Tuesday, January 30, 2018

Kỳ thị cá nhân !

Một anh chàng người Việt gốc Hoa đến Mỹ hơn 20 năm về trước, đi làm đủ công việc từ nhà hàng, lái xe tải ... để mưu sinh và lo cho gia đình con cái, không có thời gian để học hỏi tiếng Anh. Nay đi xin việc bị một anh chàng Mỹ khác làm ở phòng nhân sự công ty trả lời một cách khinh rẻ về khả năng tiếng Anh của anh ta. Thế là đứa con gái lên tiếng bảo vệ cha, lên án sự đối xử khiếm nhã và phận biệt của anh chàng Mỹ làm ở bộ phận nhân sự công ty (HR) kia. Cô gái nhận được nhiều sự ủng hộ đồng tình của người dân Mỹ. Người cha cũng được công ty kia xin lỗi, và nhiều công ty khác "offer" công việc. Dĩ nhiên anh chàng Mỹ làm ở phòng nhân sự cũng bị đuổi việc.

Những câu chuyện như thế này chắc thỉnh thoảng cũng xảy ra ở nhiều nơi nhiều nước. Một lần nữa nó nói lên được một số vấn đề rất ư bình thường mà đôi khi ta lãng quên mất.
Thứ nhất, ở đâu cũng có người xấu người tốt. Sự kỳ thị cá nhân thì ở nơi nào, nước nào cũng có, phụ thuộc vào tư duy của mỗi con người. Sự phân biệt kỳ thị không phải chỉ dừng lại ở màu da, chủng tộc hoặc trình độ ngoại ngữ như câu chuyện trên đây, mà còn là giàu nghèo, địa vị xã hội, sang hèn, trình độ học vấn, nam nữ, địa phương, gốc gác cha mẹ ông bà..v.v.. Thậm chí một số ít người còn kỳ thị kẻ đến trước, người đến sau, mít ướt mít ráo, với những đồng bào cùng thân phận tị nạn lưu vong như họ (!).
Bởi vậy, cho dù là người Mỹ, người ngoại quốc, hay người VN chăng nữa thì cũng có đứa khôn đứa dại, người thông thái kẻ mê muội, người rộng rãi kẻ chật hẹp. Đừng bao giờ nghĩ rằng người "tây" thì luôn tốt, ông sếp thì luôn đúng, ông VK thì biết nhiều hơn... Một công ty nho nhỏ như trường hợp ở trên, thì đội ngũ nhân sự thường đơn giản. Hãng càng lớn thì nhân viên quản lý hoặc nhân sự thường được tuyển chọn kỹ càng, có đẳng cấp cao hơn. Thường là vậy, không tuyệt đối !
Một điểm nổi bật nữa, là người nước ngoài có vẻ công bằng (fair) hơn. Họ lắng nghe, thông cảm, và tôn trọng sự thật. Rõ ràng là sau 1,2 ngày cô bé con gái nhận được bao nhiêu sự an ủi, ủng hộ, đồng thuận từ nhiều cá nhân và công ty khác của Mỹ. Riêng sự công bằng này thì không phải quốc gia nào cũng có được. Có những đất nước thông tin chỉ có 1 chiều, báo đài đồng loạt như nhau, nên chỉ được hiểu 1 chiều, không có tính phản biện, thiếu công bằng, cái nhìn phiếm diện. Luận công, luận tội, cũng thiếu công bằng !
Cuối cùng là quyền được nói và sự cởi mở can đảm của những đứa trẻ. Ở quê mình, nhiều khi thấy những đứa bé thiếu tự tin hẳn ra. Giáo dục của gia đình, trường học, xã hội, và chính quyền, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền hạn và khả năng phát biểu suy nghĩ cảm tưởng của con người, nhất là ở nhừng đứa trẻ. Ở những quốc gia  mà quyền tự do ngôn luận không được bảo vệ và khuyến khích, thì khó tạo ra được một đất nước phát triển lành mạnh & một xã hội công bằng bác ái.

Nhưng suy cho cùng, so với những câu chuyện nhiều người xin đi học hoặc đi làm, bị từ chối ngay chính trên quê hương họ bởi những tờ khai lý lịch, thì chuyện anh chàng lái xe người Việt gốc Hoa này đã là một câu chuyện cổ tích rồi :-) .

Đọc câu chuyện bằng tiếng Anh ở đây 


No comments:

Post a Comment

Comments: