Monday, July 16, 2018
Ảo giác quyền lực !
Hôm qua ngồi coi đá banh chung kết World Cup với gia đình và mấy người bạn. Tới phần phát giải thưởng, trời mưa. Đám nhân viên (hoặc vệ sĩ) chạy ra che dù cho Putin, còn tổng thống Pháp & Croatia giữa trời mưa dột, mặc kệ. Người bạn nói "Hình như những người đó đã được huấn luyện rập khuôn, thuần hoá, trở thành thuộc tính, thấy mưa là che dù cho lãnh đạo họ ngay :-) ". Còn mình thì đợi hoài, coi thử phản ứng của chủ nhà Putin có quan tâm tới người khác chung quanh không, nhất là đối với phụ nữ (tổng thống Croatia) đang ướt như chuột lột. Không, ngài vẫn thản nhiên như vại, ung dung và hãnh diện. Có lẽ ông ta cũng không nhận ra đó là điều khác thường !
Đang định nói chút về cái thuộc tính văn hoá của nhà lãnh đạo Putin, thì sáng nay thấy báo chí khắp nơi đăng đầy. Thực ra thì mình cũng không ngạc nhiên lắm về những ứng xử như vậy, bởi cũng từng gặp qua nhiều trường hợp tương tự, ngay chính trên quê hương mình. Chuyện che dù xách dép cho sếp là bình thường. Chưa bắt cõng cho khỏi ướt giày đã là văn minh lắm rồi :-) .
Nhiều người cho rằng đó một thứ văn hoá trong xã hội quyền lực tập trung, độc tài. Mình thì cho rằng đó là một thứ ảo giác quyền lực. Sống với những ảo giác quyền lực lâu ngày, dần dà quên mất cái giá trị bình đẳng giữa người với người, dễ ngộ nhận mình là cái rốn của vũ trụ. Và cách ứng xử của họ đối với thuộc cấp hoặc những người yếu thế hơn đã thể hiện rõ điều đó. (Dĩ nhiên là không có ý vơ đũa cả nắm, cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ). Hiện tượng này cũng thường thấy trong giới trọc phú của những đất nước kém phát triển, hoặc luật pháp còn nhiều kẻ hở. Sống trong một xã hội mà quyền lực càng bị lạm phát, thì con người càng có xu hướng muốn thể hiện quyền lực. Đó là sự thật, ai cũng có thể dễ dàng nhận ra hiện tượng đó ở một số quốc gia trên thế giới hiện nay.
Hồi mình mới về SG làm việc, lớ ngớ. Có lần, chiều tan sở về, lục đục đi mua đồ làm cái chuồng cho chú chó con. Cậu bảo vệ công ty thấy vậy, nói "Thôi đi anh, để đó em kêu lính làm cho". Mình ngạc nhiên hỏi "Em cũng có lính hả ? ". Sau này, dần dà mới hiểu, cả nước VN nhiều người có "lính", chứ chẳng phải gì cậu ấy. Lính thiệt, lính giả, lính không ăn lương, lính sai vặt, lính tự nguyện, lính biên chế .v.v.. Lớn có lính lớn, nhỏ có lính nhỏ, nói đùa nói thật, đủ cả, không biết đâu mà lần. Ảo giác quyền lực tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, và thường dẫn đến những phô trương kệch cỡm. Không những thế, nó còn là nhu cầu giải thoát của sự tự ti mặc cảm. Ở đâu cũng vậy. Nhớ lại hồi mấy chục năm trước mình quen biết anh kia làm công nhân trong sở. Anh một thời khuấy nước nên hồ, hô hào quy chụp, nổi đình nổi đám, thọc đông thọc tây, "chỉ đạo" thiên hạ. Lúc nào anh cũng tỏ ra mình là lãnh tụ, chỉ huy. Ai không theo ý anh, anh "tặng" ngay cái nón cối. Có lần mình hỏi thăm "hồi đó chắc anh sĩ quan thuộc binh chủng nào ?". Anh trả lời nhỏ nhẹ " Hồi xưa mình trốn lính". Đã lâu lắm rồi không gặp, không biết giờ này anh ở đâu ?
Mới hôm lễ Độc Lập đầu tháng này, mình dẫn con đi dự lễ dưới phủ thống đốc/toà đô chính của tiểu bang. Có ông thứ truởng và mấy ông quan chức cao cấp tiểu bang đi vòng vòng ngoài bãi cỏ chào hỏi bà con, đùa giỡn với mấy đứa nhỏ, phát cờ, thẩy pie .... Một người quen bên VN mới qua, hỏi mình: "Sao mấy ông này bình dân thế ?". Mình trả lời "Xứ này người ta quan niệm làm quan chức nhà nước cũng là một công việc bình thường như công việc khác mà thôi, có khi lương còn ít hơn bên ngoài. Làm việc cho dân, lãnh lương của dân, thì chào hỏi đùa giỡn với người dân, cũng là chuyện bình thường thôi. Hết giờ làm việc, cũng là dân. Mai mốt hết làm, về hưu cũng là dân. Có gì họ phải tự đề cao phân biệt đối xử !".
Đúng là như thế. Nhưng thực ra, nói dễ dàng vậy, thấy đơn giản vậy, nhưng để có được một quan niệm tôn trọng bình đẳng trong xã hội thì quả không dễ chút nào. Bởi nó liên quan đến cả một hệ thống văn hoá giáo dục & xã hội. Nhiều chính khách, quan chức, từng diễn xuất chuyên nghiệp, rồi có lúc cũng sơ suất thể hiện cái tư duy văn hoá thực sự của mình. Lâu nay nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ảo giác quyền lực là do sự mất cân đối giữa quyền hành và khả năng thực sự, hoặc là hệ quả của những tiếm dụng quyền lực không công bằng. Ảo giác quyền lực càng lớn thì văn hoá ứng xử càng nhỏ !
Ông Putin hết làm tổng thống qua làm thủ tướng, hết thủ tướng lại nhảy qua làm tổng thống. Tài năng kiệt xuất như vậy, thì lỡ ứng xử sai chút, thế giới cũng nên rộng lòng tha thứ vậy :-) ....
Friday, July 06, 2018
Yếu hay mạnh ?
Cách đây vài tháng, truyền thông Mỹ xôn xao vì vụ bà Caren Turner, một uỷ viên của thành phố cảng New York-New Jersey (Port Authority of New York and New Jersey), đã lạm dụng quyền lực của mình. Câu chuyện bắt đầu khi con gái bà & vài người bạn bị 2 người cảnh sát dừng xe vì quá hạn đăng kiểm. Cô con gái gọi điện thoại cho bà ra, nhưng hai người cảnh sát đã không quan tâm gì đến chức vụ của bà, và chỉ làm theo lẽ phải (coi video). Bà nói, “Tôi là Ủy viên Thành phố, tôi đứng đầu 4.000 cảnh sát ở đây, anh rõ chưa?". Người cảnh sát cũng không e dè và trả lời “Thưa cô, chúng tôi không cần xem giấy tờ của cô”. Họ chỉ làm đúng vai trò và trách nhiệm của mình. Sau cùng, bà Thành Ủy viên này xin lỗi hai người cảnh sát và từ chức, chấm dứt sự nghiệp chính trị đang lên của bà. Mở ngoặc chút, dĩ nhiên ở đâu cũng có "good cops, bad cops" (cảnh sát tốt & cảnh sát xấu), chỉ là nhiều hay ít. Tuy nhiên ở Mỹ nếu phạm luật thì con ông Trời cũng phải tuân thủ theo luật pháp, nếu không thì chỉ mang hoạ vào thân !
Rồi coi đến đoạn video dưới đây xảy ra ở VN, những ông trời con đời thường. Dối trá, ngang ngược, và hèn yếu. Xưa nay trên thế giới, trong một xã hội pháp trị, niềm tin vào luật pháp được hình thành và duy trì là nhờ ở quan hệ thực thi song phương. Cho nên để dẫn đến những câu chuyện bi hài như thế này, có phần trách nhiệm của cả người thi hành pháp luật và người thừa hành pháp luật. Thỉnh thoảng đọc báo VN vẫn thấy những mẩu tin "ông trời cha và ông trời con" như thế. Dường như họ có cùng một điểm chung là muốn thể hiện "Mày có biết tao là ai không ?".
Rõ ràng có một sự ngộ nhận rất lớn ở đây, bởi họ cho đó là cách thể hiện sức mạnh, trong khi thực ra đó lại là một hiện tượng yếu đuối, kém tự tin. Sự cầu cạnh, nhờ vả, dựa hơi, bám víu vào những thứ không thuộc về mình để thể hiện quyền lực là một tâm lý yếu đuối, và tư duy "cơ hội". Sự tự trọng của con người và sự công bằng của xã hội, chắc chắn sẽ không bao giờ dựa trên nền tảng của văn hoá dựa hơi & bao che. Những nước văn minh, đại đa số không ai giáo dục con cái như vậy !
Ngược lại có những đất nước, văn hoá dựa hơi, nhờ vả, cửa quyền, hống hách xưng tụng ... đã ngấm sâu qua nhiều thế hệ, đến mức không còn phân biệt được đúng sai. Xã hội đầy rẫy vấn nạn "con ông cháu cha", dựa hơi, thân thế. Từ làng xã địa phương cho đến những cấp chính quyền cao hơn. Từ trong nước cho đến ra nước ngoài, một số người vẫn thế !
Thực ra suy cho cùng, nếu không thay đổi được tư duy và văn hoá này, thì sẽ khó có được một đất nước hùng cường, thịnh vượng thực sự.
Rồi coi đến đoạn video dưới đây xảy ra ở VN, những ông trời con đời thường. Dối trá, ngang ngược, và hèn yếu. Xưa nay trên thế giới, trong một xã hội pháp trị, niềm tin vào luật pháp được hình thành và duy trì là nhờ ở quan hệ thực thi song phương. Cho nên để dẫn đến những câu chuyện bi hài như thế này, có phần trách nhiệm của cả người thi hành pháp luật và người thừa hành pháp luật. Thỉnh thoảng đọc báo VN vẫn thấy những mẩu tin "ông trời cha và ông trời con" như thế. Dường như họ có cùng một điểm chung là muốn thể hiện "Mày có biết tao là ai không ?".
Rõ ràng có một sự ngộ nhận rất lớn ở đây, bởi họ cho đó là cách thể hiện sức mạnh, trong khi thực ra đó lại là một hiện tượng yếu đuối, kém tự tin. Sự cầu cạnh, nhờ vả, dựa hơi, bám víu vào những thứ không thuộc về mình để thể hiện quyền lực là một tâm lý yếu đuối, và tư duy "cơ hội". Sự tự trọng của con người và sự công bằng của xã hội, chắc chắn sẽ không bao giờ dựa trên nền tảng của văn hoá dựa hơi & bao che. Những nước văn minh, đại đa số không ai giáo dục con cái như vậy !
Ngược lại có những đất nước, văn hoá dựa hơi, nhờ vả, cửa quyền, hống hách xưng tụng ... đã ngấm sâu qua nhiều thế hệ, đến mức không còn phân biệt được đúng sai. Xã hội đầy rẫy vấn nạn "con ông cháu cha", dựa hơi, thân thế. Từ làng xã địa phương cho đến những cấp chính quyền cao hơn. Từ trong nước cho đến ra nước ngoài, một số người vẫn thế !
Thực ra suy cho cùng, nếu không thay đổi được tư duy và văn hoá này, thì sẽ khó có được một đất nước hùng cường, thịnh vượng thực sự.
Tuesday, July 03, 2018
Monday, July 02, 2018
99 Năm Cảng Darwin Của Úc Vào Tay Trung Cộng.
(Nguyễn Quang Duy)
Melbourne, Úc Đại Lợi
Tuần trước Lưỡng Viện Quốc Hội Úc thông qua hai Đạo Luật chống can thiệp chính trị từ ngoại bang và gián điệp công nghiệp. Mặc dù cả 2 Đạo Luật không giới hạn ngoại bang là nước nào nhưng ngay trong Quốc Hội đã công khai bàn tới là Trung cộng.
Trong khi việc Bắc Úc cho Trung cộng thuê cảng Darwin 99 năm là nguyên nhân ban đầu dẫn đến hai Đạo Luật, thì Việt Nam lại dự định sẽ thông qua dự luật 3 Đặc Khu vào tháng 10 này. Xin đúc kết câu chuyện xem như một bài học cho người Việt chúng ta.
Bán cảng Darwin
Tháng 10/2015 Bộ Trưởng Lãnh thổ Bắc Úc Adam Giles công bố đã cho Tập đoàn Landbridge của tỷ phú Trung cộng Ye Cheng thuê Cảng Darwin trong 99 năm với giá $506 triệu Úc kim.
Mặc dầu trước đó báo chí, giới học giả và dân chúng Úc đã công khai phản đối việc mua bán vì đây là cảng chiến lược gần phi trường quân sự, căn cứ quân sự Úc - Mỹ, cửa ngõ để ra vào Biển Đông và nếu chiến tranh xảy ra Trung cộng có thể sẽ phá cảng quân sự này thay đổi cuộc diện chiến tranh.
Giám đốc Viện Chính Sách Chiến Lược Úc, Peter Jennings nhất quyết cho rằng việc ông Ye Cheng mua cảng Darwin là nằm trong dự án Một Vòng Đai Một Con Đường phục vụ chiến lược của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh về lâu dài sẽ đối chọi với quyền lợi nước Úc.
Cảng Darwin là tài sản Liên Bang giao cho chính phủ Bắc Úc quản lý theo một Đạo Luật riêng chính phủ Bắc Úc có quyền cho thuê lên đến 99 năm. Tài sản của chính phủ lại không bị bó buộc bởi các Đạo Luật về Công Ty, nên hợp đồng mua bán với Landbridge đã tiến hành một cách khá thầm lặng.
Đến nay dư luận vẫn thắc mắc tại sao cả hai đảng Lao Động và Tự Do ở cấp Liên Bang chấp nhận việc bán cảng Darwin. Tổng trưởng Mậu dịch Andrew Robb còn công khai ủng hộ việc này.
Điều lạ lùng là cả Bộ Quốc Phòng và Cơ quan Tình Báo Úc ASIO khi ấy đều không xem hợp đồng thuê mướn 99 năm là đe dọa đến an ninh quốc phòng Úc. Ít lâu sau vào tháng 8/2016 Bộ Trưởng Bắc Úc Adam Giles bị thất cử nặng nề, ông phải chính thức thừa nhận chính phủ của ông trong vòng bốn năm qua hoạt động yếu kém và bỏ qua cơ hội tái đắc cử.
Cầm Thế Cảng Darwin
Việc bán cảng Darwin trở nên nghiêm trọng vào đầu tháng 6/2017 khi hãng truyền thông Fairfax đưa tin Landbridge có thể đã cầm thế cảng để vay $500 triệu từ Ngân hàng Xuất Nhập Cảng (Export - Import Bank). Ngân hàng Export - Import Bank là của nhà nước Trung cộng đã công khai mục đích nhằm thực hiện chiến lược Một Vòng Đai Một Con Đường của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Landbridge xác nhận cảng đã được cầm thế và đã tham khảo ý kiến chính phủ Bắc Úc. Phát ngôn viên chính phủ Bắc Úc trả lời Fairfax là họ có đủ quyền hành giữ quyền kiểm soát cảng Darwin mặc dầu nó bị đem đi thế chấp cho nước ngoài. Chính phủ Liên Bang không nói ra nhưng chắc chắn không đồng ý vì từ lâu đã nghi ngờ tỷ phú Ye Cheng có liên hệ rất mật thiết với đảng Cộng sản.
Vào tháng 12/2015, Ủy Ban Kinh Tế Thượng Viện Úc đã công khai đặt vấn đề ông Ye Cheng là thành viên của của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Cộng một tổ chức của đảng Cộng sản có quyền lực và nhằm cố vấn cho chủ tịch Tập Cận Bình.
Vào năm 2013 ông Ye Cheng còn được chính quyền tỉnh Sơn Đông vinh danh là 1 trong 10 cá nhân quan tâm đến sự phát triển của nền Quốc Phòng Trung Cộng. Ngoài cảng Darwin, năm 2014, Landbridge còn mua Công Ty Sản xuất khí đốt WestSide đặt trụ sở tại Brisbane, Úc.
Mua Chuộc Tổng trưởng Mậu dịch Andrew Robb
Tháng 6/2017 Chương trình truyền hình Four Corners và Fairfax công bố kết quả điều tra cho thấy Trung cộng đã kín đáo xâm nhập và tạo ảnh hưởng trong chính quyền Úc.
Cụ thể là Tổng trưởng Mậu dịch Andrew Robb cha đẻ của hiệp ước tự do mậu dịch Trung cộng - Úc và là người công khai ủng hộ việc bán cảng Darwin đã có những làm ăn hết sức mờ ám với với Tập đoàn Landbridge.
Ngày 9/5/2016 trước lần bầu cử Liên Bang Úc ông Robb đột ngột xin từ chức Bộ Trưởng và tuyên bố không ra ứng cử nữa. Một lá thư mật do công ty Landbridge gửi đến ông Robb bị tiết lộ cho thấy trước khi từ chức ông Robb đã nhận lời làm cố vấn kinh tế cao cấp cho công ty Landbridge với mức lương lên tới $880.000 hàng năm. Bức thư nói một cách mù mờ ông Robb chẳng cần làm gì cả mà vẫn có được món tiền này.
Ông Robb còn là cha đẻ của Hiệp định Mậu dịch Tự do Trung Cộng Úc, ký kết năm 2014. Theo tường trình của Ủy Ban Bầu Cử vào ngày Hiệp định được ký kết tỷ phú Trung cộng Huang Xiangmo đã tặng ngay $50.000 cho quỹ tranh cử của ông Robb. Ông Huang Xiangmo là nhân vật chính trong bài tới về việc Trung cộng dùng tiền ảnh hưởng chính trị Úc.
Ngăn chặn Trung cộng xâm chiếm nước Úc.
Rút bài học từ cảng Darwin, Bộ trưởng Tài chính Úc Scott Morrison cho biết chính phủ Úc luôn ủng hộ nước ngoài đầu tư nhưng không được đi ngược quyền lợi nước Úc, và Úc không bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của an ninh quốc gia.
Năm 2016, ông Morrison đã ra lệnh ngừng việc cổ phần hóa công ty điện lực lớn nhất Úc Ausgrid khi nhận được đấu thầu của Tập đoàn điện lực Trung cộng và của một công ty do tỷ phú Hong Kong ông Li Ka Sing nắm. Đồng thời ông bác bỏ việc bán công ty nuôi bò lớn nhất Úc S Kidman & Co Ltd khi có người Trung Quốc hỏi mua.
Ngày 10/10/2017, Tổng trưởng Tư pháp George Brandis công bố dự luật nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu của quốc gia trước sự thao túng của nước ngoài. Ông cho biết mức độ đầu tư của nước ngoài ngày càng gia tăng, nên hạ tầng trọng yếu của Úc như điện lực, cấp nước, viễn thông và cảng biển, càng ngày càng dễ bị do thám và bị phá hoại hơn.
Dự luật An ninh Cơ sở hạ tầng trọng yếu 2018 được Quốc Hội Úc thông qua ngày 28/3/2018 cho phép Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng quyền yêu cầu chủ sở hữu hoặc người điều hành cơ sở hạ tầng giảm bớt “nguy cơ an ninh quốc gia đáng kể”. Đồng thời doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng phải đăng bộ tài sản để chính phủ theo dõi người sở hữu, kiểm soát và có quyền giám sát những tài sản cơ sở hạ tầng trọng yếu khi cần.
Theo ông Brandis, việc làm này là để cung cấp thông tin cho những đánh giá của chính phủ về những tài sản có nguy cơ bị do thám bị phá hoại.
Như vậy mặc dầu cảng Darwin đã nằm trong tay Trung cộng, Đạo luật cho phép chính phủ Liên Bang can thiệp vào cảng Darwin bất cứ lúc nào khi thấy có nguy cơ có hại cho an ninh quốc gia. Mặt khác, chính phủ sẽ không cho phép người nước ngoài tham gia các dự án tại Úc nếu Cục Tình báo An ninh (ASIO) chứng minh rằng sự tham gia này có hại cho an ninh quốc gia.
Việt Nam ngày nay điện, nước, đường xá, đất đai và sắp tới 3 Đặc Khu đa phần đã bị Trung cộng kiểm soát bị cầm thế. Bài học cảng Darwin là một bài học cho chúng ta ghi nhận.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
1/7/2018
Tuesday, June 26, 2018
Phiếm: Khoảng cách thế hệ ....
Mấy hôm nay làm tài xế chở con đi chơi, đi hội hè, đi hội thảo về phim ảnh online, đi thăm chỗ này chỗ nọ ... Mỏi giò mỏi cẳng, mới nhận ra mình đã "già" rồi.
Quả nhiên là đi với tuổi trẻ, mới thấy mình già nua. "Già" vì tuổi tác là chuyện thường tình, "già" về tinh thần mới là điều đáng lo ngại :-). Đúng ra thì khoảng cách thế hệ thời nào cũng có. Nhưng trong cái thời đại internet & truyền thông hiện nay, khoảng cách thế hệ (generation gap) lại càng quá lớn. Mình làm trong lãnh vực truyền thông, công nghệ thông tin, đã mấy chục năm, mà hội nhập vào thế giới công nghệ của thế hệ trẻ, của con cái, còn thấy ngơ ngác. Huống hồ là người chưa hề biết gục gờ chấm cơm, phê tê bốc, e meo, tờ nét ....là gì. Đó là chỉ mới nói đến công nghệ kỹ thuật thôi, còn về các lãnh vực khác như âm nhạc, phim ảnh, tư tưởng, trào lưu, nghệ thuật, thời trang .....thì lại càng cách biệt nữa.
Mà có đi đến những cuộc hội thảo, những conference, những convention này, mới hiểu hết được tại sao hầu hết sự sáng tạo phong phú của thế giới đều bắt đầu ở một số quốc gia, mà không thể là ở Triều Tiên, Cu ba, Trung quốc. Cứ nhìn lại lịch sử, từ mainframe computer cho đến PC, từ Windows cho đến Apple, từ Google cho đến Facebook, từ Tom & Jerry trắng đen cho đến HD Blue-Ray, từ máy giặt máy sấy cho đến tàu ngầm, phi thuyền lên chị Hằng sao Hoả .... tất cả đều bắt đầu ở sự tự do. Tự do trong tư tưởng, tự do biểu đạt, tự do sáng tác, tự do phản biện, và tự do ... chế tạo !
Tốn bao nhiêu tiền bạc, bao nhiêu sức lực, bao nhiêu nổ lực hy sinh, bao nhiêu cải cách, những nước văn minh mới tạo dựng được một môi trường tự do dân chủ đầy ngẫu hứng cho mọi thế hệ phát triển, đa dạng & phong phú. Mọi người đều có quyền suy luận, phát biểu, chia xẻ, sáng tác, và thể hiện cái riêng của họ. Một cậu bé dị tật bẩm sinh, tự nhiên biểu diễn khả năng nhảy múa của mình trước đám đông xa lạ. Một cô gái có kích thước quá cỡ, tự tin thuyết giảng về công việc của mình, không chút ngượng ngùng. Một thần tượng giới YouTube bình dân trong quần rách áo thun, kể về lỗi lầm và sự ngu dốt của mình khi mới bắt đầu vào nghề làm video. Một cô bé rất nổi tiếng trong giới Animal Jam chia xẻ "mình rất bình thường trong học lực và gia đình cũng nghèo, nên những gì mình đã làm được, chắc các bạn sẽ làm tốt hơn" ...v.v. Những đứa trẻ mới lớn, những nhà sáng tác kinh nghiệm, những đạo diễn, những game thủ, những "con nghiện" online, những nhà kinh doanh thành đạt, những trai gái tập tễnh vào đời ... kẻ nói người nghe. Mọi thứ đều rất bình thường, đơn giản, thực tế, và gần gũi.
Không hề có những mẫu chuyện hư cấu, đề cao thần tượng, cũng chẳng có tấm gương đạo đức, và càng không hề thấy bóng dáng đảng phái, thế lực thù địch, âm mưu chính trị nào cả .... Mà chỉ là những tiếng cười, ôm nhau, la hét, tự do, hoà bình, thân thiện, tự tin, phản biện, tranh luận, đầy ngẫu hứng ... để sáng tác, để đóng góp (contribute) cho đời sống tự nhiên mỗi ngày.
Không tuyên truyền, không khẩu hiệu, không băng rôn, không cờ quạt, nhưng những thông điệp cuộc sống tự nó đã được truyền đi mạnh mẽ. Và hình như tất cả mọi người đều cảm nhận được những lời nhắn nhủ động viên gần gủi đó... Đó là "Những gì tôi làm được, các bạn chắc chắn cũng sẽ làm được". Đó là "Đừng điên cuồng bắt chước theo một thần tượng hay tấm gương nào, bởi mỗi người có một hoàn cảnh riêng. Nên có lối đi riêng, và hãy tin vào lối đi của bạn". Đó là "Niềm tin sẽ giúp bạn thành công, tự do sẽ giúp bạn thoát khỏi hạn chế của bản thân và nghịch cảnh". Đó là "Hãy làm cho cuộc sống chung quanh ngày mỗi tốt hơn". Đó là "Hãy ôm nhau thay vì xô đẩy nhau". Đó là "Hãy mơ ước và nhìn về phía trước". Đó là "Đừng sợ hãi, đừng đầu hàng, mà hãy đứng lên sau mỗi lần thất bại". Đó là "Chỉ có tình yêu mới đem lại hoà bình, bạo lực chỉ đem lại chiến tranh" ..v.v...
Đây không phải lần đầu mình tham dự loại conference này, cũng không phải lần đầu nghe về những thông điệp tích cực trong cuộc sống. Nhưng mình muốn cảm ơn những may mắn, cảm ơn xã hội này đã cho những đứa trẻ quyền tự do căn bản để suy nghĩ và biểu đạt, tự do phát biểu và tranh luận, tự do nói về sự thật, tự do nói về đúng sai, tự do nói về tự do.
Rồi bỗng ngậm ngùi nghĩ về những khác biệt ở thế hệ mình. Có lẽ sự khác biệt lớn nhất đã bắt đầu từ hệ quả của những điều ngược lại !
Sunday, June 17, 2018
Hai chữ nước nhà !
Hôm nay ngày lễ Cha (Father's Day), nghĩ đến Nguyễn Phi Khanh & bài thơ "Hai chữ nước nhà" của Trần Tuấn Khải .
Hai chữ Nước Nhà
(Nghĩ lời ông Phi Khanh dặn ông Nguyên Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang Tàu)
Chốn Ải Bắc mây sầu ảm đạm
Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu
Bốn bề hổ thét chim kêu
Ðoái nom phong cảnh như khêu bất bình
Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
Chút thân tàn lần bước dậm khơi
Trông con tầm tã châu rơi
Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên:
Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay
Trời Nam riêng một cõi này
Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì!
Than vận nước gặp khi biến đổi
Ðể quân Minh thừa hội xâm lăng
Bốn phương khói lửa bừng bừng
Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông!
Nơi đô thị thành tung quách vỡ
Chốn dân gian bỏ vợ lìa con
Làm cho xiêu tán hao mòn
Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!
Thảm vong quốc kể sao cho xiết
Trông cơ đồ nhường xé tâm can
Ngậm ngùi khóc đất giời than
Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!
Khói Nùng lĩnh như xây khối uất
Sóng Long giang nhường vật cơn sầu
Con ơi! càng nói càng đau...
Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?
Cha xót phận tuổi già sức yếu
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay
Thân lươn bao quản vũng lầy
Giang sơn gánh vác sau này cậy con
Con nên nhớ tổ tông khi trước
Ðã từng phen vì nước gian lao
Bắc Nam bờ cõi phân mao
Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây
Kìa Trưng nữ ra tay buồm lái
Phận liễu bồ xoay với cuồng phong
Giết giặc nước, trả thù chồng
Nghìn thu tiếng nữ anh hùng còn ghi
Kìa Hưng Đạo gặp khi quốc biến
Vì giống nòi quyết chiến bao phen
Sông Bạch Đằng phá quân Nguyên
Gươm reo chính khí nước rền dư uy
Coi lịch sử gươm kia còn tỏ
Mở dư đồ đất nọ chưa tan
Giang san này vẫn giang san
Mà nay sẻ nghé tan đàn vì ai?
Con nay cũng một người trong nước
Phải nhắc câu Gia, Quốc đôi đường
Làm trai hồ thỉ bốn phương
Sao cho khỏi thẹn với gương Lạc Hồng
Thời thế có anh hùng là thế
Chữ vinh hoa xá kể làm chi!
Mấy trang hào kiệt xưa kia
Hy sinh thân thế cũng vì nước non
Con đương độ đầu xanh tuổi trẻ
Bước cạnh tranh há dễ nhường ai?
Phải nên thương lấy giống nòi
Đừng tham phú quí mà nguôi tấc lòng
Kiếp luồn cúi, đỉnh chung cũng nhục;
Thân tự do chiên chúc mà vinh
Con ơi nhớ đức sinh thành
Sao cho khỏi để ô danh với đời
Chớ lần lữa theo loài nô lệ
Bán tổ tiên kiếm kế sinh nhai
Đem thân đầy đoạ tôi đòi
Nhục nhằn bêu riếu muôn đời hay chi?
Sống như thế, sống đê, sống mạt
Sống làm chi thêm chật non sông!
Thà rằng chết quách cho xong
Cái thân cẩu trệ ai mong có mình!
Huống con cũng học hành khôn biết
Làm giống người phải xét nông sâu
Tuồng chi gục mặt cúi đầu
Cam tâm làm kiếp ngựa trâu cho đành!
Nỗi tâm sự đinh ninh dường ấy
Cha khuyên con có bấy nhiêu lời
Con ơi! con phải là người
Thì con theo lấy những lời cha khuyên
Cha nay đã muôn nghìn bi thảm
Nói bao nhiêu tâm khảm càng đau!
Chân mây mặt cỏ rầu rầu
Càng trông cố quốc mạch sầu càng thương!
Lời cha dặn khắc xương để dạ
Mấy gian lao con chớ sai nguyền
Tuốt gươm thề với vương thiên
Phải đem tâm huyết mà đền cao sâu
Gan tráng sĩ vững sau như trước
Chí nam nhi lấy nước làm nhà
Tấm thân xẻ với san hà
Tượng đồng bia đá hoạ là cam công
Nữa mai mốt giết xong thù nghịch
Mũi long tuyền lau sạch màu tanh
Làm cho đất rộng trời kinh
Bấy giờ quốc hiển gia vinh có ngày!
Nghĩa vụ đó con hay chăng tá?
Tính toán sao vẹn cả đôi đường
Cha dù đất lạ gởi xương
Trông về cố quốc khỏi thương hồn già
Con ơi ! Hai chữ nước nhà !
(Nguồn: Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải, NXB Văn học, 1984)
Hai chữ Nước Nhà
(Nghĩ lời ông Phi Khanh dặn ông Nguyên Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang Tàu)
Chốn Ải Bắc mây sầu ảm đạm
Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu
Bốn bề hổ thét chim kêu
Ðoái nom phong cảnh như khêu bất bình
Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
Chút thân tàn lần bước dậm khơi
Trông con tầm tã châu rơi
Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên:
Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay
Trời Nam riêng một cõi này
Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì!
Than vận nước gặp khi biến đổi
Ðể quân Minh thừa hội xâm lăng
Bốn phương khói lửa bừng bừng
Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông!
Nơi đô thị thành tung quách vỡ
Chốn dân gian bỏ vợ lìa con
Làm cho xiêu tán hao mòn
Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!
Thảm vong quốc kể sao cho xiết
Trông cơ đồ nhường xé tâm can
Ngậm ngùi khóc đất giời than
Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!
Khói Nùng lĩnh như xây khối uất
Sóng Long giang nhường vật cơn sầu
Con ơi! càng nói càng đau...
Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?
Cha xót phận tuổi già sức yếu
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay
Thân lươn bao quản vũng lầy
Giang sơn gánh vác sau này cậy con
Con nên nhớ tổ tông khi trước
Ðã từng phen vì nước gian lao
Bắc Nam bờ cõi phân mao
Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây
Kìa Trưng nữ ra tay buồm lái
Phận liễu bồ xoay với cuồng phong
Giết giặc nước, trả thù chồng
Nghìn thu tiếng nữ anh hùng còn ghi
Kìa Hưng Đạo gặp khi quốc biến
Vì giống nòi quyết chiến bao phen
Sông Bạch Đằng phá quân Nguyên
Gươm reo chính khí nước rền dư uy
Coi lịch sử gươm kia còn tỏ
Mở dư đồ đất nọ chưa tan
Giang san này vẫn giang san
Mà nay sẻ nghé tan đàn vì ai?
Con nay cũng một người trong nước
Phải nhắc câu Gia, Quốc đôi đường
Làm trai hồ thỉ bốn phương
Sao cho khỏi thẹn với gương Lạc Hồng
Thời thế có anh hùng là thế
Chữ vinh hoa xá kể làm chi!
Mấy trang hào kiệt xưa kia
Hy sinh thân thế cũng vì nước non
Con đương độ đầu xanh tuổi trẻ
Bước cạnh tranh há dễ nhường ai?
Phải nên thương lấy giống nòi
Đừng tham phú quí mà nguôi tấc lòng
Kiếp luồn cúi, đỉnh chung cũng nhục;
Thân tự do chiên chúc mà vinh
Con ơi nhớ đức sinh thành
Sao cho khỏi để ô danh với đời
Chớ lần lữa theo loài nô lệ
Bán tổ tiên kiếm kế sinh nhai
Đem thân đầy đoạ tôi đòi
Nhục nhằn bêu riếu muôn đời hay chi?
Sống như thế, sống đê, sống mạt
Sống làm chi thêm chật non sông!
Thà rằng chết quách cho xong
Cái thân cẩu trệ ai mong có mình!
Huống con cũng học hành khôn biết
Làm giống người phải xét nông sâu
Tuồng chi gục mặt cúi đầu
Cam tâm làm kiếp ngựa trâu cho đành!
Nỗi tâm sự đinh ninh dường ấy
Cha khuyên con có bấy nhiêu lời
Con ơi! con phải là người
Thì con theo lấy những lời cha khuyên
Cha nay đã muôn nghìn bi thảm
Nói bao nhiêu tâm khảm càng đau!
Chân mây mặt cỏ rầu rầu
Càng trông cố quốc mạch sầu càng thương!
Lời cha dặn khắc xương để dạ
Mấy gian lao con chớ sai nguyền
Tuốt gươm thề với vương thiên
Phải đem tâm huyết mà đền cao sâu
Gan tráng sĩ vững sau như trước
Chí nam nhi lấy nước làm nhà
Tấm thân xẻ với san hà
Tượng đồng bia đá hoạ là cam công
Nữa mai mốt giết xong thù nghịch
Mũi long tuyền lau sạch màu tanh
Làm cho đất rộng trời kinh
Bấy giờ quốc hiển gia vinh có ngày!
Nghĩa vụ đó con hay chăng tá?
Tính toán sao vẹn cả đôi đường
Cha dù đất lạ gởi xương
Trông về cố quốc khỏi thương hồn già
Con ơi ! Hai chữ nước nhà !
(Nguồn: Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải, NXB Văn học, 1984)
Tuesday, June 12, 2018
Animal Farm (Trại súc vật)
"Who controls the past controls the future. Who controls the present controls the past." (George Orwell)
Animal Farm (Trại súc vật), là một tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của nhà văn người Anh, George Orwell, xuất bản lần đầu vào năm 1945. Mãi cho đến ngày hôm nay, nó vẫn là một đề tài để thiên hạ chế diễu và châm biếm khi nói về sự kiểm soát vô lý, cũng như tính khôi hài của lý thuyết "All animals are equal but some animals are more equal than others" trong những xã hội kém dân chủ. Hầu hết ở bậc học phổ thông của các nước phát triển đều có dạy về cuốn tiểu thuyết này ở môn văn học, nước Mỹ cũng thế !
Thực ra ở những nước phát triển, bên cạnh những bài học ở trường, thì trong sinh hoạt hàng ngày, gia đình và xã hội cũng dạy dỗ con cái hiểu biết và thực hành quyền tự do như một xu hướng chung của thế giới văn minh. Bởi vậy đối với nhiều quốc gia, đó không phải chỉ là một sự chọn lựa, mà là một nhu cầu thiết yếu của đời sống !
Cho nên những gì đi ngược lại điều đó, không khéo có khi tưởng lợi mà thành hại lớn. Đặc biệt là khi mở cửa giao thương, kết nối, kêu gọi cùng nhau phát triển với cộng đồng thế giới bên ngoài !
Animal Farm (Trại súc vật), là một tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của nhà văn người Anh, George Orwell, xuất bản lần đầu vào năm 1945. Mãi cho đến ngày hôm nay, nó vẫn là một đề tài để thiên hạ chế diễu và châm biếm khi nói về sự kiểm soát vô lý, cũng như tính khôi hài của lý thuyết "All animals are equal but some animals are more equal than others" trong những xã hội kém dân chủ. Hầu hết ở bậc học phổ thông của các nước phát triển đều có dạy về cuốn tiểu thuyết này ở môn văn học, nước Mỹ cũng thế !
Thực ra ở những nước phát triển, bên cạnh những bài học ở trường, thì trong sinh hoạt hàng ngày, gia đình và xã hội cũng dạy dỗ con cái hiểu biết và thực hành quyền tự do như một xu hướng chung của thế giới văn minh. Bởi vậy đối với nhiều quốc gia, đó không phải chỉ là một sự chọn lựa, mà là một nhu cầu thiết yếu của đời sống !
Cho nên những gì đi ngược lại điều đó, không khéo có khi tưởng lợi mà thành hại lớn. Đặc biệt là khi mở cửa giao thương, kết nối, kêu gọi cùng nhau phát triển với cộng đồng thế giới bên ngoài !
Hãy đến với nhau bằng tình yêu thương ! (United By Love)
Find your way, never lose your faith... Love will always take the throne ...We are united by one love !
Hãy chọn cho bạn con đường, đừng bao giờ đánh mất niềm tin ....Tình yêu bao giờ cũng chiến thắng... Hãy đến với nhau bằng tình yêu thương !
Bài hát được chọn cho giải World Cup Russia 2018
Hãy chọn cho bạn con đường, đừng bao giờ đánh mất niềm tin ....Tình yêu bao giờ cũng chiến thắng... Hãy đến với nhau bằng tình yêu thương !
Bài hát được chọn cho giải World Cup Russia 2018
Monday, June 11, 2018
Không có gì đặc biệt
Trích từ “Thiền Tâm Sơ Tâm – Suzuki Roshi” – nguyễn duy nhiên
(Trang mạng: Cội Nguồn)
Thầy của tôi qua đời khi tôi được ba-mươi-mốt tuổi. Mặc dù lúc ấy tôi muốn dồn hết tâm lực vào việc hành thiền tại tu viện Eiheiji, nhưng tôi phải trở về để nối nghiệp thầy tại ngôi chùa của người. Tôi đã trở nên rất bận rộn, cũng như mọi tuổi trẻ khác. Tôi gặp nhiều khó khăn. Những trở ngại này dạy cho tôi rất nhiều, nhưng không thấm vào đâu so với lối sống chân thật và tĩnh lặng tại tu viện.
Tu thiền đòi hỏi ta phải giữ một nếp sống đều đặn bình thường. Thiền không phải là một phương pháp náo động nào hết, mà nó dạy cho ta biết thận trọng, chú ý vào những công việc thường xuyên mỗi ngày của mình. Những khi ta quá bận rộn và kích động, tâm ta sẽ trở nên thô thiển và tã tơi. Điều ấy không tốt. Nếu có thể, hãy giữ cho mình được luôn tĩnh lặng và an vui, tránh những sự kích động.
Cuộc sống của ta mỗi ngày càng thêm bận rộn, nhất là giữa thời đại văn minh này. Nếu chúng ta có dịp về thăm nơi xưa chốn cũ sau một thời gian dài xa cách, ta sẽ giật mình vì những sự thay đổi của nó. Ta không thể nào ngăn chận được sự đổi thay. Nhưng nếu ta ham thích sự náo nhiệt, hay là ngay cả sự đổi thay của chính mình, ta sẽ bị cuộc đời chung quanh cuốn trôi theo, lạc về một phương trời vô định. Hãy giữ tâm cho được yên lặng, bằng sự thận trọng và tỉnh giác. Giữa một cuộc sống náo động và đổi thay, ta vẫn có thể sống thanh thản và quân bình được.
Thiền không phải là một phương pháp gì đáng để làm cho ta đam mê. Có người hành thiền vì tánh tò mò, nhưng hạng người này chỉ tự làm cho đời sống họ bận rộn thêm mà thôi. Nếu sự tu tập làm cho bạn mỗi ngày một bận rộn hơn thì vô lý quá. Tôi nghĩ rằng mỗi tuần ngồi thiền một lần cũng là đủ lắm rồi. Đừng đam mê tập thiền quá. Những người trẻ tuổi khi ham thiền rồi thì bỏ cả mọi chuyện, muốn trốn lên núi cao hay vào rừng sâu để tu tập. Sự đam mê ấy không chân thật. Hãy cứ tiếp tục công việc hằng ngày một cách tỉnh lặng và tự nhiên.
Tu tập cũng giống như là nấu bánh – ta phải pha trộn từng chút, thực hành theo từng bước một, nhiệt độ đòi hỏi phải vừa đúng. Và chỉ có ta mới hiểu mình nhất, ta biết nhiệt độ cần thiết cho mình phải là bao nhiêu. Ta biết rõ mình cần gì. Hãy thành thật với chính mình. Nhưng nếu bị kích động, ham mê quá, ta sẽ quên đi nhiệt độ phải giữ, và làm hỏng sự tu tập của mình. Điều ấy rất là nguy hại.
Đức Phật cũng giảng như thế về một người giữ trâu giỏi. Người chủ biết con trâu mình sức đến đâu và không bao giờ bắt nó chuyên chở những gì quá sức. Bạn biết được con đường của bạn đi và tâm trạng của bạn. Đừng mang vác nhiều quá! Đức Phật cũng nói rằng, chuyện xây dựng cho mình cũng như đắp một con đê. Ta phải cẩn thận. Nếu hấp tấp, muốn làm mọi việc cùng một lúc, con đê sẽ bị rỉ nước. Hãy cứ tự nhiên đắp những bờ đất cho thật cẩn thận và rồi cuối cùng ta sẽ có được một con đê thật vững chắc.
Phương pháp tu tập thận trọng, trầm tĩnh của ta trông có vẻ như là tiêu cực, nhưng không phải vậy. Đây là một phương pháp sáng suốt và hữu hiệu để ta tự tôi luyện một cách tự nhiên. Sự thật ấy rất là giản dị. Nhưng tôi thấy nhiều người không hiểu được điểm ấy, nhất là tuổi trẻ. Có người lại cho rằng phương pháp tôi nói thuộc về pháp môn tiệm ngộ, một con đường giác ngộ chậm. Điều ấy cũng không đúng. Thật ra đây chính là pháp môn đốn ngộ, vì khi ta tu tập một cách thận trọng và bình thường, thì ngay những gì ta tiếp xúc trong cuộc sống hằng ngày, tự nó cũng đã là sự giác ngộ rồi.
Thế cho nên đừng tìm kiếm một việc gì đặc biệt, cũng đừng cố gắng để đạt đến một thành quả nào. Tự tánh của bạn trong đó đã có đầy đủ hết. Hiểu được chân lý này ta sẽ thoát ra ngoài mọi sự kích động và sợ hãi. Những khó khăn, trở ngại vẫn còn đó nhưng sẽ không còn có một sự sợ hãi nào. Chỉ khi nào đối diện với những khó khăn mà ta không ý thức được, chúng mới thật sự là một trở ngại.
Có những hạng người bên ngoài biểu lộ một vẻ tự tin trong sự tu tập, họ cho rằng mình đang tinh tấn đi đúng đường, nhưng họ không biết rằng những việc họ làm đều phát xuất từ lòng sợ hãi. Họ đang sợ mất đi một vật gì. Nhưng nếu biết tu tập đúng cách, ta sẽ không sợ bất cứ một sự mất mát nào. Cho dù con đường ta đi có sai, nhưng nếu ý thức được, ta vẫn sẽ không bao giờ bị dối lừa. Không có gì để mất cả. Tất cả chỉ có một chuỗi dài của sự tinh cần tự nhiên mà thôi.
Trích từ “Thiền Tâm Sơ Tâm – Suzuki Roshi” – nguyễn duy nhiên
(Trang mạng: Cội Nguồn)
Thầy của tôi qua đời khi tôi được ba-mươi-mốt tuổi. Mặc dù lúc ấy tôi muốn dồn hết tâm lực vào việc hành thiền tại tu viện Eiheiji, nhưng tôi phải trở về để nối nghiệp thầy tại ngôi chùa của người. Tôi đã trở nên rất bận rộn, cũng như mọi tuổi trẻ khác. Tôi gặp nhiều khó khăn. Những trở ngại này dạy cho tôi rất nhiều, nhưng không thấm vào đâu so với lối sống chân thật và tĩnh lặng tại tu viện.
Tu thiền đòi hỏi ta phải giữ một nếp sống đều đặn bình thường. Thiền không phải là một phương pháp náo động nào hết, mà nó dạy cho ta biết thận trọng, chú ý vào những công việc thường xuyên mỗi ngày của mình. Những khi ta quá bận rộn và kích động, tâm ta sẽ trở nên thô thiển và tã tơi. Điều ấy không tốt. Nếu có thể, hãy giữ cho mình được luôn tĩnh lặng và an vui, tránh những sự kích động.
Cuộc sống của ta mỗi ngày càng thêm bận rộn, nhất là giữa thời đại văn minh này. Nếu chúng ta có dịp về thăm nơi xưa chốn cũ sau một thời gian dài xa cách, ta sẽ giật mình vì những sự thay đổi của nó. Ta không thể nào ngăn chận được sự đổi thay. Nhưng nếu ta ham thích sự náo nhiệt, hay là ngay cả sự đổi thay của chính mình, ta sẽ bị cuộc đời chung quanh cuốn trôi theo, lạc về một phương trời vô định. Hãy giữ tâm cho được yên lặng, bằng sự thận trọng và tỉnh giác. Giữa một cuộc sống náo động và đổi thay, ta vẫn có thể sống thanh thản và quân bình được.
Thiền không phải là một phương pháp gì đáng để làm cho ta đam mê. Có người hành thiền vì tánh tò mò, nhưng hạng người này chỉ tự làm cho đời sống họ bận rộn thêm mà thôi. Nếu sự tu tập làm cho bạn mỗi ngày một bận rộn hơn thì vô lý quá. Tôi nghĩ rằng mỗi tuần ngồi thiền một lần cũng là đủ lắm rồi. Đừng đam mê tập thiền quá. Những người trẻ tuổi khi ham thiền rồi thì bỏ cả mọi chuyện, muốn trốn lên núi cao hay vào rừng sâu để tu tập. Sự đam mê ấy không chân thật. Hãy cứ tiếp tục công việc hằng ngày một cách tỉnh lặng và tự nhiên.
Tu tập cũng giống như là nấu bánh – ta phải pha trộn từng chút, thực hành theo từng bước một, nhiệt độ đòi hỏi phải vừa đúng. Và chỉ có ta mới hiểu mình nhất, ta biết nhiệt độ cần thiết cho mình phải là bao nhiêu. Ta biết rõ mình cần gì. Hãy thành thật với chính mình. Nhưng nếu bị kích động, ham mê quá, ta sẽ quên đi nhiệt độ phải giữ, và làm hỏng sự tu tập của mình. Điều ấy rất là nguy hại.
Đức Phật cũng giảng như thế về một người giữ trâu giỏi. Người chủ biết con trâu mình sức đến đâu và không bao giờ bắt nó chuyên chở những gì quá sức. Bạn biết được con đường của bạn đi và tâm trạng của bạn. Đừng mang vác nhiều quá! Đức Phật cũng nói rằng, chuyện xây dựng cho mình cũng như đắp một con đê. Ta phải cẩn thận. Nếu hấp tấp, muốn làm mọi việc cùng một lúc, con đê sẽ bị rỉ nước. Hãy cứ tự nhiên đắp những bờ đất cho thật cẩn thận và rồi cuối cùng ta sẽ có được một con đê thật vững chắc.
Phương pháp tu tập thận trọng, trầm tĩnh của ta trông có vẻ như là tiêu cực, nhưng không phải vậy. Đây là một phương pháp sáng suốt và hữu hiệu để ta tự tôi luyện một cách tự nhiên. Sự thật ấy rất là giản dị. Nhưng tôi thấy nhiều người không hiểu được điểm ấy, nhất là tuổi trẻ. Có người lại cho rằng phương pháp tôi nói thuộc về pháp môn tiệm ngộ, một con đường giác ngộ chậm. Điều ấy cũng không đúng. Thật ra đây chính là pháp môn đốn ngộ, vì khi ta tu tập một cách thận trọng và bình thường, thì ngay những gì ta tiếp xúc trong cuộc sống hằng ngày, tự nó cũng đã là sự giác ngộ rồi.
Thế cho nên đừng tìm kiếm một việc gì đặc biệt, cũng đừng cố gắng để đạt đến một thành quả nào. Tự tánh của bạn trong đó đã có đầy đủ hết. Hiểu được chân lý này ta sẽ thoát ra ngoài mọi sự kích động và sợ hãi. Những khó khăn, trở ngại vẫn còn đó nhưng sẽ không còn có một sự sợ hãi nào. Chỉ khi nào đối diện với những khó khăn mà ta không ý thức được, chúng mới thật sự là một trở ngại.
Có những hạng người bên ngoài biểu lộ một vẻ tự tin trong sự tu tập, họ cho rằng mình đang tinh tấn đi đúng đường, nhưng họ không biết rằng những việc họ làm đều phát xuất từ lòng sợ hãi. Họ đang sợ mất đi một vật gì. Nhưng nếu biết tu tập đúng cách, ta sẽ không sợ bất cứ một sự mất mát nào. Cho dù con đường ta đi có sai, nhưng nếu ý thức được, ta vẫn sẽ không bao giờ bị dối lừa. Không có gì để mất cả. Tất cả chỉ có một chuỗi dài của sự tinh cần tự nhiên mà thôi.
Trích từ “Thiền Tâm Sơ Tâm – Suzuki Roshi” – nguyễn duy nhiên
Friday, June 08, 2018
Tản mạn: Ngắn dài ....
Ngày vui ngắn chẳng đầy gang,
Trông ra ác đã ngậm gương non đoài ....(Nguyễn Du)
Cách đây không lâu, Lý quang Diệu đã từng mơ ước được như Hòn Ngọc Viễn Đông. Nhưng với một đất nước nhỏ bé, không nhiều tài nguyên, nhân lực .... Ông ta đã chọn cho đất nước mình một lối rẽ khác. Nhận ra vị thế thiết yếu tàu bè qua lại giữa 2 vùng biển lớn Ấn độ dương và Thái bình Dương, Singapore đã đầu tư trang bị để trở thành một cảng biển thuận lợi nhất thế giới. Rồi đất nước họ trỗi dậy mạnh mẽ nhờ vào một vùng biển khiêm tốn và nhỏ bé đó. Đến nay Singapore đã là điểm kết nối hơn 600 cảng biển khác nhau của hơn 123 quốc gia trên thế giới (đây là số liệu mấy năm trước, nay có thể đã nhiều hơn). Nguồn lợi của bao nhiêu dịch vụ kéo theo, trạm trung chuyển, bến bãi, giao dịch tài chánh, ngân hàng, du lịch .... của một đất nước có diện tích chỉ bằng một hòn đảo của đất nước VN, đã làm thế giới ngưỡng mộ. GDP của họ đứng hàng thứ 7 trên thế giới. Công dân của họ cầm tờ passport trên tay đi khắp thế giới đầy hãnh diện, mà chả ai lo sợ "nó" sẽ ở lại làm chui hay trốn nhủi .....
Trong khi đó, đất nước VN, một đất nước đầy vị thế chiến lược, một đất nước đã từng sở hữu một Hòn Ngọc Viễn Đông năm nào. Một đất nước mà hàng trăm năm trước, từ thời Lê văn Duyệt còn làm tổng trấn Gia Định, đã là điểm cập bến với bao giao thương phồn thịnh của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... Một đất nước đã từng tự hào với sự sầm uất của Phố Hội, Phố Hiến năm nào xa lắc....
Chiến tranh vô nghĩa, rồi kết thúc. Một đường bờ biển hàng ngàn cây số vẫn sơ khai. Đã gần nửa thế kỷ trôi qua.....những resorts, nhà nghỉ, khách sạn, công ty xả thải, làm thép, nhiệt điện được mọc lên. Vẫn thiếu hẳn bóng dáng của một nền kinh tế biển với những chính sách lâu dài. Những người ngư dân vẫn vật vã vừa kiếm sống từng ngày vừa phải đối chọi với những bắt nạt lộ liễu ngay chính trên lãnh hải của quê hương mình. Xé lẻ phân lô ....và vẫn còn đó những mơ mộng "rừng vàng biển bạc" ngày mỗi lụi tàn !
Vào năm 2005, khi cảng Thượng Hải lượng giao dịch bắt đầu cao hơn Singapore, những người trong giới thương mại quốc tế bắt đầu nghĩ đến một vành đai mới. Người ta bắt đầu nghĩ đến những vùng đất như Vân Phong, Phú Quốc ... và vai trò thay thế cho những cảng trung chuyển, dịch vụ logistic, ngày càng đắt đỏ. Và VN được từng được nhắm đến như một điểm sáng mới. Cơ hội đã đến, nhưng không phải ai cũng có tầm nhìn và tâm huyết để nắm bắt những cơ hội đó. Không cần phải một Lý Quang Diệu của một thời đã cũ. Không cần một cổ tích rừng vàng biển bạc như hằng mơ mộng. Không cần nhắc đi nhắc lại một điệp khúc "dĩ vãng oai hùng", mà cần một tương lai thiết thực. Cần một kế hoạch thực tế hơn, tầm nhìn & chính sách thông thoáng hơn. Cần những kiến thức có thực và tư duy độc lập. Cần những cái tâm nghĩ về đất nước & con người với GDP nghèo nàn, vất vả. Nhưng ......
Rồi những năm gần đây, khi TQ nhận ra sự vô cùng cần thiết cho một cán cân thương mại mới, một con đường tơ lụa mới, một vành đai mới .... Thì một lần nữa VN lai trở thành một điểm ngắm quan trọng. TQ đã âm thầm từng bước, thể hiện một tầm nhìn xa lâu dài, tạo dựng vị thế độc bá của mình. Nếu ai bỏ ít thời gian nối kết những việc làm lâu nay của TQ thì có thể hiểu được phần nào. Từ lấn chiếm biển Đông, lập đảo nhân tạo, khẳng định lằn ranh, hiếp đáp các nước nhỏ. Mặt khác, cho mượn tiền, vừa đánh vừa xoa, đối thoại từng nước, dỗ dành ... Mặt chìm, mặt nổi, đầu tư kinh doanh, thu mua, mướn đất, hổ trợ tài chánh cho doanh nghiệp TQ đầu tư vùng biển, cho các "đại gia" ở các nước sở tại mượn tiền, tạo thế ràng buôc...v.v. Không dám chê bai, nhưng cái ngắn không hiểu được ý dài, một ông "đại gia" du lịch & bất động sản mới "lớn", tuổi nào hiểu được cái thâm thuý của một "con đường tơ lụa" mơ ước ngàn năm. Đó là chưa nói đến những chuyện tiền tài danh vọng và lòng yêu nước, cái riêng và cái chung, đôi khi không cùng chung mẫu số !
Thử nghĩ sơ qua nếu con kênh đào Kra được hình thành, thì vùng biển nào quan trọng nhất ? Cảng biển nước nào có nhiều ưu thế nhất ? Vai trò của Phú Quốc, Vân Phong, Vân Đồn sẽ ra sao ? Nhưng không, vẫn là những lối mòn suy nghĩ. Vẫn là những du lịch biển, cấp đất, cấp bờ, resorts .... hết "group" này đến "group" khác. Nhiều câu hỏi được đặt ra ... Liệu nhà nước thực sự thu được bao nhiêu lợi nhuận với số đất bờ biển và những quyền lợi ưu đãi như thế ? Ý là chưa phân tích đến các yếu tố quan trọng hơn về khía cạnh chuyển nhượng, an ninh quốc gia, tài nguyên dầu khí, ngư trường hải sản ngoài thềm lục địa, và những lệ thuộc lâu dài bởi các quyền lợi và ràng buộc khác.
Có nhiều con đường để dẫn đến một mục đích, nhưng cũng có những con đường chẳng bao giờ đến đích, mà chỉ là đi đến những bào chữa, hối tiếc. Người VN nào cũng mong mỏi cho đất nước quê hương mình được tốt đẹp hơn. Nhưng ngắn dài lâu nay vẫn là câu chuyện quan trọng nhất khi quyết định về hướng đi của một dân tộc.
Sáng nay ngồi uống cafe tự dưng ước gì mình trẻ lại thêm năm bảy chục năm, để nhìn thấy cảng biển quê mình phát triển ra sao. Đúng là mơ ước viễn vông !
Wednesday, June 06, 2018
Phiếm: Niềm tin
Có một câu nói người Tây phương thưòng nhắc đến đó là "Respect/Trust is not given, it is earned !". (Tạm dịch là : Sự kính trọng/tin tưởng không phải là cho không, mà phải tự kiếm về". Điều đó hoàn toàn đúng. Thế nhưng trong đời sống hàng ngày, lại gặp rất nhiều những trường hợp ngộ nhận. Ví dụ như nhiều vị làm quan chức, có quyền hành, thì nghiễm nhiên nghĩ rằng người khác sẽ kính trọng hoặc tin tưởng mình. Điều đó không hoàn toàn đúng vậy. Cho nên có nhiều trường hợp bị kết án hoặc buộc tội "nói xấu cán bộ" vì những câu chuyện hiểu lầm như thế. Sự tôn trọng là ở chỗ giá trị cá nhân con người và những việc làm của họ, chứ không phải là do chức vụ, quyền hạn, đặc biệt là chức vụ đó không phải do người dân tín nhiệm và chính thức bầu bán lựa chọn. Thiết nghĩ chính quyền và xã hội nên cần thiết suy gẫm lại vấn đề này, để khỏi có những cái nhìn lệch lạc, e rằng không những không sửa chữa được sai phạm, mà còn gây ra sự bất công đối với người dân lành hoặc những thuộc cấp trung thực.
"Nói xấu" nghĩa là hành động dựng chuyện, hư cấu, thiêu dệt, bôi bác, có thành không, không thành có, để hạ thấp giá trị người khác. Còn nếu mình thực sự làm xấu, hoặc nói bậy nói sai, mà thuộc cấp hoặc người dân phản ánh đúng, nói lên sự thật, phản biện vấn đề đúng, thì đó không thể cho là nói xấu được.
Sở dĩ mình muốn nhắc đến chuyện này, vì mấy hôm nay đọc báo thấy quá nhiều ý kiến phản biện việc quốc hội VN dự luật cho mướn đặc khu 99 năm. Nhưng cũng có người cho rằng nhiều người lợi dụng chuyện đó để "nói xấu" quan chức. Mình thì luôn nghĩ là những câu chuyện quốc gia quan trọng như thế này cần phải rất rạch ròi, minh bạch, không nên nhập nhằng. Nếu không, sẽ dễ dàng tạo ra sự hiểu lầm và làm lợi cho những kẻ cơ hội chủ nghĩa, tham lam tư lợi.
Thứ nhất, thực tế là lâu nay không hiếm những vị quan chức phát biểu vô tội vạ, kiến thức hạn chế, có những sai phạm cơ bản, hoặc mơ hồ, thiếu tính thuyết phục, nên làm cho người dân lo ngại. (Tất nhiên là cũng có nhiều người tài giỏi đúng đắn chứ không phải ý vơ đũa cả nắm). Ví dụ như nói chuyện đặc khu kinh tế, một ông ban kinh tế TW, phát biểu về việc bảo vệ dự luật đặc khu, nhưng lại không hiểu gì về ý nghĩa của "đặc khu", đem so sánh đặc khu kinh tế với những khu như Chinatown, Phước Lộc Thọ ... ở Mỹ. Điều đó làm người dân quá lo lắng về tư duy và kiến thức của người hữu trách. Cho nên nhiều người dân lo sợ quá, phản biện lại, chứ không phải là nói xấu. Hoặc là như một ông quan chức khác phát biểu rất "ngây thơ" là lâu nay không biết người TQ có mua nhà đất ở VN, trong khi ông là trưởng cơ quan hữu trách về vấn đề này, đúng ra phải là người nhận biết điều đó sớm nhất. Còn một số ông khác trong lúc họp QH bàn chuyện quốc gia đại sự, lại ngồi ngủ gục..v.v. Thử hỏi, với những câu chuyện chính mắt thấy tai nghe như thế, thì làm sao người dân không lo ngại? Họ quan tâm, và nói lên sự thực chứ không phải bịa chuyện nói xấu. Thực ra thì đất nước nào lại không có tình trạng này, chỉ là nhiều hay ít. Khác nhau là ở nhiều nơi trên thế giới, quốc hội và các chức vụ quan trọng trong chính quyền là do người dân trực tiếp chọn lựa bầu ra, còn ở một số ít quốc gia khác là do bố trí sắp đặt. Suy cho cùng thì chuyện "nói xấu" "nói tốt" chỉ là chuyện nhỏ, quan trọng hơn là làm sao để thay đổi được ấn tượng tốt xấu và tạo được niềm tin trong lòng người dân. Thiết nghĩ một chính phủ cũng không nên quá lo lắng về chuyện đồn đãi, vì những người có trí khôn chắc chắn sẽ hiểu được đâu là sự thật, đâu là tin đồn. Do vậy điều quan trọng muốn nói đến ở đây là nguyên nhân và sự thật về niềm tin của người dân đối với quan chức và chính quyền trong một đất nước.
Thử nghĩ dăm ba hôm lại đọc được một số phát biểu khôi hài, và những ứng xử trịch thượng của một vài vị quan chức trên báo trên đài, làm sao tránh khỏi chuyện hoài nghi. Ví dụ những câu chuyện như buôn chổi đót, nuôi heo, chạy xe ôm để làm giàu mà cũng nói được, như thế sẽ không bao giờ thuyết phục và tạo dựng được niềm tin của người dân. Mà một khi đã không tạo dựng được niềm tin, thì làm sao người ta lại có thể tin tưởng mà dựa dẫm vào những quyết định hoặc khả năng của họ ? Nếu có chăng, thì cũng chỉ là gật gù bên ngoài vì sợ phiền phức. (Again, trust is earned, not given !). Thời đại hôm nay, dân trí ngày càng cao, không thể cứ coi thường sự hiểu biết của người dân, càng không thể bắt buộc người ta phải nghe theo những điều vô lý được. Tôn trọng trí tuệ người khác cũng chính là tôn trọng chính mình vậy !
Thứ hai, cũng lại là câu chuyện niềm tin. Thử nghĩ tại sao khi nghe đến chuyện cho mướn "đặc khu", là người dân nghĩ ngay đến chuyện cho TQ mướn ? Và tại sao khi nghĩ đến TQ, thì người dân lại lo lắng sợ hãi đến thế ? Chuyện này thì chắc ai cũng hiểu câu trả lời, khỏi cần bàn thảo ở đây. Ông bà xưa thường nói "có lửa mới có khói". Ngay cả những chuyện rõ ràng như ngư dân bị tàu TQ đánh đập hoặc lãnh hải bị TQ vi phạm lấn chiếm, mà báo chí vẫn chỉ có thể dám nói là tàu “lạ” người “lạ”, thì làm sao người dân có thể vững lòng tin ? Mình vẫn luôn nghĩ rằng niềm tin không phải tự nhiên mà có được, và chuyện đánh mất niềm tin cũng không phải là chuyện chỉ xảy ra trong một buổi một ngày. Do vậy, để khôi phục lại niềm tin đối với người dân, thì sự kiện "đặc khu" này chính là một cơ hội tốt nhất để các ngài hữu trách thể hiện cái tư duy, cái tâm, cái tầm đối với đất nước và đồng bào của họ.
Thứ hai, cũng lại là câu chuyện niềm tin. Thử nghĩ tại sao khi nghe đến chuyện cho mướn "đặc khu", là người dân nghĩ ngay đến chuyện cho TQ mướn ? Và tại sao khi nghĩ đến TQ, thì người dân lại lo lắng sợ hãi đến thế ? Chuyện này thì chắc ai cũng hiểu câu trả lời, khỏi cần bàn thảo ở đây. Ông bà xưa thường nói "có lửa mới có khói". Ngay cả những chuyện rõ ràng như ngư dân bị tàu TQ đánh đập hoặc lãnh hải bị TQ vi phạm lấn chiếm, mà báo chí vẫn chỉ có thể dám nói là tàu “lạ” người “lạ”, thì làm sao người dân có thể vững lòng tin ? Mình vẫn luôn nghĩ rằng niềm tin không phải tự nhiên mà có được, và chuyện đánh mất niềm tin cũng không phải là chuyện chỉ xảy ra trong một buổi một ngày. Do vậy, để khôi phục lại niềm tin đối với người dân, thì sự kiện "đặc khu" này chính là một cơ hội tốt nhất để các ngài hữu trách thể hiện cái tư duy, cái tâm, cái tầm đối với đất nước và đồng bào của họ.
Suy cho cùng thì người dân của đất nước nào cũng vậy, họ luôn gởi gắm tâm tư nguyện vọng vào những cấp lãnh đạo và người đại diện cho họ. Có những nơi người dân được quyền bầu bán, có những nơi không được quyền bầu bán. Nhưng điểm chung vẫn là nỗi thiết tha mong mỏi ở các cấp lãnh đạo có những quyết định sáng suốt để dẫn dắt đem lại lợi ích cho bản thân, cho gia đình, và cho đất nước của họ. Tất nhiên càng mong đợi nhiều, càng tin tưởng lớn, thì lại càng dễ thất vọng và bức xúc khi sự mong mỏi đó không được đáp ứng. Khi niềm tin không còn, người dân thường có những nỗi lo sợ mơ hồ, nhạy cảm, và dễ vỡ oà.
Còn nói đến sự nguy hiểm tiềm ẩn và hậu quả của những chính sách đầu tư, xâm lược, tận thu, lợi dụng ý đồ, mưu toan chính trị ..v.v. của TQ đối với những quốc gia khác trên thế giới, đến nay không còn là điều mới lạ nữa. Chỉ cần mở mạng lên, từ những đặc khu Boten của Lào, những "Baoding villages" ở châu Phi, SEZ ở Nam Á, Sri Lanka v.v.. mọi người đều có thể tự mình nhận định được giá trị hư thực về triết lý đầu tư của chính phủ TQ. Dĩ nhiên ở nước nào cũng có người tốt kẻ xấu, bên cạnh những nhà đầu tư tham lam lũng đoạn, cũng không hiếm những nhà đầu tư đàng hoàng nghiêm túc. Không khéo phân tích rõ ràng lại dễ dàng lôi cuốn vào những bài xích vô căn cứ. Cũng không nhất thiết cứ cho ngoại quốc mướn đất là phải sai bậy. Điều đó còn lệ thuộc vào các điều khoản hoạt động kinh doanh và mức độ kiểm soát chủ quyền đối với từng quốc gia hoặc địa phương. Và càng không phải là cứ mở đặc khu kinh tế thì thành công. Trên thế giới cũng có nhiều đặc khu "tiền mất tật mang", bởi lẽ điều kiện cần và đủ cho một đặc khu kinh tế thành công, còn nhiều yếu tố liên quan khác nữa. Cho nên cũng tuỳ vào cách làm như thế nào, sự lựa chọn triết lý kinh doanh của nhà đầu tư, quan niệm lợi ích chung & riêng của những người điều hành, cũng như các lợi ích ngắn hạn và dài hạn của cả đôi bên.
Lâu nay, quan điểm chung và nổi bật nhất của thế giới về các nhà đầu tư TQ (đa số), là triết lý kinh doanh tiếm đoạt, thiếu tính nhân văn, thiếu sự tôn trọng các quyền lợi dân sinh môi trường tại những nước sở tại. Bởi vậy nên các nhà đầu tư TQ, đặc biệt là những công ty có liên quan đến chính phủ nhà nước, thường có xu hướng đầu tư và "thành công" ở những nước chậm phát triển, thiếu vốn, không tôn trọng bản quyền, tham nhũng, thích hối lộ, chính sách đầu tư còn nhiều kẽ hở…v.v. Đây không phải là một sự kỳ thị hoặc chủ trương bài xích, mà là những hiện tượng thực tế, hoàn toàn có thể kiểm chứng được. Bởi vậy, TQ không hề có một "quyền lực mềm" trên thế giới, cho dù họ sở hữu một nền kinh tế mạnh mẽ như hôm nay. Từ bỏ sự nghèo đói lâu đời của nền kinh tế quốc dân XHCN, để đi lên bằng mọi giá, và trở thành thị trường lao động giá rẻ, phát triển công nghệ gia công cho các nước tư bản phương Tây, chính phủ TQ cũng phải trải qua những mất mát đánh đổi nhất định. Và dĩ nhiên họ cũng nhận ra điều đó, nên cố gắng để thay đổi và khắc phục hàng ngày, để tạo uy thế mới đối với thế giới. Tuy nhiên đây có lẽ là một thử thách khó khăn nhất của TQ bởi triết lý kinh doanh của họ đã lâu đời gắn liền với những nét đặc thù văn hoá nhân văn, và những hạn chế tất yếu bởi cơ chế chính trị ở đất nước họ.
Tất nhiên là thời đại nào cũng vậy, quốc gia nào cũng thế, những yếu tố quyết định dẫn đến hiểm hoạ cho quốc gia dân tộc chủ yếu vẫn là do những người trong cuộc, do những người trực tiếp điều hành đất nước gây ra. Trong đó có sự đánh đổi và lựa chọn giữa quyền lợi đất nước và quyền lợi cá nhân bao gồm lợi ích nhóm. Những lựa chọn đó hoàn toàn lệ thuộc vào tư duy ngắn dài của các thế hệ lãnh đạo. Một đất nước như VN đã từng trải qua bao cuộc chiến, từng bị lấn chiếm, bị đô hộ, bị thiệt thòi, bị lệ thuộc ngoại bang….Chắc hẳn hơn ai hết, người dân VN sẽ thấu hiểu những nỗi buồn thân phận, hiểu được những mất mát, tủi nhục, ám ảnh lâu dài. Và cũng chính dân tộc VN là một dân tộc có nhiều kinh nghiệm sâu sắc nhất trong việc nếm trải những hệ lụy xung đột, mâu thuẫn nội tại chồng chất kéo dài qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay, mà nguyên nhân sâu xa được gây ra bởi những đánh đổi vội vàng và tư duy ngắn hạn trong quá khứ.
Tóm lại, dân tộc nào cũng thế, sự lựa chọn sáng suốt ở hiện tại sẽ quyết định vận mệnh tương lai của đất nước trong tương lai. Đó là chuyện tất nhiên không gì phải bàn cãi. Mình cũng luôn hy vọng là niềm tin của người VN hôm nay và ngày mai sẽ tốt đẹp hơn “niềm tin" của ngày hôm qua. Rất mong vậy !
Friday, June 01, 2018
Nghe Trịnh công Sơn hát .....
Hôm nay ngày lễ thiếu nhi nghĩ về những gì sẽ còn lại. Gia tài của Mẹ chắc chắn không nên chỉ là những con số 1000, 100, 20, 99 ....
Wednesday, May 30, 2018
Fort Sumter - Nơi bắt đầu của cuộc nội chiến Civil War
Mãi cho đến ngày nay, những quan niệm "tốt", "xấu" về cuộc nội chiến Civil War (Nam, Bắc) của Mỹ vẫn còn là những đề tài bàn thảo sôi nổi mỗi lúc có dịp nhắc đến. Người Mỹ không tự hào về cuộc chiến này, nhưng họ có dạy về nó trong giáo trình phổ thông như một bài học kinh nghiệm của đất nước. Có nhiều người cho rằng đó là một cuộc chiến vô nghĩa, đáng xấu hổ. Ngược lại, một số người khác cho rằng đó là cuộc chiến cần thiết để tạo ra sự đoàn kết (united), và dẫn đến sự hùng mạnh của đất nước Mỹ ngày hôm nay. Tuy nhiên theo mình cái đáng học hỏi nhất là cách kết thúc chiến tranh và cách giải quyết các mâu thuẫn của đôi bên sau cuộc chiến.
Những đứa bé ở Mỹ luôn được dạy dỗ và ủng hộ thể hiện chính kiến của bản thân. Vì đó cũng là quyền tự do ngôn luận của mỗi con người. Cho nên những đứa trẻ ở xứ này rất mạnh dạn nói lên cảm nghĩ của mình về bất kỳ một cuộc chiến tranh nào. Hôm cuối tuần rồi, mình dẫn con đi thăm Fort Sumter, nơi nổ phát súng đầu tiên khởi đầu cuộc chiến Civil War vào năm 1861. (Fort Sumter là một hòn đảo nhỏ ngoài vịnh của thành phố Charleston SC, một thành phố được mệnh danh là TP đẹp nhất nước Mỹ). Ông nhân viên bảo tàng đang hùng hồn diễn thuyết về ý nghĩa của Civil War và Fort Sumter, thì mấy đứa nhỏ giơ tay xin phản biện, phát biểu quan điểm ngược lại, trong đó có thằng con mình. Tất nhiên là không đứa nào bị “buộc tội”. Nhiều người lớn thấy mắc cười, nhưng người nhân viên bảo tàng rất tôn trọng các ý kiến phản biện đó và trả lời một cách công bằng. Rất chuyên nghiệp !
Thực ra mình cũng đọc và học hỏi được rất nhiều từ cuộc chiến này. Ngoài những bài học về sự kỳ thị phân biệt, tư duy hạn hẹp, tự tôn cực đoan, luôn là yếu tố gây ra chiến tranh, thì có một câu nói mà mình luôn tin là đúng. Đó là "Đằng sau một cuộc chiến, có thể tốt đẹp hơn hoặc tồi tệ hơn, hoàn toàn lệ thuộc vào cách kết thúc vấn đề và ứng xử của bên thắng cuộc". Rõ ràng là sau cuộc nội chiến Civil War, đất nước Mỹ đã nhận ra được những sai phạm, họ thay đổi ứng xử để trở nên đoàn kết hơn và mạnh mẽ hơn.
Tuesday, May 29, 2018
Rằm tháng 4
Hôm nay rằm tháng 4, nghĩ về ngày lễ Phật Đản ở quê nhà. Nhìn lại ngày xưa thời thái tử Siddhartha ra đời, người Ấn độ chủ yếu xử dụng lịch Hindu. Nhưng sau khi Ngài đắc đạo, truyền giảng rồi nhập diệt, thì đạo Phật phát triển qua nhiều quốc gia khác. Mỗi quốc gia tổ chức ngày lễ Phật Đản khác nhau, quy ra theo cách tính niên lịch của họ. Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu đã đồng ý rằng Đức Phật ra đời vào khoảng đầu tháng 4 âm lịch (Lunar) tại vườn Lumbini thuộc đất nước Nepal ngày nay. Tuy nhiên, các nước theo Phật giáo vẫn thường tổ chức lễ Phật đản (Vesak) theo thông lệ mà họ đã chọn. Ví dụ như TQ, Hàn tổ chức ngày 8 tháng 4 Âm lịch Tàu, Tây Tạng tổ chức ngày 7 tháng 4 lịch Tây Tạng. Việt Nam và một số nước châu Á thường tổ chức vào rằm tháng 4 âm lịch, dựa vào Phật Lịch ngày trăng tròn Uposatha...vv.
Bên cạnh đó, có nhiều chùa ở VN còn tổ chức Phật Đản, Vu Lan cả tháng như một mùa lễ hội, ví dụ như Mùa Phật Đản Sanh, Mùa Vu Lan Báo hiếu..v.v. Mình nghĩ đó cũng là điều tốt thôi, tạo cơ hội cho nhiều người đi chùa, hành thiện, sống hỷ xả an lạc, nhắc nhở việc học hỏi tu tập trong cuộc sống. Tuy nhiên mình nghĩ, cũng không nên quan trọng thái quá và đặt nặng việc đúng sai ngày giờ sinh ra của Ngài. Ngày nào, khắc nào, rồi cũng chỉ là một một dấu mốc, một khái niệm hiện hữu tạm thời mà thôi. Cái chính và quan trọng hơn nhiều là nằm ở chỗ khác, đó là sự tinh hoa về cái "Đạo" của Ngài. Chính cái đạo truyền bá của Ngài dẫn đến sự tỉnh thức và giác ngộ trong cuộc sống, góp phần làm cho thế giới chung quanh ngày mỗi an vui hơn. Giúp cho cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta nhẹ nhàng hơn, an lạc và ý nghĩa hơn.
Còn chăm chú vào ngày tháng năm sinh đúng hay không đúng, lễ hội lớn hay nhỏ, liệu có đổi thay gì chăng ? Chưa nói đến là thời đó nhiều niên lịch không đồng nhất, chiến tranh tôn giáo giữa các vùng miền, bộ tộc liên miên xảy ra, tàn phá các đền đài văn bản sử kiện. Nhiều sử liệu còn lại ngày nay cũng chỉ là do truyền khẩu hoặc sao đi chép lại, tam sao thất bổn. Có khi bây giờ mà gặp được ông Phật, hỏi cho ra lẽ, thì ổng cũng chẳng biết mình sinh ngày nào. Nếu nói cho cạn ý hơn, thì cái ngày đó cũng không phải là ngày ông Phật ra đời, mà chỉ là ông thái tử Siddhartha ra đời. Mãi cho đến ba mươi mấy năm sau, thái tử Siddhartha mới trở thành Đấng giác ngộ ... Lúc đó “Phật" mới được ra đời :-). Bởi vậy, đôi khi thấy qua bao nhiêu năm rồi mà đến giờ vẫn có nhiều nhà nghiên cứu và một số sư thầy còn tranh cãi quyết liệt đúng sai ngày nào ông Phật sinh ra, mình thấy cũng hơi phí phạm.
Còn mình thì từ ngày xa xứ, cứ đến các ngày lễ lớn như Phật Đản, Vu Lan, lại nhớ đến ngày xưa, thưở còn bé sống ở quê nhà. Ngày nay, người Việt trôi dạt và có mặt khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên họ vẫn duy trì thờ cúng và tổ chức những lễ hội tôn giáo như Phật Đản, Vu lan, Phục sinh, Giáng Sinh.... Rất đáng trân trọng. Nhân mùa Phật Đản, mình thân chúc tất cả các bạn bè thân hữu cùng gia đình luôn thân tâm an lạc, gặp nhiều may mắn.
Bên cạnh đó, có nhiều chùa ở VN còn tổ chức Phật Đản, Vu Lan cả tháng như một mùa lễ hội, ví dụ như Mùa Phật Đản Sanh, Mùa Vu Lan Báo hiếu..v.v. Mình nghĩ đó cũng là điều tốt thôi, tạo cơ hội cho nhiều người đi chùa, hành thiện, sống hỷ xả an lạc, nhắc nhở việc học hỏi tu tập trong cuộc sống. Tuy nhiên mình nghĩ, cũng không nên quan trọng thái quá và đặt nặng việc đúng sai ngày giờ sinh ra của Ngài. Ngày nào, khắc nào, rồi cũng chỉ là một một dấu mốc, một khái niệm hiện hữu tạm thời mà thôi. Cái chính và quan trọng hơn nhiều là nằm ở chỗ khác, đó là sự tinh hoa về cái "Đạo" của Ngài. Chính cái đạo truyền bá của Ngài dẫn đến sự tỉnh thức và giác ngộ trong cuộc sống, góp phần làm cho thế giới chung quanh ngày mỗi an vui hơn. Giúp cho cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta nhẹ nhàng hơn, an lạc và ý nghĩa hơn.
Còn chăm chú vào ngày tháng năm sinh đúng hay không đúng, lễ hội lớn hay nhỏ, liệu có đổi thay gì chăng ? Chưa nói đến là thời đó nhiều niên lịch không đồng nhất, chiến tranh tôn giáo giữa các vùng miền, bộ tộc liên miên xảy ra, tàn phá các đền đài văn bản sử kiện. Nhiều sử liệu còn lại ngày nay cũng chỉ là do truyền khẩu hoặc sao đi chép lại, tam sao thất bổn. Có khi bây giờ mà gặp được ông Phật, hỏi cho ra lẽ, thì ổng cũng chẳng biết mình sinh ngày nào. Nếu nói cho cạn ý hơn, thì cái ngày đó cũng không phải là ngày ông Phật ra đời, mà chỉ là ông thái tử Siddhartha ra đời. Mãi cho đến ba mươi mấy năm sau, thái tử Siddhartha mới trở thành Đấng giác ngộ ... Lúc đó “Phật" mới được ra đời :-). Bởi vậy, đôi khi thấy qua bao nhiêu năm rồi mà đến giờ vẫn có nhiều nhà nghiên cứu và một số sư thầy còn tranh cãi quyết liệt đúng sai ngày nào ông Phật sinh ra, mình thấy cũng hơi phí phạm.
Còn mình thì từ ngày xa xứ, cứ đến các ngày lễ lớn như Phật Đản, Vu Lan, lại nhớ đến ngày xưa, thưở còn bé sống ở quê nhà. Ngày nay, người Việt trôi dạt và có mặt khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên họ vẫn duy trì thờ cúng và tổ chức những lễ hội tôn giáo như Phật Đản, Vu lan, Phục sinh, Giáng Sinh.... Rất đáng trân trọng. Nhân mùa Phật Đản, mình thân chúc tất cả các bạn bè thân hữu cùng gia đình luôn thân tâm an lạc, gặp nhiều may mắn.
Monday, May 28, 2018
Monday, May 21, 2018
Môn đăng hộ đối
Cuối tuần rồi, một đám cưới lịch sử đã diễn ra, cả truyền thông thế giới đưa tin. Đó là đám cưới của Prince Harry xứ sương mù và cô gái nguời Mỹ Meghan Markle. Sự rầm rộ lần này không đơn giản chỉ là một đám cưới hoàng gia như trước đây, mà bởi vì những bất quy tắc những ngoại lệ xưa nay chưa từng có của hoàng gia Anh quốc. Harry cũng không phải là đích tôn, Meghan cũng không phải là quý tộc, nhưng đám cưới họ được coi là rầm rộ nhất trong những thập niên gần đây. Dĩ nhiên là bên cạnh những chúc tụng, hâm mộ, hoan hô, đồng tình cho cặp đôi đặc biệt này, thì cũng có những chê bai dè bỉu, dị nghị về bối cảnh và thân phận của cô dâu Meghan Markle.
Nhiều nhà phân tích, kể cả Paul Burrell, cựu quản gia hoàng gia Anh, đã cảnh báo Meghan là tập trung những gì kiêng kị nhất của hoàng gia Anh quốc. Một hôn nhân hoàn toàn không hề theo nguyên tắc "môn đăng hộ đối" xưa nay. Mà đúng vậy, một cô gái lai da đen, người Mỹ, từng ly dị, lớn tuổi hơn chồng, theo nghiệp truyền thông, gia đình bối cảnh ly dị, phức tạp (đến nỗi cha ruột & chị của cô dâu cũng không tham gia đám cưới) ... tất cả đều là vùng cấm của hoàng gia Ăng lê.
Đến ngày cưới, ông cha chồng là thái tử Charles, phải thay thế cha ruột, dìu cô dâu Meghan vào sảnh lễ. Nữ hoàng Anh cho cô dâu mượn vương miện. Mục sư da đen người Mỹ lần đầu đăng đàn tại hôn lễ hoàng gia ..... toàn là chuyện lạ, nên bàn dân thiên hạ & báo đài tha hồ dài chuyện. Chắc vài hôm nữa thế nào Hollywood cũng làm phim về câu chuyện này :-) .
Lâu nay mình vẫn luôn tôn trọng những con người dám vượt qua nghi lễ và thông lệ đời thường, bất chấp thị phi tầm phào để đeo đuổi những mơ ước cao cả và hạnh phúc đích thực. Người ta thường nói những người cá tính mạnh mẽ mới dám đi ngược giòng, mới dám đeo đuổi những thứ không thuộc về cái "norm" (cái thường lệ) của thiên hạ. Nhiều cam go, nhiều thử thách hơn. Đó chính là cái nghiệp & cái giá của họ phải có trong cuộc sống. Nhưng đó cũng lại là những chất liệu cần thiết cho cuộc sống, đi tìm hạnh phúc và thành công từ chính bản thân.
Người VN mình cho đến ngày hôm nay cũng còn nhiều cuộc hôn nhân đi theo sự sắp đặt, mai mối không tình yêu, hoặc tìm kiếm "môn đăng hộ đối" để ở với nhau. Thế mà họ vẫn sống bên nhau cả kiếp, con cái đầy đàn. Cho nên chuyện tình cảm cũng khó nói được, chẳng có gì đúng sai, chẳng ai bảo đảm được điều gì. Cuối ngày, cái quan trọng nhất của hạnh phúc vẫn là do quan niệm cuộc sống và cảm nhận của từng người trong cuộc.
Riêng về quan niệm môn đăng hộ đối, thì có lẽ người VN ta là nặng nề nhất. Thực ra, chưa nói đến chuyện cưới hỏi, yêu đương, mà ngay cả đời sống hàng ngày, quan hệ bạn bè, nhiều người cũng quan niệm "môn đăng hộ đối" như thế. Có nhiều địa phương, gia đình, rất nặng nề. Gặp nhau là hỏi quan hệ xuất xứ, gốc gác ông bà. Lần đầu đến nhà ai, hay về nhà bạn trai bạn gái, đều phải thông qua những câu hỏi sát hạch giống nhau. Ngay cả đến thời này, một số người thuộc thế hệ trẻ gặp nhau, tiệc tùng đình đám, vẫn cứ tự xưng thiệu con cháu ông này bà nọ, giòng dõi tông tích ..v.v. Thậm chí đăng tải luôn lên trên mạng xã hội cho thiên hạ cùng biết. Đăng hết chuyện mình, đăng dùm luôn chuyện người khác :-).
Nhưng đó cũng là lẽ thường, thuộc về văn hoá vùng miền. Dĩ nhiên ai cũng hiểu rằng gốc gác, quan hệ ông này bà nọ, cô dì chú bác, cũng chả chứng minh được điều gì cho giá trị bản thân của họ. Bên cạnh đó thì cũng có những địa phương hoặc gia đình chỉ chú trọng đến giá trị con người, chả cần quan tâm giòng tộc gốc gác, chơi với ai thì biết người đó, thấy hợp nhau thì làm bạn bè, thì nhậu, thì gần nhau, thì yêu nhau, cưới nhau .... đơn giản thế thôi.
Mình thường nói đùa nếu quan niệm lý lịch, gốc gác kiểu VN, thì cỡ ông Jackson, Clinton, hay Obama còn lâu mới làm được tổng thống. Nhưng cũng lạ, có nhiều người ngày xưa đi làm cách mạnh để "xoá bỏ giai cấp", thì hôm nay cưới hỏi cho con lại đòi hỏi "môn đăng hộ đối". Ngay cả ở Sài Gòn hôm nay, nhiều gia đình quan chức được cho là gia đình quý tộc của TP, thì cũng mới hôm nào khai là "bần cố nông" trong tờ khai lý lịch. Có một số người thành đạt vốn là nhờ lý lịch gia đình và quan hệ xã hội nên càng không dám vượt qua cái ải "môn đăng hộ đối". Nghịch lý và buồn cười !
Xưa nay chuyện giàu nghèo sang hèn vốn dĩ chỉ mang tính giai đoạn. Người xưa thường nói "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Đó là chưa bàn đến cái giàu sang có được là do đâu ?
Thiết nghĩ, thời thế luôn đổi thay, cái quan trọng nhất của con người vẫn là giá trị bản thân, đạo đức & trí tuệ của từng cá nhân. Đúng ra, gia đình gốc gác nghèo hèn mà giữ được tư cách đạo đức, tài năng và thành đạt, thì càng đáng được quý trọng & tôn kính. Vả lại tình yêu thực sự thì liên quan gì tới hoàn cảnh xuất xứ của họ. Vậy sao phải từ chối người khác vì không "môn đăng hộ đối". Vậy sao nỡ đem cái hạnh phúc của con cháu, hoặc của bản thân mình, để trao gởi và dựa dẫm vào những thứ không thuộc về mình. Liệu có công bằng hay chăng ?
Hoan hô Harry & Meghan. Chúc phúc và luôn tôn trọng những ai tự tạo hạnh phúc bằng chính tình yêu và khả năng của bản thân !
Nhiều nhà phân tích, kể cả Paul Burrell, cựu quản gia hoàng gia Anh, đã cảnh báo Meghan là tập trung những gì kiêng kị nhất của hoàng gia Anh quốc. Một hôn nhân hoàn toàn không hề theo nguyên tắc "môn đăng hộ đối" xưa nay. Mà đúng vậy, một cô gái lai da đen, người Mỹ, từng ly dị, lớn tuổi hơn chồng, theo nghiệp truyền thông, gia đình bối cảnh ly dị, phức tạp (đến nỗi cha ruột & chị của cô dâu cũng không tham gia đám cưới) ... tất cả đều là vùng cấm của hoàng gia Ăng lê.
Đến ngày cưới, ông cha chồng là thái tử Charles, phải thay thế cha ruột, dìu cô dâu Meghan vào sảnh lễ. Nữ hoàng Anh cho cô dâu mượn vương miện. Mục sư da đen người Mỹ lần đầu đăng đàn tại hôn lễ hoàng gia ..... toàn là chuyện lạ, nên bàn dân thiên hạ & báo đài tha hồ dài chuyện. Chắc vài hôm nữa thế nào Hollywood cũng làm phim về câu chuyện này :-) .
Lâu nay mình vẫn luôn tôn trọng những con người dám vượt qua nghi lễ và thông lệ đời thường, bất chấp thị phi tầm phào để đeo đuổi những mơ ước cao cả và hạnh phúc đích thực. Người ta thường nói những người cá tính mạnh mẽ mới dám đi ngược giòng, mới dám đeo đuổi những thứ không thuộc về cái "norm" (cái thường lệ) của thiên hạ. Nhiều cam go, nhiều thử thách hơn. Đó chính là cái nghiệp & cái giá của họ phải có trong cuộc sống. Nhưng đó cũng lại là những chất liệu cần thiết cho cuộc sống, đi tìm hạnh phúc và thành công từ chính bản thân.
Người VN mình cho đến ngày hôm nay cũng còn nhiều cuộc hôn nhân đi theo sự sắp đặt, mai mối không tình yêu, hoặc tìm kiếm "môn đăng hộ đối" để ở với nhau. Thế mà họ vẫn sống bên nhau cả kiếp, con cái đầy đàn. Cho nên chuyện tình cảm cũng khó nói được, chẳng có gì đúng sai, chẳng ai bảo đảm được điều gì. Cuối ngày, cái quan trọng nhất của hạnh phúc vẫn là do quan niệm cuộc sống và cảm nhận của từng người trong cuộc.
Riêng về quan niệm môn đăng hộ đối, thì có lẽ người VN ta là nặng nề nhất. Thực ra, chưa nói đến chuyện cưới hỏi, yêu đương, mà ngay cả đời sống hàng ngày, quan hệ bạn bè, nhiều người cũng quan niệm "môn đăng hộ đối" như thế. Có nhiều địa phương, gia đình, rất nặng nề. Gặp nhau là hỏi quan hệ xuất xứ, gốc gác ông bà. Lần đầu đến nhà ai, hay về nhà bạn trai bạn gái, đều phải thông qua những câu hỏi sát hạch giống nhau. Ngay cả đến thời này, một số người thuộc thế hệ trẻ gặp nhau, tiệc tùng đình đám, vẫn cứ tự xưng thiệu con cháu ông này bà nọ, giòng dõi tông tích ..v.v. Thậm chí đăng tải luôn lên trên mạng xã hội cho thiên hạ cùng biết. Đăng hết chuyện mình, đăng dùm luôn chuyện người khác :-).
Nhưng đó cũng là lẽ thường, thuộc về văn hoá vùng miền. Dĩ nhiên ai cũng hiểu rằng gốc gác, quan hệ ông này bà nọ, cô dì chú bác, cũng chả chứng minh được điều gì cho giá trị bản thân của họ. Bên cạnh đó thì cũng có những địa phương hoặc gia đình chỉ chú trọng đến giá trị con người, chả cần quan tâm giòng tộc gốc gác, chơi với ai thì biết người đó, thấy hợp nhau thì làm bạn bè, thì nhậu, thì gần nhau, thì yêu nhau, cưới nhau .... đơn giản thế thôi.
Mình thường nói đùa nếu quan niệm lý lịch, gốc gác kiểu VN, thì cỡ ông Jackson, Clinton, hay Obama còn lâu mới làm được tổng thống. Nhưng cũng lạ, có nhiều người ngày xưa đi làm cách mạnh để "xoá bỏ giai cấp", thì hôm nay cưới hỏi cho con lại đòi hỏi "môn đăng hộ đối". Ngay cả ở Sài Gòn hôm nay, nhiều gia đình quan chức được cho là gia đình quý tộc của TP, thì cũng mới hôm nào khai là "bần cố nông" trong tờ khai lý lịch. Có một số người thành đạt vốn là nhờ lý lịch gia đình và quan hệ xã hội nên càng không dám vượt qua cái ải "môn đăng hộ đối". Nghịch lý và buồn cười !
Xưa nay chuyện giàu nghèo sang hèn vốn dĩ chỉ mang tính giai đoạn. Người xưa thường nói "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Đó là chưa bàn đến cái giàu sang có được là do đâu ?
Thiết nghĩ, thời thế luôn đổi thay, cái quan trọng nhất của con người vẫn là giá trị bản thân, đạo đức & trí tuệ của từng cá nhân. Đúng ra, gia đình gốc gác nghèo hèn mà giữ được tư cách đạo đức, tài năng và thành đạt, thì càng đáng được quý trọng & tôn kính. Vả lại tình yêu thực sự thì liên quan gì tới hoàn cảnh xuất xứ của họ. Vậy sao phải từ chối người khác vì không "môn đăng hộ đối". Vậy sao nỡ đem cái hạnh phúc của con cháu, hoặc của bản thân mình, để trao gởi và dựa dẫm vào những thứ không thuộc về mình. Liệu có công bằng hay chăng ?
Hoan hô Harry & Meghan. Chúc phúc và luôn tôn trọng những ai tự tạo hạnh phúc bằng chính tình yêu và khả năng của bản thân !
Friday, May 04, 2018
Một bài viết cũ ...
Mấy hôm nay truyền thông Đức và Slovakia sôi nổi đưa tin về phiên toà ở Đức liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ầm ĩ tới mức trong phiên họp báo của thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini và bà thủ tướng Đức Markel, cũng nhiều câu hỏi về vụ này được nêu ra. Và ông T/T Slovakia phải đòi triệu lịnh đại sứ VN để điều trần chi tiết sự việc. Có thể có ảnh hưởng rất nhiều đến quan hệ ngoại giao sau này !
Nhớ tới một bài viết hồi năm ngoái ....
Phiếm: Đựợc & Mất
Friday, April 27, 2018
Cũng là ngày cuối tháng Tư ...
Cũng là những ngày cuối tháng Tư. Hôm qua giờ đọc, theo dõi, tin tức Hàn Quốc/Triều Tiên, mà thấy lòng mình nhiều tâm trạng, cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Mừng cho đất nước thiên hạ, mà ngậm ngùi cho thân phận của đất nước mình ngày xưa. Nhìn lại, kể từ khi "quốc tế cọng sản" được hình thành dựa trên nền tảng lý thuyết tư tưởng xã hội của Karl Marx (một lý thuyết mà trên thế giới hiện nay còn rất ít người nhắc đến), thì có 3 quốc gia bị chia cắt là Đức, Việt Nam, và Hàn Quốc.
Tây Đức phát triển ào ạt, Đông Đức thì chậm tiến lạc hậu. Nhưng đất nước Đức đã chọn giải pháp hoà bình dân tộc để thống nhất đất nước. Không chiến tranh, không giết chóc nhau, không hận thù nhau. Người dân Tây Đức rộng lượng, cưu mang, dìu dắt người anh em Đông Đức bên kia chiến tuyến, đã rời bỏ chủ nghĩa cọng sản để quay về với quyền lợi quốc gia, rồi cùng nhau xây dựng đất nước. Bà Thủ Tướng Angela Markel hôm nay cũng là người từ nước cọng sản Đông Đức.
Sự chia cắt của Hàn Quốc và Triều Tiên (cũng như Việt Nam), là hệ quả trực tiếp của cuộc chiến tranh lạnh (The Cold War) của những "đại gia" thế giới sau đệ nhị thế chiến. Nhưng đáng tiếc, những cuộc chiến tranh đó đã được diễn giải nhiều cách khác nhau, để phục vụ cho những mục đích riêng nhất định. Bao nhiêu năm qua, Nam Hàn phát triển rực rỡ, nhanh chóng trở thành một trong những nước có nền kinh tế lớn mạnh của thế giới, có nhiều thương hiệu tên tuổi. Trong khi đó, người anh em phương bắc, Triều Tiên, vẫn nghèo đói, dân tình khốn khổ, bưng bít. Đã có những năm tháng đánh giặc mồm, xung đột, căng thẳng, hù doạ nhau. Nhưng cuối cùng, họ đã chọn giải pháp hoà bình, bắt tay nhau đình chiến, không bắn giết nhau, để tìm giải pháp tốt đẹp cho dân tộc họ.
Lâu nay mình không thích chú Ủn, vì tư tưởng độc tài, kẻ cả, Chí Phèo, cha truyền con nối, phi dân chủ ... Nhưng nhìn hành động và cách ứng xử để tìm giải pháp hoà bình cho dân tộc họ trong những ngày qua, mình kính trọng sự tỉnh thức của Kim Jong Un.
Một số người vẫn bán tin bán nghi cho rằng chú Ủn làm thế vì sợ Trump, sợ Tập, nghe lời Tập dụ dỗ theo chủ trương con đường tơ lụa, vì khu chế xuất tên lửa nguyên tử đã bị phá huỷ .... Thiết nghĩ, dù nguyên nhân gì chăng nữa, một người lãnh đạo tỉnh ngộ và can đảm, dám thay đổi cái duy ý chí của họ, để chọn giải pháp tốt đẹp hơn cho người dân và đất nước, thì đó là điều rất xứng đáng để ca tụng !
Nhìn lại thì trong 3 đất nước bị chia cắt ngày xưa, chỉ có VN là đã đi theo con đường chiến tranh giết chóc nhau để thống nhất đất nước. Tại sao ? Với thông tin rõ ràng của thời đại hôm nay, không khó lắm cho những ai muốn tìm hiểu chân tướng lịch sử !
Suy cho cùng, điều tệ hại nhất xưa nay của những cuộc chiến tranh là nạn nhân không biết mình là nạn nhân, chết mà không biết sao mình chết. Nhưng hậu quả sau lưng của những cuộc chiến đó còn khủng khiếp hơn nhiều. Đó là những sự hận thù, đố kỵ, huênh hoang, phân biệt, ảo tưởng chính nghĩa, ảo giác thắng thua.... của đôi bên còn kéo dài triền miên, có khi gấp năm bảy lần thời gian của cuộc chiến tranh tương tàn thực sự xảy ra. Chú Ủn, một cậu bé mới lớn, sống trên nhung lụa của nhân dân, thông tin hạn hẹp, lại có thể nhìn ra điều đó. Cho dù 65 năm đã trôi qua, một thời gian quá dài để giam hãm một đất nước, cuối cùng còn một lối thoát. Quả là điều rất đáng ngưỡng mộ. Công bằng mà nói thì mọi tư duy mạnh dạn thay đổi để đem lại sự hoà bình và thịnh vượng thực sự cho dân tộc đều rất đáng tôn trọng. Chỉ có điều càng kéo dài những mâu thuẩn & sai trái, thì càng dày vò dân tộc & đất nước, càng phí phạm thời gian để phục hồi sau này, và chắc chắn sẽ mất đi nhiều cơ hội để sánh vai cùng thiên hạ .
Ngày xưa mình kính trọng cách hành xử của Tướng Lee & Tướng Grant trong cuộc chiến Civil War (Nam-Bắc) của Mỹ. Hôm nay lại nghiêng mình nể phục Moon Jae-in & Kim Jong Un. Mong điều tốt đẹp nhất đến với dân tộc kim chi & củ sâm !
Bắc Hàn & Nam Hàn đình chiến
Thursday, April 26, 2018
Đợi phà ở Fort Fisher
Hoàng hôn buông tiếng thở dài
Lao xao con sóng đùa dai mạn thuyền
Rán chiều dấu nỗi buồn riêng
Vòm lau tắt nắng sầu nghiêng mái đầu
Phà ơi, còn đợi bao lâu ?
Ghềnh xa chiếc bóng giăng câu lạc loài
Chân trời dăm cánh chim bay
Vàng trơ bãi vắng đổi thay dã tràng
Công hầu sớm hợp chiều tan
Tang bồng chưa thoả luống tàn tháng năm !
PN
Wednesday, April 25, 2018
Subscribe to:
Posts (Atom)