Wednesday, January 31, 2018
Tuesday, January 30, 2018
Kỳ thị cá nhân !
Một anh chàng người Việt gốc Hoa đến Mỹ hơn 20 năm về trước, đi làm đủ công việc từ nhà hàng, lái xe tải ... để mưu sinh và lo cho gia đình con cái, không có thời gian để học hỏi tiếng Anh. Nay đi xin việc bị một anh chàng Mỹ khác làm ở phòng nhân sự công ty trả lời một cách khinh rẻ về khả năng tiếng Anh của anh ta. Thế là đứa con gái lên tiếng bảo vệ cha, lên án sự đối xử khiếm nhã và phận biệt của anh chàng Mỹ làm ở bộ phận nhân sự công ty (HR) kia. Cô gái nhận được nhiều sự ủng hộ đồng tình của người dân Mỹ. Người cha cũng được công ty kia xin lỗi, và nhiều công ty khác "offer" công việc. Dĩ nhiên anh chàng Mỹ làm ở phòng nhân sự cũng bị đuổi việc.
Những câu chuyện như thế này chắc thỉnh thoảng cũng xảy ra ở nhiều nơi nhiều nước. Một lần nữa nó nói lên được một số vấn đề rất ư bình thường mà đôi khi ta lãng quên mất.
Thứ nhất, ở đâu cũng có người xấu người tốt. Sự kỳ thị cá nhân thì ở nơi nào, nước nào cũng có, phụ thuộc vào tư duy của mỗi con người. Sự phân biệt kỳ thị không phải chỉ dừng lại ở màu da, chủng tộc hoặc trình độ ngoại ngữ như câu chuyện trên đây, mà còn là giàu nghèo, địa vị xã hội, sang hèn, trình độ học vấn, nam nữ, địa phương, gốc gác cha mẹ ông bà..v.v.. Thậm chí một số ít người còn kỳ thị kẻ đến trước, người đến sau, mít ướt mít ráo, với những đồng bào cùng thân phận tị nạn lưu vong như họ (!).
Bởi vậy, cho dù là người Mỹ, người ngoại quốc, hay người VN chăng nữa thì cũng có đứa khôn đứa dại, người thông thái kẻ mê muội, người rộng rãi kẻ chật hẹp. Đừng bao giờ nghĩ rằng người "tây" thì luôn tốt, ông sếp thì luôn đúng, ông VK thì biết nhiều hơn... Một công ty nho nhỏ như trường hợp ở trên, thì đội ngũ nhân sự thường đơn giản. Hãng càng lớn thì nhân viên quản lý hoặc nhân sự thường được tuyển chọn kỹ càng, có đẳng cấp cao hơn. Thường là vậy, không tuyệt đối !
Một điểm nổi bật nữa, là người nước ngoài có vẻ công bằng (fair) hơn. Họ lắng nghe, thông cảm, và tôn trọng sự thật. Rõ ràng là sau 1,2 ngày cô bé con gái nhận được bao nhiêu sự an ủi, ủng hộ, đồng thuận từ nhiều cá nhân và công ty khác của Mỹ. Riêng sự công bằng này thì không phải quốc gia nào cũng có được. Có những đất nước thông tin chỉ có 1 chiều, báo đài đồng loạt như nhau, nên chỉ được hiểu 1 chiều, không có tính phản biện, thiếu công bằng, cái nhìn phiếm diện. Luận công, luận tội, cũng thiếu công bằng !
Cuối cùng là quyền được nói và sự cởi mở can đảm của những đứa trẻ. Ở quê mình, nhiều khi thấy những đứa bé thiếu tự tin hẳn ra. Giáo dục của gia đình, trường học, xã hội, và chính quyền, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền hạn và khả năng phát biểu suy nghĩ cảm tưởng của con người, nhất là ở nhừng đứa trẻ. Ở những quốc gia mà quyền tự do ngôn luận không được bảo vệ và khuyến khích, thì khó tạo ra được một đất nước phát triển lành mạnh & một xã hội công bằng bác ái.
Nhưng suy cho cùng, so với những câu chuyện nhiều người xin đi học hoặc đi làm, bị từ chối ngay chính trên quê hương họ bởi những tờ khai lý lịch, thì chuyện anh chàng lái xe người Việt gốc Hoa này đã là một câu chuyện cổ tích rồi :-) .
Đọc câu chuyện bằng tiếng Anh ở đây
Những câu chuyện như thế này chắc thỉnh thoảng cũng xảy ra ở nhiều nơi nhiều nước. Một lần nữa nó nói lên được một số vấn đề rất ư bình thường mà đôi khi ta lãng quên mất.
Thứ nhất, ở đâu cũng có người xấu người tốt. Sự kỳ thị cá nhân thì ở nơi nào, nước nào cũng có, phụ thuộc vào tư duy của mỗi con người. Sự phân biệt kỳ thị không phải chỉ dừng lại ở màu da, chủng tộc hoặc trình độ ngoại ngữ như câu chuyện trên đây, mà còn là giàu nghèo, địa vị xã hội, sang hèn, trình độ học vấn, nam nữ, địa phương, gốc gác cha mẹ ông bà..v.v.. Thậm chí một số ít người còn kỳ thị kẻ đến trước, người đến sau, mít ướt mít ráo, với những đồng bào cùng thân phận tị nạn lưu vong như họ (!).
Bởi vậy, cho dù là người Mỹ, người ngoại quốc, hay người VN chăng nữa thì cũng có đứa khôn đứa dại, người thông thái kẻ mê muội, người rộng rãi kẻ chật hẹp. Đừng bao giờ nghĩ rằng người "tây" thì luôn tốt, ông sếp thì luôn đúng, ông VK thì biết nhiều hơn... Một công ty nho nhỏ như trường hợp ở trên, thì đội ngũ nhân sự thường đơn giản. Hãng càng lớn thì nhân viên quản lý hoặc nhân sự thường được tuyển chọn kỹ càng, có đẳng cấp cao hơn. Thường là vậy, không tuyệt đối !
Một điểm nổi bật nữa, là người nước ngoài có vẻ công bằng (fair) hơn. Họ lắng nghe, thông cảm, và tôn trọng sự thật. Rõ ràng là sau 1,2 ngày cô bé con gái nhận được bao nhiêu sự an ủi, ủng hộ, đồng thuận từ nhiều cá nhân và công ty khác của Mỹ. Riêng sự công bằng này thì không phải quốc gia nào cũng có được. Có những đất nước thông tin chỉ có 1 chiều, báo đài đồng loạt như nhau, nên chỉ được hiểu 1 chiều, không có tính phản biện, thiếu công bằng, cái nhìn phiếm diện. Luận công, luận tội, cũng thiếu công bằng !
Cuối cùng là quyền được nói và sự cởi mở can đảm của những đứa trẻ. Ở quê mình, nhiều khi thấy những đứa bé thiếu tự tin hẳn ra. Giáo dục của gia đình, trường học, xã hội, và chính quyền, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền hạn và khả năng phát biểu suy nghĩ cảm tưởng của con người, nhất là ở nhừng đứa trẻ. Ở những quốc gia mà quyền tự do ngôn luận không được bảo vệ và khuyến khích, thì khó tạo ra được một đất nước phát triển lành mạnh & một xã hội công bằng bác ái.
Nhưng suy cho cùng, so với những câu chuyện nhiều người xin đi học hoặc đi làm, bị từ chối ngay chính trên quê hương họ bởi những tờ khai lý lịch, thì chuyện anh chàng lái xe người Việt gốc Hoa này đã là một câu chuyện cổ tích rồi :-) .
Đọc câu chuyện bằng tiếng Anh ở đây
Monday, January 29, 2018
Nghiện !
Thế là giải bóng đá U23 cũng qua đi. Cơn địa chấn dần lắng dịu xuống. Dư âm còn lại của những câu chuyện giật gân cởi truồng chạy ngoài đường, sexy Vietjet, điên loạn, chửi bới, tây ta - thằng nói gà thằng nghe vịt, chửi Uzbekistan, sém vô địch, bão đêm bão ngày, phong vua phong tước, anh hùng lao động, thủ tướng, quốc hội ... rần rần một lúc, rồi cũng sẽ từ từ qua đi. Sáng nay đọc báo VN thấy bắt đầu có vài mẩu tin thời sự, kinh tế, chính trị, xuất hiện vào danh mục tin tức hàng đầu. Vui mà cũng buồn !
Mới năm nào đây, Dr. Daniel Wann của trường Murray State University (KY) viết về tính tương đồng của thể thao và tôn giáo. Các trạng thái niềm tin, ngôn ngữ, cũng như hiện tượng của hai lãnh vực này có nhiều điểm giống nhau. Lúc đó nhiều nhà tâm lý học đã tranh luận sôi nổi và quan tâm đặc biệt về khám phá đó. Bây giờ ngồi nghĩ lại, thắc mắc có khi nào mai mốt khai lý lịch, lại có người khai tôn giáo là đạo "bóng đá" chăng ? Chắc là không đâu nhỉ !
Thực ra thì nhiều nước, nhiều nơi trên thế giới, cũng nghiện, cũng điên dại đam mê một vài lãnh vực nào đó. Cũng là chuyện thường tình. Nơi nào ít sự chọn lựa thường có xu hướng cực đoan hơn, người nào ít có nhiều thứ để quan tâm thì thường đặt nặng vấn đề hơn. Thế thôi ! Còn chuyện lỡ quan niệm bóng đá là tôn giáo thì cũng không sao, cuồng tín mới là đáng sợ :-) .
Nhớ ngày xưa Karl Marx nói "Religion is the opium of the people" (tạm dịch là : Tôn giáo là thuốc phiện của con người). Nguyên gốc từ tiếng Đức là "Die Religion ist das Opium des Volkes" . Dĩ nhiên khái niệm "vô thần" ngày đó đã bị nhiều quốc gia lên án mãnh liệt. Còn đến bây giờ thì ai cũng hiểu thứ gì mới thực sự được coi là thuốc phiện !
Mới năm nào đây, Dr. Daniel Wann của trường Murray State University (KY) viết về tính tương đồng của thể thao và tôn giáo. Các trạng thái niềm tin, ngôn ngữ, cũng như hiện tượng của hai lãnh vực này có nhiều điểm giống nhau. Lúc đó nhiều nhà tâm lý học đã tranh luận sôi nổi và quan tâm đặc biệt về khám phá đó. Bây giờ ngồi nghĩ lại, thắc mắc có khi nào mai mốt khai lý lịch, lại có người khai tôn giáo là đạo "bóng đá" chăng ? Chắc là không đâu nhỉ !
Thực ra thì nhiều nước, nhiều nơi trên thế giới, cũng nghiện, cũng điên dại đam mê một vài lãnh vực nào đó. Cũng là chuyện thường tình. Nơi nào ít sự chọn lựa thường có xu hướng cực đoan hơn, người nào ít có nhiều thứ để quan tâm thì thường đặt nặng vấn đề hơn. Thế thôi ! Còn chuyện lỡ quan niệm bóng đá là tôn giáo thì cũng không sao, cuồng tín mới là đáng sợ :-) .
Nhớ ngày xưa Karl Marx nói "Religion is the opium of the people" (tạm dịch là : Tôn giáo là thuốc phiện của con người). Nguyên gốc từ tiếng Đức là "Die Religion ist das Opium des Volkes" . Dĩ nhiên khái niệm "vô thần" ngày đó đã bị nhiều quốc gia lên án mãnh liệt. Còn đến bây giờ thì ai cũng hiểu thứ gì mới thực sự được coi là thuốc phiện !
Saturday, January 27, 2018
Hoan hô !
Hoan hô đội tuyển U23 Vietnam đã đá một trận chung kết đầy quyết tâm và cố gắng !
Hoan hô tinh thần kiên trì phòng thủ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và thể lực khác biệt !
Hoan hô cổ động viên VN (không tính mấy em ở truồng) :-) !
Chúc mừng thành tích giải Á quân AFC U23 championship 2018. Hy vọng lần tới !
Hoan hô tinh thần kiên trì phòng thủ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và thể lực khác biệt !
Hoan hô cổ động viên VN (không tính mấy em ở truồng) :-) !
Chúc mừng thành tích giải Á quân AFC U23 championship 2018. Hy vọng lần tới !
Friday, January 26, 2018
Ngược giòng !
“Those who follow the crowd usually get lost in it.” Anonymous
“The one who follows the crowd will usually get no further than the crowd. The one who walks alone is likely to find themselves in places no one has ever been before.” Albert Einstein
"It’s easy to stand with the crowd, it takes courage to stand alone.” Gandhi
"It’s better to walk alone than with a crowd going in the wrong direction.” Gandhi
“The one who follows the crowd will usually get no further than the crowd. The one who walks alone is likely to find themselves in places no one has ever been before.” Albert Einstein
"It’s easy to stand with the crowd, it takes courage to stand alone.” Gandhi
"It’s better to walk alone than with a crowd going in the wrong direction.” Gandhi
Wednesday, January 24, 2018
Thủ tướng chỉ đạo khen thưởng U23
Một giải bóng đá khiêm tốn gồm 16 đội dưới 23 tuổi của khu vực châu Á, một khu vực có thành tích bóng đá gần như kém nhất thế giới. Giải bóng đá U23 này được AFC (liên đoàn bóng đá châu Á) đặt ra vài năm trước đây, coi như là một trong những giải phụ bên cạnh AFC Asian Cup được tổ chức bốn năm một lần .
Ngoài giải U23 cup, còn nhiều giải phụ khác của AFC như Asian Champions League, ASEAN cup (Tiger), và U khác (19,20,21....v.v) cũng được tổ chức. Đó là nổ lực của AFC để tạo phong trào và duy trì sự hiện diện của bộ môn túc cầu ở khu vực của mình. Các liên đoàn bóng đá của các châu lục khác cũng làm việc tương tự như CAF, CONCACAF, UEFA, CONMEBOL ...etc. Dĩ nhiên không ai có nhiều giải như châu Á .
Thế nhưng một trong những sự thành công lớn nhất của AFC là đã làm nên điều thần thánh cho đất nước Vietnam. Coi trận bán kết của Vietnam và Qatar, trên khán đài lèo tèo vài nhóm người nhúm chụm lại, đa phần là cổ động viên của 2 nước. Mình nghĩ giới truyền thông VN đã rất khéo léo trong việc quay cảnh để truyền tải tin tức về nước nhà của mình. Nhưng điều đó dường như không quan trọng lắm với người dân trong nước, vì đã lâu không được thắng, không được kiêu hãnh, cọng thêm là giới truyền thông biết cách tung hứng giá trị của giải đá bóng này, nên sự kiện U23 đã trở nên một huyền thoại. Bão nổi lên rồi !
Nhà nhà xuống đường, người người xuống đường .... Nồi niêu và xoong chảo, cha mẹ và con cái, thành thị và nông thôn, thủ tướng và bà nội trợ, chính phủ và đảng, nhân dân và lãnh đạo, cởi truồng và phê đá, cờ xí và vật vã ....đều hoà mình vào cơn bão đó. Bão bùng mọi nẻo, bụi bờ khách sạn, dân số lại gia tăng. Mưa giải thưởng từ trung ương, chính phủ, đến mọi tầng lớp, từ Macallan đến Huda, Dũng Quất, Saigon, Tiger, Ken lon, Ken chai... Tiền dân nay lại về dân ! Dường như mọi người dân có cảm giác nổ tung, nghĩ rằng cả thế giới đang hâm mộ thần tượng VN ta . Dạ thưa không ! không có điều đó, vì thế giới ít ai biết giải này, trừ một số người châu Á quan tâm đến bóng đá. Họ không quan tâm đến giải U19, U20, U21, U22, U23... nào đó của một châu lục không mấy có truyền thống đá banh. Ngay cả các giải AFC lớn hơn cũng không được chiếu trên các kênh truyền thông chính quốc tế hay của châu Phi, Châu Âu, châu Mỹ. Cứ nhìn kỹ những hàng ghế trống toác trên sân vận động Changshu hôm đó thì rõ.
Sáng ngủ dậy coi báo, từ bữa thắng Iraq cho đến nay, báo chí mạng tràn lan tin tức U23, có hôm chiếm gần hết các mục chính. Thời sự, chính trị, kinh tế, chẳng là cái đinh gì so với U23 chiến thắng . Nhiều cái tít xấc xược "U23 đặt cả châu Á dưới bàn chân", "thế giới khiếp sợ" ... Báo Nhân Dân cũng nói " Thế nước mạnh, vận nước lên" .......Khí thế đến thế là cùng ! Thật ra kẻ thắng cuộc thực sự phải là báo đài VN, là các nhà tuyên giáo truyền thông trong nước.
Gọi dt cho người bạn, bạn nói - "Đã lâu không có gì vui" . Mình hiểu điều đó, mình hiểu cái niềm vui thiên niên kỷ đó . Hiểu cái ý nghĩa của "chào U23 đỉnh cao muôn trượng" . Dân ta dễ vui dễ mừng, nên mới là dân lạc quan nhất nhì thế giới . Chỉ cần cây bánh tét dài nhất, cái chả giò lớn nhất, cái tháp truyền hình cao nhất, buồng chuối nhiều trái nhất, tiến sĩ nhiều nhất .... hoặc một hãng phim ngoại quốc vào đóng phim khỉ đột King Kong hạng thường cũng lên bàn nghị sự quốc hội. Chỉ cần nhất là đủ, huống hồ là một giải U23 trong khu vực có đến 16 đội tham gia. Dễ đến, dễ đi, dễ vui, dễ buồn. Một HD 981, một Gạc Ma, một Hoàng Sa, một Trường Sa, lại không đủ làm ta thổn thức. Kiên cường. Nhưng chỉ cần một Jack Ma - thủ lãnh của ngành hàng giả hàng nhái - đủ làm dân ta quỳ xuống, ngã gục. Một vài tên tuổi Hàn quốc hạng xoàng đến VN, ta điên dại khóc tế bò càng chà đạp lên nhau....
Những nỗi đau của ngư dân Lý Sơn, Bình Châu, những oan nghiệt của Formosa, những hệ lụy thực phẩm độc hại. Những oan khiêng ruộng vườn, những mái trường du dây lội suối ... không đủ làm ta nhỏ lệ. Anh hùng. Nhưng chỉ cần một Hoàng Kiều "đêm bảy ngày ba", một Ngọc Trinh hở váy, đủ làm xôn xao rộn ràng cả nước.
Mình vốn dân mê đá banh, nên rất vui, rất khí thế, rất tự hào về đội U23 VN. Cảm ơn ông HLV người Hàn gốc Lạng Sơn (nghe có ông VN giải thích Hang Seo = Heo Sang = Lợn Sang = Lạng Sơn) đã đưa nàng Tấm vào cổ tích. Sáng 3g thức dậy coi đá banh, hồi hộp và vỡ oà theo chiến thắng của quê nhà . Nhưng mình vẫn cho đó là một giải thi đấu U23 của khu vực. Vẫn nghĩ rằng VN có thể đi xa hơn rất nhiều nếu ta không dễ thoả mãn và tự hào đến mức điên dại vì một giải túc cầu nhỏ của AFC dành cho lứa tuổi dưới 23 trong khu vực.
Cầu trường vắng vẻ của trận U23 Vietnam - Qatar tại TQ:
Ngoài giải U23 cup, còn nhiều giải phụ khác của AFC như Asian Champions League, ASEAN cup (Tiger), và U khác (19,20,21....v.v) cũng được tổ chức. Đó là nổ lực của AFC để tạo phong trào và duy trì sự hiện diện của bộ môn túc cầu ở khu vực của mình. Các liên đoàn bóng đá của các châu lục khác cũng làm việc tương tự như CAF, CONCACAF, UEFA, CONMEBOL ...etc. Dĩ nhiên không ai có nhiều giải như châu Á .
Thế nhưng một trong những sự thành công lớn nhất của AFC là đã làm nên điều thần thánh cho đất nước Vietnam. Coi trận bán kết của Vietnam và Qatar, trên khán đài lèo tèo vài nhóm người nhúm chụm lại, đa phần là cổ động viên của 2 nước. Mình nghĩ giới truyền thông VN đã rất khéo léo trong việc quay cảnh để truyền tải tin tức về nước nhà của mình. Nhưng điều đó dường như không quan trọng lắm với người dân trong nước, vì đã lâu không được thắng, không được kiêu hãnh, cọng thêm là giới truyền thông biết cách tung hứng giá trị của giải đá bóng này, nên sự kiện U23 đã trở nên một huyền thoại. Bão nổi lên rồi !
Nhà nhà xuống đường, người người xuống đường .... Nồi niêu và xoong chảo, cha mẹ và con cái, thành thị và nông thôn, thủ tướng và bà nội trợ, chính phủ và đảng, nhân dân và lãnh đạo, cởi truồng và phê đá, cờ xí và vật vã ....đều hoà mình vào cơn bão đó. Bão bùng mọi nẻo, bụi bờ khách sạn, dân số lại gia tăng. Mưa giải thưởng từ trung ương, chính phủ, đến mọi tầng lớp, từ Macallan đến Huda, Dũng Quất, Saigon, Tiger, Ken lon, Ken chai... Tiền dân nay lại về dân ! Dường như mọi người dân có cảm giác nổ tung, nghĩ rằng cả thế giới đang hâm mộ thần tượng VN ta . Dạ thưa không ! không có điều đó, vì thế giới ít ai biết giải này, trừ một số người châu Á quan tâm đến bóng đá. Họ không quan tâm đến giải U19, U20, U21, U22, U23... nào đó của một châu lục không mấy có truyền thống đá banh. Ngay cả các giải AFC lớn hơn cũng không được chiếu trên các kênh truyền thông chính quốc tế hay của châu Phi, Châu Âu, châu Mỹ. Cứ nhìn kỹ những hàng ghế trống toác trên sân vận động Changshu hôm đó thì rõ.
Sáng ngủ dậy coi báo, từ bữa thắng Iraq cho đến nay, báo chí mạng tràn lan tin tức U23, có hôm chiếm gần hết các mục chính. Thời sự, chính trị, kinh tế, chẳng là cái đinh gì so với U23 chiến thắng . Nhiều cái tít xấc xược "U23 đặt cả châu Á dưới bàn chân", "thế giới khiếp sợ" ... Báo Nhân Dân cũng nói " Thế nước mạnh, vận nước lên" .......Khí thế đến thế là cùng ! Thật ra kẻ thắng cuộc thực sự phải là báo đài VN, là các nhà tuyên giáo truyền thông trong nước.
Gọi dt cho người bạn, bạn nói - "Đã lâu không có gì vui" . Mình hiểu điều đó, mình hiểu cái niềm vui thiên niên kỷ đó . Hiểu cái ý nghĩa của "chào U23 đỉnh cao muôn trượng" . Dân ta dễ vui dễ mừng, nên mới là dân lạc quan nhất nhì thế giới . Chỉ cần cây bánh tét dài nhất, cái chả giò lớn nhất, cái tháp truyền hình cao nhất, buồng chuối nhiều trái nhất, tiến sĩ nhiều nhất .... hoặc một hãng phim ngoại quốc vào đóng phim khỉ đột King Kong hạng thường cũng lên bàn nghị sự quốc hội. Chỉ cần nhất là đủ, huống hồ là một giải U23 trong khu vực có đến 16 đội tham gia. Dễ đến, dễ đi, dễ vui, dễ buồn. Một HD 981, một Gạc Ma, một Hoàng Sa, một Trường Sa, lại không đủ làm ta thổn thức. Kiên cường. Nhưng chỉ cần một Jack Ma - thủ lãnh của ngành hàng giả hàng nhái - đủ làm dân ta quỳ xuống, ngã gục. Một vài tên tuổi Hàn quốc hạng xoàng đến VN, ta điên dại khóc tế bò càng chà đạp lên nhau....
Những nỗi đau của ngư dân Lý Sơn, Bình Châu, những oan nghiệt của Formosa, những hệ lụy thực phẩm độc hại. Những oan khiêng ruộng vườn, những mái trường du dây lội suối ... không đủ làm ta nhỏ lệ. Anh hùng. Nhưng chỉ cần một Hoàng Kiều "đêm bảy ngày ba", một Ngọc Trinh hở váy, đủ làm xôn xao rộn ràng cả nước.
Mình vốn dân mê đá banh, nên rất vui, rất khí thế, rất tự hào về đội U23 VN. Cảm ơn ông HLV người Hàn gốc Lạng Sơn (nghe có ông VN giải thích Hang Seo = Heo Sang = Lợn Sang = Lạng Sơn) đã đưa nàng Tấm vào cổ tích. Sáng 3g thức dậy coi đá banh, hồi hộp và vỡ oà theo chiến thắng của quê nhà . Nhưng mình vẫn cho đó là một giải thi đấu U23 của khu vực. Vẫn nghĩ rằng VN có thể đi xa hơn rất nhiều nếu ta không dễ thoả mãn và tự hào đến mức điên dại vì một giải túc cầu nhỏ của AFC dành cho lứa tuổi dưới 23 trong khu vực.
Cầu trường vắng vẻ của trận U23 Vietnam - Qatar tại TQ:
Tuesday, January 23, 2018
Từ Vietnam U23(2018) nhớ về Bồn Lừa của Duyên Anh !
....
Năm ấy, các hội nhà nghề Âu-châu, Mỹ-châu viễn du tưng bừng. Họ qua Á-châu, tung hoành ở Do-thái, thao túng Mã-lai-á, ca khúc khải hoàn ở Hương-cảng, Nhật-bản, Đại-hàn. Trên đường về, mỗi hội đều muốn biết Việt-nam. Một là để nghỉ chân, hai là đề lượm thêm chút bạc. Hội đầu tiên khai mạc những trận quốc tế tại vận động trường Cộng-hòa là Milan của Ý-đại-lợi. Ý-đại-lợi đã từng đoạt hai lần giải túc cầu thế giới. Những con cưng của, hội Milan, phần đông, đều "nhập cảng" từ Nam Mỹ, vườn ươm sao sáng bóng tròn, quê hương của Pelé, Garrincha... Hội Milan, năm rồi, đá bại tất cả các hội nhà nghề trong nước chiếm giải vô địch Ý-đại-lợi. Chuyến viễn du Á châu, họ chỉ biết thắng chứ chưa hề biết thảm bại.
Hội Milan nhận đấu ba trận với Tổng Tham-mưu, hội tuyển Sài-gòn và đương kim vô địch Việt-nam : Thiếu-niên. Trận đấu Milan đụng Tổng Tham-mưu, hạ hội nhà binh 4 bàn không gỡ. Trận thứ hai, Milan gặp hội Thiếu-niên. Cầu trường không hở một tấc, ở những khán đài bình dân. Khán giả Việt-nam đi xem anh em Bồn lừa rửa mối nhục "tiểu nhược quốc". Những người cả đời chưa coi đá bóng, cũng chen rách áo hoặc mua vé chợ đen xem trận đấu lịch sử này. Bồn lừa, hai tiếng đó như hai tiếng của mầu nhiệm, len lỏi vào mạch máu của mỗi người Việt-nam. Những em bé nghe hai tiếng Bồn lừa bỗng cảm thấy mình lớn lên, phi thường cơ hồ Bồn lừa ! Đó là thần tượng của nhi đồng, là anh hùng vô địch. Tổng thống Việt-nam cứ chết đi, không ai thèm khóc cả, nhưng Bồn lừa mà chết, chắc chắn hàng triệu nhi đồng lăn xuống đất, khóc nức nở thâm quầng mắt. Bồn lừa bất tử. Kẻ làm đẹp cho quê hương bất tử. Bồn lừa ơi, mày nghe rõ chưa ? Hàng triệu em bé đang muốn phi thương trên sân cỏ, trong mọi lãnh vực. Hãy đá bại Milan.
Hội Thiếu-niên bắt hội nhà nghề Milan, vô địch Ý-đại-lợi, phơi áo với tỷ số thê thảm : 6 trái. Milan gắng sức kiếm một trái danh dự mà đành thất vọng tới phút mãn cuộc. Chiều đó, gió thổi mạnh song cờ Ý không tung bay nổi. Chỉ có cờ Việt-nam phần phật reo trong gió. Khí thế Việt-nam mạnh mẽ vô cùng. Men chiến thắng làm hăng say hội tuyển Sài-gòn. Nên trận chót, hội tuyển Sài-gòn tạo một sự ngạc nhiên : thắng Milan 2-1. Cựa của anh em Bồn lừa đã phô. Cựa của con cháu Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ đã phô và Milan phơi áo. Tin này làm xúc động cả nước Ý, làm bàng hoàng thế giới. Các hội bóng Âu, Mỹ nóng lòng sang Việt-nam. Và họ đã sang để đau đớn phơi áo như Milan. Phơi áo trong nỗi cảm phục. Trên bản đồ thế giới, nước Việt-nam bé nhỏ được hàng trăm nước lấy bút chì màu tô thẫm nét.
Việt-nam thuộc Á-châu đấy. Hình cong giống chữ S hai đầu phình ra, giữa thót lại. Người Việt-nam vốn là dòng giống Bách-việt có lịch sử lập quốc vĩ đại nhất thế giới, có huyền sử "trăm con trăm trứng" đẹp nhất loài người. Dòng giống Bách-việt là dòng giống văn minh trước nhất nhân loại. Dòng giống đó kiêu hùng như rồng, phóng khoáng như tiên. Chưa một nước nào dám đơn phương đánh nước Trung-hoa, trừ dòng giống Bách-việt. Đánh Trung-hoa là thắng, không biết bại. Nước Việt-nam có điệu thơ mơ màng nhất thế giới là thơ lục bát. Thơ lục bát lơ lửng trong tâm hồn mọi người Việt-nam cơ hồ tiếng sáo diều của họ lơ lửng trên bầu trời. Không nước nào bắt chước người Việt-nam làm thơ lục bát được. Nước Việt-nam lại có đội bóng tròn bách chiến bách thắng gồm Chương còm, Bồn lừa, Tí điên, Tư chăn vịt, Dzũng Đakao, Tiến gầy, Hưng mập, Sơn trán cao...
Thế giới đã biết Việt-nam như vậy đó. Bồn lừa và anh em nó bắt thế giới phải biết quê hương Việt-nam của anh em nó. Thế giới khâm phục Việt-nam rồi. Bồn lừa đã tới. Cả nước đồng ý bầu hội Thiếu-niên làm Hội-tuyển Quốc-gia. Kỳ này, hội Thiếu-niên, đại diện Việt-nam, tham dự giải vô địch bóng tròn thế giới.
....
Dân chúng Trí-lợi không bao giờ dành cảm tình cho đội bóng nào bắt đám con cưng của họ phơi áo. Thế mà họ đã hoan hô, ngưỡng mộ mười một hảo thủ nhô con Việt-nam. Cả Mỹ-châu, cả Âu-châu tự kiêu tự đại nghiêng mình phục Việt-nam. Thế giới có bao nhiêu người mê say bóng tròn thì bấy nhiêu người thuộc lịch sử, địa dư nước Việt-nam.
Báo chí Pháp công khai xin lỗi nước Việt-nam và coi chuyện tám mươi năm đô hộ là chuyện nhục nhã của dân tộc Pháp. Bóng tròn đã làm lu mờ tất cả và khuynh loát chính trị. Thế giới hướng về Trí-lợi mong ước Việt-nam đoạt cúp Jules Rimet và đòi hỏi hòa bình danh dự cho dân tộc Việt-nam.
Thế giới lên án những kẻ gây chiến tranh, những tên lái súng, những âm mưu thực dân mới. Không qua Trí-lợi với tư cách các nhà ngoại giao nhưng anh em Bồn lừa đã trở thành các nhà ngoại giao, phục vụ quê hương đắc lực. Hai tiếng Việt-nam sơn son thiếp vàng trong tim nhân loại. Người ta ngước nhìn cờ Việt-nam đang bay, nghiêm trang kính cẩn.
Buổi chiều hôm vào chung kết, sân cỏ Santiago muốn nứt ra. Vì khán giả kỷ lục.
Hàng trăm ngàn người vây quanh vận động trường hò hét, phẫn nộ, không mua được vé. Những người giầu thuê máy bay trực thăng bay trên trời, dùng ống nhòm theo rõi trận đấu.
.....
Khí vừa chui ở hầm vận động trường lên, Việt-nam đã được ngót trăm ngàn khán giả chèn cá hộp trên các khán đài sân Santiago cổ võ tưng bừng.
- Viet-nam, le premier !
- Viet-nam, il primo !
- Viet-nam, number one !
Ba thứ tiếng biểu dương lòng khâm phục của thế giới bóng tròn. Việt-nam số dzách. Thủ quân Bồn lừa phá luật quốc tế, cho anh em xếp hàng, chạy quanh sân một vòng chào khán giả.
Mũ, khăn mùi xoa, hoa ảnh, cả giấy bạc nữa, tung như mưa lá me đầy sân. Bắt tội ban tổ chức phải đi lượm. Khán giả muốn cho Việt-nam tất cả, cho cả trái tim họ. Những cô sinh viên Trí-lợi đẹp tuyệt vời đã nhẩy cỡn, hét lớn :
- Bon lua, I love you.
- Bon lua, Je t'aime.
Bồn lừa đưa anh em ra giữa sân, quây tròn lại, biểu diễn vài xảo thuật. Khán giả muốn nổi điên. Anh-cát-lợi chỉ mới coi Việt-nam biểu diễn vài đường huê mỹ đã toát mồ hôi trán rồi.
Tiếng còi rít lên. Một trăm ngàn con tim trong sân Santiago đứng lại. Hàng trăm ngàn con tim ngoài sân Santiago ngừng đập. Hàng triệu triệu khán giả theo rõi trận đấu bằng vô tuyến truyền hình hồi hộp, trông chờ. Sinh hoạt tại các nước trên thế giới cơ hồ tê liệt. Ống khói của các nhà máy thôi phun khói. Tàu bè hạ neo. Công xưởng nghỉ việc. Đường phố vắng hoe. Tất cả đổ xô vào những quán rượu, những nơi có vô tuyến truyền hình. Những cuộc đánh cá hào hứng đã xẩy ra. Hầu như người ta đặt tiền nơi chân cẳng Việt-nam, trừ dân Anh-cát-lợi.
Ở quê hương nhà thì khỏi kể. Tin Việt-nam cho các đội túc cầu khét tiếng phơi áo để vào chung kết gặp đương kim vô địch Anh-cát-lợi đã khiến hàng triệu người khóc nức nở. Những giọt nước mắt sung sướng chảy xuống làm thành dòng sông Hồng thứ hai. Dòng sông mang tên Hãnh Diện phát nguyên tự những tâm hồn vĩ đại của Bồn lừa và anh em nó. Bất cứ một người Việt-nam nào cũng cảm giác mình lớn lên, khỏe ra, không thua kém ai. Niềm tự ti "tiểu nhược quốc" biến mất. Người Việt-nam bắt đầu mơ mộng, bắt đầu nghĩ đến nhiều chuyện phi thường khác ngoài lãnh vực túc cầu. Bồn lừa đã là cảm hứng cho những giấc mộng phi thường đó.
......
Từ vạn dặm, tiếng nói của Huyền Vũ vượt biển cả, rừng sâu, vọng về đất nước :
"Thưa đồng bào,
Chúng ta sẽ thắng. Việt-nam sẽ thắng. Tiến gầy vừa dọ dẫm một đường ban nhẹ mà Anh-cát-lợi đã bối rối. Bây giờ, Bồn lừa là tất cả. Bồn lừa là mạch máu, là tim phổi, là lẽ sống của một trăm ngàn khán giả nhấp nhổm tại Santiago. Thưa đdng bào, thủ môn Springett đã đá bổng ban lên."
Hữu nội Hunt được bóng, đưa lên, đưa lên nữa. Bắn sang góc phải. Tả biên Kevan lướt địch thủ đem bóng sâu thêm xuống đất Việt-nam. Tả nội Peacock chạy theo Kevan, nhận bóng. Bảo méo mồm ra truy cản. Peacock tạt nhẹ vào giữa, Haynes đã có mặt. Anh này lừa Sơn trán cao và toan một mình gây chuyện lạ. Trái sút búa bổ sút thẳng vô khuôn thành của Chương còm. Nhà thủ môn tăm tre Việt-nam nhẫy lên, bắt bóng bằng tay trái. Cùng một động tác bắt bóng, tay phải Chương còm giơ cao, chào khán giả.
Cầu trường ngạc nhiên đến rụng rời. Thủ môn Việt-nam có thể một tay bắt bóng, một tay chào khán giả ư ? Lịch sử túc cầu tự cổ chí kim đã ai dám chơi như vậy đâu. Thế mà Chương còm vừa mới "chơi" thế đấy. Nhà thủ môn Việt-nam đóng vai con mèo rỡn con chuột trung phong khét tiếng Anh-cát-lợi. Khiến Haynes tức ứa máu mắt,
Ngày xưa chúng mày vào Sài-gòn tước khí giới Nhật, chúng mày đem theo bọn thực dân Pháp. Rồi liên quân Anh, Pháp, Ấn dùng võ khí tối tân đánh nhau với gậy tầm vông của thanh niên tiền phong. Chúng mày đã bắt đồng bào ông ứa máu mắt thì hôm nay, ông bắt cả nước mày ứa máu mắt để chúng mày biết đau đớn mà dậy chút tình thương yêu nhân loại, dứt bỏ tinh thần kỳ thị chủng tộc ở châu Phi đi, dứt bỏ tinh thần đế quốc đi...
Chương còm đã nghĩ tới mối nhục của quê hương trước khi bắt trái bóng lạ đời. Chương còm đá bổng trái bóng lên, y hệt những đường bóng trong giấc chiêm bao thời thơ ấu của Bồn lừa. Haynes nhận được bóng. Chuyền cho Peacock. Anh này dẫn xuống đất Việt-nam, Peacock hất nhẹ cho Kevan, Kevan sút vào giữa. Haynes đánh "cú tết" chuyền cho Hunt. Hữu nội Anh-cát-lợi gắng sức lừa khỏi màng lưới Tí điên và...
"Thưa đồng bào, Hunt sút thật mạnh ! Nhưng trái bóng đã dính chặt trong tay nhựa của chiến sĩ Chương còm. Cú sẫm sét của Hunt tưởng đã tung lưới Chương... Không ai ngờ Chương còm bắt bóng dễ thế".
Trái bóng của Hunt giống trái bóng của Garrincha, bay chéo vào thành, cách cột trụ và sà ngang hơn gang tay. Chương còm tung người lên, tay phải chộp bóng ôm gọn vô nách. Cả sức mạnh vô biên và tài nghệ của Hunt, bỗng nhiên, bị thu hút y hệt thỏi sắt bắn mạnh vào miếng nam châm. Đến lượt Hunt ứa máu mắt.
Trận đấu mỗi lúc một sôi nổi, ngoạn mục. Việt-nam xuống quân ào ào nhưng, chưa muốn "làm thịt" Anh-cát-lợi mà cố ý biểu diễn hiến khán giả thế giới một nghệ thuật nhồi bóng điêu luyện của Việt-nam, Từ cách dàn xếp tới lối làm bàn, Việt-nam đều vượt lý tưởng túc cầu. Ông thầy túc cầu thế giới Anh-cát-lợi không còn dám nhớ mình là cha đẻ của nghệ thuật túc cầu nữa. Việt-nam không quên hai trận hội tuyển quân đội Anh làm mưa gió trên sân Cộng-hòa thuở xưa. Thành thử, họ cố kéo dài những phút tội tình, dồn Anh-cát-lợi vào cái thế không dám nghĩ đến thất vọng nhưng cũng không dám nghĩ đến hy vọng.
Sang hiệp nhì, Việt-nam đàn áp ngay. Sau vài phút toan tính mở tỉ số. Anh-cát-lợi rút hết về thủ thành. Và Chương còm dựa lưng vào cột gôn, ngáp vặt. Bồn lừa thật sự tỏa ánh hào quang. Nhà trung phong Việt-nam bắt bầu trời Trí-lợi sa sầm lại. Sa sầm lại, tối um cho rõ ràng Bồn lừa. Vũ trụ, dưới mắt một trăm ngàn khán giả ở sân Santiago, chỉ còn có Bồn lừa. Bồn lừa thôi miên trái bóng. Trái bóng tuân lệnh Bồn lừa. Bồn lừa thêu dệt gấm vóc. Mười ngôi sao sáng dần quanh ngôi sao sáng nhất. Khán giả điên lên vì tài nghệ siêu việt của Việt-nam.
Biết bao người đang nhóm trong tim ngọn lửa mơ mộng: mơ mộng được làm người Việt-nam, được bằng người Việt-nam. Trái bóng đang nằm dưới chân Bồn lừa. Chàng ngước nhìn lá cờ Việt-nam. Hai mươi triệu linh hồn những người còn sống và triệu triệu linh hồn những người đã chết ngự trị trên đó. Linh hồn tổ quốc không nói nhưng Bồn lừa mơ hồ nghe tiếng nói Việt-nam đầm ấm, giục giã chàng : "Hãy chiến thắng đi, Bồn lừa !"
Bồn lừa gạt bóng sang trái cho Tiến gầy. Haynes nhào tới. Tiến gầy trả bóng Bồn lừa. Đồng đội bị ốp dữ, Bồn lừa... lừa qua mặt Hunt, Armfield, Wilson. Nhà trung phong Việt-nam vừa chạy hết tốc độ vừa sút bóng. Bồn lừa lộn đầu xuống đất, hai chân giơ ngược lên trời. Cú sút "trồng cây chuối" đã tung lưới Springett mở tỷ số đầu cho Việt-nam.
Tiếng hoan hô vang dội tại sân Santiago tưởng chừng cả trái đất đều nghe rõ. Ba phút sau, Bồn lừa phá lưới Anh-cát-lợi bằng một cú "ngả bàn đèn". Tiếp theo, Dzũng Đakao, Quyên Tân-định, Bảo méo mồm, Tiến gầy, nhóc con Hùng, mỗi người tặng Anh-cát-lợi một trái. Mãn cuộc, Việt-nam hạ Anh-cát-lợi bảy trái không gỡ, chiếm chức vô địch bóng tròn thế giới, đoạt giải Jules Rimet. Cả nước Anh-cát-lợi khóc ròng tin thảm bại này. Cả nước Việt-nam hả hê cơ hồ đang hả hê trong mùa xuân Quang Trung.
....
Ở SÂN CỎ ẤY, CŨNG NHƯ NGÀN vạn sân cỏ Việt-nam từ thành thị đến thôn quê, các em bé trước và sau buổi tập luyện bóng tròn, đều kể cho nhau nghe chuyện Bồn lừa, Chương còm, Dzũng Đakao, Tiến gầy, Bảo méo mồm, nhóc con Hùng, Quyên Tân-định, Hưng mập, Tư chăn vịt, Tí điên, Sơn trán cao. Bồn lừa đã trở thành nhân vật cổ tích đẹp nhất trong những chuyện cổ tích. Mỗi ông nhô kể một lối. Và thần thánh thêm, khiến Bồn lừa lạc vào huyền sử.
Nhưng Bồn lừa đâu phải là thần thánh. Người lớn nói cho trẻ con nghe thế này :
- ..."Bồn lừa con nhà nghèo, sống trong con ngõ miệt ngoại ô Tân-định. Nó đá bóng với bọn Chương còm, Dzũng Đakao tại sân Hoa-lư. Bồn lừa biết mộng mơ làm đẹp cho quê hương. Có người thuật cho nó nghe "Phiến đá thần". Nó đã leo lên được ngọn núi, soi bóng mình vào phiến đá thần. Vì nó chăm chỉ học hành, gắng sức trau dồi tài nghệ. Bồn lừa đã làm đẹp quê hương Việt-nam."
Người lớn kể xong, hỏi trẻ con :
- Mày thích làm Bồn lừa không ?
Trẻ con chớp mắt, mím môi, vươn cao đôi tay, đá mạnh vào không khí, hét điên cuồng:
- Con sẽ như Bồn lừa...
Duyên Anh (1966)
Năm ấy, các hội nhà nghề Âu-châu, Mỹ-châu viễn du tưng bừng. Họ qua Á-châu, tung hoành ở Do-thái, thao túng Mã-lai-á, ca khúc khải hoàn ở Hương-cảng, Nhật-bản, Đại-hàn. Trên đường về, mỗi hội đều muốn biết Việt-nam. Một là để nghỉ chân, hai là đề lượm thêm chút bạc. Hội đầu tiên khai mạc những trận quốc tế tại vận động trường Cộng-hòa là Milan của Ý-đại-lợi. Ý-đại-lợi đã từng đoạt hai lần giải túc cầu thế giới. Những con cưng của, hội Milan, phần đông, đều "nhập cảng" từ Nam Mỹ, vườn ươm sao sáng bóng tròn, quê hương của Pelé, Garrincha... Hội Milan, năm rồi, đá bại tất cả các hội nhà nghề trong nước chiếm giải vô địch Ý-đại-lợi. Chuyến viễn du Á châu, họ chỉ biết thắng chứ chưa hề biết thảm bại.
Hội Milan nhận đấu ba trận với Tổng Tham-mưu, hội tuyển Sài-gòn và đương kim vô địch Việt-nam : Thiếu-niên. Trận đấu Milan đụng Tổng Tham-mưu, hạ hội nhà binh 4 bàn không gỡ. Trận thứ hai, Milan gặp hội Thiếu-niên. Cầu trường không hở một tấc, ở những khán đài bình dân. Khán giả Việt-nam đi xem anh em Bồn lừa rửa mối nhục "tiểu nhược quốc". Những người cả đời chưa coi đá bóng, cũng chen rách áo hoặc mua vé chợ đen xem trận đấu lịch sử này. Bồn lừa, hai tiếng đó như hai tiếng của mầu nhiệm, len lỏi vào mạch máu của mỗi người Việt-nam. Những em bé nghe hai tiếng Bồn lừa bỗng cảm thấy mình lớn lên, phi thường cơ hồ Bồn lừa ! Đó là thần tượng của nhi đồng, là anh hùng vô địch. Tổng thống Việt-nam cứ chết đi, không ai thèm khóc cả, nhưng Bồn lừa mà chết, chắc chắn hàng triệu nhi đồng lăn xuống đất, khóc nức nở thâm quầng mắt. Bồn lừa bất tử. Kẻ làm đẹp cho quê hương bất tử. Bồn lừa ơi, mày nghe rõ chưa ? Hàng triệu em bé đang muốn phi thương trên sân cỏ, trong mọi lãnh vực. Hãy đá bại Milan.
Hội Thiếu-niên bắt hội nhà nghề Milan, vô địch Ý-đại-lợi, phơi áo với tỷ số thê thảm : 6 trái. Milan gắng sức kiếm một trái danh dự mà đành thất vọng tới phút mãn cuộc. Chiều đó, gió thổi mạnh song cờ Ý không tung bay nổi. Chỉ có cờ Việt-nam phần phật reo trong gió. Khí thế Việt-nam mạnh mẽ vô cùng. Men chiến thắng làm hăng say hội tuyển Sài-gòn. Nên trận chót, hội tuyển Sài-gòn tạo một sự ngạc nhiên : thắng Milan 2-1. Cựa của anh em Bồn lừa đã phô. Cựa của con cháu Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ đã phô và Milan phơi áo. Tin này làm xúc động cả nước Ý, làm bàng hoàng thế giới. Các hội bóng Âu, Mỹ nóng lòng sang Việt-nam. Và họ đã sang để đau đớn phơi áo như Milan. Phơi áo trong nỗi cảm phục. Trên bản đồ thế giới, nước Việt-nam bé nhỏ được hàng trăm nước lấy bút chì màu tô thẫm nét.
Việt-nam thuộc Á-châu đấy. Hình cong giống chữ S hai đầu phình ra, giữa thót lại. Người Việt-nam vốn là dòng giống Bách-việt có lịch sử lập quốc vĩ đại nhất thế giới, có huyền sử "trăm con trăm trứng" đẹp nhất loài người. Dòng giống Bách-việt là dòng giống văn minh trước nhất nhân loại. Dòng giống đó kiêu hùng như rồng, phóng khoáng như tiên. Chưa một nước nào dám đơn phương đánh nước Trung-hoa, trừ dòng giống Bách-việt. Đánh Trung-hoa là thắng, không biết bại. Nước Việt-nam có điệu thơ mơ màng nhất thế giới là thơ lục bát. Thơ lục bát lơ lửng trong tâm hồn mọi người Việt-nam cơ hồ tiếng sáo diều của họ lơ lửng trên bầu trời. Không nước nào bắt chước người Việt-nam làm thơ lục bát được. Nước Việt-nam lại có đội bóng tròn bách chiến bách thắng gồm Chương còm, Bồn lừa, Tí điên, Tư chăn vịt, Dzũng Đakao, Tiến gầy, Hưng mập, Sơn trán cao...
Thế giới đã biết Việt-nam như vậy đó. Bồn lừa và anh em nó bắt thế giới phải biết quê hương Việt-nam của anh em nó. Thế giới khâm phục Việt-nam rồi. Bồn lừa đã tới. Cả nước đồng ý bầu hội Thiếu-niên làm Hội-tuyển Quốc-gia. Kỳ này, hội Thiếu-niên, đại diện Việt-nam, tham dự giải vô địch bóng tròn thế giới.
....
Dân chúng Trí-lợi không bao giờ dành cảm tình cho đội bóng nào bắt đám con cưng của họ phơi áo. Thế mà họ đã hoan hô, ngưỡng mộ mười một hảo thủ nhô con Việt-nam. Cả Mỹ-châu, cả Âu-châu tự kiêu tự đại nghiêng mình phục Việt-nam. Thế giới có bao nhiêu người mê say bóng tròn thì bấy nhiêu người thuộc lịch sử, địa dư nước Việt-nam.
Báo chí Pháp công khai xin lỗi nước Việt-nam và coi chuyện tám mươi năm đô hộ là chuyện nhục nhã của dân tộc Pháp. Bóng tròn đã làm lu mờ tất cả và khuynh loát chính trị. Thế giới hướng về Trí-lợi mong ước Việt-nam đoạt cúp Jules Rimet và đòi hỏi hòa bình danh dự cho dân tộc Việt-nam.
Thế giới lên án những kẻ gây chiến tranh, những tên lái súng, những âm mưu thực dân mới. Không qua Trí-lợi với tư cách các nhà ngoại giao nhưng anh em Bồn lừa đã trở thành các nhà ngoại giao, phục vụ quê hương đắc lực. Hai tiếng Việt-nam sơn son thiếp vàng trong tim nhân loại. Người ta ngước nhìn cờ Việt-nam đang bay, nghiêm trang kính cẩn.
Buổi chiều hôm vào chung kết, sân cỏ Santiago muốn nứt ra. Vì khán giả kỷ lục.
Hàng trăm ngàn người vây quanh vận động trường hò hét, phẫn nộ, không mua được vé. Những người giầu thuê máy bay trực thăng bay trên trời, dùng ống nhòm theo rõi trận đấu.
.....
Khí vừa chui ở hầm vận động trường lên, Việt-nam đã được ngót trăm ngàn khán giả chèn cá hộp trên các khán đài sân Santiago cổ võ tưng bừng.
- Viet-nam, le premier !
- Viet-nam, il primo !
- Viet-nam, number one !
Ba thứ tiếng biểu dương lòng khâm phục của thế giới bóng tròn. Việt-nam số dzách. Thủ quân Bồn lừa phá luật quốc tế, cho anh em xếp hàng, chạy quanh sân một vòng chào khán giả.
Mũ, khăn mùi xoa, hoa ảnh, cả giấy bạc nữa, tung như mưa lá me đầy sân. Bắt tội ban tổ chức phải đi lượm. Khán giả muốn cho Việt-nam tất cả, cho cả trái tim họ. Những cô sinh viên Trí-lợi đẹp tuyệt vời đã nhẩy cỡn, hét lớn :
- Bon lua, I love you.
- Bon lua, Je t'aime.
Bồn lừa đưa anh em ra giữa sân, quây tròn lại, biểu diễn vài xảo thuật. Khán giả muốn nổi điên. Anh-cát-lợi chỉ mới coi Việt-nam biểu diễn vài đường huê mỹ đã toát mồ hôi trán rồi.
Tiếng còi rít lên. Một trăm ngàn con tim trong sân Santiago đứng lại. Hàng trăm ngàn con tim ngoài sân Santiago ngừng đập. Hàng triệu triệu khán giả theo rõi trận đấu bằng vô tuyến truyền hình hồi hộp, trông chờ. Sinh hoạt tại các nước trên thế giới cơ hồ tê liệt. Ống khói của các nhà máy thôi phun khói. Tàu bè hạ neo. Công xưởng nghỉ việc. Đường phố vắng hoe. Tất cả đổ xô vào những quán rượu, những nơi có vô tuyến truyền hình. Những cuộc đánh cá hào hứng đã xẩy ra. Hầu như người ta đặt tiền nơi chân cẳng Việt-nam, trừ dân Anh-cát-lợi.
Ở quê hương nhà thì khỏi kể. Tin Việt-nam cho các đội túc cầu khét tiếng phơi áo để vào chung kết gặp đương kim vô địch Anh-cát-lợi đã khiến hàng triệu người khóc nức nở. Những giọt nước mắt sung sướng chảy xuống làm thành dòng sông Hồng thứ hai. Dòng sông mang tên Hãnh Diện phát nguyên tự những tâm hồn vĩ đại của Bồn lừa và anh em nó. Bất cứ một người Việt-nam nào cũng cảm giác mình lớn lên, khỏe ra, không thua kém ai. Niềm tự ti "tiểu nhược quốc" biến mất. Người Việt-nam bắt đầu mơ mộng, bắt đầu nghĩ đến nhiều chuyện phi thường khác ngoài lãnh vực túc cầu. Bồn lừa đã là cảm hứng cho những giấc mộng phi thường đó.
......
Từ vạn dặm, tiếng nói của Huyền Vũ vượt biển cả, rừng sâu, vọng về đất nước :
"Thưa đồng bào,
Chúng ta sẽ thắng. Việt-nam sẽ thắng. Tiến gầy vừa dọ dẫm một đường ban nhẹ mà Anh-cát-lợi đã bối rối. Bây giờ, Bồn lừa là tất cả. Bồn lừa là mạch máu, là tim phổi, là lẽ sống của một trăm ngàn khán giả nhấp nhổm tại Santiago. Thưa đdng bào, thủ môn Springett đã đá bổng ban lên."
Hữu nội Hunt được bóng, đưa lên, đưa lên nữa. Bắn sang góc phải. Tả biên Kevan lướt địch thủ đem bóng sâu thêm xuống đất Việt-nam. Tả nội Peacock chạy theo Kevan, nhận bóng. Bảo méo mồm ra truy cản. Peacock tạt nhẹ vào giữa, Haynes đã có mặt. Anh này lừa Sơn trán cao và toan một mình gây chuyện lạ. Trái sút búa bổ sút thẳng vô khuôn thành của Chương còm. Nhà thủ môn tăm tre Việt-nam nhẫy lên, bắt bóng bằng tay trái. Cùng một động tác bắt bóng, tay phải Chương còm giơ cao, chào khán giả.
Cầu trường ngạc nhiên đến rụng rời. Thủ môn Việt-nam có thể một tay bắt bóng, một tay chào khán giả ư ? Lịch sử túc cầu tự cổ chí kim đã ai dám chơi như vậy đâu. Thế mà Chương còm vừa mới "chơi" thế đấy. Nhà thủ môn Việt-nam đóng vai con mèo rỡn con chuột trung phong khét tiếng Anh-cát-lợi. Khiến Haynes tức ứa máu mắt,
Ngày xưa chúng mày vào Sài-gòn tước khí giới Nhật, chúng mày đem theo bọn thực dân Pháp. Rồi liên quân Anh, Pháp, Ấn dùng võ khí tối tân đánh nhau với gậy tầm vông của thanh niên tiền phong. Chúng mày đã bắt đồng bào ông ứa máu mắt thì hôm nay, ông bắt cả nước mày ứa máu mắt để chúng mày biết đau đớn mà dậy chút tình thương yêu nhân loại, dứt bỏ tinh thần kỳ thị chủng tộc ở châu Phi đi, dứt bỏ tinh thần đế quốc đi...
Chương còm đã nghĩ tới mối nhục của quê hương trước khi bắt trái bóng lạ đời. Chương còm đá bổng trái bóng lên, y hệt những đường bóng trong giấc chiêm bao thời thơ ấu của Bồn lừa. Haynes nhận được bóng. Chuyền cho Peacock. Anh này dẫn xuống đất Việt-nam, Peacock hất nhẹ cho Kevan, Kevan sút vào giữa. Haynes đánh "cú tết" chuyền cho Hunt. Hữu nội Anh-cát-lợi gắng sức lừa khỏi màng lưới Tí điên và...
"Thưa đồng bào, Hunt sút thật mạnh ! Nhưng trái bóng đã dính chặt trong tay nhựa của chiến sĩ Chương còm. Cú sẫm sét của Hunt tưởng đã tung lưới Chương... Không ai ngờ Chương còm bắt bóng dễ thế".
Trái bóng của Hunt giống trái bóng của Garrincha, bay chéo vào thành, cách cột trụ và sà ngang hơn gang tay. Chương còm tung người lên, tay phải chộp bóng ôm gọn vô nách. Cả sức mạnh vô biên và tài nghệ của Hunt, bỗng nhiên, bị thu hút y hệt thỏi sắt bắn mạnh vào miếng nam châm. Đến lượt Hunt ứa máu mắt.
Trận đấu mỗi lúc một sôi nổi, ngoạn mục. Việt-nam xuống quân ào ào nhưng, chưa muốn "làm thịt" Anh-cát-lợi mà cố ý biểu diễn hiến khán giả thế giới một nghệ thuật nhồi bóng điêu luyện của Việt-nam, Từ cách dàn xếp tới lối làm bàn, Việt-nam đều vượt lý tưởng túc cầu. Ông thầy túc cầu thế giới Anh-cát-lợi không còn dám nhớ mình là cha đẻ của nghệ thuật túc cầu nữa. Việt-nam không quên hai trận hội tuyển quân đội Anh làm mưa gió trên sân Cộng-hòa thuở xưa. Thành thử, họ cố kéo dài những phút tội tình, dồn Anh-cát-lợi vào cái thế không dám nghĩ đến thất vọng nhưng cũng không dám nghĩ đến hy vọng.
Sang hiệp nhì, Việt-nam đàn áp ngay. Sau vài phút toan tính mở tỉ số. Anh-cát-lợi rút hết về thủ thành. Và Chương còm dựa lưng vào cột gôn, ngáp vặt. Bồn lừa thật sự tỏa ánh hào quang. Nhà trung phong Việt-nam bắt bầu trời Trí-lợi sa sầm lại. Sa sầm lại, tối um cho rõ ràng Bồn lừa. Vũ trụ, dưới mắt một trăm ngàn khán giả ở sân Santiago, chỉ còn có Bồn lừa. Bồn lừa thôi miên trái bóng. Trái bóng tuân lệnh Bồn lừa. Bồn lừa thêu dệt gấm vóc. Mười ngôi sao sáng dần quanh ngôi sao sáng nhất. Khán giả điên lên vì tài nghệ siêu việt của Việt-nam.
Biết bao người đang nhóm trong tim ngọn lửa mơ mộng: mơ mộng được làm người Việt-nam, được bằng người Việt-nam. Trái bóng đang nằm dưới chân Bồn lừa. Chàng ngước nhìn lá cờ Việt-nam. Hai mươi triệu linh hồn những người còn sống và triệu triệu linh hồn những người đã chết ngự trị trên đó. Linh hồn tổ quốc không nói nhưng Bồn lừa mơ hồ nghe tiếng nói Việt-nam đầm ấm, giục giã chàng : "Hãy chiến thắng đi, Bồn lừa !"
Bồn lừa gạt bóng sang trái cho Tiến gầy. Haynes nhào tới. Tiến gầy trả bóng Bồn lừa. Đồng đội bị ốp dữ, Bồn lừa... lừa qua mặt Hunt, Armfield, Wilson. Nhà trung phong Việt-nam vừa chạy hết tốc độ vừa sút bóng. Bồn lừa lộn đầu xuống đất, hai chân giơ ngược lên trời. Cú sút "trồng cây chuối" đã tung lưới Springett mở tỷ số đầu cho Việt-nam.
Tiếng hoan hô vang dội tại sân Santiago tưởng chừng cả trái đất đều nghe rõ. Ba phút sau, Bồn lừa phá lưới Anh-cát-lợi bằng một cú "ngả bàn đèn". Tiếp theo, Dzũng Đakao, Quyên Tân-định, Bảo méo mồm, Tiến gầy, nhóc con Hùng, mỗi người tặng Anh-cát-lợi một trái. Mãn cuộc, Việt-nam hạ Anh-cát-lợi bảy trái không gỡ, chiếm chức vô địch bóng tròn thế giới, đoạt giải Jules Rimet. Cả nước Anh-cát-lợi khóc ròng tin thảm bại này. Cả nước Việt-nam hả hê cơ hồ đang hả hê trong mùa xuân Quang Trung.
....
Ở SÂN CỎ ẤY, CŨNG NHƯ NGÀN vạn sân cỏ Việt-nam từ thành thị đến thôn quê, các em bé trước và sau buổi tập luyện bóng tròn, đều kể cho nhau nghe chuyện Bồn lừa, Chương còm, Dzũng Đakao, Tiến gầy, Bảo méo mồm, nhóc con Hùng, Quyên Tân-định, Hưng mập, Tư chăn vịt, Tí điên, Sơn trán cao. Bồn lừa đã trở thành nhân vật cổ tích đẹp nhất trong những chuyện cổ tích. Mỗi ông nhô kể một lối. Và thần thánh thêm, khiến Bồn lừa lạc vào huyền sử.
Nhưng Bồn lừa đâu phải là thần thánh. Người lớn nói cho trẻ con nghe thế này :
- ..."Bồn lừa con nhà nghèo, sống trong con ngõ miệt ngoại ô Tân-định. Nó đá bóng với bọn Chương còm, Dzũng Đakao tại sân Hoa-lư. Bồn lừa biết mộng mơ làm đẹp cho quê hương. Có người thuật cho nó nghe "Phiến đá thần". Nó đã leo lên được ngọn núi, soi bóng mình vào phiến đá thần. Vì nó chăm chỉ học hành, gắng sức trau dồi tài nghệ. Bồn lừa đã làm đẹp quê hương Việt-nam."
Người lớn kể xong, hỏi trẻ con :
- Mày thích làm Bồn lừa không ?
Trẻ con chớp mắt, mím môi, vươn cao đôi tay, đá mạnh vào không khí, hét điên cuồng:
- Con sẽ như Bồn lừa...
Duyên Anh (1966)
Friday, January 19, 2018
Thursday, January 18, 2018
Ta hèn nhát hay người thâm hiểm ?
Mỗi năm cứ đến ngày 19/1, nhiều người VN (đúng ra phải là tất cả) đau đáu nghĩ về thân phận của quê hương mình. Hoàng Sa, một phần đất nước đã bị Trung cọng cưỡng chiếm, bắt đầu từ năm 1974, và sau đó liên tục các phần lãnh thổ khác ở Trường Sa và Tây Bắc .
Thiết nghĩ, những người con thực sự của đất Việt cần phải hiểu rõ nội dung của những sự kiện đau thương này. Thời nay, không khó lắm để tìm ra tài liệu xác thực và chân tướng của những câu chuyện lịch sử. Chúng ta lại càng không nên để các phương tiện chính trị rẻ tiền bên lề dẫn dắt lịch sử một cách sai trái. Lâu nay, tội bán nước luôn bị nhân loại phỉ nhổ khinh miệt, tội xâm lược cưỡng chiếm cũng bị thế giới lên án mãnh liệt.
Đất nước VN lâu nay được thế giới nhắc đến một cách khâm phục là tính bất khuất, không bị đồng hoá dù ngàn năm, trăm năm ... bị ngoại bang đô hộ. Điều đó xảy ra được là do cha ông ta không dễ bị ru ngủ, lừa mị. Họ nhắc nhở nhau, truyền tai nhau, tri ân tiền nhân, tưởng niệm sử kiện oai hùng, và dạy dỗ con cháu chân tướng của lịch sử chính nghĩa .
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tiệt nhiên định phận tại thiên thư !". Đơn giản là thế. Do vậy, sự kiện mất Hoàng Sa 19/01/1974 luôn cần được nhắc nhở, tưởng niệm, cho dù bất kỳ thể chế chính trị nào, bởi điều đó thuộc về lịch sử đất nước và trách nhiệm của dân tộc VN.
Nếu không dám chính thức tưởng niệm và lên án sự kiện xâm lược cưỡng chiếm 19/1 của Trung cọng ngay chính trên quê hương mình, thì đã là một tủi nhục đớn hèn. Còn nhiệt liệt chào đón cả đoàn văn công TQ - kẻ đã xâm lược tổ quốc mình - vào ca hát nhân ngày mất Hoàng Sa, thì quả nhiên là không còn ngôn từ nào đáng để nói. Còn nếu cho đây là một ứng xử ngoại giao, thì là một ứng xử văn hoá ngoại giao rất cần suy ngẫm lại ! Ta hèn nhát hay người thâm hiểm ?
(Cũng cần nên biết là ngày 18/1/1950 là ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa chính phủ Việt Nam dân chủ cọng hoà và Trung Cọng, nên hàng năm cứ đến ngày 18/1, chính phủ TQ lại thuờng xuyên tổ chức các sự kiện ca hát nhảy múa với VN, đặc biệt là sau sự kiện cưỡng chiếm Hoàng Sa 19/1/1974.)
Thiết nghĩ, đây mới là chuyện thông tin văn hoá !
Một ứng xử cần suy gẫm lại !
(đường link của bản tin này đã bị tháo gỡ, và đoàn Văn công TQ đã không diễn đêm 19/1 vì "sự cố kỹ thuật".)
Tuesday, January 16, 2018
Thắng mà thua, thua mà thắng !
Năm 1995, nước Mỹ xôn xao vì vụ đại án OJ Simpson, kéo dài cả năm trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng. Đại đa số dân chúng Mỹ đều cho là OJ Simpson có tội, nhưng cuối cùng thì OJ được thả tự do vô tội, thắng kiện. Thực ra kẻ thắng cuộc thực sự là luập pháp Mỹ. Một lần nữa, nó cho người ta thấy ý nghĩa thực sự của luật pháp là dựa vào bằng chứng, lý lẽ, và sự tranh luận công bằng. Nhiều người Mỹ ấm ức & không hài lòng với kết quả phiên toà ấy, nhưng họ lại hài lòng và tin tưởng vào hệ thống luật pháp rõ ràng mình bạch .
Mấy ngày qua, đọc tin tức (từ những tờ báo chính thống) của hai phiên xử Hà Nội (PVN) và Sài gòn (VNCB), mình thấy như có cái gì hơi khác lạ. Từ việc toà nam hỏi Trầm Bê về lai lịch căn nhà, đến chuyện toà bắc giải trình cách tính thiệt hại vật chất vụ án kinh tế, mình ngạc nhiên về cách điều hành phiên toà của các ngài tại chức. Không hiểu các nhà làm luật và đầu tư nước ngoài sẽ nghĩ ra sao ? Mình cũng không hiểu các ông luật sư suy nghĩ gì về công việc và nghề nghiệp mà họ đang theo đuổi ?
Dĩ nhiên, không ai lại đi bênh vực cho kẻ tội phạm, lạm dụng luật pháp, lợi dụng lỗi hệ thống, lỗ hổng cơ chế, để tư lợi quá đáng, hại dân hại nước. Tội phạm phải được xét xử nghiêm minh. Nhưng tôn chỉ cuối cùng của một phiên toà là khẳng địng tính pháp quyền của một đất nước, tạo dựng niềm tin của người dân về hiếp pháp và công lý. Luật pháp phải rõ ràng, toà án phải công khai minh bạch, án kết phải dựa vào căn cứ, bằng chứng, lý lẽ. Quyền tranh luận phải được thực thi công bằng giữa đôi bên. Không định hướng nội dung và kết quả !
Nếu mất đi cái tôn chỉ đó, thì những việc như thu hồi tài sản, cách chức, bỏ tù .vv....chỉ là những cái được của hạt muối bỏ biển. Mất quá nhiều so với được !
Dĩ nhiên, không ai lại đi bênh vực cho kẻ tội phạm, lạm dụng luật pháp, lợi dụng lỗi hệ thống, lỗ hổng cơ chế, để tư lợi quá đáng, hại dân hại nước. Tội phạm phải được xét xử nghiêm minh. Nhưng tôn chỉ cuối cùng của một phiên toà là khẳng địng tính pháp quyền của một đất nước, tạo dựng niềm tin của người dân về hiếp pháp và công lý. Luật pháp phải rõ ràng, toà án phải công khai minh bạch, án kết phải dựa vào căn cứ, bằng chứng, lý lẽ. Quyền tranh luận phải được thực thi công bằng giữa đôi bên. Không định hướng nội dung và kết quả !
Nếu mất đi cái tôn chỉ đó, thì những việc như thu hồi tài sản, cách chức, bỏ tù .vv....chỉ là những cái được của hạt muối bỏ biển. Mất quá nhiều so với được !
Saturday, December 30, 2017
Phiếm - cuối năm 2017...
Cuối năm, trời lạnh hơn. Pha ly cafe đậm, muốn ngồi viết mà lại chẳng biết viết chuyện gì. Cái lạnh cũng thường lệ, tiệc tùng cũng thường lệ, kết thúc một năm cũng thường lệ .
Một người bạn hỏi mình năm nay có gì nổi bật không . Mình trả lời :
- Thêm một tuổi như thường lệ !
- Sao đơn điệu thế ?
- Thêm một tuổi như thường lệ !
- Sao đơn điệu thế ?
Ừ nhỉ, cuộc sống này cũng ngộ. Cũng bấy nhiêu chuyện đó xảy ra, nhưng khi nhìn ở góc cạnh này thì cho là phức tạp, nhìn ở góc cạnh khác lại cho là đơn điệu. Nhưng cuối năm thì bao giờ cũng là thời khắc thú vị nhất để nhìn lại những đơn điệu hay phức tạp đó.
Tính ra, thì từ ngày có internet, quá nhiều thứ đổi thay, trong đó chính nhất là mảng thông tin & truyền thông. Con người bây giờ ngồi một chỗ biết tất chuyện thiên hạ, từ đông sang tây, từ âu sang á. Nên thời này người ta cuối năm nhìn lại, thì không những chỉ nhìn chuyện mình, mà còn nhìn cả chuyện thế giới chung quanh. Dĩ nhiên lợi có, mà hại cũng có !
Mình có ông bạn quen thường nói: "Hồi xưa đấu tố ở ngoài bắc, ít ra là có tập trung lại, nghe thằng nào đó kể tội, thấy mặt thấy mũi, rồi mới ném đá. Giờ ở quê ta, thì khỏi cần nghe, khỏi cần thấy mặt. Muốn đấu tố đứa nào, cứ nêu tên nó lên mạng vài ngày, thì ông bà cha mẹ, chú bác cô dì nó, thậm chí nó ăn chỗ nào, ngủ chỗ nào, ỉa đái chỗ nào cũng được khai ra, mà chẳng cần biết đúng sai !" .
Mình thì luôn nhìn truyền thông ở góc cạnh tích cực hơn. Mình tin vào sự minh bạch và đa dạng của thông tin sẽ làm cho xã hội văn minh hơn, con người ít bị giam hãm trí tuệ, it thiển cận, và ít cuồng tín vào những điều không có thực. (Cũng có thể là minh may mắn được sống ở những môi trường, mà ở đó tính xác thực của tin tức, và giá trị riêng tư của con người, được tôn trọng nhiều hơn).
Cuối năm, như một thường lệ, ngồi lướt qua một vòng trên mạng, đọc những bài tổng kết cuối năm của báo, đài. Dĩ nhiên là vui có buồn có, hỉ nộ ái ố, đủ hết, nhưng đó cũng là những hiện tượng và trình tự nhất định ở đời thường. Coi cho biết, coi cho vui, coi để chấm hết một năm cũ qua đi, và để bắt đầu một năm mới .
Thường thì tin tức bên nước ngoài đa dạng hơn nhưng lại rõ ràng hơn, đọc để biết, không vui không buồn. Còn tin tức bên quê nhà, định hướng rõ hơn, tội nhiều hơn công, chồng chéo hơn, đọc thấy buồn nhiều hơn vui. Nhưng rồi vẫn mong năm tới tốt hơn năm nay, tin tốt nhiều hơn tin xấu !
Ngày mai tiệc cuối năm rồi, đón giao thừa, thêm một tuổi. Đếm ngược, đếm xuôi, những ly rượu, những vòng tay, những nụ hôn, những nụ cười ... thân thiện và vui nhộn. Năm nào cũng thế, không thể thiếu được. Mà Saigon bây giờ cũng vậy thôi, nhiều nơi tổ chức cũng vui nhộn ác liệt, chỉ có cái tiết mục hôn nhau lúc giao thừa thì hơi khác thôi
🙂 . Nhớ mấy năm còn ở bên VN, giao thừa tết tây, nhiều nơi dưới Q1 đông nghịt ... Level 23 Bar, Liquid Sky Bar, Saigon Saigon Rooftop , La Dolce Vita Bar, Sofitel, Legend, REX .... chật cứng. Không biết bây giờ mấy thế hệ KS sau như Park Hyatt, Reverie Saigon, InterContinental ... có làm xôm tụ, sôi nổi hơn không ? Nhưng chuyện vui tết tây ở VN thì cũng chỉ là 1 số rất ít thôi, quê ta dân ta thì vẫn quan tâm tết ta thôi !

Thôi hết năm, vui buồn, sướng cực, giận hờn gì, thì cũng nên cho qua đi, vì sẽ qua đi. Thân chúc tất cả các bạn và gia đình một năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khoẻ !
(Ngẫm lại thì người VN mình may mắn hơn Tây phương, vì được chúc tết đến 2 lần, đã lâu quen rồi. Nên ông nào xúi bỏ tết âm lịch, thì căng đấy, căng cả hơn ông Bùi Hiền
:-))

Sunday, December 24, 2017
Monday, December 04, 2017
KHÁI NIỆM VỀ VÔ MINH TRONG PHẬT GIÁO
KHÁI NIỆM VỀ VÔ MINH TRONG PHẬT GIÁO
(Hoang Phong)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác Ngộ là Trí Tuệ, và đối nghịch với Trí Tuệ là Vô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh. Vô Minh mang lại khổ đau và Giác ngộ thì mang lại sự Giải Thoát. Trí Tuệ là liều thuốc để hóa giải Vô Minh tức để loại bỏ khổ đau. Chính vì thế mà vô minh là một khái niệm vô cùng quan trọng trong giáo lý nhà Phật bởi lẽ nếu không hiểu được vô minh là gì thì quả thật là khó mà loại bỏ được nó. Vô minh được kinh sách đề cập trong ba trường hợp khác nhau:
- Vô minh là nọc độc thứ nhất trong số ba nọc độc gọi là Tam Độc: đấy là sự đần độn hay u mê (moha - si mê); sự thèm khát và bám víu (raga - tham lam) và hận thù (krodha - sân hận). U mê (moha - ignorance - si mê) sẽ đưa đến những hành động ngu đần và sai lầm, mang lại những xúc cảm bấn loạn trong tâm thức.
- Vô minh (avidya/avijja) là "nút thắt" hay cái "khoen" đầu tiên trong số mười hai "nút thắt" của chuỗi dài lôi kéo và tương tác gọi là "Thập nhị nhân duyên", trói buộc chúng sinh trong thế giới luân hồi. Cái nút thắt đầu tiên ấy còn được gọi là vô minh nguyên thủy (sahajavidya), tức sự kiện không hiểu biết về Tứ Diệu Đế, về quy luật nguyên nhân hậu quả (nghiệp) và không ý thức được sự hiện hữu trói buộc của chính mình.
- Vô minh mang ý nghĩa của sự lầm lẫn, thiếu sáng suốt (ditthi, wrong views - tà kiến) nghĩa là không nhìn thấy bản chất của mọi vật thể, tức phương thức hiện hữu đích thật của con người và mọi hiện tượng.
Kinh sách, bài giảng, bài viết... về khái niệm vô minh nhiều vô kể, do đó bài viết ngắn này chỉ nhằm nhắc lại một vài định nghĩa chủ yếu và chỉ khai triển thể dạng thứ ba của vô minh tức là sự lầm lẫn và u mê về bản chất của mọi vật thể, đồng thời nêu lên một vài thí dụ cụ thể để chúng ta cùng suy ngẫm. Từ "vô minh" nói chung thì tiếng Phạn gọi là Avidya và tiếng Pa-li là Avijja, nghĩa từ chương của chữ này là sự "thiếu hiểu biết", thế nhưng cũng có thể hiểu đấy là một sự "nhầm lẫn". "Thiếu hiểu biết" không có nghĩa là thiếu sự hiểu biết mang lại từ sự học hỏi từ chương trong sách vở, hay sự thiếu hiểu biết mang tính cách thông thái của một nhà bác học. Nói một cách đơn giản thì ta có thể hiểu vô minh như là một cách "nhìn sai" hay "hiểu sai". Đối với Phật Giáo thì một học giả uyên bác, một triết gia thông thái, một khoa học gia lỗi lạc hay một chính trị gia khôn ngoan v.v... vẫn có thể là những người "vô minh" và "u mê", vì tuy rằng họ hiểu rành rọt về chuyện này thế nhưng cũng có thể nhìn sai và hiểu sai về một chuyện khác. Không những thế, cái chuyện khác ấy đôi khi lại có một tầm vóc quan trọng hơn nhiều so với những chuyện mà họ biết thật rành rẽ, bởi vì nó có thể liên hệ đến hạnh phúc và tương lai lâu dài của họ và của cả những người khác nữa.
Tóm lại dù đấy là một vị giáo sư hay chỉ là một người không có cái may mắn được học hành thì cả hai cũng đều có thể rơi vào sự lầm lẫn như nhau. Nếu sự lầm lẫn ấy chỉ liên hệ đến những biến cố và sự kiện thường tình trong đời sống thì hậu quả mang lại đôi khi cũng không đến đỗi quá tệ hại. Thế nhưng nếu đấy là một cái nhìn lầm lẫn, một sự quán thấy lệch lạc, không nhận biết được bản chất đích thật của chính mình và của mọi sự vật, không quán thấy được ảo giác của mọi hiện tượng đang biến động chung quanh mình và những xung năng trong tâm thức mình, thì hậu quả mang lại sẽ trầm trọng hơn nhiều.
Sự phức tạp của vô minh và sự đa dạng của việc tu tập
Như vậy nếu muốn phá bỏ hay "khắc phục vô minh" để mở rộng sự hiểu biết và tìm thấy trí tuệ thì phải làm thế nào? Việc tu tập quả thật là rắc rối. Con người có quá nhiều xu hướng khác nhau, từ bản chất cơ thể cho đến giáo dục, từ truyền thống cho đến kinh nghiệm cá nhân, từ hoàn cảnh cho đến những định hướng tư lợi, mà tất cả những thứ ấy đều là hậu quả của nghiệp tích lũy từ trước. Quả thật hết sức khó để có thể tìm ra một phương thức chung có tính cách phổ cập, thích ứng cho tất cả mọi người. Vì thế cũng không nên lấy làm lạ là chung quanh ta "mỗi người tu một cách", các tông phái, chi phái thì "nhiều vô kể", và sách giảng thì cũng đủ loại. Thật ra thì đấy là các phương cách khác nhau mà Đạo Pháp dùng để thích ứng với sự đa dạng của chúng sinh, hay nói một cách giản dị là để thích ứng với cái vô minh và cái ngã của từng người mà thôi.
Giáo lý nhà Phật cũng không phải là không ý thức được việc đó, vì thế mà Đạo Pháp xem đấy đều là những "phương tiện thiện xảo" (upaya) "chấp nhận" cho mỗi người tự tìm lấy một "con đường" thích hợp cho mình, và tất nhiên là cũng phải tôn trọng một số nguyên tắc căn bản nào đó trong Đạo Pháp. Kinh sách cho biết là có tất cả 84.000 "phương tiện thiện xảo", và theo truyền thống văn hóa Ấn độ thì con số này chỉ mang tính cách tượng trưng, có nghĩa là các phương tiện thiện xảo nhiều lắm, đếm không xuể. Vô minh cũng thế, cũng nhiều lắm và đếm không xuể. Mỗi người có một cái vô minh riêng của mình, cũng có thể xem như một thứ "gia tài" riêng, "bị" thừa hưởng từ nghiệp của mình mà ai cũng muốn bảo vệ cái "gia tài" ấy, "bám chặt" vào nó, "hãnh diện" vì nó, "ôm khư khư" lấy nó. Vì thế việc tu tập tất nhiên cũng phải phù hợp với cái vô minh của từng người là như vậy.
Chúng ta hãy thử nhìn vào một thí dụ thực tiễn và cụ thể như sau. Một vị thầy thuyết giảng giáo lý cho một đám đông Phật tử đến chùa. Phật tử ngồi lắng nghe thật yên lặng và thành tâm, vị thầy thì thuyết giảng rất hăng say và cũng rất thành tâm, có lúc hùng hồn, có lúc khôi hài, có khi lại rất trịnh trọng và nghiêm trang, nhằm thu hút sự chú tâm của người nghe. Thế nhưng biết đâu vị thầy cũng chỉ lập đi lập lại những gì mình đã thuộc lòng (!). Trong số Phật tử thì chắc hẳn cũng có người nghe và nghĩ thầm là "lanh quanh cũng thế, chẳng có gì mới lạ", hoặc nghĩ rằng vị thầy này giảng không "hấp dẫn" bằng vị hôm trước. Trong khi đó thì cũng lại có kẻ đang nghĩ đến việc sắp phải rước con vì sắp đến giờ tan học, mà vị thầy này lại giảng hăng quá mà chẳng biết đến khi nào mới chấm dứt, người khác thì hơi sốt ruột vì còn phải lo việc chợ búa và trăm chuyện phải làm, v.v. và v.v... Rồi thì buổi giảng cũng chấm dứt, thầy trò đều mừng rỡ, cùng nhau chắp tay hồi hướng công đức để cầu xin cho thế giới này được an bình hơn, hạnh phúc hơn... Các Phật tử ra đến cổng thì vừa chen lấn vừa áp tay vào túi quần vì sợ bị... móc túi, người ăn xin thì quá đông nên chẳng biết phải bố thí cho người nào, xe chạy như mắc cửi, phải nhìn trước trông sau để tránh xe... Trong chùa thì vị thầy vừa giảng xong cũng muốn nghỉ ngơi một tí, vì chiều nay lại phải giảng về đề tài này tại một ngôi chùa khác. Mỗi người trở lại với những sinh hoạt thường nhật của mình và cũng có thể không ai nghĩ đến là sau khi nghe giảng thì mình có cải thiện được phần nào cái vốn liếng trí tuệ của mình hay không?
Vô minh quả thật là phức tạp và đa dạng, do đó việc tu tập nếu muốn thực sự "hữu hiệu" thì cũng đành phải chạy theo sự đa dạng và phức tạp đó. Thế nhưng may mắn thay cứu cánh của Đạo Pháp thì lúc nào cũng chỉ là một: đấy là Trí Tuệ. Dù phải vướng mắc trong bối cảnh hỗn tạp do nghiệp và cơ duyên tạo ra, thế nhưng ta cũng nên luôn cố gắng nhìn xa hơn và sâu hơn trước những biến cố quen thuộc đang xảy ra chung quanh.
Sự chú tâm để quán thấy những thứ ấy càng mạnh, càng thường xuyên và sâu xa, thì trí tuệ của ta cũng theo đó mà ngày càng được phát triển hơn. Tóm lại đấy là cách giúp ta thoát ra những trói buộc thường tình để nhìn xa hơn vào các hiện tượng đang biến động chung quanh và để thấy rõ hơn các xúc cảm và xung năng đang chi phối tâm thức mình hầu giúp mình quán xét, phân tích và tìm hiểu chúng để khám phá ra bản chất đích thật của chúng, nhằm giúp cho mình chọn lấy một thái độ ứng xử thích nghi hơn.
Cách nhìn vào các hiện tượng biến động và bản chất của hiện thực
Cách nhìn như vừa mô tả trên đây gồm có hai khía cạnh hay hai lãnh vực khác nhau: trước hết là cách nhìn vào những hiện tượng đang biến động tức các thể dạng "bên ngoài" hay "ảo giác" của hiện thực, và sau đó là cách nhìn thẳng vào "bản chất đích thật" của hiện thực. Thật ra thì cả hai khía cạnh hay lãnh vực ấy của hiện thực đã được mô tả trong vô số kinh sách và cũng đã được các vị thầy đại diện cho Đạo Pháp thuyết giảng cho chúng ta nghe, thế nhưng chính ta phải tự nhìn thấy nó vì không ai có thể nhìn thấy chúng thay cho ta được. Hai cách nhìn ấy như sau:
- Nhìn vào các hiện tượng biến động của hiện thực
Ta hãy thử tréo chân ngồi xuống, giữ yên lặng và phóng luồng tư tưởng nhìn ra vũ trụ, để hình dung ra địa cầu đang xoay vần chung quanh mặt trời, rồi mặt trời và thái dương hệ thì đang quay cuồng trong thiên hà, và thiên hà lại bắn tung trong vũ trụ... Toàn bộ tất cả những thứ ấy đang chuyển động với một vận tốc khủng khiếp, đấy là cái vận tốc của một vụ nổ lớn trong vũ trụ (Big Bang). Cùng với địa cầu và thiên hà, ta đang bị bắn tung trong không gian... Thế nhưng trước đây vài phút, lúc ta chưa ngồi xuống để hình dung ra vị trí của mình trong cái khoảng không gian mênh mông đó thì ta vẫn có cảm giác bình yên tự tại, vẫn cảm thấy vững chân trên mặt đất và dường như chẳng có việc gì xảy ra: trên đầu ta là bầu trời cao vời vợi với những đám mây trôi êm ả, dưới chân ta là mặt đất vững vàng, và căn nhà của ta được đóng cừ và xây móng chắc chắn. Tóm lại việc ta cứ "bình chân như vại" mà không quán thấy cái chuyển động khủng khiếp đấy là một thứ vô minh rất dễ nhận ra, thế nhưng chỉ vì cứ phải chạy ngược chạy xuôi cho nên ta không nhận thấy cái vô minh đó của mình mà thôi!
Địa cầu là một hạt cực nhỏ xoáy lộn trong không gian, thế mà ta vẫn cố ngước lên để tìm một cái gì cao cả, và nhìn xuống để ý thức ra sự đọa đày. Ta tự đặt mình vào vị trí trung tâm của vũ trụ để tự nhận diện chính mình. Các vị trí dùng để định hướng như trung tâm, bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới... không hề mang một ý nghĩa gì cả, đấy chỉ là những điểm chuẩn hoàn toàn mang tính cách tương đối và quy ước. Thế nhưng đối với ta đã gọi là "trên trời" thì nhất định là phải ở trên đỉnh đầu, ta không thể chấp nhận "trên trời" lại cũng có thể là ở... "dưới chân" ta. Một người ở bắc bán cầu thì "trên trời" sẽ có một hướng đối nghịch lại với cái hướng "trên trời"của một người ở nam bán cầu. Ta ngước "lên trên" để tìm kiếm một đấng tối cao, một chốn thiên đường hạnh phúc hay một cõi cực lạc an bình, bất chấp là cái hạt bé tí gọi là địa cầu đó đang bị xoáy lộn "lên phía trên" hay bị tung "xuống phía dưới" trong vũ trụ này. Đấy là một trong số hàng nghìn cách nhìn giúp cho ta nhận thấy cái vô minh của mình trước những biến động chung quanh.
Nếu tiếp tục thu hẹp tầm nhìn để quay trở lại với những gì đang xảy ra chung quanh ta trong giới hạn của quả địa cầu này thì ta cũng sẽ thấy rằng mọi vật thể và hiện tượng nơi cái hành tinh bé nhỏ này cũng biến động không ngừng, từ con người đến vạn vật, từ văn hóa đến chính trị, từ địa dư đến lịch sử và từ những biến cố cổ xưa đến cận đại. Có những khi mùa màng mưa thuận gió hòa thì cũng có những lần mà thiên tai sát hại hàng trăm nghìn người một lúc. Có những đứa bé sinh ra đời thì lại có những người nằm xuống, và trong số những người nằm xuống thì cũng có những đứa bé còn bú mẹ, có những người già nua đau yếu, và cả những người còn trẻ và khoẻ mạnh... Tất cả những hiện tượng ấy trên bình diện "bên ngoài" hiện ra như có vẻ độc lập, được xác định rõ rệt. Thế nhưng nếu ta hiểu rằng một cơn sóng thần giết hại hơn hai trăm nghìn người phải bắt nguồn từ một cuộc địa chấn. Động đất xảy ra là phải có các mảng lục địa trôi dạt trên lớp đá nóng bỏng và chảy lỏng nằm bên trong lớp vỏ của địa cầu, các mảng lục địa va chạm vào nhau, chồm lên nhau, bị dồn nén, bị "gẫy" để tạo ra động đất. Sở dĩ ta không nhận thấy những chuyển động đó là vì chúng xảy ra quá chậm trong khi cuộc sống của ta thì lại quá dồn dập, xảy ra và chấm dứt như một tia chớp. Ngược về quá khứ xa hơn, ta sẽ thấy rằng những biến cố động đất và sóng thần liên hệ đến địa cầu từ lúc hành tinh này còn là một khối lửa đang nguội dần, có những mảng lục địa đang hình thành và đá lỏng vẫn chưa nguội hẳn...
Khi thấy một đứa bé còn bú, ta có thể hình dung ra một người già yếu và bịnh tật sau này. Khi thấy xác chết của một người trọng tuổi, ta có thể hình dung ngược lại hình ảnh một đứa bé khi còn được bồng trên tay mẹ. Từ những biến động vật chất của địa cầu cho đến cái chết của một đứa bé còn bú mẹ, hay cái may mắn của một đứa trẻ được lớn lên để rồi trở thành một cụ già, tất cả đều là những biến động liên tục, chằng chịt và liên đới, tạo ra bởi vô số nguyên nhân. Tóm lại nhận dạng một hình tướng độc lập, tách rời ra khỏi những ràng buộc chằng chịt và những điều kiện dự phần tác tạo ra nó là một cách nhìn vô minh, tức sai lầm, nông cạn và ngây thơ.
Nếu tiếp tục ngồi yên và thu hẹp tầm nhìn hơn nữa thì biết đâu bất chợt ta sẽ trông thấy một con kiến đang bò trên mặt tường trước mặt ta, rồi sau đó thì nó bò ngược lên trần nhà. Ta sẽ hiểu rằng ta không làm được như nó, không thể bước thẳng lên bức tường và đi ngược lên trần nhà được bởi vì thân xác của ta quá nặng và sức hút của địa cầu sẽ làm cho ta rơi xuống. Nếu trước đây ta cảm thấy mình là một hạt bụi trong vũ trụ thì giờ đây ta lại cảm thấy mình là một sinh vật khổng lồ, quá kềnh càng so với con kiến, ta có nhu cầu nhiều hơn, tham lam hơn, quá sức "nặng nề" và không được nhẹ nhàng như con kiến.
Nếu thay thế bảy tỷ người trên hành tinh này bằng bảy tỉ con kiến thì hành tinh này sẽ trở nên an bình hơn, sẽ không có chiến tranh, không có số khí giới khổng lồ như hiện nay. Nhu cầu của bảy tỉ con kiến cũng sẽ vô nghĩa trước sự tham lam vô độ của con người, và số kiến ấy sẽ không làm cho hành tinh này trở nên ô nhiễm và bị tàn phá như hiện nay, các sinh vật không còn sợ con người ngược đãi và ăn thịt chúng nữa. Tóm lại nếu ta nhìn con người là những sáng tạo thông minh nhất, hoàn hảo nhất trong toàn thể vũ trụ này, hay ít ra là trên hành tinh này, thì đấy quả là một cái nhìn vô minh. Người ta có thể cho rằng cách so sánh trên đây mang tính cách tự biện và lạm dụng, điều ấy rất đúng, thế nhưng đấy không phải là một lối lý luận nhằm chứng minh một sự thật nào cả mà chỉ là một cách để làm nổi bật sự lệch lạc khi đánh giá về vị thế của con người trong vũ trụ này cũng như về cái nhìn vô minh của họ đối với chính họ và bối cảnh chung quanh.
Tuy nhiên con kiến vẫn còn quá to, vì nếu đưa cánh tay để nhìn gần hơn nữa thì các khoa học gia sẽ cho ta biết là trong mỗi phân vuông trên da của ta có khoảng 200.000 vi sinh vật sinh sống, nhờ vào hơi ấm, mồ hôi và lớp da chết đào thải làm thực phẩm. Đối với các vi sinh vật ấy thì thân xác ta là cả một vũ trụ vô cùng phức tạp. Khi đưa ra các hình ảnh như trên đây để so sánh thì ta sẽ nhận ra rằng ta vừa là một hạt bụi trong vũ trụ và đồng thời lại cũng là một vũ trụ đối con vi sinh vật trên cánh tay ta, cả hai không có "cái tôi", "cái của tôi" hay "cái ngã" nào cả. Nếu nhìn thấy "cái ngã" của mình và của từng vi sinh vật chia sẻ sự sống chung với mình và gọi đấy là "tôi", thì đấy chính là một cái nhìn vô minh.
- Nhìn vào bản chất đích thật của hiện thực
Bản chất đích thật của hiện thực là: vô thường (anitya/anicca - không kéo dài), khổ đau (duhkha/dukkha - sự bất toại nguyện) và vô ngã (anatman/anatta - tự-nó-không-hiện-hữu). Vô minh là không nhìn thấy được những đặc tính đó của các vật thể. Vậy một cái nhìn sáng suốt không lầm lẫn là thế nào? Kinh sách cho biết cái nhìn ấy phải như thế này:
"Đây là một vật thể, đây là cách thức mà dựa vào đó thì vật thể hiển hiện ra, đây là sự chấm dứt của nó, và đây là cách làm cho nó phải chấm dứt. Nếu nhìn một vật thể xuyên qua quá trình đó thì ta sẽ thấy rằng mọi vật thể tựnó không có một sự hiện hữu thật sự nào cả, không có một sự độc lập nào cả, mà chúng chỉ là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã" (tóm lược dựa vào ý nghĩa của một bản kinh).
Thế nhưng trên thực tế thì chúng ta lại không nhìn thấy bản chất một vật thể đúng như vậy, và điều này khiến cho ta biểu lộ sự yêu quý nó và thèm khát được "có nó", hoặc mong muốn "ghét bỏ nó" để rồi khổ đau khi bị bắt buộc phải nhận chịu sự hiện diện của nó. Nếu đấy không phải là một vật thể mà là một thể dạng hình thành nào đó, thì ta lại muốn được "trở thành như thế" hoặc kinh sợ bị bắt buộc phải "trở thành như thế". Tóm lại vô minh làm phát sinh ra sự thèm khát hay bám víu - tức muốn được chiếm giữ hay ghét bỏ - và ngược lại sự thèm khát hay bám víu ấy lại làm phát sinh ra vô minh. Đấy là cặp bài trùng kềm kẹp chúng ta trong vòng luân hồi và khổ đau.
Hãy nêu lên một thí dụ cụ thể khác, chẳng hạn như sự bám víu vào cái ngã hay là năm thứ cấu hợp - ngũ uẩn - tạo ra một cá thể, tức là thân xác (rupa - sắc), giác cảm (vedana - thụ), sự cảm nhận (samjna - tưởng), tác ý (samskara - hành) và tri thức (vijnana - thức). Ngũ uẩn còn được gọi là "năm thứ cấu hợp của sự chiếm hữu". Tại sao lại gọi đấy là những thứ "chiếm hữu"? Bởi vì ta luôn luôn tìm cách nắm bắt và chiếm giữ cái tổng thể gồm năm thứ cấu hợp luôn luôn biến động và đổi thay ấy mà gọi đấy là "cái ta" "cái ngã" (attman/atta) của ta, đấy là "ta". Từ đó phát sinh ra trong tâm thức của mình cái ảo giác về một thực thể mang tên là cái "tôi", và năm thứ cấu hợp ấy là những cái "của tôi", thuộc riêng tôi. Sự nhận định sai lầm đó gọi là vô minh hay là một sự hiểu biết lầm lẫn. Tóm lại vô minh chính là cách nắm bắt hình ảnh tạm thời của năm thứ cấu hợp vô thường để tác tạo ra ảo giác của một "cái tôi" thực sự. Khắc phục được vô minh có nghĩa là không còn tiếp tục nhìn nhận năm thứ cấu hợp ấy là "cái tôi" nữa.
Chúng ta hãy thử nhìn gần hơn nữa vào cái tổng thể gồm năm thứ ngũ uẩn ấy bằng cách chọn uẩn thứ nhất - tức hình tướng - để quán xét xem sao. Khi phóng nhìn vào cấu hợp hình tướng của một cá thể thì ta gán ngay một số đặc tính nào đó cho cái hình tướng ấy, chẳng hạn như to lớn, béo lùn, cao ráo, trắng trẻo, xinh đẹp, thơm tho, hôi hám, duyên dáng , thô kệch, thanh tú, khả ái, dữ tợn, hiền lành... Thật ra đấy chỉ là những biểu lộ "bên ngoài" của hiện thực, và là những ảo giác do vô minh diễn đạt. Thế nhưng nếu ta vẫn cứ nhất quyết cho rằng cái tổng thể ảo giác đang chuyển động ấy là một thực thể vững bền mang một ý nghĩa nào đó, thì tức khắc sự thèm khát hay ghét bỏ sẽ phát sinh.
Nếu đến thật gần hơn nữa để nhìn thẳng vào chính cái thân xác tượng trưng cho các cấu hợp trên đây thì ta sẽ thấy gì? Cái thân xác đó được Kinh Đại Niệm Xứ (Maha-Satipatthana-Sutta, Trường Bộ Kinh, 22) mô tả là gồm có:
“Tóc, lông, móng chân, móng tay, răng, da;
Thịt, gân, xương, tủy, thận; tim, gan, màng nhầy, thận, phổi;
Ruột, màng treo ruột, bao tử, phẩn, óc ;
Mắt, dung dịch tiêu hóa, mủ, máu, chất dầu, mỡ;
Nước mắt, mồ hôi, nước miếng, nước nhầy, chất nhờn ở các khớp xương, nước tiểu;
Cái tổng hợp đó có chín lỗ, từ các lỗ ấy các chất dơ dáy và kinh tởm chảy ra
không ngừng, chín lỗ ấy là: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, miệng, lỗ tiểu tiện và hậu môn”.
Nếu nhìn vào cấu hợp hình tướng dưới góc cạnh đó thì ta sẽ cảm thấy ít bám víu hơn vào nó bởi vì cách nhìn ấy có vẻ gần với hiện thực hơn, hoặc nói một cách dễ hiểu hơn là tương đối "khách quan" hơn, ít diễn đạt hơn. Tuy nhiên đấy vẫn chưa phải là hiện thực tuyệt đối.
Chúng ta hãy thử trở lại với thí dụ nêu lên trên đây về mối liên quan giữa ta, vũ trụ và con vi sinh vật sống bám vào lớp da của ta. Ta là cả một vũ trụ đối với nó, thế nhưng đối với địa cầu thì ta lại chỉ là một hạt bụi, và so sánh với vũ trụ thì cả địa cầu lại cũng chỉ là một hạt bụi nhỏ bé. Tất cả đều là tương đối. Vì mang tính cách tương đối nên con vi sinh vật ấy không có cái ngã, ta không có cái ngã, địa cầu không có cái ngã, mà cả vũ trụ cũng không có cái ngã. Vô ngã là một đặc tính tuyệt đối của hiện thực. Nếu so sánh khái niệm vô ngã và khái niệm tánh không thì chúng ta sẽ hiểu ngay rằng chính vô ngã là tánh không, và tánh không có khả năng chứa đựng từ một sinh vật nhỏ bé cho đến cả vũ trụ này.
Sự thực tuyệt đối vượt lên trên mọi khái niệm quy ước, đối nghịch và nhị nguyên, vượt lên trên cả "cái xấu" và "cái tốt", "cái đúng" và "cái sai"..., có nghĩa đấy là tất cả mọi tạo dựng của tâm thức. Nếu cái nhìn của ta còn vướng mắc trong sự thực tương đối thì cái nhìn ấy gọi là cái nhìn vô minh, và cái nhìn ấy tất sẽ mang lại khổ đau. Cái xấu hay cái tốt đều mang lại khổ đau, cái xấu mang lại các hậu quả tồi tệ, thế nhưng cái tốt cũng mang lại những khổ đau tương quan với cái tốt. Dầu sao cũng xin mở một dấu ngoặc ở đây để minh chứng là cách diễn đạt ấy không phải là một cách khuyến khích không làm điều thiện, mà chỉ muốn nêu lên là sự "thèm khát" được làm điều tốt cũng là một thứ khổ đau vì chính trong "cái tốt" cũng hàm chứa những khổ đau thật tinh tế và khó nắm bắt cho tất cả mọi người. Ước mơ được làm công an phường để cải thiện ngày hai bữa cho vợ con hay được làm tổng thống da màu [vàng] quản lý một quốc gia cường thịnh nhất hành tinh này cũng đều là khổ đau. Làm đại diện cho Thượng Đế mà mỗi khi ra đường lại phải chui vào cái lồng kính súng bắn không thủng thì cũng không được thoải mái gì cho lắm. Ta sinh ra con cái, nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng, để rồi đến khi lớn khôn thì chúng lại quay ra chế nhạo và khinh thường ta thì làm thế nào mà ta có thể cảm thấy hạnh phúc được. Sáng tạo thì cũng sẽ phải khổ đau với sự sáng tạo của mình là như thế.
Chỉ có sự quán thấy bản chất tuyệt đối của hiện thực, tức một cái nhìn vượt thoát khỏi vô minh mới có thể giúp ta không bám víu vào những biểu hiện ảo giác của hiện thực nữa, tức có nghĩa là hiểu được rằng không có bất cứ một thứ gì hay một vật thể nào đáng để cho ta "có nó" hay "trở thành như thế". Sự hiểu biết ấy chính là sự Giải Thoát.
Kinh Aggi-Vacchagotta-Sutta (Majjhima-Nikaya, 72, PTS, 483-489) có ghi lại những lời Đức Phật giải đáp cho câu hỏi của một người tu khổ hạnh là Vacchagotta liên quan đến hình tướng, tức thân xác của Ngài như sau:
"Này Vaccha, không thể hình dung ra hình tướng vật chất của Như Lai vì Như Lai đã rứt bỏ nó đi rồi. Nó bị gạt ra một bên, nhổ bỏ tận rễ, khiến nó giống như một gốc cây dừa [đã mất rễ] không còn mọc lại được. Này Vaccha, Như Lai không nhìn và không tự nhận dạng mình xuyên qua cái thể xác bằng hình tướng đó nữa. Chính vì thế, nên cái thể xác hình tướng đó trở nên sâu thẳm, không thăm dò được, mênh mông như đại dương".
Đức Phật dùng cách giải thích tương tự như trên đây để tiếp tục giảng cho Vacchagotta về các cấu hợp khác là: giác cảm, sự cảm nhận, tác ý và trí thức (consciousness) của Ngài. Nhằm mục đích rút ngắn nên chúng ta hãy cùng xem câu giảng liên quan đến tri thức như sau:
"Này Vaccha, không thể hình dung ra tri thức của Như Lai. Cái tri thức ấy Như Lai đã rứt bỏ đi rồi. Nó bị gạt ra một bên, nhổ bỏ tận rễ, khiến nó giống như một gốc cây dừa [đã mất rễ] không còn mọc lại được. Như Lai không nhìn và không tự nhận dạng mình qua cái tri thức đó nữa. Vì thế, nên cái tri thức ấy sâu thẳm, không thăm dò được, mênh mông như đại dương".
Đức Phật không nhận dạng mình xuyên qua năm thứ cấu hợp tức là ngũ uẩn nữa, vì sự lệ thuộc và biến động không ngừng của chúng chỉ có thể tạo ra được ảo giác mà thôi. Xem ảo giác là thật, chính là vô minh. Đức Phật không hề xác nhận mình biến mất hay nhập vào cõi hư vô mà chỉ tự nhận mình là "Như Lai", tức có nghĩa là "Như Thế" (Ainsité/Suchness), "không từ đâu đến cả" và cũng "chẳng đi về đâu cả", mà chỉ là một "Người đạt được cái thể dạng tự nhiên là như thế".
Gạt bỏ mọi ảo giác là để nhìn thấy bản chất trống không của hiện thực, và cái bản chất ấy không phải là hư vô. Gạt bỏ mọi ảo giác cũng không phải là xóa bỏ hiện thực mà đấy chỉ là một cách "dừng lại" với hiện thực, một sự đình chỉ (nirodha - cessation) để "hòa mình" với hiện thực. Cái tánh không của hiện thực tượng trưng bởi sự đình chỉ thật ra đầy ắp và "thật sâu thẳm, không thăm dò được, mênh mông như đại dương".
Bures-Sur-Yvette,
(Hoang Phong)
(Source:Thư viện Hoa Sen)
(Hoang Phong)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác Ngộ là Trí Tuệ, và đối nghịch với Trí Tuệ là Vô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh. Vô Minh mang lại khổ đau và Giác ngộ thì mang lại sự Giải Thoát. Trí Tuệ là liều thuốc để hóa giải Vô Minh tức để loại bỏ khổ đau. Chính vì thế mà vô minh là một khái niệm vô cùng quan trọng trong giáo lý nhà Phật bởi lẽ nếu không hiểu được vô minh là gì thì quả thật là khó mà loại bỏ được nó. Vô minh được kinh sách đề cập trong ba trường hợp khác nhau:
- Vô minh là nọc độc thứ nhất trong số ba nọc độc gọi là Tam Độc: đấy là sự đần độn hay u mê (moha - si mê); sự thèm khát và bám víu (raga - tham lam) và hận thù (krodha - sân hận). U mê (moha - ignorance - si mê) sẽ đưa đến những hành động ngu đần và sai lầm, mang lại những xúc cảm bấn loạn trong tâm thức.
- Vô minh (avidya/avijja) là "nút thắt" hay cái "khoen" đầu tiên trong số mười hai "nút thắt" của chuỗi dài lôi kéo và tương tác gọi là "Thập nhị nhân duyên", trói buộc chúng sinh trong thế giới luân hồi. Cái nút thắt đầu tiên ấy còn được gọi là vô minh nguyên thủy (sahajavidya), tức sự kiện không hiểu biết về Tứ Diệu Đế, về quy luật nguyên nhân hậu quả (nghiệp) và không ý thức được sự hiện hữu trói buộc của chính mình.
- Vô minh mang ý nghĩa của sự lầm lẫn, thiếu sáng suốt (ditthi, wrong views - tà kiến) nghĩa là không nhìn thấy bản chất của mọi vật thể, tức phương thức hiện hữu đích thật của con người và mọi hiện tượng.
Kinh sách, bài giảng, bài viết... về khái niệm vô minh nhiều vô kể, do đó bài viết ngắn này chỉ nhằm nhắc lại một vài định nghĩa chủ yếu và chỉ khai triển thể dạng thứ ba của vô minh tức là sự lầm lẫn và u mê về bản chất của mọi vật thể, đồng thời nêu lên một vài thí dụ cụ thể để chúng ta cùng suy ngẫm. Từ "vô minh" nói chung thì tiếng Phạn gọi là Avidya và tiếng Pa-li là Avijja, nghĩa từ chương của chữ này là sự "thiếu hiểu biết", thế nhưng cũng có thể hiểu đấy là một sự "nhầm lẫn". "Thiếu hiểu biết" không có nghĩa là thiếu sự hiểu biết mang lại từ sự học hỏi từ chương trong sách vở, hay sự thiếu hiểu biết mang tính cách thông thái của một nhà bác học. Nói một cách đơn giản thì ta có thể hiểu vô minh như là một cách "nhìn sai" hay "hiểu sai". Đối với Phật Giáo thì một học giả uyên bác, một triết gia thông thái, một khoa học gia lỗi lạc hay một chính trị gia khôn ngoan v.v... vẫn có thể là những người "vô minh" và "u mê", vì tuy rằng họ hiểu rành rọt về chuyện này thế nhưng cũng có thể nhìn sai và hiểu sai về một chuyện khác. Không những thế, cái chuyện khác ấy đôi khi lại có một tầm vóc quan trọng hơn nhiều so với những chuyện mà họ biết thật rành rẽ, bởi vì nó có thể liên hệ đến hạnh phúc và tương lai lâu dài của họ và của cả những người khác nữa.
Tóm lại dù đấy là một vị giáo sư hay chỉ là một người không có cái may mắn được học hành thì cả hai cũng đều có thể rơi vào sự lầm lẫn như nhau. Nếu sự lầm lẫn ấy chỉ liên hệ đến những biến cố và sự kiện thường tình trong đời sống thì hậu quả mang lại đôi khi cũng không đến đỗi quá tệ hại. Thế nhưng nếu đấy là một cái nhìn lầm lẫn, một sự quán thấy lệch lạc, không nhận biết được bản chất đích thật của chính mình và của mọi sự vật, không quán thấy được ảo giác của mọi hiện tượng đang biến động chung quanh mình và những xung năng trong tâm thức mình, thì hậu quả mang lại sẽ trầm trọng hơn nhiều.
Sự phức tạp của vô minh và sự đa dạng của việc tu tập
Như vậy nếu muốn phá bỏ hay "khắc phục vô minh" để mở rộng sự hiểu biết và tìm thấy trí tuệ thì phải làm thế nào? Việc tu tập quả thật là rắc rối. Con người có quá nhiều xu hướng khác nhau, từ bản chất cơ thể cho đến giáo dục, từ truyền thống cho đến kinh nghiệm cá nhân, từ hoàn cảnh cho đến những định hướng tư lợi, mà tất cả những thứ ấy đều là hậu quả của nghiệp tích lũy từ trước. Quả thật hết sức khó để có thể tìm ra một phương thức chung có tính cách phổ cập, thích ứng cho tất cả mọi người. Vì thế cũng không nên lấy làm lạ là chung quanh ta "mỗi người tu một cách", các tông phái, chi phái thì "nhiều vô kể", và sách giảng thì cũng đủ loại. Thật ra thì đấy là các phương cách khác nhau mà Đạo Pháp dùng để thích ứng với sự đa dạng của chúng sinh, hay nói một cách giản dị là để thích ứng với cái vô minh và cái ngã của từng người mà thôi.
Giáo lý nhà Phật cũng không phải là không ý thức được việc đó, vì thế mà Đạo Pháp xem đấy đều là những "phương tiện thiện xảo" (upaya) "chấp nhận" cho mỗi người tự tìm lấy một "con đường" thích hợp cho mình, và tất nhiên là cũng phải tôn trọng một số nguyên tắc căn bản nào đó trong Đạo Pháp. Kinh sách cho biết là có tất cả 84.000 "phương tiện thiện xảo", và theo truyền thống văn hóa Ấn độ thì con số này chỉ mang tính cách tượng trưng, có nghĩa là các phương tiện thiện xảo nhiều lắm, đếm không xuể. Vô minh cũng thế, cũng nhiều lắm và đếm không xuể. Mỗi người có một cái vô minh riêng của mình, cũng có thể xem như một thứ "gia tài" riêng, "bị" thừa hưởng từ nghiệp của mình mà ai cũng muốn bảo vệ cái "gia tài" ấy, "bám chặt" vào nó, "hãnh diện" vì nó, "ôm khư khư" lấy nó. Vì thế việc tu tập tất nhiên cũng phải phù hợp với cái vô minh của từng người là như vậy.
Chúng ta hãy thử nhìn vào một thí dụ thực tiễn và cụ thể như sau. Một vị thầy thuyết giảng giáo lý cho một đám đông Phật tử đến chùa. Phật tử ngồi lắng nghe thật yên lặng và thành tâm, vị thầy thì thuyết giảng rất hăng say và cũng rất thành tâm, có lúc hùng hồn, có lúc khôi hài, có khi lại rất trịnh trọng và nghiêm trang, nhằm thu hút sự chú tâm của người nghe. Thế nhưng biết đâu vị thầy cũng chỉ lập đi lập lại những gì mình đã thuộc lòng (!). Trong số Phật tử thì chắc hẳn cũng có người nghe và nghĩ thầm là "lanh quanh cũng thế, chẳng có gì mới lạ", hoặc nghĩ rằng vị thầy này giảng không "hấp dẫn" bằng vị hôm trước. Trong khi đó thì cũng lại có kẻ đang nghĩ đến việc sắp phải rước con vì sắp đến giờ tan học, mà vị thầy này lại giảng hăng quá mà chẳng biết đến khi nào mới chấm dứt, người khác thì hơi sốt ruột vì còn phải lo việc chợ búa và trăm chuyện phải làm, v.v. và v.v... Rồi thì buổi giảng cũng chấm dứt, thầy trò đều mừng rỡ, cùng nhau chắp tay hồi hướng công đức để cầu xin cho thế giới này được an bình hơn, hạnh phúc hơn... Các Phật tử ra đến cổng thì vừa chen lấn vừa áp tay vào túi quần vì sợ bị... móc túi, người ăn xin thì quá đông nên chẳng biết phải bố thí cho người nào, xe chạy như mắc cửi, phải nhìn trước trông sau để tránh xe... Trong chùa thì vị thầy vừa giảng xong cũng muốn nghỉ ngơi một tí, vì chiều nay lại phải giảng về đề tài này tại một ngôi chùa khác. Mỗi người trở lại với những sinh hoạt thường nhật của mình và cũng có thể không ai nghĩ đến là sau khi nghe giảng thì mình có cải thiện được phần nào cái vốn liếng trí tuệ của mình hay không?
Vô minh quả thật là phức tạp và đa dạng, do đó việc tu tập nếu muốn thực sự "hữu hiệu" thì cũng đành phải chạy theo sự đa dạng và phức tạp đó. Thế nhưng may mắn thay cứu cánh của Đạo Pháp thì lúc nào cũng chỉ là một: đấy là Trí Tuệ. Dù phải vướng mắc trong bối cảnh hỗn tạp do nghiệp và cơ duyên tạo ra, thế nhưng ta cũng nên luôn cố gắng nhìn xa hơn và sâu hơn trước những biến cố quen thuộc đang xảy ra chung quanh.
Sự chú tâm để quán thấy những thứ ấy càng mạnh, càng thường xuyên và sâu xa, thì trí tuệ của ta cũng theo đó mà ngày càng được phát triển hơn. Tóm lại đấy là cách giúp ta thoát ra những trói buộc thường tình để nhìn xa hơn vào các hiện tượng đang biến động chung quanh và để thấy rõ hơn các xúc cảm và xung năng đang chi phối tâm thức mình hầu giúp mình quán xét, phân tích và tìm hiểu chúng để khám phá ra bản chất đích thật của chúng, nhằm giúp cho mình chọn lấy một thái độ ứng xử thích nghi hơn.
Cách nhìn vào các hiện tượng biến động và bản chất của hiện thực
Cách nhìn như vừa mô tả trên đây gồm có hai khía cạnh hay hai lãnh vực khác nhau: trước hết là cách nhìn vào những hiện tượng đang biến động tức các thể dạng "bên ngoài" hay "ảo giác" của hiện thực, và sau đó là cách nhìn thẳng vào "bản chất đích thật" của hiện thực. Thật ra thì cả hai khía cạnh hay lãnh vực ấy của hiện thực đã được mô tả trong vô số kinh sách và cũng đã được các vị thầy đại diện cho Đạo Pháp thuyết giảng cho chúng ta nghe, thế nhưng chính ta phải tự nhìn thấy nó vì không ai có thể nhìn thấy chúng thay cho ta được. Hai cách nhìn ấy như sau:
- Nhìn vào các hiện tượng biến động của hiện thực
Ta hãy thử tréo chân ngồi xuống, giữ yên lặng và phóng luồng tư tưởng nhìn ra vũ trụ, để hình dung ra địa cầu đang xoay vần chung quanh mặt trời, rồi mặt trời và thái dương hệ thì đang quay cuồng trong thiên hà, và thiên hà lại bắn tung trong vũ trụ... Toàn bộ tất cả những thứ ấy đang chuyển động với một vận tốc khủng khiếp, đấy là cái vận tốc của một vụ nổ lớn trong vũ trụ (Big Bang). Cùng với địa cầu và thiên hà, ta đang bị bắn tung trong không gian... Thế nhưng trước đây vài phút, lúc ta chưa ngồi xuống để hình dung ra vị trí của mình trong cái khoảng không gian mênh mông đó thì ta vẫn có cảm giác bình yên tự tại, vẫn cảm thấy vững chân trên mặt đất và dường như chẳng có việc gì xảy ra: trên đầu ta là bầu trời cao vời vợi với những đám mây trôi êm ả, dưới chân ta là mặt đất vững vàng, và căn nhà của ta được đóng cừ và xây móng chắc chắn. Tóm lại việc ta cứ "bình chân như vại" mà không quán thấy cái chuyển động khủng khiếp đấy là một thứ vô minh rất dễ nhận ra, thế nhưng chỉ vì cứ phải chạy ngược chạy xuôi cho nên ta không nhận thấy cái vô minh đó của mình mà thôi!
Địa cầu là một hạt cực nhỏ xoáy lộn trong không gian, thế mà ta vẫn cố ngước lên để tìm một cái gì cao cả, và nhìn xuống để ý thức ra sự đọa đày. Ta tự đặt mình vào vị trí trung tâm của vũ trụ để tự nhận diện chính mình. Các vị trí dùng để định hướng như trung tâm, bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới... không hề mang một ý nghĩa gì cả, đấy chỉ là những điểm chuẩn hoàn toàn mang tính cách tương đối và quy ước. Thế nhưng đối với ta đã gọi là "trên trời" thì nhất định là phải ở trên đỉnh đầu, ta không thể chấp nhận "trên trời" lại cũng có thể là ở... "dưới chân" ta. Một người ở bắc bán cầu thì "trên trời" sẽ có một hướng đối nghịch lại với cái hướng "trên trời"của một người ở nam bán cầu. Ta ngước "lên trên" để tìm kiếm một đấng tối cao, một chốn thiên đường hạnh phúc hay một cõi cực lạc an bình, bất chấp là cái hạt bé tí gọi là địa cầu đó đang bị xoáy lộn "lên phía trên" hay bị tung "xuống phía dưới" trong vũ trụ này. Đấy là một trong số hàng nghìn cách nhìn giúp cho ta nhận thấy cái vô minh của mình trước những biến động chung quanh.
Nếu tiếp tục thu hẹp tầm nhìn để quay trở lại với những gì đang xảy ra chung quanh ta trong giới hạn của quả địa cầu này thì ta cũng sẽ thấy rằng mọi vật thể và hiện tượng nơi cái hành tinh bé nhỏ này cũng biến động không ngừng, từ con người đến vạn vật, từ văn hóa đến chính trị, từ địa dư đến lịch sử và từ những biến cố cổ xưa đến cận đại. Có những khi mùa màng mưa thuận gió hòa thì cũng có những lần mà thiên tai sát hại hàng trăm nghìn người một lúc. Có những đứa bé sinh ra đời thì lại có những người nằm xuống, và trong số những người nằm xuống thì cũng có những đứa bé còn bú mẹ, có những người già nua đau yếu, và cả những người còn trẻ và khoẻ mạnh... Tất cả những hiện tượng ấy trên bình diện "bên ngoài" hiện ra như có vẻ độc lập, được xác định rõ rệt. Thế nhưng nếu ta hiểu rằng một cơn sóng thần giết hại hơn hai trăm nghìn người phải bắt nguồn từ một cuộc địa chấn. Động đất xảy ra là phải có các mảng lục địa trôi dạt trên lớp đá nóng bỏng và chảy lỏng nằm bên trong lớp vỏ của địa cầu, các mảng lục địa va chạm vào nhau, chồm lên nhau, bị dồn nén, bị "gẫy" để tạo ra động đất. Sở dĩ ta không nhận thấy những chuyển động đó là vì chúng xảy ra quá chậm trong khi cuộc sống của ta thì lại quá dồn dập, xảy ra và chấm dứt như một tia chớp. Ngược về quá khứ xa hơn, ta sẽ thấy rằng những biến cố động đất và sóng thần liên hệ đến địa cầu từ lúc hành tinh này còn là một khối lửa đang nguội dần, có những mảng lục địa đang hình thành và đá lỏng vẫn chưa nguội hẳn...
Khi thấy một đứa bé còn bú, ta có thể hình dung ra một người già yếu và bịnh tật sau này. Khi thấy xác chết của một người trọng tuổi, ta có thể hình dung ngược lại hình ảnh một đứa bé khi còn được bồng trên tay mẹ. Từ những biến động vật chất của địa cầu cho đến cái chết của một đứa bé còn bú mẹ, hay cái may mắn của một đứa trẻ được lớn lên để rồi trở thành một cụ già, tất cả đều là những biến động liên tục, chằng chịt và liên đới, tạo ra bởi vô số nguyên nhân. Tóm lại nhận dạng một hình tướng độc lập, tách rời ra khỏi những ràng buộc chằng chịt và những điều kiện dự phần tác tạo ra nó là một cách nhìn vô minh, tức sai lầm, nông cạn và ngây thơ.
Nếu tiếp tục ngồi yên và thu hẹp tầm nhìn hơn nữa thì biết đâu bất chợt ta sẽ trông thấy một con kiến đang bò trên mặt tường trước mặt ta, rồi sau đó thì nó bò ngược lên trần nhà. Ta sẽ hiểu rằng ta không làm được như nó, không thể bước thẳng lên bức tường và đi ngược lên trần nhà được bởi vì thân xác của ta quá nặng và sức hút của địa cầu sẽ làm cho ta rơi xuống. Nếu trước đây ta cảm thấy mình là một hạt bụi trong vũ trụ thì giờ đây ta lại cảm thấy mình là một sinh vật khổng lồ, quá kềnh càng so với con kiến, ta có nhu cầu nhiều hơn, tham lam hơn, quá sức "nặng nề" và không được nhẹ nhàng như con kiến.
Nếu thay thế bảy tỷ người trên hành tinh này bằng bảy tỉ con kiến thì hành tinh này sẽ trở nên an bình hơn, sẽ không có chiến tranh, không có số khí giới khổng lồ như hiện nay. Nhu cầu của bảy tỉ con kiến cũng sẽ vô nghĩa trước sự tham lam vô độ của con người, và số kiến ấy sẽ không làm cho hành tinh này trở nên ô nhiễm và bị tàn phá như hiện nay, các sinh vật không còn sợ con người ngược đãi và ăn thịt chúng nữa. Tóm lại nếu ta nhìn con người là những sáng tạo thông minh nhất, hoàn hảo nhất trong toàn thể vũ trụ này, hay ít ra là trên hành tinh này, thì đấy quả là một cái nhìn vô minh. Người ta có thể cho rằng cách so sánh trên đây mang tính cách tự biện và lạm dụng, điều ấy rất đúng, thế nhưng đấy không phải là một lối lý luận nhằm chứng minh một sự thật nào cả mà chỉ là một cách để làm nổi bật sự lệch lạc khi đánh giá về vị thế của con người trong vũ trụ này cũng như về cái nhìn vô minh của họ đối với chính họ và bối cảnh chung quanh.
Tuy nhiên con kiến vẫn còn quá to, vì nếu đưa cánh tay để nhìn gần hơn nữa thì các khoa học gia sẽ cho ta biết là trong mỗi phân vuông trên da của ta có khoảng 200.000 vi sinh vật sinh sống, nhờ vào hơi ấm, mồ hôi và lớp da chết đào thải làm thực phẩm. Đối với các vi sinh vật ấy thì thân xác ta là cả một vũ trụ vô cùng phức tạp. Khi đưa ra các hình ảnh như trên đây để so sánh thì ta sẽ nhận ra rằng ta vừa là một hạt bụi trong vũ trụ và đồng thời lại cũng là một vũ trụ đối con vi sinh vật trên cánh tay ta, cả hai không có "cái tôi", "cái của tôi" hay "cái ngã" nào cả. Nếu nhìn thấy "cái ngã" của mình và của từng vi sinh vật chia sẻ sự sống chung với mình và gọi đấy là "tôi", thì đấy chính là một cái nhìn vô minh.
- Nhìn vào bản chất đích thật của hiện thực
Bản chất đích thật của hiện thực là: vô thường (anitya/anicca - không kéo dài), khổ đau (duhkha/dukkha - sự bất toại nguyện) và vô ngã (anatman/anatta - tự-nó-không-hiện-hữu). Vô minh là không nhìn thấy được những đặc tính đó của các vật thể. Vậy một cái nhìn sáng suốt không lầm lẫn là thế nào? Kinh sách cho biết cái nhìn ấy phải như thế này:
"Đây là một vật thể, đây là cách thức mà dựa vào đó thì vật thể hiển hiện ra, đây là sự chấm dứt của nó, và đây là cách làm cho nó phải chấm dứt. Nếu nhìn một vật thể xuyên qua quá trình đó thì ta sẽ thấy rằng mọi vật thể tựnó không có một sự hiện hữu thật sự nào cả, không có một sự độc lập nào cả, mà chúng chỉ là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã" (tóm lược dựa vào ý nghĩa của một bản kinh).
Thế nhưng trên thực tế thì chúng ta lại không nhìn thấy bản chất một vật thể đúng như vậy, và điều này khiến cho ta biểu lộ sự yêu quý nó và thèm khát được "có nó", hoặc mong muốn "ghét bỏ nó" để rồi khổ đau khi bị bắt buộc phải nhận chịu sự hiện diện của nó. Nếu đấy không phải là một vật thể mà là một thể dạng hình thành nào đó, thì ta lại muốn được "trở thành như thế" hoặc kinh sợ bị bắt buộc phải "trở thành như thế". Tóm lại vô minh làm phát sinh ra sự thèm khát hay bám víu - tức muốn được chiếm giữ hay ghét bỏ - và ngược lại sự thèm khát hay bám víu ấy lại làm phát sinh ra vô minh. Đấy là cặp bài trùng kềm kẹp chúng ta trong vòng luân hồi và khổ đau.
Hãy nêu lên một thí dụ cụ thể khác, chẳng hạn như sự bám víu vào cái ngã hay là năm thứ cấu hợp - ngũ uẩn - tạo ra một cá thể, tức là thân xác (rupa - sắc), giác cảm (vedana - thụ), sự cảm nhận (samjna - tưởng), tác ý (samskara - hành) và tri thức (vijnana - thức). Ngũ uẩn còn được gọi là "năm thứ cấu hợp của sự chiếm hữu". Tại sao lại gọi đấy là những thứ "chiếm hữu"? Bởi vì ta luôn luôn tìm cách nắm bắt và chiếm giữ cái tổng thể gồm năm thứ cấu hợp luôn luôn biến động và đổi thay ấy mà gọi đấy là "cái ta" "cái ngã" (attman/atta) của ta, đấy là "ta". Từ đó phát sinh ra trong tâm thức của mình cái ảo giác về một thực thể mang tên là cái "tôi", và năm thứ cấu hợp ấy là những cái "của tôi", thuộc riêng tôi. Sự nhận định sai lầm đó gọi là vô minh hay là một sự hiểu biết lầm lẫn. Tóm lại vô minh chính là cách nắm bắt hình ảnh tạm thời của năm thứ cấu hợp vô thường để tác tạo ra ảo giác của một "cái tôi" thực sự. Khắc phục được vô minh có nghĩa là không còn tiếp tục nhìn nhận năm thứ cấu hợp ấy là "cái tôi" nữa.
Chúng ta hãy thử nhìn gần hơn nữa vào cái tổng thể gồm năm thứ ngũ uẩn ấy bằng cách chọn uẩn thứ nhất - tức hình tướng - để quán xét xem sao. Khi phóng nhìn vào cấu hợp hình tướng của một cá thể thì ta gán ngay một số đặc tính nào đó cho cái hình tướng ấy, chẳng hạn như to lớn, béo lùn, cao ráo, trắng trẻo, xinh đẹp, thơm tho, hôi hám, duyên dáng , thô kệch, thanh tú, khả ái, dữ tợn, hiền lành... Thật ra đấy chỉ là những biểu lộ "bên ngoài" của hiện thực, và là những ảo giác do vô minh diễn đạt. Thế nhưng nếu ta vẫn cứ nhất quyết cho rằng cái tổng thể ảo giác đang chuyển động ấy là một thực thể vững bền mang một ý nghĩa nào đó, thì tức khắc sự thèm khát hay ghét bỏ sẽ phát sinh.
Nếu đến thật gần hơn nữa để nhìn thẳng vào chính cái thân xác tượng trưng cho các cấu hợp trên đây thì ta sẽ thấy gì? Cái thân xác đó được Kinh Đại Niệm Xứ (Maha-Satipatthana-Sutta, Trường Bộ Kinh, 22) mô tả là gồm có:
“Tóc, lông, móng chân, móng tay, răng, da;
Thịt, gân, xương, tủy, thận; tim, gan, màng nhầy, thận, phổi;
Ruột, màng treo ruột, bao tử, phẩn, óc ;
Mắt, dung dịch tiêu hóa, mủ, máu, chất dầu, mỡ;
Nước mắt, mồ hôi, nước miếng, nước nhầy, chất nhờn ở các khớp xương, nước tiểu;
Cái tổng hợp đó có chín lỗ, từ các lỗ ấy các chất dơ dáy và kinh tởm chảy ra
không ngừng, chín lỗ ấy là: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, miệng, lỗ tiểu tiện và hậu môn”.
Nếu nhìn vào cấu hợp hình tướng dưới góc cạnh đó thì ta sẽ cảm thấy ít bám víu hơn vào nó bởi vì cách nhìn ấy có vẻ gần với hiện thực hơn, hoặc nói một cách dễ hiểu hơn là tương đối "khách quan" hơn, ít diễn đạt hơn. Tuy nhiên đấy vẫn chưa phải là hiện thực tuyệt đối.
Chúng ta hãy thử trở lại với thí dụ nêu lên trên đây về mối liên quan giữa ta, vũ trụ và con vi sinh vật sống bám vào lớp da của ta. Ta là cả một vũ trụ đối với nó, thế nhưng đối với địa cầu thì ta lại chỉ là một hạt bụi, và so sánh với vũ trụ thì cả địa cầu lại cũng chỉ là một hạt bụi nhỏ bé. Tất cả đều là tương đối. Vì mang tính cách tương đối nên con vi sinh vật ấy không có cái ngã, ta không có cái ngã, địa cầu không có cái ngã, mà cả vũ trụ cũng không có cái ngã. Vô ngã là một đặc tính tuyệt đối của hiện thực. Nếu so sánh khái niệm vô ngã và khái niệm tánh không thì chúng ta sẽ hiểu ngay rằng chính vô ngã là tánh không, và tánh không có khả năng chứa đựng từ một sinh vật nhỏ bé cho đến cả vũ trụ này.
Sự thực tuyệt đối vượt lên trên mọi khái niệm quy ước, đối nghịch và nhị nguyên, vượt lên trên cả "cái xấu" và "cái tốt", "cái đúng" và "cái sai"..., có nghĩa đấy là tất cả mọi tạo dựng của tâm thức. Nếu cái nhìn của ta còn vướng mắc trong sự thực tương đối thì cái nhìn ấy gọi là cái nhìn vô minh, và cái nhìn ấy tất sẽ mang lại khổ đau. Cái xấu hay cái tốt đều mang lại khổ đau, cái xấu mang lại các hậu quả tồi tệ, thế nhưng cái tốt cũng mang lại những khổ đau tương quan với cái tốt. Dầu sao cũng xin mở một dấu ngoặc ở đây để minh chứng là cách diễn đạt ấy không phải là một cách khuyến khích không làm điều thiện, mà chỉ muốn nêu lên là sự "thèm khát" được làm điều tốt cũng là một thứ khổ đau vì chính trong "cái tốt" cũng hàm chứa những khổ đau thật tinh tế và khó nắm bắt cho tất cả mọi người. Ước mơ được làm công an phường để cải thiện ngày hai bữa cho vợ con hay được làm tổng thống da màu [vàng] quản lý một quốc gia cường thịnh nhất hành tinh này cũng đều là khổ đau. Làm đại diện cho Thượng Đế mà mỗi khi ra đường lại phải chui vào cái lồng kính súng bắn không thủng thì cũng không được thoải mái gì cho lắm. Ta sinh ra con cái, nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng, để rồi đến khi lớn khôn thì chúng lại quay ra chế nhạo và khinh thường ta thì làm thế nào mà ta có thể cảm thấy hạnh phúc được. Sáng tạo thì cũng sẽ phải khổ đau với sự sáng tạo của mình là như thế.
Chỉ có sự quán thấy bản chất tuyệt đối của hiện thực, tức một cái nhìn vượt thoát khỏi vô minh mới có thể giúp ta không bám víu vào những biểu hiện ảo giác của hiện thực nữa, tức có nghĩa là hiểu được rằng không có bất cứ một thứ gì hay một vật thể nào đáng để cho ta "có nó" hay "trở thành như thế". Sự hiểu biết ấy chính là sự Giải Thoát.
Kinh Aggi-Vacchagotta-Sutta (Majjhima-Nikaya, 72, PTS, 483-489) có ghi lại những lời Đức Phật giải đáp cho câu hỏi của một người tu khổ hạnh là Vacchagotta liên quan đến hình tướng, tức thân xác của Ngài như sau:
"Này Vaccha, không thể hình dung ra hình tướng vật chất của Như Lai vì Như Lai đã rứt bỏ nó đi rồi. Nó bị gạt ra một bên, nhổ bỏ tận rễ, khiến nó giống như một gốc cây dừa [đã mất rễ] không còn mọc lại được. Này Vaccha, Như Lai không nhìn và không tự nhận dạng mình xuyên qua cái thể xác bằng hình tướng đó nữa. Chính vì thế, nên cái thể xác hình tướng đó trở nên sâu thẳm, không thăm dò được, mênh mông như đại dương".
Đức Phật dùng cách giải thích tương tự như trên đây để tiếp tục giảng cho Vacchagotta về các cấu hợp khác là: giác cảm, sự cảm nhận, tác ý và trí thức (consciousness) của Ngài. Nhằm mục đích rút ngắn nên chúng ta hãy cùng xem câu giảng liên quan đến tri thức như sau:
"Này Vaccha, không thể hình dung ra tri thức của Như Lai. Cái tri thức ấy Như Lai đã rứt bỏ đi rồi. Nó bị gạt ra một bên, nhổ bỏ tận rễ, khiến nó giống như một gốc cây dừa [đã mất rễ] không còn mọc lại được. Như Lai không nhìn và không tự nhận dạng mình qua cái tri thức đó nữa. Vì thế, nên cái tri thức ấy sâu thẳm, không thăm dò được, mênh mông như đại dương".
Đức Phật không nhận dạng mình xuyên qua năm thứ cấu hợp tức là ngũ uẩn nữa, vì sự lệ thuộc và biến động không ngừng của chúng chỉ có thể tạo ra được ảo giác mà thôi. Xem ảo giác là thật, chính là vô minh. Đức Phật không hề xác nhận mình biến mất hay nhập vào cõi hư vô mà chỉ tự nhận mình là "Như Lai", tức có nghĩa là "Như Thế" (Ainsité/Suchness), "không từ đâu đến cả" và cũng "chẳng đi về đâu cả", mà chỉ là một "Người đạt được cái thể dạng tự nhiên là như thế".
Gạt bỏ mọi ảo giác là để nhìn thấy bản chất trống không của hiện thực, và cái bản chất ấy không phải là hư vô. Gạt bỏ mọi ảo giác cũng không phải là xóa bỏ hiện thực mà đấy chỉ là một cách "dừng lại" với hiện thực, một sự đình chỉ (nirodha - cessation) để "hòa mình" với hiện thực. Cái tánh không của hiện thực tượng trưng bởi sự đình chỉ thật ra đầy ắp và "thật sâu thẳm, không thăm dò được, mênh mông như đại dương".
Bures-Sur-Yvette,
(Hoang Phong)
(Source:Thư viện Hoa Sen)
Wednesday, November 22, 2017
ĐẠO PHẬT HIỆN ĐẠI NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC MẮT NGƯỜI TÂY PHƯƠNG ?
ĐẠO PHẬT HIỆN ĐẠI NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC MẮT NGƯỜI TÂY PHƯƠNG ?
(Cao Huy Thuần)
(Source: Thư Viện Hoa Sen)
Con người Tây phương khám phá ra rằng cách đặt vấn đề của đạo Phật đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Tây phương đang chối từ Thượng Đế thì đạo Phật giải thích không có Thượng Đế. Tây phương phải nhờ Darwin để cắt nghĩa rằng vũ trụ không phải do một Đấng nào sáng tạo ra cả trong bảy ngày thì đạo Phật đã nói cách đây hơn 2500 năm rằng thời gian là vô thủy vô chung, vũ trụ là vô cùng vô tận. Tây phương ngay ngáy lo sợ về ngày phán xét cuối cùng của Thượng Đế thì Phật giáo nói: không có ai phán xét ta cả, chỉ có con người phán xét con người thôi. Tây phương trăn trở về những vấn đề siêu hình thì Phật giao kể chuyện mũi tên: khi anh bị mũi tên độc bắn vào thân thì anh phải rút nó ra ngay hay anh ca vọng cổ hỏi mũi tên do ai bắn, lý lịch thế nào, hộ khẩu ở đâu. Rút mũi tên ra: đó là nhu cầu giải phóng con người ở Tây phương và họ thấy nơi Phật giáo một đáp số hợp với lý tính, đặt nặng trên kinh nghiệm, trên thực hành, và kiểm chứng được bằng kết quả bản thân, ở ngay đời này, chứ không phải đợi đến khi lên thiên đường, xuống địa ngục.
Hợp với lý tính: người Tây phương ngưỡng mộ nét đặc biệt đó của Phật giáo, làm Phật giáo khác với các tôn giáo khác. Phật giáo từ chối lòng tin nếu không đặt cơ sở trên trí tuệ. Bởi vậy, trong Phật giáo không có tín điều. Tây phương ngưỡng mộ kinh Kâlâma khi Phật dạy: Đừng vội tin một điều gì dù điều đó được ghi trong kinh điển hay sách vở. Hãy quan sát, suy tư, thể nghiệm, thực chứng rồi mới tin. Tinh thần đó xuyên suốt kinh kệ Phật giáo. Người trí thức Tây phương thấy tinh thần đó hợp với khoa học, hợp với đầu óc phê phán. “Phật giáo là tôn giáo duy nhất thích ứng với khoa học hiện đại”, Einstein đã phát biểu như vậy.
Tại sao Phật giáo hợp với khoa học? Tại vì Phật giáo không nói điều gì mà không có kiểm chứng. Phật giáo nói: sự vật là vô thường. Hãy nhìn chung quanh với mắt của mình, kinh nghiệm của mình: có cái gì là thường còn đâu? Cái thường còn duy nhất là khoảnh khắc này đây. Vậy thì tìm thiên đường ở đâu nếu không phải nơi chính cái khoảnh khắc này? Hạnh phúc nằm ngay nơi mỗi khoảnh khắc: đó là bài học hiện đại quý giá nhất mà Phật giáo đem đến cho người Tây phương. Và hãy nhìn thêm nữa: mọi sự mọi vật đều tương quan lẫn nhau mà có và tương quan lẫn nhau mà diệt. Màu hồng nơi đóa hoa kia có phải tự nó mà có không? Đâu phải! Nếu không có mặt trời thì nó đâu có hồng thắm như vậy? Nhưng mặt trời có phải là tác giả duy nhất của màu hồng kia không? Không! Vì nếu không có mưa thì làm sao hoa sống? Nhưng mưa có cũng là do mây, mây có cũng là do hơi nước. Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia cũng không. Đó là luật vô ngã của Phật giáo và cũng là luật tương quan tương sinh. Ai đọc sách của nhà vũ trụ vật lý học Trịnh Xuân Thuận đều biết: những luật đó có nhiều điểm hội tụ với khoa học vũ trụ vật lý. Áp dụng được luật đó vào đời sống bản thân, đời sống gia đình, đời sống xã hội, cam đoan không cần tìm thiên đường ở đâu xa. Đó là chưa kể đến luật nhân quả mà ai cũng có thể dễ kiểm chứng. Từ đó, người Tây phương đi đến một cái nhìn hiện đại hơn nữa vào bản chất của cuộc đời để hiểu chữ “khổ” trong Phật giáo. Họ chất vấn Thượng Đế: Nếu Thượng Đế là toàn năng thì sinh ra làm chi thiên tai, động đất, triều cường, dịch này dịch nọ giết hại phút chốc hàng trăm ngàn người như vậy? Nếu Ngài là nhân từ thì sao con người khổ thế, con người khổ thế thì Ngài ở đâu? Phải chăng, người Tây phương hỏi, khổ nằm ngay trong bản chất của cuộc đời như muối nằm trong biển, mà sinh lão bệnh tử chỉ là những khía cạnh dễ thấy nhất? Từ đó, Tây phương hiểu chữ “niết bàn” của Phật giáo đúng hơn hồi thế kỷ 19: niết bàn là hết khổ, mà hết khổ là tự mình. Bản thân tôi, mỗi khi tôi nghe ai cầu cho người chết được siêu thoát, tôi không khỏi cười thầm, bởi vì “siêu” là vượt lên, “thoát” là giải thoát, vượt lên trên tham sân si thì giải thoát, vậy thì nên cầu cho cả người sống được siêu thoát. Tôi không dám đùa đâu, người Tây phương hiểu điều đó hơn ta, bởi vì họ hiểu tư tưởng nhân bản của chính họ: nhân bản nghĩa là con người vượt lên trên con người, con người có đủ khả năng để vượt lên trên chính mình.
Nhưng vượt lên như thế nào, cụ thể bằng cách nào? Đây là cái mới mà Phật giáo đem đến cho Tây phương và đem đến trong tinh thần khoa học. Trong lịch sử, Tây phương đã vượt quá ta hằng mấy thế kỷ nhờ khám phá thế giới bên ngoài. Nhưng đến một lúc họ bỗng giật mình thấy rằng khám phá thế giới bên ngoài không đủ để đem lại hạnh phúc như họ tưởng bởi vì con người còn có đời sống ở bên trong. Ngài Đạt Lai Lạt Ma nhắc họ: “Những vấn đề của chúng ta, dù đến từ bên ngoài, như chiến tranh, như bạo lực, như tội ác, hay đến từ bên trong dưới hình thức khổ đau về tâm lý hay tình cảm, đều sẽ không tìm ra giải pháp chừng nào chúng ta còn không hiểu chiều sâu nội tâm của ta” (3). Đó là lúc mà ngài và các vị sư đắc đạo của Tây Tạng đến Âu Mỹ, mang theo một ánh sáng khoa học mới rọi soi vào nội tâm của con người, để làm một cuộc cách mạng thứ hai mà người Tây phương gọi là “cách mạng ở bên trong”, bổ túc cho “cách mạng ở bên ngoài” mà Tây phương đã từng làm, từng biết với khoa học. Chìa khóa của hạnh phúc không nằm ở đâu khác hơn là trong nội tâm mỗi cá nhân. Mà muốn nhìn thấy cái chìa khóa đó thì phải rọi soi vào bên trong bằng những kỹ thuật thiền định mà các nhà sư Tây Tạng đã thực chứng do chính kinh nghiệm của họ. Trong lĩnh vực này, đừng hòng các lang băm đến làm ăn bịp bợm: khoa học Âu Mỹ đã đặt nền móng vững chắc cho cuộc thám hiểm vào não bộ của con người. Các nhà sư Tậy Tạng đã đem chính bản thân để các máy móc tối tân trong các đại học danh tiếng nhất của Mỹ đo lường ảnh hưởng của thiền định trên não bộ. Họ không phải chỉ đem lời nói, họ đem thực hành, họ đem kỹ thuật, phương pháp cụ thể để các nhà khoa học quan sát, phán xét tính hiệu nghiệm của thiền định, góp phần lớn vào sự phát triển của ngành sinh học thần kinh. Tôi xin thú thực: bản thân tôi có tính đa nghi, khi đọc lịch sử đức Phật, tôi không hiểu làm sao Phật có thể ngồi thiền định dưới bóng cây bồ đề trong suốt 49 ngày. Bây giờ thì tôi hiểu: mỗi người chúng ta đều có một sức dự trữ tâm linh mà ta không ngờ bởi vì chưa bao giờ sử dụng. Tôi sẽ trở lui lại điểm này - cuộc hành trình của ta tìm ta để chữa bệnh cho chính ta và chữa bệnh cho thời đại.
Bây giờ, tiếp tục vấn đề nhân bản và khoa học, có phải sức quyến rũ của Phật giáo chỉ nằm ở tính khoa học của Phật giáo mà thôi hay không? Tôi không nói đến chiều sâu của triết lý Phật giáo ở đây, cũng không nói đến tính minh triết mà Tây phương đang tìm lại. Tôi chỉ hạn chế trong một vấn đề nữa thôi: đạo đức. Đạo đức học ở Tây phương là những răn cấm, những mệnh lệnh. Người Tây phương hiện đại có cảm tưởng như có ngón tay chỉ vào trán và ra lệnh: mày không được thế này, mày không được thế kia, mày làm là phạm tội. Phạm tội với ai? Tại sao như thế là phạm tội? Tại sao tội đó phải nhờ một người khác giải tội với Trên Cao? Đạo đức đó, con người hiện đại chối bỏ vì họ cảm thấy như vậy là hãy còn vị thành niên. Đạo đức của Phật giáo trái hẳn, bắt nguồn từ con người. Không ai ra lệnh, không ai răn cấm. Phật giáo nói: tham thì khổ, sân thì khổ, si thì khổ. Từ thì vui, bi thì vui, hỷ thì vui, xả thì vui. Từ bi hỷ xả, cứ thực hành sẽ thấy vui. Tham sân si, cứ mắc vào sẽ thấy khổ. Đừng giết hại, đừng nói dối, đừng trộm cắp, đừng tà dâm, đừng say rượu: đó là năm điều tôi tự nguyện với tôi, làm được đến đâu chính tôi nhẹ nhàng đến đó. Đạo đức của Phật giáo là thực nghiệm, nhắm mục đích làm cho con người tốt hơn đã đành, nhưng cốt nhất là làm nội tâm thanh thản, bởi vì thanh thản chính là hạnh phúc.
Hơn thế nữa, đạo đức Phật giáo còn thức tỉnh con người hiện đại ở Tây phương ở chỗ nới rộng lòng từ bi và ý thức liên đới ra khắp chung quanh, không những giữa người với người, mà còn giữa người với thú vật, với thiên nhiên. Dưới ảnh hưởng của tôn giáo cổ truyền của họ, Tây phương đã cổ vũ, huy động từ thế kỷ 17 mọi cố gắng để chinh phục, cai trị thiên nhiên. Chiến công đó, nhân loại cám ơn. Xẻ sông, lấp núi: cái gì con người cũng làm được, thiên nhiên đã bị nhân hóa. Nhưng thiên nhiên cũng đã bị khai thác, bóc lột đến kiệt quệ, rừng trọc đầu, mưa hóa chất, nước nhiễm độc, chúng ta biết rõ hơn ai hết. Và rốt cục, con người ăn trong miếng ăn những chất độc do chính con người thải ra. Đạo đức đối với thiên nhiên trở thành trách nhiệm của chính con người. Các tôn giáo khác nói: không được giết người. Phật giao nói: tôi nguyện không sát sinh, nghĩa là không giết sự sống, và sự sống đó, thú vật đều có, cây cối thiên nhiên đều có, vũ trụ, khí quyển, trái đất đều có, tất cả đều liên đới với con người, phải yêu thương nhau như một thì mới sống còn với nhau.
Tôi vừa động đến một vấn đề hiện đại có tính tiêu cực: vấn đề môi trường. Bởi vì hiện đại không phải cái gì cũng hay. Hiện đại cũng có lắm tiêu cực. Hiện đại cũng đang gặp khủng hoảng. Bởi vậy, sau khi tán thưởng hiện đại và giải thích Phật giáo hiện đại như thế nào, tôi bắt qua điểm thứ ba, trình bày những khủng hoảng của hiện đại.
(Trích: HÃY BAY VỚI HAI CÁNH VÀO HIỆN ĐẠI)
(Cao Huy Thuần)
(Source: Thư Viện Hoa Sen)
Con người Tây phương khám phá ra rằng cách đặt vấn đề của đạo Phật đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Tây phương đang chối từ Thượng Đế thì đạo Phật giải thích không có Thượng Đế. Tây phương phải nhờ Darwin để cắt nghĩa rằng vũ trụ không phải do một Đấng nào sáng tạo ra cả trong bảy ngày thì đạo Phật đã nói cách đây hơn 2500 năm rằng thời gian là vô thủy vô chung, vũ trụ là vô cùng vô tận. Tây phương ngay ngáy lo sợ về ngày phán xét cuối cùng của Thượng Đế thì Phật giáo nói: không có ai phán xét ta cả, chỉ có con người phán xét con người thôi. Tây phương trăn trở về những vấn đề siêu hình thì Phật giao kể chuyện mũi tên: khi anh bị mũi tên độc bắn vào thân thì anh phải rút nó ra ngay hay anh ca vọng cổ hỏi mũi tên do ai bắn, lý lịch thế nào, hộ khẩu ở đâu. Rút mũi tên ra: đó là nhu cầu giải phóng con người ở Tây phương và họ thấy nơi Phật giáo một đáp số hợp với lý tính, đặt nặng trên kinh nghiệm, trên thực hành, và kiểm chứng được bằng kết quả bản thân, ở ngay đời này, chứ không phải đợi đến khi lên thiên đường, xuống địa ngục.
Hợp với lý tính: người Tây phương ngưỡng mộ nét đặc biệt đó của Phật giáo, làm Phật giáo khác với các tôn giáo khác. Phật giáo từ chối lòng tin nếu không đặt cơ sở trên trí tuệ. Bởi vậy, trong Phật giáo không có tín điều. Tây phương ngưỡng mộ kinh Kâlâma khi Phật dạy: Đừng vội tin một điều gì dù điều đó được ghi trong kinh điển hay sách vở. Hãy quan sát, suy tư, thể nghiệm, thực chứng rồi mới tin. Tinh thần đó xuyên suốt kinh kệ Phật giáo. Người trí thức Tây phương thấy tinh thần đó hợp với khoa học, hợp với đầu óc phê phán. “Phật giáo là tôn giáo duy nhất thích ứng với khoa học hiện đại”, Einstein đã phát biểu như vậy.
Tại sao Phật giáo hợp với khoa học? Tại vì Phật giáo không nói điều gì mà không có kiểm chứng. Phật giáo nói: sự vật là vô thường. Hãy nhìn chung quanh với mắt của mình, kinh nghiệm của mình: có cái gì là thường còn đâu? Cái thường còn duy nhất là khoảnh khắc này đây. Vậy thì tìm thiên đường ở đâu nếu không phải nơi chính cái khoảnh khắc này? Hạnh phúc nằm ngay nơi mỗi khoảnh khắc: đó là bài học hiện đại quý giá nhất mà Phật giáo đem đến cho người Tây phương. Và hãy nhìn thêm nữa: mọi sự mọi vật đều tương quan lẫn nhau mà có và tương quan lẫn nhau mà diệt. Màu hồng nơi đóa hoa kia có phải tự nó mà có không? Đâu phải! Nếu không có mặt trời thì nó đâu có hồng thắm như vậy? Nhưng mặt trời có phải là tác giả duy nhất của màu hồng kia không? Không! Vì nếu không có mưa thì làm sao hoa sống? Nhưng mưa có cũng là do mây, mây có cũng là do hơi nước. Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia cũng không. Đó là luật vô ngã của Phật giáo và cũng là luật tương quan tương sinh. Ai đọc sách của nhà vũ trụ vật lý học Trịnh Xuân Thuận đều biết: những luật đó có nhiều điểm hội tụ với khoa học vũ trụ vật lý. Áp dụng được luật đó vào đời sống bản thân, đời sống gia đình, đời sống xã hội, cam đoan không cần tìm thiên đường ở đâu xa. Đó là chưa kể đến luật nhân quả mà ai cũng có thể dễ kiểm chứng. Từ đó, người Tây phương đi đến một cái nhìn hiện đại hơn nữa vào bản chất của cuộc đời để hiểu chữ “khổ” trong Phật giáo. Họ chất vấn Thượng Đế: Nếu Thượng Đế là toàn năng thì sinh ra làm chi thiên tai, động đất, triều cường, dịch này dịch nọ giết hại phút chốc hàng trăm ngàn người như vậy? Nếu Ngài là nhân từ thì sao con người khổ thế, con người khổ thế thì Ngài ở đâu? Phải chăng, người Tây phương hỏi, khổ nằm ngay trong bản chất của cuộc đời như muối nằm trong biển, mà sinh lão bệnh tử chỉ là những khía cạnh dễ thấy nhất? Từ đó, Tây phương hiểu chữ “niết bàn” của Phật giáo đúng hơn hồi thế kỷ 19: niết bàn là hết khổ, mà hết khổ là tự mình. Bản thân tôi, mỗi khi tôi nghe ai cầu cho người chết được siêu thoát, tôi không khỏi cười thầm, bởi vì “siêu” là vượt lên, “thoát” là giải thoát, vượt lên trên tham sân si thì giải thoát, vậy thì nên cầu cho cả người sống được siêu thoát. Tôi không dám đùa đâu, người Tây phương hiểu điều đó hơn ta, bởi vì họ hiểu tư tưởng nhân bản của chính họ: nhân bản nghĩa là con người vượt lên trên con người, con người có đủ khả năng để vượt lên trên chính mình.
Nhưng vượt lên như thế nào, cụ thể bằng cách nào? Đây là cái mới mà Phật giáo đem đến cho Tây phương và đem đến trong tinh thần khoa học. Trong lịch sử, Tây phương đã vượt quá ta hằng mấy thế kỷ nhờ khám phá thế giới bên ngoài. Nhưng đến một lúc họ bỗng giật mình thấy rằng khám phá thế giới bên ngoài không đủ để đem lại hạnh phúc như họ tưởng bởi vì con người còn có đời sống ở bên trong. Ngài Đạt Lai Lạt Ma nhắc họ: “Những vấn đề của chúng ta, dù đến từ bên ngoài, như chiến tranh, như bạo lực, như tội ác, hay đến từ bên trong dưới hình thức khổ đau về tâm lý hay tình cảm, đều sẽ không tìm ra giải pháp chừng nào chúng ta còn không hiểu chiều sâu nội tâm của ta” (3). Đó là lúc mà ngài và các vị sư đắc đạo của Tây Tạng đến Âu Mỹ, mang theo một ánh sáng khoa học mới rọi soi vào nội tâm của con người, để làm một cuộc cách mạng thứ hai mà người Tây phương gọi là “cách mạng ở bên trong”, bổ túc cho “cách mạng ở bên ngoài” mà Tây phương đã từng làm, từng biết với khoa học. Chìa khóa của hạnh phúc không nằm ở đâu khác hơn là trong nội tâm mỗi cá nhân. Mà muốn nhìn thấy cái chìa khóa đó thì phải rọi soi vào bên trong bằng những kỹ thuật thiền định mà các nhà sư Tây Tạng đã thực chứng do chính kinh nghiệm của họ. Trong lĩnh vực này, đừng hòng các lang băm đến làm ăn bịp bợm: khoa học Âu Mỹ đã đặt nền móng vững chắc cho cuộc thám hiểm vào não bộ của con người. Các nhà sư Tậy Tạng đã đem chính bản thân để các máy móc tối tân trong các đại học danh tiếng nhất của Mỹ đo lường ảnh hưởng của thiền định trên não bộ. Họ không phải chỉ đem lời nói, họ đem thực hành, họ đem kỹ thuật, phương pháp cụ thể để các nhà khoa học quan sát, phán xét tính hiệu nghiệm của thiền định, góp phần lớn vào sự phát triển của ngành sinh học thần kinh. Tôi xin thú thực: bản thân tôi có tính đa nghi, khi đọc lịch sử đức Phật, tôi không hiểu làm sao Phật có thể ngồi thiền định dưới bóng cây bồ đề trong suốt 49 ngày. Bây giờ thì tôi hiểu: mỗi người chúng ta đều có một sức dự trữ tâm linh mà ta không ngờ bởi vì chưa bao giờ sử dụng. Tôi sẽ trở lui lại điểm này - cuộc hành trình của ta tìm ta để chữa bệnh cho chính ta và chữa bệnh cho thời đại.
Bây giờ, tiếp tục vấn đề nhân bản và khoa học, có phải sức quyến rũ của Phật giáo chỉ nằm ở tính khoa học của Phật giáo mà thôi hay không? Tôi không nói đến chiều sâu của triết lý Phật giáo ở đây, cũng không nói đến tính minh triết mà Tây phương đang tìm lại. Tôi chỉ hạn chế trong một vấn đề nữa thôi: đạo đức. Đạo đức học ở Tây phương là những răn cấm, những mệnh lệnh. Người Tây phương hiện đại có cảm tưởng như có ngón tay chỉ vào trán và ra lệnh: mày không được thế này, mày không được thế kia, mày làm là phạm tội. Phạm tội với ai? Tại sao như thế là phạm tội? Tại sao tội đó phải nhờ một người khác giải tội với Trên Cao? Đạo đức đó, con người hiện đại chối bỏ vì họ cảm thấy như vậy là hãy còn vị thành niên. Đạo đức của Phật giáo trái hẳn, bắt nguồn từ con người. Không ai ra lệnh, không ai răn cấm. Phật giáo nói: tham thì khổ, sân thì khổ, si thì khổ. Từ thì vui, bi thì vui, hỷ thì vui, xả thì vui. Từ bi hỷ xả, cứ thực hành sẽ thấy vui. Tham sân si, cứ mắc vào sẽ thấy khổ. Đừng giết hại, đừng nói dối, đừng trộm cắp, đừng tà dâm, đừng say rượu: đó là năm điều tôi tự nguyện với tôi, làm được đến đâu chính tôi nhẹ nhàng đến đó. Đạo đức của Phật giáo là thực nghiệm, nhắm mục đích làm cho con người tốt hơn đã đành, nhưng cốt nhất là làm nội tâm thanh thản, bởi vì thanh thản chính là hạnh phúc.
Hơn thế nữa, đạo đức Phật giáo còn thức tỉnh con người hiện đại ở Tây phương ở chỗ nới rộng lòng từ bi và ý thức liên đới ra khắp chung quanh, không những giữa người với người, mà còn giữa người với thú vật, với thiên nhiên. Dưới ảnh hưởng của tôn giáo cổ truyền của họ, Tây phương đã cổ vũ, huy động từ thế kỷ 17 mọi cố gắng để chinh phục, cai trị thiên nhiên. Chiến công đó, nhân loại cám ơn. Xẻ sông, lấp núi: cái gì con người cũng làm được, thiên nhiên đã bị nhân hóa. Nhưng thiên nhiên cũng đã bị khai thác, bóc lột đến kiệt quệ, rừng trọc đầu, mưa hóa chất, nước nhiễm độc, chúng ta biết rõ hơn ai hết. Và rốt cục, con người ăn trong miếng ăn những chất độc do chính con người thải ra. Đạo đức đối với thiên nhiên trở thành trách nhiệm của chính con người. Các tôn giáo khác nói: không được giết người. Phật giao nói: tôi nguyện không sát sinh, nghĩa là không giết sự sống, và sự sống đó, thú vật đều có, cây cối thiên nhiên đều có, vũ trụ, khí quyển, trái đất đều có, tất cả đều liên đới với con người, phải yêu thương nhau như một thì mới sống còn với nhau.
Tôi vừa động đến một vấn đề hiện đại có tính tiêu cực: vấn đề môi trường. Bởi vì hiện đại không phải cái gì cũng hay. Hiện đại cũng có lắm tiêu cực. Hiện đại cũng đang gặp khủng hoảng. Bởi vậy, sau khi tán thưởng hiện đại và giải thích Phật giáo hiện đại như thế nào, tôi bắt qua điểm thứ ba, trình bày những khủng hoảng của hiện đại.
(Trích: HÃY BAY VỚI HAI CÁNH VÀO HIỆN ĐẠI)
Monday, November 06, 2017
Phiếm: Đi về đâu hỡi em ?
Nhìn kỹ lại thì thấy người Việt ta rất thích "chém gió" chuyện chính trị thời sự. Người Tây phương chỉ một số giới quan tâm đến chuyện chính trị hoặc thời sự thế giới thôi. Còn đa phần giới lao động và trung lưu thì chỉ quan tâm đến những vấn đề liên quan trực tiếp tới đời sống hàng ngày của họ. Chuyện việc làm, con cái, học hành, đánh banh đá bóng, vacation, ăn uống, ca nhạc, bạn bè, hàng xóm, vườn tược, chó mèo .... Bấy nhiêu là đủ để đầu tắt mặt tối rồi, lo chuyện "đại sự" sao nổi ?
Dân ta thì khác, rãnh chút nào xào chút đó. Cafe, quán nhậu, ăn tối, ăn sáng, đám cưới, đám tang, lúc nào có cơ hội là chém ngay. Từ đông sang tây, từ cổ đến kim. Thượng lưu, trung lưu, giàu nghèo gì cũng chẳng ngại ngùng, phân biệt. Biết thì bàn tin có cơ sở nguồn gốc, không biết thì bàn tin đồn, không biết nữa thì bàn tin vịt, nhưng lúc nào cũng "thời sự" và nóng bỏng. Bởi vậy cho nên dẫu đi Mỹ đi Tây, lên bờ xuống ruộng, vùng sâu vùng xa, mặt tiền hay trong hẽm, thì cuộc sống dân ta vẫn không lo ngại bị lạc hậu về chuyện thời sự. Âu cũng là văn hoá dân tộc !
Nhiều khi mình cũng thắc mắc, không biết có phải ngày xưa tổ tiên ly dị sớm quá, anh em chia cắt, đứa xuống biển đứa lên nguồn, nên nhớ nhau quan tâm nhau, mà nảy sinh ra văn hoá này :-) ?
Mấy hôm nay ông T/T Trump đi châu Á, bà con bàn luận sôi nổi, đoán già đoán non. Báo đài tiếng Việt, hải ngoại hay trong nước gì cũng thế, thánh bàn. Những chuyện Nga, Tàu ngày xưa lại được tha hồ đem ra để "ôn cố tri tân". Chuyện xưa chuyện nay, đủ thứ. Từ chuyện ông Tập hơn ông Mao sẽ làm trùm trái đất, cho đến chuyện Mỹ sợ tên lửa của chú Ủn. Từ chuyện VN sẽ làm trùm thế giới về cung cấp tôm, cho đến VN với Nga cọng tác bền vững hàng chục tỉ USD. Từ chuyện Mỹ sợ Tàu cho đến Tàu sợ tàu ngầm của VN trên biển Đông ..vv. Nhìn chung mơ ước cũng nhiều rồi không biết sẽ đi về đâu !
Tự nhiên làm mình nhớ lại ông chủ quán cafe gần nhà trên Tân Bình. Ông ấy ngoài Bắc đi bộ đội vào Nam, làm cán bộ đường lối (lái xe), được cấp cho miếng đất, sau thành mặt tiền, về hưu mở quán cafe cơm tấm, thành đại gia, ngày ngày kè kè cái điếu cày, bàn chuyện thế sự. Nhớ câu bất hủ của ông là : "Tôi ghét đám Liên Xô lắm, đồ đem con bỏ chợ, rủ rê ta vào cọng sản, rồi lại bỏ ta mà đi theo tư bản. Đồ đểu !" .
Y choang hồi mình còn ở bên London (Luân đôn), mỗi lần trà dư tửu hậu, cũng thế. Khi nào câu chuyện la cà qua đoạn ông Các Mác, là bà con lại bàn luận nhiệt tình. Karl Marx vốn không được hoan nghênh lắm ở Anh. Lúc mất ở London, chỉ có lèo tèo vài người (tính cả gia đình) đưa tiễn ra nghĩa địa. Rất ít người bàn luận và quan tâm đến chủ thuyết của ông, họ cho rằng đó chỉ là lý thuyết suông. Họ không tin ông, nhưng lại thích phiếm về chuyện đời riêng của ông ấy. Nhắc nhiều về câu chuyện của ông và cô giúp việc Helen Demuth. Nào là không trả lương nhưng lại có con riêng với cô ta. Nào là từ chối trách nhiệm làm cha vì sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị, nào là nghiện rượu ......vv. Những câu chuyện này thì chả có gì mới mẻ, nhưng lâu lâu lại cứ lôi ra mà nhắc, như dân VN nhắc chuyện Liên Xô, Trung quốc "vĩ đại" vậy. Mỗi lúc như thế mình lại nghĩ đến cái tựa bài hát "đi về đâu hỡi em ?" :-) .
Thôi thì cái gì đến sẽ đến. Nghe được cũng là duyên, mà tin được cũng là duyên. Mình thì nghĩ mỗi ngày nên học thêm cái mới. Lâu nay không có cái dại nào giống cái dại nào. Chuyện xưa cứ cho qua được thì cho qua. Chém gió gì thì chém, mơ thì cứ mơ , ăn thua là đừng có nhắm mắt nhắm mũi, lầm lũi đi theo những lối mòn không có ngõ ra. Vừa tốn thời gian cho đời mình, mà cho cả đời sau !
Một mẫu chuyện về Karl Marx ở London
Dân ta thì khác, rãnh chút nào xào chút đó. Cafe, quán nhậu, ăn tối, ăn sáng, đám cưới, đám tang, lúc nào có cơ hội là chém ngay. Từ đông sang tây, từ cổ đến kim. Thượng lưu, trung lưu, giàu nghèo gì cũng chẳng ngại ngùng, phân biệt. Biết thì bàn tin có cơ sở nguồn gốc, không biết thì bàn tin đồn, không biết nữa thì bàn tin vịt, nhưng lúc nào cũng "thời sự" và nóng bỏng. Bởi vậy cho nên dẫu đi Mỹ đi Tây, lên bờ xuống ruộng, vùng sâu vùng xa, mặt tiền hay trong hẽm, thì cuộc sống dân ta vẫn không lo ngại bị lạc hậu về chuyện thời sự. Âu cũng là văn hoá dân tộc !
Nhiều khi mình cũng thắc mắc, không biết có phải ngày xưa tổ tiên ly dị sớm quá, anh em chia cắt, đứa xuống biển đứa lên nguồn, nên nhớ nhau quan tâm nhau, mà nảy sinh ra văn hoá này :-) ?
Mấy hôm nay ông T/T Trump đi châu Á, bà con bàn luận sôi nổi, đoán già đoán non. Báo đài tiếng Việt, hải ngoại hay trong nước gì cũng thế, thánh bàn. Những chuyện Nga, Tàu ngày xưa lại được tha hồ đem ra để "ôn cố tri tân". Chuyện xưa chuyện nay, đủ thứ. Từ chuyện ông Tập hơn ông Mao sẽ làm trùm trái đất, cho đến chuyện Mỹ sợ tên lửa của chú Ủn. Từ chuyện VN sẽ làm trùm thế giới về cung cấp tôm, cho đến VN với Nga cọng tác bền vững hàng chục tỉ USD. Từ chuyện Mỹ sợ Tàu cho đến Tàu sợ tàu ngầm của VN trên biển Đông ..vv. Nhìn chung mơ ước cũng nhiều rồi không biết sẽ đi về đâu !
Tự nhiên làm mình nhớ lại ông chủ quán cafe gần nhà trên Tân Bình. Ông ấy ngoài Bắc đi bộ đội vào Nam, làm cán bộ đường lối (lái xe), được cấp cho miếng đất, sau thành mặt tiền, về hưu mở quán cafe cơm tấm, thành đại gia, ngày ngày kè kè cái điếu cày, bàn chuyện thế sự. Nhớ câu bất hủ của ông là : "Tôi ghét đám Liên Xô lắm, đồ đem con bỏ chợ, rủ rê ta vào cọng sản, rồi lại bỏ ta mà đi theo tư bản. Đồ đểu !" .
Y choang hồi mình còn ở bên London (Luân đôn), mỗi lần trà dư tửu hậu, cũng thế. Khi nào câu chuyện la cà qua đoạn ông Các Mác, là bà con lại bàn luận nhiệt tình. Karl Marx vốn không được hoan nghênh lắm ở Anh. Lúc mất ở London, chỉ có lèo tèo vài người (tính cả gia đình) đưa tiễn ra nghĩa địa. Rất ít người bàn luận và quan tâm đến chủ thuyết của ông, họ cho rằng đó chỉ là lý thuyết suông. Họ không tin ông, nhưng lại thích phiếm về chuyện đời riêng của ông ấy. Nhắc nhiều về câu chuyện của ông và cô giúp việc Helen Demuth. Nào là không trả lương nhưng lại có con riêng với cô ta. Nào là từ chối trách nhiệm làm cha vì sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị, nào là nghiện rượu ......vv. Những câu chuyện này thì chả có gì mới mẻ, nhưng lâu lâu lại cứ lôi ra mà nhắc, như dân VN nhắc chuyện Liên Xô, Trung quốc "vĩ đại" vậy. Mỗi lúc như thế mình lại nghĩ đến cái tựa bài hát "đi về đâu hỡi em ?" :-) .
Thôi thì cái gì đến sẽ đến. Nghe được cũng là duyên, mà tin được cũng là duyên. Mình thì nghĩ mỗi ngày nên học thêm cái mới. Lâu nay không có cái dại nào giống cái dại nào. Chuyện xưa cứ cho qua được thì cho qua. Chém gió gì thì chém, mơ thì cứ mơ , ăn thua là đừng có nhắm mắt nhắm mũi, lầm lũi đi theo những lối mòn không có ngõ ra. Vừa tốn thời gian cho đời mình, mà cho cả đời sau !
Một mẫu chuyện về Karl Marx ở London
Thursday, November 02, 2017
JAYARAVA PHÊ BÌNH THÍCH NHẤT HẠNH ĐÃ BIẾN ĐỔI TÂM KINH
Nguyên tác của Jayarava:
Thich Nhat Hanh's Changes to The Heart Sutra
Dịch Việt:
Phước nguyên
§ GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
JayaravaJayarava, hiện là học giả uy tín trong giới nghiên cứu hiện đại, có bằng Cử nhân Hóa học và Post Graduate Diploma về Thủ thư. Ông là một Dharmacārin (Pháp hành giả), nghĩa là một thành viên của Triratna Buddhist Order. Ông tự học Pāli, đã hoàn tất các khóa học tiếng Sanskrit tại Đại học Cambridge, và có thẩm quyền Trung cổ Hán văn. Ông cũng tham gia vào nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, bao gồm âm nhạc, vẽ tranh, nhiếp ảnh, và thư pháp. Ông sinh ra và lớn lên ở New Zealand, cho đến năm 2002, ông chuyển đến Cambridge, Vương quốc Anh.
Từ năm 2005, tác giả đã viết khoảng 500 bài tiểu luận đăng trên website của ông. Bài viết học thuật của ông được xuất bản trong Journal of Buddhist Ethics, Journal of the Oxford Centre for Buddhist Studies, và Western Buddhist Review. Ông đã xuất bản sách về kinh Kālāma Sutta, thủ pháp mantra, và danh nghĩa Sanskrit. Ông hiện đang làm việc với tập sách nghiên cứu nhan đề: Karma and Rebirth và lên kế hoạch xuất bản tập sách về Sutra Heart.
Tác giả là người kế thừa và ảnh hưởng sâu sắc bởi các giáo sư danh giá như Sue Hamilton, Jan Nattier, Paul Harrison, Greg Schopen, và Richard Gombrich.
*Nguồn tin từ trang web của tác giả (email và địa chỉ liên hệ): http://jayarava.blogspot.co.uk/p/about-jayaravas-raves.html
*Nguồn bài viết: http://jayarava.blogspot.co.uk/2016/03/thich-nhat-hanhs-changes-to-heart-sutra.html
LỜI ĐẦU CỦA NGƯỜI DỊCH
Bài phê bình này được dịch sang tiếng Việt với mục đích giới thiệu một bài luận dạng phê bình và phản biện tiêu chuẩn trong học thuật nghiêm túc đến với các độc giả quan tâm.
Bài phê bình này Tác giả viết ra nhằm giúp cho những ai đang có các hoài nghi, bối rối về một số vấn đề trong nguyên bản Tâm kinh nói chung, và các bản dịch nói riêng, phần nào hiểu thêm về ý nghĩa của nó. Tất nhiên, một bài phê bình ngắn không thể nào nói hết những vấn đề của Tâm kinh mà Tác giả muốn nói.
Bài dịch này được phổ biến hầu mong mang lại một luồng sinh khí mới để phần nào khơi dậy những chí nguyện nóng bỏng mong tìm ra một con đường sáng như Thiện tài đồng tử vượt núi non ghềnh thác để đi tìm được nguồn sống hỷ lạc trong kho tàng minh triết vô biên, nhằm chuẩn bị hành trang lên đường cho một vận hội mới.
Phê bình không phải là chỉ trích; phê bình cũng không phải đứng trên ý thức hệ này để phá hủy ý thức hệ kia. Phê bình là phá hủy tất cả mọi ý hệ thức hệ, phê bình là thiết lập trong phá hủy, phê bình là dựng lại những gì bị ngã kiến gặm nhấm xiu vẹo, để đưa chúng trở về đúng với bản vị của mình.
Người dịch không có gì để nói nhiều về bài phê bình cũng như bản dịch này, tự nó sẽ nói lên những gì mà nó muốn nói, và sau hết mỗi độc giả sẽ tự có nhận định cho riêng mình.
Dịch xong, Vô trụ xứ am,
Tiết sương giáng, Đinh dậu (2017)
Phước nguyên
§ VÀI GHI CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
- Tựa đề do người dịch đặt theo phát biểu của chính tác giả trong bài viết, để nêu bật nội dung, dịch sát là: “Thích Nhất Hạnh đã biến đổi Tâm kinh”
- Người dịch cố gắng giữ nguyên cấu trúc nội dung, các đại từ xưng hô mà tác giả dùng và hình thức của bài nguồn, như dấu ngoặc kém, các định dạng chẳng hạn, v.v.. để khả dĩ gần với ngữ khí và văn ngữ của tác giả.
Các phần chua trong dấu ngoặc tròn (), hay dấu ngoặc vuông [], là của chính tác giả.
- Để tiện cho độc giả không rành Phạn/Hán theo dõi, người dịch phiên âm Phạn/Hán ngay sau từ đó.
- Nhằm đảm bảo tính khách quan và xác thực nhất, những chỗ tác giả dẫn phát biểu hoặc kinh văn của Thầy Nhất Hạnh bằng Anh ngữ, dịch giả sẽ sử dụng trực tiếp phát biểu hay kinh đó đó do chính Thầy Nhất Hạnh dùng bằng tiếng Việt. Chỗ nào bắt buộc phải dịch sát theo tiếng Anh hay không có tương đương trong bản Việt của Thầy Nhất Hạnh, người dịch sẽ dịch theo tiếng Anh và ghi vào cước chú.
- Những chỗ tác giả dẫn từ hay cụm từ Anh văn để nhằm so sánh, dịch giả giữ nguyên từ Anh văn, rồi gạch nối (–) dịch việt ngay sau từ đó.
- Footnote của người dịch sẽ được đánh số La-tin (Tác giả không có Footnote).
- Những đường link tham khảo trong bài viết do tả giả sử dụng được giữ nguyên trong bản dịch.
- Ngoài ra, có những điểm nào khác, nếu thấy cần thiết, dịch giả sẽ ghi rõ vào cước chú.
Vài ghi chú mong độc giả lưu ý trước khi đọc vào bài dịch.
------------
JAYARAVA: PHÊ BÌNH THÍCH NHẤT HẠNH ĐÃ BIẾN ĐỔI TÂM KINH
by Jayarava
Dẫn Khởi
Kể từ khi tôi đọc bài viết của Jan Nattier vào năm 1992, Tôi đã viết gần ba mươi bài tiểu luận về Tâm kinh và đã cố gắng để làm một bản trích yếu về nó.
Trong việc khảo sát lại các văn bản mà tôi đã biết trong hơn hai mươi năm qua thông qua việc nghiên cứu các Thủ bản Sanskrit và các bản dịch thuộc hệ thống kinh điển Trung quốc, tôi rất hiếm khi bị cuốn hút để viết về các bản dịch Anh ngữ hiện đại, hoặc những bản chú giải về nó. Hầu hết các bản dịch phần lớn đều khủng khiếp và tất cả những giải thích chỉ xoay quanh những gì mà nhà chú giải muốn kinh điển nói như thế, chứ không phải về chính bản kinh đó. Tuy nhiên, bài tiểu luận này là viết về một bản dịch hiện đại nhưng trong một chừng mực nào đó cũng là một bản chú giải.
Vào năm 2014, một Thiền sư nổi tiếng, Thích Nhất Hạnh (TNH), đã cho ra đời bản dịch mới của Tâm kinh. Bạn có thể xem nó song song với bản trước kia, bản dịch chuẩn hơn, ở đây. Bất cứ khi nào có ai đó như ông ta làm một việc gì đó như thế này, kết quả thường được mừng đón bằng một làn sóng nịnh bợ rồi tung hô quá đáng (điều đó cũng xảy ra tương tự trong hoạt động Phật giáo của tôi). Trang web riêng của TNH đề cập rằng đây là bản dịch "sâu sắc và hay"[1]. Điều này thực sự không chính xác. Chỉ có môn đệ của ông bị thiếu tầm nhìn nên mới nói như thế. Còn đối với một người ngoài cuộc thì bản dịch mới trông thật huênh hoang và dị hợm. Trong một số phương diện, điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì Tâm kinh là một hệ thống thuật ngữ đặc thù Phật giáo có tính chặt chẽ cao, từ đó thật không dễ dàng để có thể phiên dịch được nó. Xem thêm ở phần phân tích nội dung Tâm kinh của David Chapman's.
Phê Bình Bản Dịch
Rất nhiều bản dịch mới được kích khởi từ tính ngông cuồng tự đại hoặc từ sự mong muốn chứng minh vị thế chuyên môn của một người như là một “thiền sư”. Những bản dịch này hẳn nhiên không giúp ích gì thêm cho kiến thức của chúng ta về văn bản và chúng cũng không có đóng góp gì đối với lĩnh vực văn học. Chúng thường là một kiểu Buddhist Hybrid English- ‘Anh ngữ hỗn chủng Phật giáo’ tệ hại nhất. Ví dụ, có nhiều dịch giả, bao gồm cả TNH, đã thử cố gắng ngụ ý rằng Tâm kinh là thể thơ bằng cách sắp đặt nó như là một bài thơ. Tâm kinh không phải là thể thơ. Nó cũng không phải là một bài thơ. Tâm kinh là thể văn xuôi. Trên thực tế chỉ có một văn bản trong hệ Prajñāpāramitā thuộc thể thơ và nó chỉ như là phụ họa cho bộ loại này, đó là Ratnaguṇasaṃcayagāthā[2] (thậm chí cho đến thế kỷ thứ 10 vẫn chưa được dịch sang tiếng Trung quốc).
Trong trường hợp này, bản dịch được thúc đẩy bởi một điều gì đó nghiêm trọng hơn. Văn phòng THN nói cho chúng ta biết rằng:
“Sở dĩ Thầy phải dịch lại Tâm kinh, vì vị tổ sư biên tập Tâm kinh đã không đủ khéo léo trong khi sử dụng ngôn từ; do đó, đã gây ra nhiều hiểu lầm gần 2000 năm.”[3]
Dĩ nhiên không có bất cứ chỗ nào có Tâm kinh gần 2000 năm tuổi cả, nó có thể khoảng 1300 năm tuổi. Rõ ràng TNH hoặc là không biết đến, hoặc là chối bỏ thuyết nguồn gốc Trung quốc của Jan Nattier, còn tôi thì ngược lại cho rằng thuyết này là hết sức thuyết phục, không thể nghi ngờ. Phần quan trọng nhất của học thuyết hiện đại về Tâm Kinh chưa đến được với Làng Mai. Ý kiến cho rằng một “tổ sư” nào đó ghi lại Tâm kinh “đã không đủ khéo léo” rõ ràng chỉ là hư cấu và theo đó chúng ta có thể nói về một bản Tâm kinh hoàn hảo nhưng đã bị ghi chép không hoàn hảo, nhưng tôi muốn chuyển sang điểm chính. Vấn đề theo TNH là có sự mâu thuẫn trong Tâm kinh. Chỉ đến gần đây tôi mới tự mình xác định được mâu thuẫn này và bởi vì cộng đồng Phật giáo thường có khuynh hướng phản đối bất kỳ ý kiến nào về sự khiếm khuyết trong Kinh điển, nên tôi đã rất ngạc nhiên và tò mò khi thấy TNH thừa nhận khiếm khuyết này cho dù là thông qua một người phát ngôn. Vậy thì bất ổn ở đây là gì?
“Cái lỗi không nằm ở công thức ‘sắc tức thị không’ mà nằm ở chỗ vụng về nơi câu ‘Thị cố không trung vô sắc’.”[4]
Vấn đề phiền toái là hai câu phát biểu này mâu thuẫn tình thế mà không thể giải quyết theo cách lấy tấm thảm phủ lên như là tính nghịch lý của một loại trí tuệ bí mật.
Nếu một ai đó nói rằng "Tính Không là Sắc" trong một mạch và nói câu tiếp theo "Trong Tính Không không có Sắc", thì đó không phải là nghịch lý, nó chỉ đơn thuần là phủ định. Như TNH nói: "Câu kinh này có thể đưa tới những hiểu lầm tai hại"[5].
Thế mà tất cả tin vào TNH, cho là ông ta đã tìm thấy một sai lầm trong Tâm kinh và đã công bố nó. Các Phật tử điển hình thì cực lực phản đối những điều đó. Chúng tạ thực sự nên dừng lại và dành chỗ cho điều này lắng xuống trước khi xem xét kỹ lưỡng về những gì mà TNH đã làm để đáp ứng với phát hiện này.
Trong khi mà về cơ bản TNH nói rằng đã tìm thấy sai lầm trong một văn bản Phật giáo, song sự đáp ứng cho vấn đề này của ông lại là một kết luận ngây ngô. Ông diễn tả vấn đề như là một sự ghi chép thiếu sót trong văn bản bởi một số "Tổ sư" đời trước, và đáp ứng lại là việc ông thay đổi từ ngữ của văn bản để vấn đề biến mất một cách đơn giản. TNH dường như tin rằng ông ta có tầm nhận thức sâu sắc về chiều hướng ý nghĩa và có đủ thẩm quyền hiệu chỉnh các từ ngữ để tiến hành điều này.
Ngay lúc đó, TNH thích thú trích dẫn văn bản Sanskrit, bởi vì ông vẫn nghĩ rằng đây là bản gốc, phiên bản xác thực nhất của bản văn. Như tôi đã nói, ông có vẻ như chối bỏ thuyết nguồn gốc Trung quốc. Nhưng mà tôi sẽ chỉ ra rằng thực tế ông ta đã dịch từ bản Trung quốc và việc trích dẫn tiếng Sanskrit chỉ để tăng thêm tính trang trọng trong phát biểu của ông ta mà thôi. (So sánh với các bình luận của Nattier trong which Mahāyāna texts đã trở nên phổ biến trong giới WEIRD). Điều đó có vẻ như là một chút xảo trá, nhưng dường như là thủ tục tiêu chuẩn trong bản dịch của giới Thiền gia.
Giống như các nhà chú giải khác, TNH cho rằng câu rūpam śūnyatā śūnyataiva rūpam như là điểm tinh túy của Tâm kinh. Ông dịch câu này như vậy (tôi giữ nguyên định dạng của ông):
“Này Śāriputra,
Hình hài này là không,
Không là hình hài này;
Hình hài chẳng khác không,
Không chẳng khác hình hài.”[6]
Có hai vấn đề cần nói về điều này. Đầu tiên, TNH đã đảo ngược thứ tự của những cặp phát biểu này trong văn bản T.251[7] của Trung quốc (phiên bản được biết đến nhiều nhất trong các văn bản Trung quốc, được nói là của Huyền Tráng). Xem xét về các điểm chủ chốt trong bản dịch của ông ta, thì rõ ràng là dịch từ bản Trung quốc, nhưng ở đây, ông ta đã sử dụng thứ tự dựa theo bản Sanskrit của Tâm kinh. Thứ tự trong T251 phản ánh thứ tự xuất phát từ văn bản T223[8], bản dịch Kumārajīva về Pañcaviṃśatisāhasrikā-prajñāpāramitā-sūtra[9], từ đó phản ánh thứ tự các phát biểu trong phiên bản Sanskrit của văn bản đó mà ngày nay các thủ bản vẫn còn tồn tại. Vì vậy, trên thực tế T251 là phiên bản xác thực hơn của đoạn văn này và bản Sanskrit của Tâm kinh là một trong những phần lẻ bên ngoài. Nó không nhất thiết phải xác thực hơn để lựa chọn đọc từ bản Sanskrit, đặc biệt là khi người ta dịch từ bản Trung quốc.
Điều thứ hai cần nói, đó là việc dịch từ rūpa thành "body-hình hài", trong ngữ cảnh năm skandha thì đó là một sự kỳ quặc. Rūpa thường được hiểu là "hình thái" như một đặc điểm của các loại đối tượng mà năng lực các giác quan có thể xung chạm để tạo ra kinh nghiệm. Chính Tâm kinh tự nó đã biểu thị điều đó khi nó xếp vị trí của “hình thái” song song với âm thanh, hương thơm, vị nếm, xúc chạm và các đối tượng tâm lý (dharmas)[10]. Và từ "hình thái" là từ ban đầu được TNH sử dụng. Tôi không rõ tại sao bây giờ ông ta lại dịch nó là "hình hài". Sue Hamilton gợi ý rằng từ rūpa là để đề cập đến "trụ xứ của kinh nghiệm", tuy điều này có chút phức tạp hơn song có căn cứ xác đáng hơn so với từ "hình hài". TNH có vẻ đi trệch ra khỏi xu hướng lựa chọn này vì những lý do không mấy rõ ràng.
Công thức "Hình thái chính là Tánh Không, Tánh Không chính là Hình thái" này, đối với hầu hết mọi người, bao gồm cả TNH, đều nghĩ là điểm trung tâm trong Tâm kinh. Và công trình của TNH là biến chế lại kinh điển sao cho phần này có giá trị vững chắc hơn. Do đó, ông đã thay đổi từ ngữ của phần đối lập trong bản kinh, từ:
“Cho nên trong Tánh Không
Không có sắc, thọ, tưởng
Cũng không có hành, thức”.
(Sách nhật tụng Làng mai, 2000) [11]
Chuyển sang:
“Chính vì vậy mà trong cái không,
năm uẩn là[12] hình hài, cảm thọ, tri giác,
tâm hành và nhận thức
đều không có mặt như những thực tại riêng biệt”[13].
Điều mà bản Sanskrit nói là Tasmāc chāriputra śūnyatāyām na rūpam ... nghĩa là "Vì vậy, Śāriputra, trong Tánh Không không có hình thái, v.v.." hoặc "đối với Tánh Không không có hình thái ". Từ Sanskrit của “Tánh Không" (śūnyatā) trong biến cách 7. Vị trí, số nhiều (śūnyatāyām) cũng có thể được đọc là "trong Tánh Không" hoặc "đối với Tánh Không". Trong cả hai biến cách, nó phát biểu rằng không có mối quan hệ ngữ tộc nào giữa hình thái và Tánh Không, trong khi những câu trước phát biểu rằng hai cái này đồng nhất. Một mâu thuẫn hạn định. Thành ra TNH xoay quanh điểm này, bằng cách thay đổi văn bản để bây giờ ông ta nói rằng các skandha không phải là những thực tại riêng biệt. Điều này không phải là lý thuyết tà kiến theo quan điểm của Đại thừa giáo, nhưng nó cũng không phải là những gì mà văn bản nói đến. Vì vậy, "bản dịch" của TNH là một cái gì đó mà ông đã biến chế ra để giải quyết một vấn đề hiển nhiên (Phạm lỗi ngụy biện duy lý hóa- post hoc rationalisation[14]).
Tôi thấy nó rất nực cười khi mà TNH cho là ông ta có đủ thẩm quyền thay đổi văn bản để giải quyết mâu thuẫn này. Đó là bởi vì cho đến nay phần lớn quan tâm đến các chi tiết siêu nghiệm, toàn bộ những người hiện đại say mê với văn bản này mà tôi biết đến, và họ có thể cho rằng đây là điểm duy nhất đáng bõ công ra để viết. Nhìn từ bên ngoài, khi không tìm kiếm được ý nghĩa bản kinh, chúng ta chỉ thường đơn giản là thay đổi chúng! Hầu hết các nhà chú giải thậm chí không chú ý đến sự mâu thuẫn, vì lẽ đó họ không hề quan tâm đến tất cả điều này. Tuy nhiên, khi bước vào minh chứng, TNH đã không thực hiện được những hứa hẹn của mình, bởi vì ông ta ngay lập tức lấy tấm thảm phủ lên vấn đề. Nhưng ít nhất anh cũng thừa nhận rằng ở đó có vấn đề.
Cách tiếp cận của riêng tôi đối với vấn đề này đã được viết trên blog và tại một số nơi khác, tôi hy vọng nó sẽ được xuất bản trong một số tạp chí. (Xem Form is Emptiness. Parts I, II, and III). Tôi đã sử dụng một hệ thống phương pháp do Jan Nattier và Nobuyoshi Yamabe khải triển, nhằm lần theo các trích dẫn từ các văn bản gốc của Tâm kinh, tức là văn bản Prajñāpāramitā. Và khi làm như vậy tôi đã phát hiện ra rằng có một ai đó trong thời xa xưa đã ngụy tạo văn bản của Pañcaviṃśāsāhastikā tức Nhị vạn ngũ thiên tụng. Trong bản Aṣṭasāhasrikā[15] tức Bát thiên tụng, có dòng như vầy:
na hi anyā sā māyā anyat tad rūpam | rūpam eva māyā | māyaiva rūpam |
Huyễn ảo không phải là một cái tồn tại và một cái khác biệt hình thái. Hình thái chính là huyễn ảo. Huyễn ảo chính là hình thái.
Đây là một viện dẫn liên hệ đến lối so sánh cổ xưa của Phật giáo, đó là hình thái giống như một huyễn ảo. Lối so sánh trở thành phép ẩn dụ: hình thái là huyễn ảo. Và phép ẩn dụ đã được cụ thế hóa thành: hình thái là một huyễn ảo. Vấn đề là người biên tập đã thay thế từ māyā bằng từ śūnyatā, thành ra phạm phải sai lầm về cấu trúc ngữ pháp. Chữ hình thái trong tuyên bố này của Tâm kinh, đơn giản không có ý nghĩa: nó phạm phải một sai lầm về ngữ pháp và nó đã phá vỡ một phép ẩn dụ hoàn hảo. Có nhiều ví dụ khác về việc biên tập lầm lẫn trong Tâm kinh mà tôi đã trình bày chi tiết trong phần III thuộc bài tiểu luận Form is Emptiness -Hình thái chính là Tính Không. Vì vậy, lập luận của tôi là nếu có có một vấn đề nào đó trong Tâm kinh thì đó là với phần này. Thực tế, lời phát biểu: "hình thái là Tánh Không, Tánh Không chính là hình thái” là vô nghĩa. Điều này, không thể làm lung lây thực trạng, tức là lời phát biểu này đã biểu trưng cho một điều gì đó trọng yếu đối với các Phật tử trong nhiều thế kỷ. Nhiều Phật tử cảm thấy và vẫn cảm thấy rằng những gì họ đang cố gắng thực thi là điều bất khả tư nghị (nghĩa đen là vượt ra ngoài tầm quan niệm thuộc phạm trù lý giải của tâm thức)[16]. Và Truyền thống Đại thừa trở nên nhiều và càng nhiều bí ẩn, u huyền, thâm diệu hơn, nó hỗ trợ cho các nhà Đại Thừa nắm lấy nghịch biện như là một biểu hiện của đích điểm bất khả tư nghị này. Và định thức hiện hữu nghịch lý, đã tạo ra dịp để các nhà chú giải thuộc tất cả trường phái có thể vấn nạn về ý nghĩa và yêu cầu giải thích cụm từ này trong các phần còn lại của chúng ta. Tuy nhiên, chiều hướng cuối cùng là chúng ta phải có tri thức sâu sắc để hiểu nó. Tôi không thấy rằng câu biện luận này có một sự hữu ích hoặc đầy đủ ý nghĩa gì cả.
Ngược lại với TNH, tôi trích dẫn cụm từ thứ hai śūnyatāyām là để ám chỉ sự liên hệ đến śūnyatāvihāra hoặc śūnyatāsamādhi, nghĩa là (Thiền định) Trạng thái Tánh Không, nó được mô tả trong kinh điển Pāḷi (MN 121, 122) như là một cái gì mà trong đó không có các kinh nghiệm sinh khởi. Các skandha là sự khuếch trương nương theo các kinh nghiệm mà xuất hiện. Trong trạng thái Tánh Không các sự khuếch trương này dường như bị đình chỉ. Do đó, trong Tánh Không, đúng theo nghĩa đen là không có rūpa, không có vedanā, không có saṃjñā, không có saṃskāra, và không có vijñāna. Không có nghịch biện ở đây. Đây chỉ đơn giản là một mô tả về trạng thái thiền định. Và lưu ý rằng nếu thực sự từ rūpa có nghĩa là "hình hài", thì cách giải thích truyền thống sẽ đưa ra ngầm định rằng: hình hài không tồn tại trong śūnyatāvihāra. Tất nhiên, theo quan điểm của người hành thiền, thì hình hài của họ không còn tồn tại nữa. Nhưng đây không phải là một thực tế khách quan. Người hành thiền trong Tánh Không không có xu hướng nào để vượt ra ngoài kinh nghiệm nhằm đạt đến khách quan, bởi vì "bên ngoài" và "bên trong" không có bất cứ ý nghĩa gì trong samādhi.
Vì vậy, giải pháp của tôi cho vấn đề này rất khác so với đề xuất của TNH. Tôi lấy câu "hình thái là Tánh Không" là một sự vô nghĩa được tạo ra bởi một người nhiệt tâm thiếu suy xét đã làm phá vỡ lối so sánh hoàn hảo mà nó vẫn có thể được tìm thấy nguyên vẹn trong Aṣṭasāhasrikā. Và tôi lấy câu "Trong Tánh Không không có hình thái" để mô tả về những gì diễn ra trong (Thiền định) Trạng thái Tánh Không. Đây là điều bất thường, vì hầu hết các nhà chú giải đều nhận thấy chút ít liên hệ giữa chữ Pāḷi suññatā thường có nghĩa là "absence-vắng mặt", như khi vắng mặt kinh nghiệm, trong khi chữ Sanskrit "śūnyatā" là một phẩm chất định nghĩa cho Pháp, ví dụ như: sarvadharmāḥ śūnyatālakṣaṇā "Tất cả pháp đều có đặc điểm là Tánh Không", mặc dù nó cũng có thể liên hệ đến sự vắng mặt trong tự tính hay svabhāva[17]. Tôi nghi ngờ rằng lòng sùng kín sẽ đóng một vai trò chính trong việc phán định sự kiện nào đáng quan tâm nhất đối với vấn đề này, và điều này sẽ đưa đến việc xác định giải pháp nào có cơ sở hợp lý hơn hết.
Từ khi tôi nhìn thấy bản dịch này, tôi đã muốn đưa ra một vài nhận xét về nó. Tôi sẽ tập trung chi tiết vào đoạn đầu tiên. Đây là một phần của nguyên bản mà tôi hiểu rõ nhất và cũng là chủ đề mà tôi dùng cho bài viết về Tâm kinh đã được xuất bản (Attwood 2015). Các vấn đề hiển nhiên trong phần vắn tắt sau sẽ làm sáng tỏ hơn về những vấn đề nhận định chung quanh bản dịch này, như là học thuyết chủ nghĩa và văn chương. Đây là những gì mà TNH biến chế cho một bản dịch.
“Avalokita
Khi quán chiếu sâu sắc
Với tuệ giác qua bờ,
Bỗng khám phá ra rằng:
Năm uẩn đều trống rỗng.
Giác ngộ được điều đó,
Bồ-tát vượt ra được
Mọi khổ đau ách nạn”[18].
Ở đây có rất nhiều điểm hết sức khủng khiếp về đoạn này. Giống như các “bản dịch” mới khác của giới Thiền gia, phương pháp này có vẻ như được dùng để phân chia ra các cụm từ có ý nghĩa gì đó bằng các từ ngữ và nhét hẳn chúng vào văn bản, do đó làm cho nó khá kỳ khôi. Nó biến nguyên bản thành một bài diễn giảng. Về gợi ý cách bố trí theo thể thơ tự do (nghĩa là các câu ngắn mà không có vần điệu hoặc tiết nhịp), dầu thế nào đi nữa, thì như tôi đã nói, Tâm kinh không phải là một bài thơ. Đó là một đoạn văn ngắn được tách ra từ một tác phẩm dài hơn bằng văn xuôi.
Tâm kinh thường là không thể lãnh hội được đối với những người không thông thạo về ngữ cảnh. Ngay cả một số người sùng mộ nó cũng không thể làm gì khá hơn là đằm mình trong mớ hỗn độn của họ đối với bản văn này. Không có bản dịch nào trung thành với văn bản gốc mà làm cho cho người đọc có thể dễ dàng thấu hiểu được cả. Vì kinh điển phần lớn là ngữ vựng đặc thù. Nên khi cố nhét vào nó các nhóm từ giải thích mà tự bản thân chúng cũng là đặc ngữ, thì sẽ không cải thiện được tình hình gì cả và làm cho nó càng trở nên khoa đại hơn (hoặc trá ngụy nó thành một bài thơ, hoặc bất cứ điều gì khác).
Tôi khẳng định rằng bản dịch này của TNH chủ yếu dựa vào bản Trung quốc. Làm sao mà tôi biết được? Bởi vì không có chứng tích Sanskrit trong Tâm kinh dạng thủ bản hoặc khắc bản, cũng như bất kỳ văn bản Prajñāpāramitā nào của tiếng Sanskrit mà có một sự tương đương với cụm từ 度 一切苦厄 -độ nhất thiết khổ ách "overcame all suffering-vượt qua tất cả khổ đau". Nó được ngắt thành: 度 -độ "vượt qua" (đôi khi được dùng để dịch pāramitā); 一切 -nhất thiết "tất cả", 苦厄 -khổ đau “duḥkhatā” hoặc trạng thái khổ não. Việc chèn cụm từ trên vào, nói cho chúng ta biết rằng bản dịch của TNH mang diện mạo Trung quốc. Một dấu vết ám chỉ khác về điều này có thể được nhìn thấy trong phần cuối bản dịch của ông ta, nó nằm trong cụm từ "most illuminating mantra- Là linh chú sáng nhất"[19]. Đó là một sự diễn giải của chữ 大 明咒 - đại minh chú. Trong Sanskirt có từ vidyā-mantra, không thể phiên dịch theo cùng một dạng thể. Từ vidyā dịch (bởi Kumārajīva) là 明咒 minh chú (Xem Roots of the Heart Sutra 15 Aug 2014). Về sau này, khi Phật tử bắt đầu ưa chuộng sử dụng các mantra thì có vẻ một cách tự nhiên hơn nó tiếp nhận được hai đặc tính như là hai từ ngữ "shining mantra – thần chú rực sáng". Đây là bằng chứng khác ủng hộ thuyết nguồn gốc Trung quốc - sự khác biệt nhau rất khó để giải thích theo bất cứ cách nào khác.
Cụm từ "the Insight that Brings Us to the Other Shore- Sự quán chiếu sâu sắc đưa chúng ta qua đến bờ bên kia"[20], việc viết hoa nó một cách kỳ quặc, có thể TNH ám chỉ là dịch từ 般若 波羅蜜 多 Bát-nhã Ba-la-mật-đa của tiếng Trung quốc hoặc Prajñāpāramitā của tiếng Sanskrit. Có nhiều điểm chúng ta có thể nghiêm túc phê bình Conze, nhưng trong trường hợp này, ông dùng "perfection of wisdom-sự toàn hảo của trí tuệ" là rất thích đáng và chiếm ưu thế, nó được sử dụng phổ biến hiện nay và được đồng thuận tán thành. Từ Prajñā không có nghĩa là "insight-quán chiếu sâu sắc". Trong hầu hết các trường phái Phật giáo truyền đạt bằng tiếng Anh, thì từ "insight- quán chiếu sâu sắc" thường được dùng để dịch từ vipasiyanā. Từ Prajñā là sản phẩm của ‘insight-quán chiếu sâu sắc’. Kén chọn một phong cách riêng cho bản dịch trong khi có một cách dịch khác được sử dụng phổ biến và được thừa nhận thường là một sự kén chọn thất bại đối với dịch giả, bởi vì nó đặt một gánh nặng lên người đọc. Một cụm từ kỳ quặc như "quán chiếu sâu sắc đưa chúng ta qua đến bờ bên kia" chỉ làm cho bản văn trở nên tồi tệ hơn, bởi vì bấy giờ người đọc buộc phải phân tích cú pháp của cụm từ kỳ quặc này và dừng lại để xem xét nó có thể có ý nghĩa gì. Rất có khả năng là chúng ta không chấm dứt việc biến dạng nó trở thành một cái gì đó quen thuộc. Như tôi đã nói, Tâm kinh không phải là một văn bản mà một ai đó có thể dễ dàng tiếp cận được cho đến những người không phải là nhà chuyên môn sử dụng nhiều cụm từ giải thích để thay thế cho những thuật ngữ đặc thù khó hiểu. Một người nào đó muốn am tường nó thì phải mất nhiều năm học hỏi để hiểu rõ được những thuật ngữ đặc thù hoặc thậm chí vẫn không thể hiểu nổi. Trong trường hợp thứ hai, rất có thể người ta hầu như thường vận dụng tư duy theo lối u huyền, đây là một đặc điểm độc đáo xoay quanh vấn đề nguyên bản của Tâm kinh và thường là phản ứng của giới hiện đại đối với một văn bản khó hiểu.
Phần đầu tiên của văn bản tiếng Trung quốc viết như sau: 觀 自在 菩薩 行 深 般若 波羅蜜 多時- Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời. Chúng ta ngắt chúng ra để đọc: 觀 自在 [Quán Tự Tại] Avalokiteśvara 菩薩 [bồ-tát] bodhisatva 行 [hành] thực hành 深 [thâm] sâu thẳm 般若 波羅蜜 多 [bát-nhã ba-la-mật đa][21] prajñāpāramitā. Tố từ ‘時 thời’ nằm ở cuối gợi ý rằng đây là một hành động đang diễn ra không gián đoạn và chúng tôi thường dịch nó là "while-trong khi" hoặc "when-khi đang". TNH hiểu từ ‘深 thâm’ như là một trạng từ của ‘行’ hành, do đó nó có nghĩa là "thực hành (một cách) sâu xa" [theo chính tả của người Mỹ] nhưng trái lại hầu hết các dịch giả đều hiểu ‘深 thâm’ như một tính từ phẩm định của prajñāpāramitā. Nghĩa là, chính prajñāpāramitā đó vốn là sâu thẳm (gambhīra) chứ không phải chỉ cho sự thực hành. Thông thường đối với Middle Chinese-Trung cổ Hán ngữ, chúng ta sẽ có thể mong đợi một phẩm định từ được đặt ngay trước động từ mà nó phẩm định (được nói như vậy trong sách ngữ pháp của tôi). Trong trường hợp này, từ ‘深 thâm’ xuất hiện ngay sau từ “行 hành’. Vì vậy, đọc nó như một trạng từ của 行 hành thì thật là đáng nghi ngờ[22]. Trong tiếng Sanskrit là: gambhīrāṃ prajñāpāramitācaryāṃ caramāṇo. Ở đây, gambhīra rõ ràng là một tính từ, nhưng dường như nó áp dụng cho carya “thực hành”, nghĩa là sự thực hành sâu sắc của trí tuệ toàn hảo. Trong thực tế, nó cũng có vẻ như là một tính từ trong tiếng Trung quốc, như thể một tính từ của 般若 波羅蜜 多 Bát-nhã ba-la-mật-đa hay prajñāpāramitā. Cũng như một điểm ngữ pháp tiếng anh, một phẩm định từ cũng thường đi trước động từ mà nó phẩm định, do đó "practising deeply" phải là "deeply practising", nhưng điều này phụ thuộc vào sự quan sát rằng ở đây "deep" không có khả năng là một trạng từ.
THN đã suy diễn rằng Avalokiteśvara không phải là "thực hành prajñāpāramitā sâu thẳm", mà là ngài "thực hành sâu xa với prajñāpāramitā". Vì vậy, ông lý luận rằng bản thân prajñāpāramitā không phải là một sự thực hành, nhưng là một điều trọng yếu, và vì Avalokiteśvara có được nó. Trong bản tiếng Sanskrit đưa ra tuyên bố ngược lại điều này bằng cụm từ prajñāpāramitācaryāṃ 'thực hành trí tuệ toàn hảo'. Trong bản dịch của TNH trình tự xuất hiện không chính xác. Theo TNH, Avalokiteśvara, một vị Bồ tát, đang "thực hành với prajñāpāramitā". Thật kỳ lạ, THN ngay sau đó chèn thêm một trạng từ "suddenly-bỗng"[23] mà không có tương đương trong bất kỳ phiên bản nào của văn bản bằng tiếng Trung quốc hoặc tiếng Sanskrit cả. Avalokiteśvara "suddenly discovered that that all of the five Skandhas are equally empty-bỗng khám phá ra rằng tất cả năm uẩn đều trống rỗng, tất cả đều là cái không"[24] Nhưng Avalokiteśvara là một vị Bồ-tát được tác thành hoàn hảo “với Bát nhã”, và vì thế khá lão luyện với Tánh Không của các skandha. Nó không phải là một cái gì đó mà một vị Bồ-tát như Avalokiteśvara lại "bỗng khám phá ra", bởi vì chỉ một phần trong tính thể của một vị Bồ tát với prajñāpāramitā là vị ấy đã biết rõ điều đó. Thế nên, điều này dường như là một sai lầm nghiêm trọng trong việc hiểu rõ điều gì đang diễn ra. Còn nữa, hoặc Avalokiteśvara là một vị Bồ tát, hoặc vị ấy " bỗng khám phá ra rằng tất cả năm uẩn đều trống rỗng, tất cả đều là cái không" nhưng cả hai đều không phải. Cũng không có bản Trung quốc hay tiếng Sanskrit nào thừa nhận động từ "bỗng" cả. Điều đầu tiên có từ ‘照見 chiếu kiến’ mà tôi sẽ thảo luận trong đoạn tiếp theo; thứ hai, có từ paśyati sma "vị ấy đã chiêm nghiệm".
Trạng từ "bỗng" này xuất hiện không có căn cứ. Bản văn Trung quốc có cụm từ 照 見 chiếu kiến, khá là bất thường. Cho phép tôi trích dẫn đoạn thảo luận của tôi trong tạp chí JOCBS (Attwood 2015: 119):
"照 見 chiếu kiến, một thuật ngữ có thể là khó tương đương với vyavalokayati sma, nhưng có quan hệ chặt chẽ với paśyati sma, tức là cả quan sát và nhìn thấy. Từ 照 chiếu cũng có nghĩa là "suy ngẫm","rọi sáng", hoặc là "đối chiếu", trong khi 見 kiến chỉ có nghĩa là "để nhìn thấy", và chính nó thường tương ứng một cách chính xác với paśyati. Cả hai đặc tính có thể được động như một động từ phức hợp "illuminate and see-rọi sáng và nhìn thấy", hoặc 照 chiếu có thể thuộc về trạng từ, mang ý nghĩa đại loại như "thấy rõ ràng, nhận ra". Trong Yu (2000), một số nhà chuyên môn về văn học Trung quốc với nhiều kiến thức về Phật học đã tiếp cận Hṛdaya như là một tác phẩm văn học và đã không nhất trí trong việc làm thế nào để giải thích cụm từ này. Stephen F. Teiser (Yu 2000: 113) dịch là “illuminating vision” (照 chiếu, như một phó từ), trong khi Stephen H West (116) chọn "shining upon and making manifest" (‘照 見 chiếu kiến’ như là một động từ phức hợp). Michael A, Fuller không dịch, nhưng phát biểu một cách mơ hồ: "Tôi gặp phải một ẩn ngữ ở đây, hay nói khác là có một thứ không thể phân tích được: Vì sao là zhao [nghĩa là 照 kiến]? Ý nghĩa ở đây là gì? Trí tuệ có phát ra ánh sáng không? Đó là trí tuệ như vầy: vận dụng linh hoạt tâm trí liên hệ đến các hiện tượng của thế giới, hoặc nó chỉ đơn giản là dễ lãnh hội?"
Vì vậy, trong trường hợp này vị trí của từ ‘照 chiếu’ nằm ngay trước từ ‘見 kiến’ cho phép đọc nó như một trạng từ. Vấn đề là từ ‘照 chiếu’ không có nghĩa là "bỗng" và từ ‘見 kiến’ không có nghĩa là "khám phá". Vì vậy, một lần nữa, TNH không chỉ đơn thuần là dịch các văn bản, ông đã thay đổi nó.
Tiếp theo, TNH dịch ‘五蘊 皆空 ngũ uẩn giai không’ thành: "all of the five Skandhas are equally empty- tất cả năm uẩn đều trống rỗng như nhau[25], [tất cả đều là cái không[26]]". Đây cũng là một vấn đề mơ hồ khác nữa. Từ ‘皆 giai’, trên thực tế, là một trạng từ "tất cả, toàn thể, mỗi, hoàn toàn" và cụm từ có nghĩa là "năm uẩn đều trống rỗng" nó ít có khả năng là "tất cả năm uẩn đều trống rỗng". Vì vậy, chúng ta rất có thể sẽ đọc từ ‘皆 giai’ như một trạng từ, nhưng nó không phải là trạng từ với ý nghĩa mà ông ta đã đọc. Thật là vô nghĩa khi thêm “equally-như nhau” vào cụm từ "all the five skandhas are empty". Tánh Không nó không có vấn đề cấp độ. Nếu cái gì đó trống rỗng thì nó là trống rỗng. Còn nếu nó có sự có mặt của cái dù là nhỏ nhất thì có nghĩa nó không phải là trống rỗng.
Cuối cùng, TNH dịch ‘度 一切 苦厄 độ nhất thiết khổ ách’ thành "He overcame all Ill-being-Vị ấy vượt qua được mọi khổ đau ách nạn". Tôi rất ngạc nhiên khi thấy "Ill-being" là một từ trọn vẹn. Nó là một từ ngữ đặc Mỹ (nó nằm trong Merriam-Webster Dictionary, nhưng không có trong Oxford). Tôi cho rằng chúng ta không thể phàn nàn về từ ngữ đặc Mỹ khi mà số đông môn đồ của ông là người Mỹ. Nhưng với tôi đây là một từ ngữ thô kệch. Quan điểm thẩm mỹ nằm trong mắt người xem, nhưng hầu hết các phần còn lại của đoạn văn này đã được dịch rất tệ hại đến nỗi chỉ có giá trị thấp kém giống như việc vừa sử dụng một từ ngữ vụng về như "ill-being" thực tế chỉ là sẩm tối như một biệt ngữ của Phật giáo đối với người đọc. Nó làm họ buộc phải dừng lại để tìm hiểu các từ ngữ đó.
Thế là có rất nhiều vấn đề trong đoạn văn ngắn như vậy. Hầu như mọi cụm từ đều bị bóp méo theo phương diện nào đó. Những gì TNH đã làm ở đây, không phải trong phạm vi của một bản dịch, vì nó là một sự diễn dịch lê thê của bản văn. Là một người kinh nghiệm quen thuộc với các văn bản bằng tiếng Sanskrit và Trung quốc, đánh giá của tôi là ông ta đã không làm được bất cứ việc gì để khiến cho văn bản trở nên rõ ràng dễ hiểu, và trong nhiều trường hợp, ông ta đã làm cho nó không trong sáng, hoặc thông qua sự phiên dịch không chính xác, một sự thêm thắt suy diễn vô ích, hay vụng về trong sử dụng ngữ pháp Anh văn. Trong đó TNH có thể đã thành công là giải thích những gì mà TNH nghĩ rằng văn bản ngầm định. Đó là đủ công bằng, chỉ là ông ấy quan điểm sai lệch về những gì văn bản nói đến.
Tôi có thể tiếp tục phê bình các phần còn lại của bản dịch, nhưng tôi nghĩ rằng điểm này đã được thực hiện và tôi không muốn nhọc sức cho việc này. Không có cái gì sâu sắc hay tốt đẹp trong bản dịch này. Thật kinh tởm ở nhiều mức độ
Kết luận
Trong khi có một ít tài cán văn chương và mặc dù đã tích cực nhưng vẫn mơ hồ với những ngầm định của văn bản, song bản dịch mới của Thích Nhất Hạnh không hề kém phần nực cười cho sự liều lĩnh mà người đàn ông này đã thay đổi văn bản nhằm ứng phó các vấn đề nhận thức. Và điều này nằm trong một thế giới mà đa số các bản dịch mới đều tự hào là những công trình phiên dịch mà không có sự thêm thắt bất cứ điều gì khác. Khá nhiều sự thay đổi của TNH không có giá trị, chẳng hạn như nhồi nhét vào văn bản các trạng từ thừa thải, hoặc biến một từ thành một cụm từ diễn tả dài dòng để nó truyền đạt quan điểm của người diễn tả, nhưng để xử lý vấn đề của hai phát biểu đối lập, TNH đã cố gắng tạo ra một sự đóng góp đáng kể hơn. Không chỉ điều này, ông ta cũng đã phải cân nhắc đến giá trị của những phát biểu đối lập và lựa chọn giữa chúng. Từ đó Tâm kinh thành ra sản phẩm của một nhóm người vì sự xen tạp như thế được viết hẳn vào nguyên bản, điều nực cười là nhìn thấy nó vẫn tiếp tục được tiến hành trong hiện tại.
Các nhà bình luận thường diễn giải Tâm kinh như một cái gì bề thế vĩ đại bằng nhận định thiên hướng của bản thân. Với mỗi dịch giả (và nhiều hơn hoặc ít hơn), Tâm kinh đại diện cho một hình ảnh thu nhỏ từ cái thế giới quan hiện tại của họ, có thể là Yogācārin, Mādhyamika, Tāthāgatagarbhikā hay Tantric. Tầm quan trọng của Tâm kinh trong các truyền thống này nó chính là một văn bản kinh điển, do đó chứng thực và chính thống hóa quan điểm của nhà chú giải, bất kể quan điểm đó là gì. Tất cả các Phật tử thường làm điều này, nhưng trong trường hợp của hầu hết các nhà chú giải hiện đại, họ miễn cưỡng chỉnh sửa bản văn để nó phù hợp với quan điểm của họ. Chúng tôi vẫn biết rằng văn bản đã được chỉnh sửa từ trong quá khứ. Tôi đã đưa ra các đường link để ví dụ cho điều này. Nhưng hãy lưu ý rằng không chỉ có duy nhất thủ bản Sanskrit khác biệt so với tất cả những bản khác (mặc dù đôi khi điều này chỉ là do người ghi chép thủ bản hời hợp nên lầm lẫn), mà cả ba phiên bản của Tâm kinh lược bản trong Tripiṭaka Trung quốc cũng khác nhau trong các phương diện đáng kể (xem thêm Variations in the Heart Sutra in Chinese).
Bản dịch mới của TNH cũng gây chú ý vì nó minh họa phương pháp mà một Phật tử rất có thể sẽ áp dụng khi nhìn thấy một sự lầm lẫn nào đó trong nguyên bản kinh điển của họ. Vấn đề được nhận ra bởi TNH là một sự thật. Không phải là vấn đề phân tích hay chú giải, mà ở đó, có một sự chấp vá và mâu thuẫn rõ ràng trong Tâm kinh mà từ lâu không ai chú ý, nhưng điều đó được TNH chú ý đến. Tôi cũng chú ý đến nó, nhưng ông ta đã đăng tin về nó sớm hơn tôi một vài năm, do đó, tất cả tin tưởng vào ông ta. Cách tiếp cận của tôi đối với lầm lẫn này là để làm nổi bật các vấn đề và những gì xung quanh nó. Tôi muốn một áp lực được phát sinh để tạo ra một sự thay đổi quan điểm về các văn bản trong Phật giáo và điều này đòi hỏi phải duy trì áp lực hơn là tìm kiếm một giải pháp.
Vì vấn đề đó xảy ra trong Tâm kinh nên dường như là nó kết quả của một biến cố lịch sử trong sự hùng biện của Đại thừa, mà vốn đã được thêm thắt một cách vô lý vào một số các văn bản hiện còn, trong khoảng thời gian những thế kỷ đầu của kỷ nguyên tây lịch (tối thiểu là vào năm 180 Tây lịch, khi Lokakṣema dịch Pañcaviṃsati[27]). Như vậy mâu thuẫn cũng quan trọng như là một dấu hiệu nhận biết về sự thay đổi các giáo nghĩa trong Phật giáo và thái độ quan điểm. Vải lại, chỉ bằng cách thừa nhận những điều sai lầm và chấp nhận giữ vững nó để có cái nhìn sâu sắc về lịch sử tử tưởng trong khi tiếp cận tinh hoa Phật giáo.
TNH nhận thấy vấn đề và sau đó "khắc phục" nó bằng cách biến chế ra một “bản dịch” không có chứa đựng vấn đề. Ông không chỉ đơn giản là dịch văn bản như một người quan sát trung lập mà ông đã chủ động thay đổi văn bản để đảm bảo một sự phát biểu phù hợp với quan điểm của ông về Phật giáo.
Ông không hoàn toàn mờ mịt về lịch sử của văn bản, bởi vì trong một tài liệu riêng biệt khác, ông nhận ra được vấn đề này. Nếu chỉ đơn giản là sửa đổi văn bản, rồi ông loại bỏ đi trạng thái áp lực mà nó vốn là cái có khả năng thúc đẩy sự thay đổi quan điểm, thì ông chỉ đang giữ nguyên tình trạng mà thôi. Nhưng đây là những gì chúng tôi đoán trước về việc hình thành các kiểu mẫu minh họa, ngay cả đối với những dịch giả lập dị.
Thêm nữa, một thủ tục chính thống hóa khác TNH hay sử dụng, mà chúng ta cũng thường thấy phổ biến ở các nhà diễn thuyết về Thiền ở phương tây, đó là sự viện dẫn tiếng Sanskrit để chứng thực một bản dịch từ tiếng Trung quốc. Điều này chỉ có thể xảy ra trong sự kém hiểu biết hoặc chối bỏ thuyết nguồn gốc Trung quốc của Jan Nattier. Nó được duy trì bởi việc thiếu kiến thức tổng quát về tiếng Sanskrit trong giới Phật tử hiện đại. Phải thừa nhận rằng tiếng Sanskrit là một ngôn ngữ khó có thể học được, nhưng việc thiếu kiến thức về nó, đồng nghĩa là các nhà diễn giải có thể tùy ý đưa ra các phát biểu về văn bản tiếng Sanskrit mà hầu hết môn đệ của họ sẽ không bao giờ đặt nghi vấn, và cũng không có trình độ năng lực để khảo sát nó. Theo kinh nghiệm của tôi, các nhà chú giải như Red Pine và Kaz Tanahashi là những người nói rằng họ đang dịch từ tiếng Sanskrit nhưng thực ra là những người nghèo nàn về tiếng Sanskrit và lệ thuộc rất nhiều vào hệ thống thứ ba không được nêu tên (có thể là các tác phẩm viết bằng tiếng Nhật) và các văn bản tiếng Trung quốc. TNH đã cố gắng ngụ ý rằng ông ta đã sử dụng văn bản Sanskrit, nhưng rõ ràng ông ta đã dịch văn bản tiếng Trung quốc từ T251.
Giống như tôi đã đặt vấn đề ở trước, nếu có bất kỳ vấn đề nào về văn bản, ở đây tôi muốn nhấn mạnh, thì những thủ thuật này chỉ với mục đích là để đối phó chúng. Tôi nghĩ, đó là một nét đặc trưng của Đại thừa, dầu cho nó được công nhận như là văn bản kinh điển, họ vẫn không ngần ngại đem ra sửa đổi. Nó được thấy khá rõ ràng trong Tripiṭaka Trung quốc, và điều này cũng xảy ra rất nhiều ở Ấn Độ. Mặt khác, cho đến ngay hiện tại, tôi cũng biết rằng chưa có tiền lệ nào tương tự như thế xuất phát từ lĩnh vực nghiên cứu Pāli, dù là hoạt động biên tập, hay việc hiệu chỉnh những vấn đề khó nhận thức. Vì vậy, đây là một hệ thống tri thức sâu sắc đáng kinh ngạc trong thế giới các tác phẩm và truyền bá nguyên bản của Phật giáo. Thế nhưng, trong quá trình diễn tiến, TNH vẫn chưa biên tập (edited) được một văn bản bằng ngôn ngữ tiêu chuẩn kinh điển, mà trái lại văn bản nguồn vẫn giữ nguyên trạng. Quá trình phiên dịch văn bản tạo cơ hội tốt để hiểu chỉnh văn bản mà người chỉ biết một ngôn ngữ thì không thể thực hiện được.
Đến đây là đánh giá cuối cùng, bản dịch mới của TNH không phải là “very good”, hoặc là tiêu biểu cho một văn bản phù hợp với quy chuẩn của kinh điển hay tác phẩm văn học. “Bản dịch” này thực sự là một palimpsest[28]: một văn bản mới được viết ra trên đầu một trang giấy cũ nát. Nó không phải là một sự phiên dịch, nhiều lắm chỉ như là một tác phẩm mới phản ánh những lời dạy của tác giả chứ không phải là những lời dạy của đức Thế Tôn.
Tâm kinh là một loạt các văn cú bị lệch ra khỏi ngữ cảnh, do bị đọc nhầm bởi các nhà ghi chép thủ bản và người biên tập, và phóng đại vượt bậc năng lực ban đầu như là một phép lạ nhiệm mầu bảo vệ khỏi quỷ dữ và tai họa. Nội dung của nó vẫn tiếp tục làm bối rồi, nhưng bản thân sự bối rối này tượng trưng của điều gì đó cần thiết cho khá nhiều Phật tử: trong sự bối rối của họ với thế giới, với Phật giáo, và với cách Phật giáo nhận định ý nghĩa thế giới (hay không).
~~ oOo ~~
Attwood, Jayarava. (2015). Heart Murmurs: Some Problems with Conze’s Prajñāpāramitāhṛdaya. Journal of the Oxford Centre for Buddhist Studies, 8, 28-48. http://jocbs.org/index.php/jocbs/article/view/104
Yu, Pauline, et al. [eds] (2000) Ways With Words: Writing about reading Texts from Early China. University of California Press.
[1] Từ trang web riêng của TNH: “a profound and beautiful new English translation of the Heart Sutra”; ở trang web khác của TNH nói thêm bản dịch này là “a radical re-translation of a sacred text”, rồi “the greatness of this new translation”. Nhưng thực tế thế nào mời đọc phê bình của tác giả trong bài viết.
[2] Ratnaguṇasaṃcayagāthā, P.L. Vaidya (ed.): Mahayana-sutra-samgrahah, Part 1. Darbhanga: The Mithila Institute 1961 (Buddhist Sanskrit Texts, 17)
[3] Dẫn theo bản Việt trên trang web của TNH, ở đây. Trong bản tiếng Anh TNH nói cụ thể là 2000 năm.
[4] Dẫn theo bản Việt trên trang web của TNH, ở đây.
[5] Ibid., ở đây.
[6] Ibid., ở đây.
[7] ĐTK. 08, No.0251, Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh, 1 quyển, Đường, Huyền Tráng dịch.
[8] ĐTK. 0223, Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh, 27 quyển, Hậu Tần, La-thập dịch.
[9] Nalinaksha Dutt: Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā. Calcutta 1934; Oskar von Hinüber: "Sieben Goldblätter einer Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā aus Anurādhapura", Nachrichten der Akademie der Wissenschaften in Göttingen, Phil.-Hist.Kl. 1983, pp. 189-207.
[10] Đây là dịch sát theo Phạn-Anh, chỉ cho sáu đối tượng (ṣaḍ viṣayāḥ, lục cảnh), Hán thường dịch là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
[11] Dẫn theo Nhật tụng làng mai, xem ở đây.
[12] Bản Việt dịch văn xuôi của TNH có thêm cụm từ “năm uẩn là”, trong bản tiếng Anh của ông không có từ đó.
[13] Dịch 5 chữ của TNH: “Cho nên trong cái không/ Năm uẩn đều không thể/Tự riêng mình có mặt. ibid., ở đây.
[14] Post hoc đôi khi viết là post-hoc, dạng ngắn gọn của “post hoc ergo propter hoc”. Tên một lỗi luận lý học.
[15] P.L. Vaidya (ed.), Darbhanga: The Mithila Institute, 1960 (Buddhist Sanskrit Texts, 4).
[16] Skt. Acintya (Pāli: Acinteyya, Tib. Bsam gyis mi khyab pa): Hán thường phiên âm là A chấn-để-dã 阿振底也, dịch là Bất khả tư 不可思, Bất khả tư nghị 不可思議, Bất tư nghị 不思議. Acintya diễn tả ý nghĩa Không thể nghĩ, không thể tưởng tượng.
[17] svabhāva, Hán dịch: tự tính, chỉ trạng thái cá biệt hay yếu tính độc lập. giải thích bởi Sthiramati: svena svena lakṣaṇena vidyamānavad bhavatīti svbhāvaḥ: tính thể tự hữu (svabhāva) là cái đang hiện hữu với yếu tính cá biệt của nó, với tự tướng của nó, như cái được biết là đang hiện hữu.
[18] Dẫn trong bản Việt TNH. Ở đây.
[19] Dẫn trong bản Việt TNH. Ở đây.
[20] Đây là dịch theo bản Tiếng Anh, bản Việt TNH dùng: tuệ giác qua bờ, cụm này trong bản tiếng Anh TNH diễn tả khá lê thê.
[21] Phiên âm trong [] của dịch giả.
[22] Xem thêm dẫn chứng và giải thích của TT.Tuệ sỹ trong phần Dẫn vào Tâm kinh, trong Thiền và Bát nhã (2010), tr. 17-21, có thể xem ở đây.
[23] Bản tiếng Anh của T.Nhất Hạnh dùng chữ “suddenly” (Bản tiếng Việt dùng chữ “bỗng”), khiến cho độc giả có cảm giác một cái gì đó đột ngột xảy ra, một cách thình lình hay bất ngờ mà không thể dự liệu trước được, đó không phải là trạng thái của Bồ-tát Đại sĩ.
[24] Dẫn trong bản Việt TNH. Ở đây.
[25] Câu này trong bản Tiếng việt của TNH không có từ “như nhau”, có thể xem ở đây. Nhưng kì lạ là trong bản tiếng Anh ông chèn thêm chữ này vào, xem ở đây.
[26] Trong bản Anh không có cụm “tất cả đều là cái không”, cụm này trong bản Việt của TNH.
[27] ĐTK 08, No. 0224, Đạo hành Bát-nhã kinh, 10 quyển, Hậu Hán, Chi-lâu-ca-sấm dịch.
[28] Palimpsest, dùng để ám chỉ rằng: những tác phẩm mới ra đời nhưng không có giá trị gì, chồng chất ngỗn ngang, như là viết chồng lên một tờ giấy cũ. Cf. Concise Oxford English Dictionary, mục từ Palimpsest.
(Thư Viện Hoa Sen)
Thich Nhat Hanh's Changes to The Heart Sutra
Dịch Việt:
Phước nguyên
§ GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
JayaravaJayarava, hiện là học giả uy tín trong giới nghiên cứu hiện đại, có bằng Cử nhân Hóa học và Post Graduate Diploma về Thủ thư. Ông là một Dharmacārin (Pháp hành giả), nghĩa là một thành viên của Triratna Buddhist Order. Ông tự học Pāli, đã hoàn tất các khóa học tiếng Sanskrit tại Đại học Cambridge, và có thẩm quyền Trung cổ Hán văn. Ông cũng tham gia vào nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, bao gồm âm nhạc, vẽ tranh, nhiếp ảnh, và thư pháp. Ông sinh ra và lớn lên ở New Zealand, cho đến năm 2002, ông chuyển đến Cambridge, Vương quốc Anh.
Từ năm 2005, tác giả đã viết khoảng 500 bài tiểu luận đăng trên website của ông. Bài viết học thuật của ông được xuất bản trong Journal of Buddhist Ethics, Journal of the Oxford Centre for Buddhist Studies, và Western Buddhist Review. Ông đã xuất bản sách về kinh Kālāma Sutta, thủ pháp mantra, và danh nghĩa Sanskrit. Ông hiện đang làm việc với tập sách nghiên cứu nhan đề: Karma and Rebirth và lên kế hoạch xuất bản tập sách về Sutra Heart.
Tác giả là người kế thừa và ảnh hưởng sâu sắc bởi các giáo sư danh giá như Sue Hamilton, Jan Nattier, Paul Harrison, Greg Schopen, và Richard Gombrich.
*Nguồn tin từ trang web của tác giả (email và địa chỉ liên hệ): http://jayarava.blogspot.co.uk/p/about-jayaravas-raves.html
*Nguồn bài viết: http://jayarava.blogspot.co.uk/2016/03/thich-nhat-hanhs-changes-to-heart-sutra.html
LỜI ĐẦU CỦA NGƯỜI DỊCH
Bài phê bình này được dịch sang tiếng Việt với mục đích giới thiệu một bài luận dạng phê bình và phản biện tiêu chuẩn trong học thuật nghiêm túc đến với các độc giả quan tâm.
Bài phê bình này Tác giả viết ra nhằm giúp cho những ai đang có các hoài nghi, bối rối về một số vấn đề trong nguyên bản Tâm kinh nói chung, và các bản dịch nói riêng, phần nào hiểu thêm về ý nghĩa của nó. Tất nhiên, một bài phê bình ngắn không thể nào nói hết những vấn đề của Tâm kinh mà Tác giả muốn nói.
Bài dịch này được phổ biến hầu mong mang lại một luồng sinh khí mới để phần nào khơi dậy những chí nguyện nóng bỏng mong tìm ra một con đường sáng như Thiện tài đồng tử vượt núi non ghềnh thác để đi tìm được nguồn sống hỷ lạc trong kho tàng minh triết vô biên, nhằm chuẩn bị hành trang lên đường cho một vận hội mới.
Phê bình không phải là chỉ trích; phê bình cũng không phải đứng trên ý thức hệ này để phá hủy ý thức hệ kia. Phê bình là phá hủy tất cả mọi ý hệ thức hệ, phê bình là thiết lập trong phá hủy, phê bình là dựng lại những gì bị ngã kiến gặm nhấm xiu vẹo, để đưa chúng trở về đúng với bản vị của mình.
Người dịch không có gì để nói nhiều về bài phê bình cũng như bản dịch này, tự nó sẽ nói lên những gì mà nó muốn nói, và sau hết mỗi độc giả sẽ tự có nhận định cho riêng mình.
Dịch xong, Vô trụ xứ am,
Tiết sương giáng, Đinh dậu (2017)
Phước nguyên
§ VÀI GHI CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
- Tựa đề do người dịch đặt theo phát biểu của chính tác giả trong bài viết, để nêu bật nội dung, dịch sát là: “Thích Nhất Hạnh đã biến đổi Tâm kinh”
- Người dịch cố gắng giữ nguyên cấu trúc nội dung, các đại từ xưng hô mà tác giả dùng và hình thức của bài nguồn, như dấu ngoặc kém, các định dạng chẳng hạn, v.v.. để khả dĩ gần với ngữ khí và văn ngữ của tác giả.
Các phần chua trong dấu ngoặc tròn (), hay dấu ngoặc vuông [], là của chính tác giả.
- Để tiện cho độc giả không rành Phạn/Hán theo dõi, người dịch phiên âm Phạn/Hán ngay sau từ đó.
- Nhằm đảm bảo tính khách quan và xác thực nhất, những chỗ tác giả dẫn phát biểu hoặc kinh văn của Thầy Nhất Hạnh bằng Anh ngữ, dịch giả sẽ sử dụng trực tiếp phát biểu hay kinh đó đó do chính Thầy Nhất Hạnh dùng bằng tiếng Việt. Chỗ nào bắt buộc phải dịch sát theo tiếng Anh hay không có tương đương trong bản Việt của Thầy Nhất Hạnh, người dịch sẽ dịch theo tiếng Anh và ghi vào cước chú.
- Những chỗ tác giả dẫn từ hay cụm từ Anh văn để nhằm so sánh, dịch giả giữ nguyên từ Anh văn, rồi gạch nối (–) dịch việt ngay sau từ đó.
- Footnote của người dịch sẽ được đánh số La-tin (Tác giả không có Footnote).
- Những đường link tham khảo trong bài viết do tả giả sử dụng được giữ nguyên trong bản dịch.
- Ngoài ra, có những điểm nào khác, nếu thấy cần thiết, dịch giả sẽ ghi rõ vào cước chú.
Vài ghi chú mong độc giả lưu ý trước khi đọc vào bài dịch.
------------
JAYARAVA: PHÊ BÌNH THÍCH NHẤT HẠNH ĐÃ BIẾN ĐỔI TÂM KINH
by Jayarava
Dẫn Khởi
Kể từ khi tôi đọc bài viết của Jan Nattier vào năm 1992, Tôi đã viết gần ba mươi bài tiểu luận về Tâm kinh và đã cố gắng để làm một bản trích yếu về nó.
Trong việc khảo sát lại các văn bản mà tôi đã biết trong hơn hai mươi năm qua thông qua việc nghiên cứu các Thủ bản Sanskrit và các bản dịch thuộc hệ thống kinh điển Trung quốc, tôi rất hiếm khi bị cuốn hút để viết về các bản dịch Anh ngữ hiện đại, hoặc những bản chú giải về nó. Hầu hết các bản dịch phần lớn đều khủng khiếp và tất cả những giải thích chỉ xoay quanh những gì mà nhà chú giải muốn kinh điển nói như thế, chứ không phải về chính bản kinh đó. Tuy nhiên, bài tiểu luận này là viết về một bản dịch hiện đại nhưng trong một chừng mực nào đó cũng là một bản chú giải.
Vào năm 2014, một Thiền sư nổi tiếng, Thích Nhất Hạnh (TNH), đã cho ra đời bản dịch mới của Tâm kinh. Bạn có thể xem nó song song với bản trước kia, bản dịch chuẩn hơn, ở đây. Bất cứ khi nào có ai đó như ông ta làm một việc gì đó như thế này, kết quả thường được mừng đón bằng một làn sóng nịnh bợ rồi tung hô quá đáng (điều đó cũng xảy ra tương tự trong hoạt động Phật giáo của tôi). Trang web riêng của TNH đề cập rằng đây là bản dịch "sâu sắc và hay"[1]. Điều này thực sự không chính xác. Chỉ có môn đệ của ông bị thiếu tầm nhìn nên mới nói như thế. Còn đối với một người ngoài cuộc thì bản dịch mới trông thật huênh hoang và dị hợm. Trong một số phương diện, điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì Tâm kinh là một hệ thống thuật ngữ đặc thù Phật giáo có tính chặt chẽ cao, từ đó thật không dễ dàng để có thể phiên dịch được nó. Xem thêm ở phần phân tích nội dung Tâm kinh của David Chapman's.
Phê Bình Bản Dịch
Rất nhiều bản dịch mới được kích khởi từ tính ngông cuồng tự đại hoặc từ sự mong muốn chứng minh vị thế chuyên môn của một người như là một “thiền sư”. Những bản dịch này hẳn nhiên không giúp ích gì thêm cho kiến thức của chúng ta về văn bản và chúng cũng không có đóng góp gì đối với lĩnh vực văn học. Chúng thường là một kiểu Buddhist Hybrid English- ‘Anh ngữ hỗn chủng Phật giáo’ tệ hại nhất. Ví dụ, có nhiều dịch giả, bao gồm cả TNH, đã thử cố gắng ngụ ý rằng Tâm kinh là thể thơ bằng cách sắp đặt nó như là một bài thơ. Tâm kinh không phải là thể thơ. Nó cũng không phải là một bài thơ. Tâm kinh là thể văn xuôi. Trên thực tế chỉ có một văn bản trong hệ Prajñāpāramitā thuộc thể thơ và nó chỉ như là phụ họa cho bộ loại này, đó là Ratnaguṇasaṃcayagāthā[2] (thậm chí cho đến thế kỷ thứ 10 vẫn chưa được dịch sang tiếng Trung quốc).
Trong trường hợp này, bản dịch được thúc đẩy bởi một điều gì đó nghiêm trọng hơn. Văn phòng THN nói cho chúng ta biết rằng:
“Sở dĩ Thầy phải dịch lại Tâm kinh, vì vị tổ sư biên tập Tâm kinh đã không đủ khéo léo trong khi sử dụng ngôn từ; do đó, đã gây ra nhiều hiểu lầm gần 2000 năm.”[3]
Dĩ nhiên không có bất cứ chỗ nào có Tâm kinh gần 2000 năm tuổi cả, nó có thể khoảng 1300 năm tuổi. Rõ ràng TNH hoặc là không biết đến, hoặc là chối bỏ thuyết nguồn gốc Trung quốc của Jan Nattier, còn tôi thì ngược lại cho rằng thuyết này là hết sức thuyết phục, không thể nghi ngờ. Phần quan trọng nhất của học thuyết hiện đại về Tâm Kinh chưa đến được với Làng Mai. Ý kiến cho rằng một “tổ sư” nào đó ghi lại Tâm kinh “đã không đủ khéo léo” rõ ràng chỉ là hư cấu và theo đó chúng ta có thể nói về một bản Tâm kinh hoàn hảo nhưng đã bị ghi chép không hoàn hảo, nhưng tôi muốn chuyển sang điểm chính. Vấn đề theo TNH là có sự mâu thuẫn trong Tâm kinh. Chỉ đến gần đây tôi mới tự mình xác định được mâu thuẫn này và bởi vì cộng đồng Phật giáo thường có khuynh hướng phản đối bất kỳ ý kiến nào về sự khiếm khuyết trong Kinh điển, nên tôi đã rất ngạc nhiên và tò mò khi thấy TNH thừa nhận khiếm khuyết này cho dù là thông qua một người phát ngôn. Vậy thì bất ổn ở đây là gì?
“Cái lỗi không nằm ở công thức ‘sắc tức thị không’ mà nằm ở chỗ vụng về nơi câu ‘Thị cố không trung vô sắc’.”[4]
Vấn đề phiền toái là hai câu phát biểu này mâu thuẫn tình thế mà không thể giải quyết theo cách lấy tấm thảm phủ lên như là tính nghịch lý của một loại trí tuệ bí mật.
Nếu một ai đó nói rằng "Tính Không là Sắc" trong một mạch và nói câu tiếp theo "Trong Tính Không không có Sắc", thì đó không phải là nghịch lý, nó chỉ đơn thuần là phủ định. Như TNH nói: "Câu kinh này có thể đưa tới những hiểu lầm tai hại"[5].
Thế mà tất cả tin vào TNH, cho là ông ta đã tìm thấy một sai lầm trong Tâm kinh và đã công bố nó. Các Phật tử điển hình thì cực lực phản đối những điều đó. Chúng tạ thực sự nên dừng lại và dành chỗ cho điều này lắng xuống trước khi xem xét kỹ lưỡng về những gì mà TNH đã làm để đáp ứng với phát hiện này.
Trong khi mà về cơ bản TNH nói rằng đã tìm thấy sai lầm trong một văn bản Phật giáo, song sự đáp ứng cho vấn đề này của ông lại là một kết luận ngây ngô. Ông diễn tả vấn đề như là một sự ghi chép thiếu sót trong văn bản bởi một số "Tổ sư" đời trước, và đáp ứng lại là việc ông thay đổi từ ngữ của văn bản để vấn đề biến mất một cách đơn giản. TNH dường như tin rằng ông ta có tầm nhận thức sâu sắc về chiều hướng ý nghĩa và có đủ thẩm quyền hiệu chỉnh các từ ngữ để tiến hành điều này.
Ngay lúc đó, TNH thích thú trích dẫn văn bản Sanskrit, bởi vì ông vẫn nghĩ rằng đây là bản gốc, phiên bản xác thực nhất của bản văn. Như tôi đã nói, ông có vẻ như chối bỏ thuyết nguồn gốc Trung quốc. Nhưng mà tôi sẽ chỉ ra rằng thực tế ông ta đã dịch từ bản Trung quốc và việc trích dẫn tiếng Sanskrit chỉ để tăng thêm tính trang trọng trong phát biểu của ông ta mà thôi. (So sánh với các bình luận của Nattier trong which Mahāyāna texts đã trở nên phổ biến trong giới WEIRD). Điều đó có vẻ như là một chút xảo trá, nhưng dường như là thủ tục tiêu chuẩn trong bản dịch của giới Thiền gia.
Giống như các nhà chú giải khác, TNH cho rằng câu rūpam śūnyatā śūnyataiva rūpam như là điểm tinh túy của Tâm kinh. Ông dịch câu này như vậy (tôi giữ nguyên định dạng của ông):
“Này Śāriputra,
Hình hài này là không,
Không là hình hài này;
Hình hài chẳng khác không,
Không chẳng khác hình hài.”[6]
Có hai vấn đề cần nói về điều này. Đầu tiên, TNH đã đảo ngược thứ tự của những cặp phát biểu này trong văn bản T.251[7] của Trung quốc (phiên bản được biết đến nhiều nhất trong các văn bản Trung quốc, được nói là của Huyền Tráng). Xem xét về các điểm chủ chốt trong bản dịch của ông ta, thì rõ ràng là dịch từ bản Trung quốc, nhưng ở đây, ông ta đã sử dụng thứ tự dựa theo bản Sanskrit của Tâm kinh. Thứ tự trong T251 phản ánh thứ tự xuất phát từ văn bản T223[8], bản dịch Kumārajīva về Pañcaviṃśatisāhasrikā-prajñāpāramitā-sūtra[9], từ đó phản ánh thứ tự các phát biểu trong phiên bản Sanskrit của văn bản đó mà ngày nay các thủ bản vẫn còn tồn tại. Vì vậy, trên thực tế T251 là phiên bản xác thực hơn của đoạn văn này và bản Sanskrit của Tâm kinh là một trong những phần lẻ bên ngoài. Nó không nhất thiết phải xác thực hơn để lựa chọn đọc từ bản Sanskrit, đặc biệt là khi người ta dịch từ bản Trung quốc.
Điều thứ hai cần nói, đó là việc dịch từ rūpa thành "body-hình hài", trong ngữ cảnh năm skandha thì đó là một sự kỳ quặc. Rūpa thường được hiểu là "hình thái" như một đặc điểm của các loại đối tượng mà năng lực các giác quan có thể xung chạm để tạo ra kinh nghiệm. Chính Tâm kinh tự nó đã biểu thị điều đó khi nó xếp vị trí của “hình thái” song song với âm thanh, hương thơm, vị nếm, xúc chạm và các đối tượng tâm lý (dharmas)[10]. Và từ "hình thái" là từ ban đầu được TNH sử dụng. Tôi không rõ tại sao bây giờ ông ta lại dịch nó là "hình hài". Sue Hamilton gợi ý rằng từ rūpa là để đề cập đến "trụ xứ của kinh nghiệm", tuy điều này có chút phức tạp hơn song có căn cứ xác đáng hơn so với từ "hình hài". TNH có vẻ đi trệch ra khỏi xu hướng lựa chọn này vì những lý do không mấy rõ ràng.
Công thức "Hình thái chính là Tánh Không, Tánh Không chính là Hình thái" này, đối với hầu hết mọi người, bao gồm cả TNH, đều nghĩ là điểm trung tâm trong Tâm kinh. Và công trình của TNH là biến chế lại kinh điển sao cho phần này có giá trị vững chắc hơn. Do đó, ông đã thay đổi từ ngữ của phần đối lập trong bản kinh, từ:
“Cho nên trong Tánh Không
Không có sắc, thọ, tưởng
Cũng không có hành, thức”.
(Sách nhật tụng Làng mai, 2000) [11]
Chuyển sang:
“Chính vì vậy mà trong cái không,
năm uẩn là[12] hình hài, cảm thọ, tri giác,
tâm hành và nhận thức
đều không có mặt như những thực tại riêng biệt”[13].
Điều mà bản Sanskrit nói là Tasmāc chāriputra śūnyatāyām na rūpam ... nghĩa là "Vì vậy, Śāriputra, trong Tánh Không không có hình thái, v.v.." hoặc "đối với Tánh Không không có hình thái ". Từ Sanskrit của “Tánh Không" (śūnyatā) trong biến cách 7. Vị trí, số nhiều (śūnyatāyām) cũng có thể được đọc là "trong Tánh Không" hoặc "đối với Tánh Không". Trong cả hai biến cách, nó phát biểu rằng không có mối quan hệ ngữ tộc nào giữa hình thái và Tánh Không, trong khi những câu trước phát biểu rằng hai cái này đồng nhất. Một mâu thuẫn hạn định. Thành ra TNH xoay quanh điểm này, bằng cách thay đổi văn bản để bây giờ ông ta nói rằng các skandha không phải là những thực tại riêng biệt. Điều này không phải là lý thuyết tà kiến theo quan điểm của Đại thừa giáo, nhưng nó cũng không phải là những gì mà văn bản nói đến. Vì vậy, "bản dịch" của TNH là một cái gì đó mà ông đã biến chế ra để giải quyết một vấn đề hiển nhiên (Phạm lỗi ngụy biện duy lý hóa- post hoc rationalisation[14]).
Tôi thấy nó rất nực cười khi mà TNH cho là ông ta có đủ thẩm quyền thay đổi văn bản để giải quyết mâu thuẫn này. Đó là bởi vì cho đến nay phần lớn quan tâm đến các chi tiết siêu nghiệm, toàn bộ những người hiện đại say mê với văn bản này mà tôi biết đến, và họ có thể cho rằng đây là điểm duy nhất đáng bõ công ra để viết. Nhìn từ bên ngoài, khi không tìm kiếm được ý nghĩa bản kinh, chúng ta chỉ thường đơn giản là thay đổi chúng! Hầu hết các nhà chú giải thậm chí không chú ý đến sự mâu thuẫn, vì lẽ đó họ không hề quan tâm đến tất cả điều này. Tuy nhiên, khi bước vào minh chứng, TNH đã không thực hiện được những hứa hẹn của mình, bởi vì ông ta ngay lập tức lấy tấm thảm phủ lên vấn đề. Nhưng ít nhất anh cũng thừa nhận rằng ở đó có vấn đề.
Cách tiếp cận của riêng tôi đối với vấn đề này đã được viết trên blog và tại một số nơi khác, tôi hy vọng nó sẽ được xuất bản trong một số tạp chí. (Xem Form is Emptiness. Parts I, II, and III). Tôi đã sử dụng một hệ thống phương pháp do Jan Nattier và Nobuyoshi Yamabe khải triển, nhằm lần theo các trích dẫn từ các văn bản gốc của Tâm kinh, tức là văn bản Prajñāpāramitā. Và khi làm như vậy tôi đã phát hiện ra rằng có một ai đó trong thời xa xưa đã ngụy tạo văn bản của Pañcaviṃśāsāhastikā tức Nhị vạn ngũ thiên tụng. Trong bản Aṣṭasāhasrikā[15] tức Bát thiên tụng, có dòng như vầy:
na hi anyā sā māyā anyat tad rūpam | rūpam eva māyā | māyaiva rūpam |
Huyễn ảo không phải là một cái tồn tại và một cái khác biệt hình thái. Hình thái chính là huyễn ảo. Huyễn ảo chính là hình thái.
Đây là một viện dẫn liên hệ đến lối so sánh cổ xưa của Phật giáo, đó là hình thái giống như một huyễn ảo. Lối so sánh trở thành phép ẩn dụ: hình thái là huyễn ảo. Và phép ẩn dụ đã được cụ thế hóa thành: hình thái là một huyễn ảo. Vấn đề là người biên tập đã thay thế từ māyā bằng từ śūnyatā, thành ra phạm phải sai lầm về cấu trúc ngữ pháp. Chữ hình thái trong tuyên bố này của Tâm kinh, đơn giản không có ý nghĩa: nó phạm phải một sai lầm về ngữ pháp và nó đã phá vỡ một phép ẩn dụ hoàn hảo. Có nhiều ví dụ khác về việc biên tập lầm lẫn trong Tâm kinh mà tôi đã trình bày chi tiết trong phần III thuộc bài tiểu luận Form is Emptiness -Hình thái chính là Tính Không. Vì vậy, lập luận của tôi là nếu có có một vấn đề nào đó trong Tâm kinh thì đó là với phần này. Thực tế, lời phát biểu: "hình thái là Tánh Không, Tánh Không chính là hình thái” là vô nghĩa. Điều này, không thể làm lung lây thực trạng, tức là lời phát biểu này đã biểu trưng cho một điều gì đó trọng yếu đối với các Phật tử trong nhiều thế kỷ. Nhiều Phật tử cảm thấy và vẫn cảm thấy rằng những gì họ đang cố gắng thực thi là điều bất khả tư nghị (nghĩa đen là vượt ra ngoài tầm quan niệm thuộc phạm trù lý giải của tâm thức)[16]. Và Truyền thống Đại thừa trở nên nhiều và càng nhiều bí ẩn, u huyền, thâm diệu hơn, nó hỗ trợ cho các nhà Đại Thừa nắm lấy nghịch biện như là một biểu hiện của đích điểm bất khả tư nghị này. Và định thức hiện hữu nghịch lý, đã tạo ra dịp để các nhà chú giải thuộc tất cả trường phái có thể vấn nạn về ý nghĩa và yêu cầu giải thích cụm từ này trong các phần còn lại của chúng ta. Tuy nhiên, chiều hướng cuối cùng là chúng ta phải có tri thức sâu sắc để hiểu nó. Tôi không thấy rằng câu biện luận này có một sự hữu ích hoặc đầy đủ ý nghĩa gì cả.
Ngược lại với TNH, tôi trích dẫn cụm từ thứ hai śūnyatāyām là để ám chỉ sự liên hệ đến śūnyatāvihāra hoặc śūnyatāsamādhi, nghĩa là (Thiền định) Trạng thái Tánh Không, nó được mô tả trong kinh điển Pāḷi (MN 121, 122) như là một cái gì mà trong đó không có các kinh nghiệm sinh khởi. Các skandha là sự khuếch trương nương theo các kinh nghiệm mà xuất hiện. Trong trạng thái Tánh Không các sự khuếch trương này dường như bị đình chỉ. Do đó, trong Tánh Không, đúng theo nghĩa đen là không có rūpa, không có vedanā, không có saṃjñā, không có saṃskāra, và không có vijñāna. Không có nghịch biện ở đây. Đây chỉ đơn giản là một mô tả về trạng thái thiền định. Và lưu ý rằng nếu thực sự từ rūpa có nghĩa là "hình hài", thì cách giải thích truyền thống sẽ đưa ra ngầm định rằng: hình hài không tồn tại trong śūnyatāvihāra. Tất nhiên, theo quan điểm của người hành thiền, thì hình hài của họ không còn tồn tại nữa. Nhưng đây không phải là một thực tế khách quan. Người hành thiền trong Tánh Không không có xu hướng nào để vượt ra ngoài kinh nghiệm nhằm đạt đến khách quan, bởi vì "bên ngoài" và "bên trong" không có bất cứ ý nghĩa gì trong samādhi.
Vì vậy, giải pháp của tôi cho vấn đề này rất khác so với đề xuất của TNH. Tôi lấy câu "hình thái là Tánh Không" là một sự vô nghĩa được tạo ra bởi một người nhiệt tâm thiếu suy xét đã làm phá vỡ lối so sánh hoàn hảo mà nó vẫn có thể được tìm thấy nguyên vẹn trong Aṣṭasāhasrikā. Và tôi lấy câu "Trong Tánh Không không có hình thái" để mô tả về những gì diễn ra trong (Thiền định) Trạng thái Tánh Không. Đây là điều bất thường, vì hầu hết các nhà chú giải đều nhận thấy chút ít liên hệ giữa chữ Pāḷi suññatā thường có nghĩa là "absence-vắng mặt", như khi vắng mặt kinh nghiệm, trong khi chữ Sanskrit "śūnyatā" là một phẩm chất định nghĩa cho Pháp, ví dụ như: sarvadharmāḥ śūnyatālakṣaṇā "Tất cả pháp đều có đặc điểm là Tánh Không", mặc dù nó cũng có thể liên hệ đến sự vắng mặt trong tự tính hay svabhāva[17]. Tôi nghi ngờ rằng lòng sùng kín sẽ đóng một vai trò chính trong việc phán định sự kiện nào đáng quan tâm nhất đối với vấn đề này, và điều này sẽ đưa đến việc xác định giải pháp nào có cơ sở hợp lý hơn hết.
Từ khi tôi nhìn thấy bản dịch này, tôi đã muốn đưa ra một vài nhận xét về nó. Tôi sẽ tập trung chi tiết vào đoạn đầu tiên. Đây là một phần của nguyên bản mà tôi hiểu rõ nhất và cũng là chủ đề mà tôi dùng cho bài viết về Tâm kinh đã được xuất bản (Attwood 2015). Các vấn đề hiển nhiên trong phần vắn tắt sau sẽ làm sáng tỏ hơn về những vấn đề nhận định chung quanh bản dịch này, như là học thuyết chủ nghĩa và văn chương. Đây là những gì mà TNH biến chế cho một bản dịch.
“Avalokita
Khi quán chiếu sâu sắc
Với tuệ giác qua bờ,
Bỗng khám phá ra rằng:
Năm uẩn đều trống rỗng.
Giác ngộ được điều đó,
Bồ-tát vượt ra được
Mọi khổ đau ách nạn”[18].
Ở đây có rất nhiều điểm hết sức khủng khiếp về đoạn này. Giống như các “bản dịch” mới khác của giới Thiền gia, phương pháp này có vẻ như được dùng để phân chia ra các cụm từ có ý nghĩa gì đó bằng các từ ngữ và nhét hẳn chúng vào văn bản, do đó làm cho nó khá kỳ khôi. Nó biến nguyên bản thành một bài diễn giảng. Về gợi ý cách bố trí theo thể thơ tự do (nghĩa là các câu ngắn mà không có vần điệu hoặc tiết nhịp), dầu thế nào đi nữa, thì như tôi đã nói, Tâm kinh không phải là một bài thơ. Đó là một đoạn văn ngắn được tách ra từ một tác phẩm dài hơn bằng văn xuôi.
Tâm kinh thường là không thể lãnh hội được đối với những người không thông thạo về ngữ cảnh. Ngay cả một số người sùng mộ nó cũng không thể làm gì khá hơn là đằm mình trong mớ hỗn độn của họ đối với bản văn này. Không có bản dịch nào trung thành với văn bản gốc mà làm cho cho người đọc có thể dễ dàng thấu hiểu được cả. Vì kinh điển phần lớn là ngữ vựng đặc thù. Nên khi cố nhét vào nó các nhóm từ giải thích mà tự bản thân chúng cũng là đặc ngữ, thì sẽ không cải thiện được tình hình gì cả và làm cho nó càng trở nên khoa đại hơn (hoặc trá ngụy nó thành một bài thơ, hoặc bất cứ điều gì khác).
Tôi khẳng định rằng bản dịch này của TNH chủ yếu dựa vào bản Trung quốc. Làm sao mà tôi biết được? Bởi vì không có chứng tích Sanskrit trong Tâm kinh dạng thủ bản hoặc khắc bản, cũng như bất kỳ văn bản Prajñāpāramitā nào của tiếng Sanskrit mà có một sự tương đương với cụm từ 度 一切苦厄 -độ nhất thiết khổ ách "overcame all suffering-vượt qua tất cả khổ đau". Nó được ngắt thành: 度 -độ "vượt qua" (đôi khi được dùng để dịch pāramitā); 一切 -nhất thiết "tất cả", 苦厄 -khổ đau “duḥkhatā” hoặc trạng thái khổ não. Việc chèn cụm từ trên vào, nói cho chúng ta biết rằng bản dịch của TNH mang diện mạo Trung quốc. Một dấu vết ám chỉ khác về điều này có thể được nhìn thấy trong phần cuối bản dịch của ông ta, nó nằm trong cụm từ "most illuminating mantra- Là linh chú sáng nhất"[19]. Đó là một sự diễn giải của chữ 大 明咒 - đại minh chú. Trong Sanskirt có từ vidyā-mantra, không thể phiên dịch theo cùng một dạng thể. Từ vidyā dịch (bởi Kumārajīva) là 明咒 minh chú (Xem Roots of the Heart Sutra 15 Aug 2014). Về sau này, khi Phật tử bắt đầu ưa chuộng sử dụng các mantra thì có vẻ một cách tự nhiên hơn nó tiếp nhận được hai đặc tính như là hai từ ngữ "shining mantra – thần chú rực sáng". Đây là bằng chứng khác ủng hộ thuyết nguồn gốc Trung quốc - sự khác biệt nhau rất khó để giải thích theo bất cứ cách nào khác.
Cụm từ "the Insight that Brings Us to the Other Shore- Sự quán chiếu sâu sắc đưa chúng ta qua đến bờ bên kia"[20], việc viết hoa nó một cách kỳ quặc, có thể TNH ám chỉ là dịch từ 般若 波羅蜜 多 Bát-nhã Ba-la-mật-đa của tiếng Trung quốc hoặc Prajñāpāramitā của tiếng Sanskrit. Có nhiều điểm chúng ta có thể nghiêm túc phê bình Conze, nhưng trong trường hợp này, ông dùng "perfection of wisdom-sự toàn hảo của trí tuệ" là rất thích đáng và chiếm ưu thế, nó được sử dụng phổ biến hiện nay và được đồng thuận tán thành. Từ Prajñā không có nghĩa là "insight-quán chiếu sâu sắc". Trong hầu hết các trường phái Phật giáo truyền đạt bằng tiếng Anh, thì từ "insight- quán chiếu sâu sắc" thường được dùng để dịch từ vipasiyanā. Từ Prajñā là sản phẩm của ‘insight-quán chiếu sâu sắc’. Kén chọn một phong cách riêng cho bản dịch trong khi có một cách dịch khác được sử dụng phổ biến và được thừa nhận thường là một sự kén chọn thất bại đối với dịch giả, bởi vì nó đặt một gánh nặng lên người đọc. Một cụm từ kỳ quặc như "quán chiếu sâu sắc đưa chúng ta qua đến bờ bên kia" chỉ làm cho bản văn trở nên tồi tệ hơn, bởi vì bấy giờ người đọc buộc phải phân tích cú pháp của cụm từ kỳ quặc này và dừng lại để xem xét nó có thể có ý nghĩa gì. Rất có khả năng là chúng ta không chấm dứt việc biến dạng nó trở thành một cái gì đó quen thuộc. Như tôi đã nói, Tâm kinh không phải là một văn bản mà một ai đó có thể dễ dàng tiếp cận được cho đến những người không phải là nhà chuyên môn sử dụng nhiều cụm từ giải thích để thay thế cho những thuật ngữ đặc thù khó hiểu. Một người nào đó muốn am tường nó thì phải mất nhiều năm học hỏi để hiểu rõ được những thuật ngữ đặc thù hoặc thậm chí vẫn không thể hiểu nổi. Trong trường hợp thứ hai, rất có thể người ta hầu như thường vận dụng tư duy theo lối u huyền, đây là một đặc điểm độc đáo xoay quanh vấn đề nguyên bản của Tâm kinh và thường là phản ứng của giới hiện đại đối với một văn bản khó hiểu.
Phần đầu tiên của văn bản tiếng Trung quốc viết như sau: 觀 自在 菩薩 行 深 般若 波羅蜜 多時- Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời. Chúng ta ngắt chúng ra để đọc: 觀 自在 [Quán Tự Tại] Avalokiteśvara 菩薩 [bồ-tát] bodhisatva 行 [hành] thực hành 深 [thâm] sâu thẳm 般若 波羅蜜 多 [bát-nhã ba-la-mật đa][21] prajñāpāramitā. Tố từ ‘時 thời’ nằm ở cuối gợi ý rằng đây là một hành động đang diễn ra không gián đoạn và chúng tôi thường dịch nó là "while-trong khi" hoặc "when-khi đang". TNH hiểu từ ‘深 thâm’ như là một trạng từ của ‘行’ hành, do đó nó có nghĩa là "thực hành (một cách) sâu xa" [theo chính tả của người Mỹ] nhưng trái lại hầu hết các dịch giả đều hiểu ‘深 thâm’ như một tính từ phẩm định của prajñāpāramitā. Nghĩa là, chính prajñāpāramitā đó vốn là sâu thẳm (gambhīra) chứ không phải chỉ cho sự thực hành. Thông thường đối với Middle Chinese-Trung cổ Hán ngữ, chúng ta sẽ có thể mong đợi một phẩm định từ được đặt ngay trước động từ mà nó phẩm định (được nói như vậy trong sách ngữ pháp của tôi). Trong trường hợp này, từ ‘深 thâm’ xuất hiện ngay sau từ “行 hành’. Vì vậy, đọc nó như một trạng từ của 行 hành thì thật là đáng nghi ngờ[22]. Trong tiếng Sanskrit là: gambhīrāṃ prajñāpāramitācaryāṃ caramāṇo. Ở đây, gambhīra rõ ràng là một tính từ, nhưng dường như nó áp dụng cho carya “thực hành”, nghĩa là sự thực hành sâu sắc của trí tuệ toàn hảo. Trong thực tế, nó cũng có vẻ như là một tính từ trong tiếng Trung quốc, như thể một tính từ của 般若 波羅蜜 多 Bát-nhã ba-la-mật-đa hay prajñāpāramitā. Cũng như một điểm ngữ pháp tiếng anh, một phẩm định từ cũng thường đi trước động từ mà nó phẩm định, do đó "practising deeply" phải là "deeply practising", nhưng điều này phụ thuộc vào sự quan sát rằng ở đây "deep" không có khả năng là một trạng từ.
THN đã suy diễn rằng Avalokiteśvara không phải là "thực hành prajñāpāramitā sâu thẳm", mà là ngài "thực hành sâu xa với prajñāpāramitā". Vì vậy, ông lý luận rằng bản thân prajñāpāramitā không phải là một sự thực hành, nhưng là một điều trọng yếu, và vì Avalokiteśvara có được nó. Trong bản tiếng Sanskrit đưa ra tuyên bố ngược lại điều này bằng cụm từ prajñāpāramitācaryāṃ 'thực hành trí tuệ toàn hảo'. Trong bản dịch của TNH trình tự xuất hiện không chính xác. Theo TNH, Avalokiteśvara, một vị Bồ tát, đang "thực hành với prajñāpāramitā". Thật kỳ lạ, THN ngay sau đó chèn thêm một trạng từ "suddenly-bỗng"[23] mà không có tương đương trong bất kỳ phiên bản nào của văn bản bằng tiếng Trung quốc hoặc tiếng Sanskrit cả. Avalokiteśvara "suddenly discovered that that all of the five Skandhas are equally empty-bỗng khám phá ra rằng tất cả năm uẩn đều trống rỗng, tất cả đều là cái không"[24] Nhưng Avalokiteśvara là một vị Bồ-tát được tác thành hoàn hảo “với Bát nhã”, và vì thế khá lão luyện với Tánh Không của các skandha. Nó không phải là một cái gì đó mà một vị Bồ-tát như Avalokiteśvara lại "bỗng khám phá ra", bởi vì chỉ một phần trong tính thể của một vị Bồ tát với prajñāpāramitā là vị ấy đã biết rõ điều đó. Thế nên, điều này dường như là một sai lầm nghiêm trọng trong việc hiểu rõ điều gì đang diễn ra. Còn nữa, hoặc Avalokiteśvara là một vị Bồ tát, hoặc vị ấy " bỗng khám phá ra rằng tất cả năm uẩn đều trống rỗng, tất cả đều là cái không" nhưng cả hai đều không phải. Cũng không có bản Trung quốc hay tiếng Sanskrit nào thừa nhận động từ "bỗng" cả. Điều đầu tiên có từ ‘照見 chiếu kiến’ mà tôi sẽ thảo luận trong đoạn tiếp theo; thứ hai, có từ paśyati sma "vị ấy đã chiêm nghiệm".
Trạng từ "bỗng" này xuất hiện không có căn cứ. Bản văn Trung quốc có cụm từ 照 見 chiếu kiến, khá là bất thường. Cho phép tôi trích dẫn đoạn thảo luận của tôi trong tạp chí JOCBS (Attwood 2015: 119):
"照 見 chiếu kiến, một thuật ngữ có thể là khó tương đương với vyavalokayati sma, nhưng có quan hệ chặt chẽ với paśyati sma, tức là cả quan sát và nhìn thấy. Từ 照 chiếu cũng có nghĩa là "suy ngẫm","rọi sáng", hoặc là "đối chiếu", trong khi 見 kiến chỉ có nghĩa là "để nhìn thấy", và chính nó thường tương ứng một cách chính xác với paśyati. Cả hai đặc tính có thể được động như một động từ phức hợp "illuminate and see-rọi sáng và nhìn thấy", hoặc 照 chiếu có thể thuộc về trạng từ, mang ý nghĩa đại loại như "thấy rõ ràng, nhận ra". Trong Yu (2000), một số nhà chuyên môn về văn học Trung quốc với nhiều kiến thức về Phật học đã tiếp cận Hṛdaya như là một tác phẩm văn học và đã không nhất trí trong việc làm thế nào để giải thích cụm từ này. Stephen F. Teiser (Yu 2000: 113) dịch là “illuminating vision” (照 chiếu, như một phó từ), trong khi Stephen H West (116) chọn "shining upon and making manifest" (‘照 見 chiếu kiến’ như là một động từ phức hợp). Michael A, Fuller không dịch, nhưng phát biểu một cách mơ hồ: "Tôi gặp phải một ẩn ngữ ở đây, hay nói khác là có một thứ không thể phân tích được: Vì sao là zhao [nghĩa là 照 kiến]? Ý nghĩa ở đây là gì? Trí tuệ có phát ra ánh sáng không? Đó là trí tuệ như vầy: vận dụng linh hoạt tâm trí liên hệ đến các hiện tượng của thế giới, hoặc nó chỉ đơn giản là dễ lãnh hội?"
Vì vậy, trong trường hợp này vị trí của từ ‘照 chiếu’ nằm ngay trước từ ‘見 kiến’ cho phép đọc nó như một trạng từ. Vấn đề là từ ‘照 chiếu’ không có nghĩa là "bỗng" và từ ‘見 kiến’ không có nghĩa là "khám phá". Vì vậy, một lần nữa, TNH không chỉ đơn thuần là dịch các văn bản, ông đã thay đổi nó.
Tiếp theo, TNH dịch ‘五蘊 皆空 ngũ uẩn giai không’ thành: "all of the five Skandhas are equally empty- tất cả năm uẩn đều trống rỗng như nhau[25], [tất cả đều là cái không[26]]". Đây cũng là một vấn đề mơ hồ khác nữa. Từ ‘皆 giai’, trên thực tế, là một trạng từ "tất cả, toàn thể, mỗi, hoàn toàn" và cụm từ có nghĩa là "năm uẩn đều trống rỗng" nó ít có khả năng là "tất cả năm uẩn đều trống rỗng". Vì vậy, chúng ta rất có thể sẽ đọc từ ‘皆 giai’ như một trạng từ, nhưng nó không phải là trạng từ với ý nghĩa mà ông ta đã đọc. Thật là vô nghĩa khi thêm “equally-như nhau” vào cụm từ "all the five skandhas are empty". Tánh Không nó không có vấn đề cấp độ. Nếu cái gì đó trống rỗng thì nó là trống rỗng. Còn nếu nó có sự có mặt của cái dù là nhỏ nhất thì có nghĩa nó không phải là trống rỗng.
Cuối cùng, TNH dịch ‘度 一切 苦厄 độ nhất thiết khổ ách’ thành "He overcame all Ill-being-Vị ấy vượt qua được mọi khổ đau ách nạn". Tôi rất ngạc nhiên khi thấy "Ill-being" là một từ trọn vẹn. Nó là một từ ngữ đặc Mỹ (nó nằm trong Merriam-Webster Dictionary, nhưng không có trong Oxford). Tôi cho rằng chúng ta không thể phàn nàn về từ ngữ đặc Mỹ khi mà số đông môn đồ của ông là người Mỹ. Nhưng với tôi đây là một từ ngữ thô kệch. Quan điểm thẩm mỹ nằm trong mắt người xem, nhưng hầu hết các phần còn lại của đoạn văn này đã được dịch rất tệ hại đến nỗi chỉ có giá trị thấp kém giống như việc vừa sử dụng một từ ngữ vụng về như "ill-being" thực tế chỉ là sẩm tối như một biệt ngữ của Phật giáo đối với người đọc. Nó làm họ buộc phải dừng lại để tìm hiểu các từ ngữ đó.
Thế là có rất nhiều vấn đề trong đoạn văn ngắn như vậy. Hầu như mọi cụm từ đều bị bóp méo theo phương diện nào đó. Những gì TNH đã làm ở đây, không phải trong phạm vi của một bản dịch, vì nó là một sự diễn dịch lê thê của bản văn. Là một người kinh nghiệm quen thuộc với các văn bản bằng tiếng Sanskrit và Trung quốc, đánh giá của tôi là ông ta đã không làm được bất cứ việc gì để khiến cho văn bản trở nên rõ ràng dễ hiểu, và trong nhiều trường hợp, ông ta đã làm cho nó không trong sáng, hoặc thông qua sự phiên dịch không chính xác, một sự thêm thắt suy diễn vô ích, hay vụng về trong sử dụng ngữ pháp Anh văn. Trong đó TNH có thể đã thành công là giải thích những gì mà TNH nghĩ rằng văn bản ngầm định. Đó là đủ công bằng, chỉ là ông ấy quan điểm sai lệch về những gì văn bản nói đến.
Tôi có thể tiếp tục phê bình các phần còn lại của bản dịch, nhưng tôi nghĩ rằng điểm này đã được thực hiện và tôi không muốn nhọc sức cho việc này. Không có cái gì sâu sắc hay tốt đẹp trong bản dịch này. Thật kinh tởm ở nhiều mức độ
Kết luận
Trong khi có một ít tài cán văn chương và mặc dù đã tích cực nhưng vẫn mơ hồ với những ngầm định của văn bản, song bản dịch mới của Thích Nhất Hạnh không hề kém phần nực cười cho sự liều lĩnh mà người đàn ông này đã thay đổi văn bản nhằm ứng phó các vấn đề nhận thức. Và điều này nằm trong một thế giới mà đa số các bản dịch mới đều tự hào là những công trình phiên dịch mà không có sự thêm thắt bất cứ điều gì khác. Khá nhiều sự thay đổi của TNH không có giá trị, chẳng hạn như nhồi nhét vào văn bản các trạng từ thừa thải, hoặc biến một từ thành một cụm từ diễn tả dài dòng để nó truyền đạt quan điểm của người diễn tả, nhưng để xử lý vấn đề của hai phát biểu đối lập, TNH đã cố gắng tạo ra một sự đóng góp đáng kể hơn. Không chỉ điều này, ông ta cũng đã phải cân nhắc đến giá trị của những phát biểu đối lập và lựa chọn giữa chúng. Từ đó Tâm kinh thành ra sản phẩm của một nhóm người vì sự xen tạp như thế được viết hẳn vào nguyên bản, điều nực cười là nhìn thấy nó vẫn tiếp tục được tiến hành trong hiện tại.
Các nhà bình luận thường diễn giải Tâm kinh như một cái gì bề thế vĩ đại bằng nhận định thiên hướng của bản thân. Với mỗi dịch giả (và nhiều hơn hoặc ít hơn), Tâm kinh đại diện cho một hình ảnh thu nhỏ từ cái thế giới quan hiện tại của họ, có thể là Yogācārin, Mādhyamika, Tāthāgatagarbhikā hay Tantric. Tầm quan trọng của Tâm kinh trong các truyền thống này nó chính là một văn bản kinh điển, do đó chứng thực và chính thống hóa quan điểm của nhà chú giải, bất kể quan điểm đó là gì. Tất cả các Phật tử thường làm điều này, nhưng trong trường hợp của hầu hết các nhà chú giải hiện đại, họ miễn cưỡng chỉnh sửa bản văn để nó phù hợp với quan điểm của họ. Chúng tôi vẫn biết rằng văn bản đã được chỉnh sửa từ trong quá khứ. Tôi đã đưa ra các đường link để ví dụ cho điều này. Nhưng hãy lưu ý rằng không chỉ có duy nhất thủ bản Sanskrit khác biệt so với tất cả những bản khác (mặc dù đôi khi điều này chỉ là do người ghi chép thủ bản hời hợp nên lầm lẫn), mà cả ba phiên bản của Tâm kinh lược bản trong Tripiṭaka Trung quốc cũng khác nhau trong các phương diện đáng kể (xem thêm Variations in the Heart Sutra in Chinese).
Bản dịch mới của TNH cũng gây chú ý vì nó minh họa phương pháp mà một Phật tử rất có thể sẽ áp dụng khi nhìn thấy một sự lầm lẫn nào đó trong nguyên bản kinh điển của họ. Vấn đề được nhận ra bởi TNH là một sự thật. Không phải là vấn đề phân tích hay chú giải, mà ở đó, có một sự chấp vá và mâu thuẫn rõ ràng trong Tâm kinh mà từ lâu không ai chú ý, nhưng điều đó được TNH chú ý đến. Tôi cũng chú ý đến nó, nhưng ông ta đã đăng tin về nó sớm hơn tôi một vài năm, do đó, tất cả tin tưởng vào ông ta. Cách tiếp cận của tôi đối với lầm lẫn này là để làm nổi bật các vấn đề và những gì xung quanh nó. Tôi muốn một áp lực được phát sinh để tạo ra một sự thay đổi quan điểm về các văn bản trong Phật giáo và điều này đòi hỏi phải duy trì áp lực hơn là tìm kiếm một giải pháp.
Vì vấn đề đó xảy ra trong Tâm kinh nên dường như là nó kết quả của một biến cố lịch sử trong sự hùng biện của Đại thừa, mà vốn đã được thêm thắt một cách vô lý vào một số các văn bản hiện còn, trong khoảng thời gian những thế kỷ đầu của kỷ nguyên tây lịch (tối thiểu là vào năm 180 Tây lịch, khi Lokakṣema dịch Pañcaviṃsati[27]). Như vậy mâu thuẫn cũng quan trọng như là một dấu hiệu nhận biết về sự thay đổi các giáo nghĩa trong Phật giáo và thái độ quan điểm. Vải lại, chỉ bằng cách thừa nhận những điều sai lầm và chấp nhận giữ vững nó để có cái nhìn sâu sắc về lịch sử tử tưởng trong khi tiếp cận tinh hoa Phật giáo.
TNH nhận thấy vấn đề và sau đó "khắc phục" nó bằng cách biến chế ra một “bản dịch” không có chứa đựng vấn đề. Ông không chỉ đơn giản là dịch văn bản như một người quan sát trung lập mà ông đã chủ động thay đổi văn bản để đảm bảo một sự phát biểu phù hợp với quan điểm của ông về Phật giáo.
Ông không hoàn toàn mờ mịt về lịch sử của văn bản, bởi vì trong một tài liệu riêng biệt khác, ông nhận ra được vấn đề này. Nếu chỉ đơn giản là sửa đổi văn bản, rồi ông loại bỏ đi trạng thái áp lực mà nó vốn là cái có khả năng thúc đẩy sự thay đổi quan điểm, thì ông chỉ đang giữ nguyên tình trạng mà thôi. Nhưng đây là những gì chúng tôi đoán trước về việc hình thành các kiểu mẫu minh họa, ngay cả đối với những dịch giả lập dị.
Thêm nữa, một thủ tục chính thống hóa khác TNH hay sử dụng, mà chúng ta cũng thường thấy phổ biến ở các nhà diễn thuyết về Thiền ở phương tây, đó là sự viện dẫn tiếng Sanskrit để chứng thực một bản dịch từ tiếng Trung quốc. Điều này chỉ có thể xảy ra trong sự kém hiểu biết hoặc chối bỏ thuyết nguồn gốc Trung quốc của Jan Nattier. Nó được duy trì bởi việc thiếu kiến thức tổng quát về tiếng Sanskrit trong giới Phật tử hiện đại. Phải thừa nhận rằng tiếng Sanskrit là một ngôn ngữ khó có thể học được, nhưng việc thiếu kiến thức về nó, đồng nghĩa là các nhà diễn giải có thể tùy ý đưa ra các phát biểu về văn bản tiếng Sanskrit mà hầu hết môn đệ của họ sẽ không bao giờ đặt nghi vấn, và cũng không có trình độ năng lực để khảo sát nó. Theo kinh nghiệm của tôi, các nhà chú giải như Red Pine và Kaz Tanahashi là những người nói rằng họ đang dịch từ tiếng Sanskrit nhưng thực ra là những người nghèo nàn về tiếng Sanskrit và lệ thuộc rất nhiều vào hệ thống thứ ba không được nêu tên (có thể là các tác phẩm viết bằng tiếng Nhật) và các văn bản tiếng Trung quốc. TNH đã cố gắng ngụ ý rằng ông ta đã sử dụng văn bản Sanskrit, nhưng rõ ràng ông ta đã dịch văn bản tiếng Trung quốc từ T251.
Giống như tôi đã đặt vấn đề ở trước, nếu có bất kỳ vấn đề nào về văn bản, ở đây tôi muốn nhấn mạnh, thì những thủ thuật này chỉ với mục đích là để đối phó chúng. Tôi nghĩ, đó là một nét đặc trưng của Đại thừa, dầu cho nó được công nhận như là văn bản kinh điển, họ vẫn không ngần ngại đem ra sửa đổi. Nó được thấy khá rõ ràng trong Tripiṭaka Trung quốc, và điều này cũng xảy ra rất nhiều ở Ấn Độ. Mặt khác, cho đến ngay hiện tại, tôi cũng biết rằng chưa có tiền lệ nào tương tự như thế xuất phát từ lĩnh vực nghiên cứu Pāli, dù là hoạt động biên tập, hay việc hiệu chỉnh những vấn đề khó nhận thức. Vì vậy, đây là một hệ thống tri thức sâu sắc đáng kinh ngạc trong thế giới các tác phẩm và truyền bá nguyên bản của Phật giáo. Thế nhưng, trong quá trình diễn tiến, TNH vẫn chưa biên tập (edited) được một văn bản bằng ngôn ngữ tiêu chuẩn kinh điển, mà trái lại văn bản nguồn vẫn giữ nguyên trạng. Quá trình phiên dịch văn bản tạo cơ hội tốt để hiểu chỉnh văn bản mà người chỉ biết một ngôn ngữ thì không thể thực hiện được.
Đến đây là đánh giá cuối cùng, bản dịch mới của TNH không phải là “very good”, hoặc là tiêu biểu cho một văn bản phù hợp với quy chuẩn của kinh điển hay tác phẩm văn học. “Bản dịch” này thực sự là một palimpsest[28]: một văn bản mới được viết ra trên đầu một trang giấy cũ nát. Nó không phải là một sự phiên dịch, nhiều lắm chỉ như là một tác phẩm mới phản ánh những lời dạy của tác giả chứ không phải là những lời dạy của đức Thế Tôn.
Tâm kinh là một loạt các văn cú bị lệch ra khỏi ngữ cảnh, do bị đọc nhầm bởi các nhà ghi chép thủ bản và người biên tập, và phóng đại vượt bậc năng lực ban đầu như là một phép lạ nhiệm mầu bảo vệ khỏi quỷ dữ và tai họa. Nội dung của nó vẫn tiếp tục làm bối rồi, nhưng bản thân sự bối rối này tượng trưng của điều gì đó cần thiết cho khá nhiều Phật tử: trong sự bối rối của họ với thế giới, với Phật giáo, và với cách Phật giáo nhận định ý nghĩa thế giới (hay không).
~~ oOo ~~
Attwood, Jayarava. (2015). Heart Murmurs: Some Problems with Conze’s Prajñāpāramitāhṛdaya. Journal of the Oxford Centre for Buddhist Studies, 8, 28-48. http://jocbs.org/index.php/jocbs/article/view/104
Yu, Pauline, et al. [eds] (2000) Ways With Words: Writing about reading Texts from Early China. University of California Press.
[1] Từ trang web riêng của TNH: “a profound and beautiful new English translation of the Heart Sutra”; ở trang web khác của TNH nói thêm bản dịch này là “a radical re-translation of a sacred text”, rồi “the greatness of this new translation”. Nhưng thực tế thế nào mời đọc phê bình của tác giả trong bài viết.
[2] Ratnaguṇasaṃcayagāthā, P.L. Vaidya (ed.): Mahayana-sutra-samgrahah, Part 1. Darbhanga: The Mithila Institute 1961 (Buddhist Sanskrit Texts, 17)
[3] Dẫn theo bản Việt trên trang web của TNH, ở đây. Trong bản tiếng Anh TNH nói cụ thể là 2000 năm.
[4] Dẫn theo bản Việt trên trang web của TNH, ở đây.
[5] Ibid., ở đây.
[6] Ibid., ở đây.
[7] ĐTK. 08, No.0251, Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh, 1 quyển, Đường, Huyền Tráng dịch.
[8] ĐTK. 0223, Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh, 27 quyển, Hậu Tần, La-thập dịch.
[9] Nalinaksha Dutt: Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā. Calcutta 1934; Oskar von Hinüber: "Sieben Goldblätter einer Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā aus Anurādhapura", Nachrichten der Akademie der Wissenschaften in Göttingen, Phil.-Hist.Kl. 1983, pp. 189-207.
[10] Đây là dịch sát theo Phạn-Anh, chỉ cho sáu đối tượng (ṣaḍ viṣayāḥ, lục cảnh), Hán thường dịch là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
[11] Dẫn theo Nhật tụng làng mai, xem ở đây.
[12] Bản Việt dịch văn xuôi của TNH có thêm cụm từ “năm uẩn là”, trong bản tiếng Anh của ông không có từ đó.
[13] Dịch 5 chữ của TNH: “Cho nên trong cái không/ Năm uẩn đều không thể/Tự riêng mình có mặt. ibid., ở đây.
[14] Post hoc đôi khi viết là post-hoc, dạng ngắn gọn của “post hoc ergo propter hoc”. Tên một lỗi luận lý học.
[15] P.L. Vaidya (ed.), Darbhanga: The Mithila Institute, 1960 (Buddhist Sanskrit Texts, 4).
[16] Skt. Acintya (Pāli: Acinteyya, Tib. Bsam gyis mi khyab pa): Hán thường phiên âm là A chấn-để-dã 阿振底也, dịch là Bất khả tư 不可思, Bất khả tư nghị 不可思議, Bất tư nghị 不思議. Acintya diễn tả ý nghĩa Không thể nghĩ, không thể tưởng tượng.
[17] svabhāva, Hán dịch: tự tính, chỉ trạng thái cá biệt hay yếu tính độc lập. giải thích bởi Sthiramati: svena svena lakṣaṇena vidyamānavad bhavatīti svbhāvaḥ: tính thể tự hữu (svabhāva) là cái đang hiện hữu với yếu tính cá biệt của nó, với tự tướng của nó, như cái được biết là đang hiện hữu.
[18] Dẫn trong bản Việt TNH. Ở đây.
[19] Dẫn trong bản Việt TNH. Ở đây.
[20] Đây là dịch theo bản Tiếng Anh, bản Việt TNH dùng: tuệ giác qua bờ, cụm này trong bản tiếng Anh TNH diễn tả khá lê thê.
[21] Phiên âm trong [] của dịch giả.
[22] Xem thêm dẫn chứng và giải thích của TT.Tuệ sỹ trong phần Dẫn vào Tâm kinh, trong Thiền và Bát nhã (2010), tr. 17-21, có thể xem ở đây.
[23] Bản tiếng Anh của T.Nhất Hạnh dùng chữ “suddenly” (Bản tiếng Việt dùng chữ “bỗng”), khiến cho độc giả có cảm giác một cái gì đó đột ngột xảy ra, một cách thình lình hay bất ngờ mà không thể dự liệu trước được, đó không phải là trạng thái của Bồ-tát Đại sĩ.
[24] Dẫn trong bản Việt TNH. Ở đây.
[25] Câu này trong bản Tiếng việt của TNH không có từ “như nhau”, có thể xem ở đây. Nhưng kì lạ là trong bản tiếng Anh ông chèn thêm chữ này vào, xem ở đây.
[26] Trong bản Anh không có cụm “tất cả đều là cái không”, cụm này trong bản Việt của TNH.
[27] ĐTK 08, No. 0224, Đạo hành Bát-nhã kinh, 10 quyển, Hậu Hán, Chi-lâu-ca-sấm dịch.
[28] Palimpsest, dùng để ám chỉ rằng: những tác phẩm mới ra đời nhưng không có giá trị gì, chồng chất ngỗn ngang, như là viết chồng lên một tờ giấy cũ. Cf. Concise Oxford English Dictionary, mục từ Palimpsest.
(Thư Viện Hoa Sen)
Subscribe to:
Posts (Atom)