnam’s second-largest trading partner, after China, and second-biggest export market, after the United States.
The Vietnam government, perhaps, knows that while human rights might be a “red line” for some EU officials, the promise of greater profits for European firms could be enough to strong-arm others into accepting the EVFTA.
German Chancellor Angela Merkel welcomes Vietnam's Prime Minister Nguyen Xuan Phuc on July 7, 2017. 


A proposed free trade agreement between Vietnam and the European Union could be hanging in the balance after the German foreign ministry accused Vietnam’s secret service of kidnapping a Vietnamese businessman from the streets of Berlin late last month. Trinh Xuan Thanh, who is wanted by Vietnamese authorities for alleged financial crimes, was abducted in the heart of the German capital on July 23, the German government says, but Hanoi claims he voluntarily returned to Vietnam and turned himself in to the police. He later appeared on Vietnamese state-television to deliver a “confession,” which his lawyer called "forced."
War of Words
Earlier this month, Germany’s foreign ministry said there are “no longer any serious doubts” that Vietnam’s secret service and embassy were involved in the abduction, and described it as an “unprecedented and blatant violation of German law and international law.” It also called on Hanoi to return Thanh to Germany, where he was applying for asylum. The German foreign minister later described the event as akin to “thriller films about the Cold War.”
“Berlin should demand that the Vietnamese immediately release Thanh, and base any continued engagement between Germany and Vietnam on a successful resolution of the case,” said Phil Robertson, deputy director of Human Rights Watch's Asia division.
So far, however, Germany has only declared Vietnam’s intelligence agency chief persona non grata. For now, it appears Hanoi has no intention of sending Thanh back to Germany, which is Vietnam’s largest European trading partner. As a result, Germany’s foreign minister spokesman told Reuters this week that “we are looking at what can be done to make clear to our Vietnamese partners that we cannot accept it.”
“All options are on the table,” he added.
German Chancellor Angela Merkel (R) and Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung (JOHN MACDOUGALL/AFP/Getty Images)


What's At Stake
One option is that Germany restricts development aid to Vietnam. In 2015, it pledged $257 million for a two-year period. Another option, analysts told me confidently, could be that German Chancellor Angela Merkel, today the informal leader of the EU, has her government lobby its European neighbors to halt progress on the proposed EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA), which both sides agreed to in December 2015 and was expected to be ratified early next year.
The agreement is vitally important for Vietnam. Its bilateral trade with the EU rose from just $10 billion in 2006 to a whopping $48 billion last year. The EU is today Vietnam’s second-largest trading partner, after China, and second-biggest export market, after the United States.  The European Commission, the EU’s executive arm, thinks the EVFTA could boost Vietnam’s GDP by as much as 15%.
More on Forbes: China-Vietnam Relations Fall To A One-Year Low Over A New Maritime Dispute
Even before Thanh’s kidnapping, there were suggestions that the EVFTA might be delayed because of Vietnam’s horrendous human rights record, which some believe has worsened in recent years. A ruling now means the EVFTA has to be approved by each of the EU’s 28 member nations, as well as the European Parliament, and human rights groups are busy lobbying them to reject it – or, at least, force through major changes that would mean the EU only accepts the agreement if Vietnam’s government improves human rights.
In this picture taken on July 10, 2016, anti-China activist La Viet Dung is seen while under medical care at a local hospital in Hanoi. A prominent Vietnamese activist who plays in a football team that doubles up as an anti-China protest group said July 11 he was viciously beaten by plainclothes thugs after a match. (Photo credit should read DOAN BAO CHAU/AFP/Getty Images)
“We have told the Vietnamese authorities that it will be extremely difficult to approve [the EVFTA] under these circumstances,” Pier Antonio Panzeri, chairman of the European Parliament’s subcommittee on human rights, said at a press conference in February during a visit to Vietnam.
The Vietnamese government had appeared eager to placate European concerns before last month’s kidnapping, making the event all the more confusing. In July, Prime Minister Nguyen Xuan Phuc traveled to Germany to take part in the G20 Summit, held in Hamburg. There, he met with 14 world leaders including European Council president Donald Tusk and the president of the European Commission, Jean Claude Juncker, according to Vietnamese state-media.
He also sat down with Chancellor Merkel. At their meeting it was announced that both countries had agreed to $1.7 billion worth of new trade deals, Vietnamese media reported. Afterwards, Phuc traveled to the Netherlands, the largest European investor in Vietnam. In The Hague, he announced that Vietnam will lift restrictions on foreign investors in several industries.
A Thorny Issue
The Vietnam government, perhaps, knows that while human rights might be a “red line” for some EU officials, the promise of greater profits for European firms could be enough to strong-arm others into accepting the EVFTA.
Moreover, the EU could shoot itself in the foot if it begins to disrupt the EVFTA over Vietnam’s human rights record; it would set a precedent for future agreements. The EU has long wanted to form a free trade agreement with the entire Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) bloc and discussions on the deal resumed in March.
But if the EVFTA falters over Vietnam’s human rights record – though not over Thanh’s kidnapping – the ASEAN-EU free trade agreement will almost certainly perish as a result. That one has to consider the human rights conditions in Laos, Cambodia, Malaysia, the Philippines and Brunei as well, all of which are equally found wanting, almost to the same degree as Vietnam.


Thursday, March 09, 2017

Nghe lén, có hay không ?

Coi cái clip này để hiểu thêm về quyền hạn theo dõi người dân đối với chính quyền (nếu có). Bài phỏng vấn tướng Michael Hayden, cựu giám đốc CIA và NSA của Mỹ, nhân chuyện T/T Trump nói cựu T/T Obama đã nghe lén ông ta.


Friday, March 03, 2017

Một bài viết hay !

Hôm trước có viết về Thầy Abhinyana, một tu sĩ Phật giáo người Anh. Trước lúc mất, Người tự viết bài đưa tang cho chính mình "My Funeral-Service".  Có người email nhờ mình gởi nội dung bài viết đó. Hôm nay xin đăng lại ở đây . Một bài viết hay !

====================================================


MY FUNERAL-SERVICE

By the time this tape is played for its intended purpose, I will, perhaps, know what, if anything, lies on the other side of death. Surely, this is something that most people think about now and then. Many people live in dread of it; others live in hope and anticipation of a better life hereafter.
Although I accept the concept of the continuation of life after the body’s death, I must confess that, at the time of recording this, I know no more about it than the majority of people; it remains a concept, but it is not something that has had a great influence upon my living ~ that is, I do not live in fear or hope of the afterlife.
Years ago, I had a glimpse of what I took, and still take, to be Reality, a vision of the essential unity of all things, and of how self, in the sense of separate existence, is an illusion. Since then, I have tried to live with this vision in mind, as a guiding principle, even though I have had little success.
I have recorded this tape, not because of an egoistic desire to be in control of things even beyond my death, as I have seen that we have very little control over our lives even while we are alive, and not nearly as much as we think we have, but because I do not want anyone to perform what I regard as useless ceremonies for me; I have seen too much of such things, and have neither respect for nor confidence in them.
I have performed funeral services for numerous other people over the years, so now, for a change, I want to perform my own.
I have long felt that a funeral-service is more for the living than for the dead, as I don’t know if we can help the dead in any way, but I do feel that we might help some of the living somewhat, and a funeral-service provides a wonderful opportunity for reflection upon the nature of our lives. These words, therefore, recorded in advance of my demise ~ though how far in advance I have no way of knowing ~ may be regarded as my parting gift.
For many years, I have been a merchant of words, trying thereby to touch people, press their buttons, and inspire them to live, not just for themselves, but to open their hearts and minds and expand their mental horizons, to embrace an ever-greater portion of the life around them. Words will remain words, however, if we do not test and apply the ideas embodied in them in our lives.
Let us listen now, to an old Beatles’ song called “Within You, Without You”, which had a great effect upon me when I was just setting out on my spiritual quest and groping along in the darkness.


“We were talking
About the space between us all,
And the people who hide themselves
Behind a wall of illusion,
Never glimpse the truth,
Then it’s far too late,
When they pass away.
We were talking
About the love we all could share,
When we find it, to try our best
To hold it there,
With our love, with our love
We could save the world
If they only knew.
Try to realize it’s all within yourself,
No-one else can make you change;
And to see you’re really only very small,
And life flows on within you and without you.
We were talking
About the love that’s gone so cold,
And the people
Who gain the world and lose their souls,
They don’t know, they can’t see;
Are you one of them?
When you’ve seen beyond yourselves
Then you may find
Peace of mind is waiting there;
And the time will come when you see we’re all one
And life flows on within you and without you.”


* * * * * * *

There was a clan of people in India known as the Kalama tribe. They had seen and heard many wandering teachers and preachers, and were confused, because each teacher seemed to expound his own views about things and condemn the ideas of others. One day, they heard that the Buddha was staying nearby, and, His fame having reached them sometime earlier, they decided to go to see Him and put their doubts and confusion before Him. They told Him that they didn’t know what to believe and what not to believe, and the Buddha gave them the following advice, which is as refreshingly clear and practical now as it was so long ago. It is known to us as The Kalama Sutta.
“It is right, Kalamas, that you should doubt. Doubt has arisen in you over things that are doubtful.
“Come, Kalamas; do not believe in anything, simply because you have heard it.
“Do not believe in traditions, just because they have been handed down for many generations.
“Do not believe in anything just because it is spoken and rumored by many.
“Do not believe in anything just because it is found written in books that are considered sacred.
“Do not believe in what you have imagined, thinking that, because it is extraordinary, it must have been inspired by a supreme being or other wonderful beings.
“Do not believe in anything merely on the authority of your teachers, elders and priests.
“But, when you know for yourselves: these things are immoral, these things are blameworthy, these things are censured by the wise, these things, when performed and undertaken, conduce to ruin and sorrow, then should you reject them. And, when you know for yourselves: these things are moral, these things are blameless, these things are praised by the wise, these things, when performed and undertaken, conduce to well-being and happiness, then accept them and act accordingly.”

The same test, said the Buddha, should be applied to His own teachings: “Do not accept my Teachings from reverence, but first test them as a goldsmith would test gold.
Another song, about friendship, joy and adventure that used to inspire me, is called, “Lovely To See You Again”, by the Moody Blues. Here it is:
“Wonderful day
For passing my way,
Knock on my door,
Even the score
With your eyes.
Lovely to see you again, my friend,
Walk along with me to the next bend.
Dark cloud of fear
Is blowing away,
Now that you’re here,
You’re going to stay,
‘Cos it’s
Lovely to see you again, my friend,
Walk along with me to the next bend.
Tell us what you’ve seen
In faraway forgotten lands,
Where empires
Have turned back to sand.
Wonderful day
For passing my way,
Knock on my door,
Even the score
With your eyes.
Lovely to see you again, my friend,
Walk along with me to the next bend.


* * * * * * *

Here, I wish to read from one of my books, Because I Care, but, as to me, this reading should now be understood in the past tense.
Sometimes, like most people, I imagine, I get frustrated and depressed, and wonder where I am going. Sometimes, I cannot see the next step ahead of me, and it seems like I’ve come to a dead-end. Sometimes, when things are difficult, and there seem to be no results, or I get results other than the ones hoped for, I wish I had never gotten into this line of things. And sometimes, death would not be unwelcome; it would be a release.
But, when I get to feeling like this, I turn round and look back on the way by which I reached the present. And do you think that my way was as straight as an arrow? Of course, it wasn’t, not for more than a short distance at a time, but twisted and turn, climbed and fell, and sometimes even disappeared below ground, only to reappear again elsewhere. Many times, there were obstacles, which, at the time, seemed insurmountable. The road was often potted with pot-holes of despair, there were sufferings and sicknesses, lethargy and blues, times when I was depressed and stuck in the doldrums, and didn’t know what to do. There were times when I was lonely and sad, times of danger and fear, and times when the road ran near to hell. It is a miracle that I survived, yet survive I did and survive I do at the time of writing this. Is this not a cause for rejoicing? And does not my looking back on all the pains, defeats and failures, the facing of dangers and obstacles, and the surviving thereof, help me to face other such things with courage and understanding? I have run the gauntlet of the past and survived, and have learned something from it, and am even able to use it to deal with the problems and pains of the present. This, surely, is no small achievement. Has not my life ~ your life, our life ~ been an overall success therefore? Moreover, I am now able to use my life to help others to see things in the same way. If I had given up in despair, as I have wanted to, many times, in the past, I would not have what I now have to share with others who might be able to benefit from it ~ and there are many such people, I know.
But, through all my pain and frustration, I persisted, often with no conscious goal or purpose, and managed to reach the present. How I managed, I do not know, but I’m glad that I did, I’m happy that I have discovered something of my potential, something of value which, by sharing it with others, is not diminished, but only increased thereby. I cannot explain it, but must stand, unashamedly, with my mouth open, speechless in wonder at the way I have come. And was not your way also wonderful?
I will take no more of your precious time. My ceremony will end here with John Lennon’s best song, “Imagine”. Thankyou, and farewell.
Imagine there’s no heaven ~
It’s easy if you try ~
No hell below us,
Above us, only sky.
Imagine all the people
Living for today.
Imagine there’s no country ~
It isn’t hard to do ~
Nothing to kill or die for,
And no religion, too.
Imagine all the people
Living life in peace.
You may say I’m a dreamer,
But I’m not the only one;
I hope some day you’ll join us,
And the world will be as one.
Imagine no possessions,
I wonder if you can,
No need for greed or hunger,
A brotherhood of man.
Imagine all the people
Sharing all the world.
You may say I’m a dreamer,
But I’m not the only one;
I hope someday you’ll join us,
And the world will live as one.
* * * * * * *