Showing posts with label Đạo & Đời. Show all posts
Showing posts with label Đạo & Đời. Show all posts

Thursday, November 02, 2017

Mất còn,



Hai tuần qua, mình mất đi 2 người thân yêu. Một là anh bạn thân bên VN, hai là người Dì thân kính bên Mỹ. Buồn lắm, chẳng biết nói gì, chỉ nghĩ nhiều về những điều mất còn trong cuộc sống. Vô thường, một quy luật gần gũi nhất, thực tế nhất và khoa học nhất, mà tất cả chúng ta không ai có thể tránh khỏi. Sự cưỡng cầu với những quy luật tất yếu thường chỉ đem lại những phiền não, hệ lụy. Dẫu biết vậy, nhưng rồi cũng shock, cũng hụt hẫng, cũng thấy mất mát như một cuộc tiễn đưa không bao giờ gặp lại .

Anh H, một ông anh, một người bạn, từng chia xẻ nhau nhừng vui buồn trong kinh doanh, trong cuộc sống . Gặp nhau muộn, nhưng lại rất thân nhau vì những tương đồng, nhất là những tương đồng giữa một xã hội luôn đặt sự nghi ngờ lên hàng đầu, lẫn lộn giữa giá trị đạo đức, giá trị con người và giá trị vật chất . Anh về miền Tây mở nhà máy . Mùa thu hoạch nào mình cũng về dưới chơi . Những chuyến đò ngang bập bềnh sông nước, ngang dọc lục bình . Những buổi sinh hoạt chan hoà cùng công nhân, người làm . Những buổi nhậu dân giã đặc sản vùng quê, những trận cười nghiêng ngã .... Tết nhất lễ lộc có món gì ngon đặc sản, hú nhau . Nhớ nhất, là cuối năm nào anh cũng cho người làm chở lên nhà mình một chậu mai ăn tết, từ vườn mai cổ thụ của anh dưới quận 9. Thường thì chậu mai của anh quá lớn không lọt vào cửa nhà mình được, nên chỉ để ngoài sân. Qua mùng, anh lại cho người lên chở về chăm sóc tiếp . Mùng 2 năm nào, như một thông lệ bao nhiêu năm nay, anh luôn dành trọn cho bạn bè thân hữu, hết mâm này đến mâm khác, như một đại yến kéo dài cả ngày. Từ bạn nhà bank, đến bạn cao su, đến hội chim cá cảnh, hội tennis, bạn bè đồng hương, bạn bè đại học, bạn bè trung học, bạn làm ăn xuất nhập cảng .... Mới tết năm rồi, mình và ảnh còn ngồi chiến đấu đến giờ cuối với mấy anh bạn "lẩu dê" hàng xóm Thanh Đa, nghe nhạc "The Eagles" .... Hào sảng, thân thiện, bình dân, nên anh luôn là người dễ gần đối với người làm, bạn bè, và em út . Rồi anh quyết định từ giã quê hương, bán hết cơ ngơi để cùng vợ qua Mỹ ở với con . Hôm tháng 7 mình về VN, anh em đi ăn chay cùng bạn bè và gia đình . Tối hôm sau ra quận 1 uống rượu vang, anh em ngồi nói với nhau thật nhiều . Nghe anh sắp đi mình cũng rất mừng, mừng cho gặp mặt trên đất Mỹ thì ít, mừng cho sự thanh thản dứt khoát của anh thì nhiều. Cuối cùng thì anh cũng dứt bỏ được cái hệ lụy vật chất của cơm áo gạo tiền để đi theo lý lẽ cuộc sống của anh và gia đình. Thế nhưng, anh lại mất ngay trước ngày đi Mỹ . Ngày ghi trên chiếc vé máy bay rời VN cũng chính là ngày anh được đưa vào Bình Hưng Hoà để thiêu. Đêm ấy nghe tin, mắt mình ráo hoảnh, cả đêm không ngủ được, ngồi uống một mình đến sáng .... Tạm biệt Anh !

Vài ngày sau, cũng rạng sáng, nghe tin bà Dì mình vừa mất ở FL. Dẫu không bất ngờ như anh H, vì Dì đã gần 100 tuổi, nhưng mắt cũng ráo hoảnh và tâm trạng hụt hẫng. Dì và Má mình rất thân và thương yêu nhau. Tụi mình cũng luôn coi Dì như người mẹ thứ hai. Dĩ nhiên cả đám anh em mình và những đứa con của Dì sẽ không bao giờ hiểu hết được cái tình cảm khắng khít của chị em họ, từng đùm bọc dắt dìu nhau những ngày gian khổ qua bao biến đổi thăng trầm của gia đình và xã hội. Dì là người phụ nữ mạnh mẽ, lãng mạn, và tài hoa. Phụ nữ thời đó ít ai có được những cá tính và khả năng như Dì. Điều hành một trạm xá ở vùng bán an ninh, chiến tranh ác liệt, nguy hiểm từng giờ. Thế nhưng Dì vẫn dành thời gian cho thể thao tập tạ, chơi đàn (mandolin), làm thơ, nghe nhạc, ... và một mình nuôi nấng 4 người con trưởng thành. Hồi nhỏ mình không biết nhiều, chỉ thấy rất hâm mộ tài năng của Dì. Lớn lên, làm cha làm mẹ, mới hiểu được nỗi khổ cực của Dì, càng khâm phục sự hy sinh và thông cảm những mâu thuẩn dằn vặt của một người phụ nữ vĩ đại. Thế nhưng, Dì cũng như Má mình và bao nhiêu người phụ nữ VN khác, luôn hy sinh tuyệt đối cho con cái cháu chắt. Và cũng chính vì sự hy sinh đó, đã lấy mất đi rất nhiều thứ cần thiết trong cuộc sống của họ, mà cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay họ cũng chưa bao giờ đòi hỏi và cảm nhận những mất mát đó. Con cái thì cũng chưa chắc gì đã nhận biết ra những thiệt thòi lớn lao đó của Mẹ mình. Thậm chí có đứa còn tô vẽ lên những câu chuyện hiếu thảo để phục vụ lợi ích riêng của chính mình, làm đắng lòng người nghe. Tuy nhiên điều đó không hề quan trọng với bậc làm cha mẹ, họ vẫn cứ làm như một thiên chức, cho dù có sống thêm kiếp nữa. 
Nhưng những người làm con, có lúc cũng nên nhìn lại để hiểu được cái "tôi" của họ là quá nhỏ bé so với sự hy sinh vĩ đại đó. Một câu nói mình luôn luôn tâm đắc là "Làm cha mẹ có thể chết vì con, nhưng không thể sống thay cho con". Đúng vậy, cha mẹ có thể móc lá gan lá thận cho con, nhưng không ai sống dùm con được cả. Những đứa con phải biết "tự sống" cho bản thân mình. Và chỉ khi nào họ "tự sống" được, thì mới hiểu rõ sự hy sinh của cha mẹ mình, mới biết tri ân cuộc sống này, và tri ân những con người đã sống vì người khác. Người ích kỷ sống riêng cho bản thân sẽ không bao giờ hiểu hết được giá trị của sự hy sinh, cũng như ý nghĩa của cho và nhận. Những giọt nướt mắt hay những ủy mị tức thời chỉ là những biểu lộ cảm xúc, không bảo đảm được điều gì sâu sắc hơn. Mấy ngày nay nghĩ nhiều về Dì, về sự mất còn của đời sống. Cầu mong linh hồn Dì về đến nơi Dì thích đi, gần người Dì thích gần ..... Còn lúc nào trong đầu óc của mình, bức tranh của Dì trên đồi cỏ vắng với ba người con, mà Dì cho vẽ trước năm 1975 .... sẽ vĩnh viễn là ký ức về một người phụ nữ vĩ đại. Tạm biệt Dì !

Bỗng nhớ đoạn thơ của Thầy ...
.....
Ta không buồn
có ai buồn hơn nữa?
Người không đi
sông núi có buồn đi?
Tia nắng mỏng soi mòn khung cửa
Để ưu phiền nhuộm trắng hàng mi
Ta lên bờ
nắng vỗ bờ róc rách
Gió ở đâu mà sông núi thì thầm?
Kìa bóng cỏ nghiêng mình che hạt cát
Ráng chiều xa, ai thấy mộ sương dầm? .... (Thầy Tuệ Sỹ)
PN

Thursday, September 21, 2017

QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ CHIẾN TRANH VÀ XUNG ĐỘT

Tác giả: Polgolle Kusala Dhamma | Trung Hữu lược dịch
(Trích từ Thư Viện Hoa Sen)

Thỉnh thoảng người ta nghĩ rằng Phật giáo ra đời cách nay 2600 năm thì làm sao giáo lý của tôn giáo ấy có thể áp dụng và giải quyết những vấn đề hiện tại. Nhưng khi chúng ta thấy rằng những nguyên nhân của tất cả các rắc rối của xã hội ngày này đều bắt nguồn từ những tư tưởng ô nhiểm của con người thì Phật giáo là tôn giáo duy nhất có thể đưa ra giải pháp hoàn hảo để loại trừ những ô nhiểm ấy và làm cho đầu óc họ trở nên trong sáng và bình yên hơn.

Một hiểu lầm nữa về Phật giáo là một số người  nghĩ rằng Phật giáo không liên hệ gì đến đời sống thế tục, mà nó chỉ dành cho những người xuất gia. Nhưng nếu xem xét kỹ lời dạy của đức Phật thì ta thấy rằng chúng liên hệ với nhau rất mật thiết. Cách sống của chư tăng ni có thể cung cấp một mẩu mực lý tưởng mà người tại gia có thể học tập tùy theo khả năng của họ. Thế nào là đời sống lý tưởng của chư tăng ni? Về điều này không ít người đã hiểu lầm. Vào thời đức Phật, một Bà la môn đã nói với con gái ông khi cô gái muốn gia nhập tăng đoàn, rằng, chư tăng là những người lười biếng và không làm gì cả.  Họ chỉ sống dựa vào sự ủng hộ của người khác nhưng lại sống một cuộc sống hết sức thoải mái về vật chất. Tại sao con thích họ chứ? Cô gái đã trả lời rằng: “Chư tăng là những người thích làm việc và họ không hề lười biếng. Họ làm việc một cách thích đáng. Họ loại trừ sự tham lam và thù hận. Vì thế con thích họ”. Người ta nên hiểu bản chất thực của Phật giáo và những người theo đạo Phật thì họ mới hiểu được khả năng của Phật giáo trong việc ngăn chặn và giải quyết các vấn nạn của thế giới ngày nay.

Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn con người ta hướng đến sự hòa bình. Niết Bàn là mục đích tối cao của tất cả người con Phật. Nơi đó được cho là “con đường thánh thiện và bình yên nhất”. Khi đức Phật còn là một vương tử trẻ, Ngài đã từ bỏ con đường mà có thể dẫn đến chiến tranh và xung đột để đi tìm con đường có thể đem đến hạnh phúc tối cao cho tất cả chúng sanh.

Trong thế giới hiện tại, sở dĩ có chiến tranh và xung đột là do những nguyên nhân sau đây:

1.     Tham sân si
2.     Thiếu hiểu biết
3.     Kinh tế và Chủ nghĩa vật chất
4.     Sự nghèo khổ
5.     Cuồng tín
6.     Quan điểm chính trị

Chiến tranh sinh ra những vấn nạn về kinh tế và xã hội một cách nghiêm trọng cho mỗi quốc gia. Người ta phải chi tiền cho quân đội, quân nhu và đủ loại vũ khí như tên lửa, súng đạn cũng như các loại bom đạn khác nhau... Ngoài sự tốn kém về tiền bạc, chiến tranh còn hủy diệt tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như mạng sống con người. Gia đình tan nát, đạo đức ngã nghiên với các loại trộm cướp, hiếp dâm. Lương thực thì thiếu thốn, bịnh dịch thì tràn lan, cảnh màn trời chiếu đất xảy ra khắp nơi. Những cuộc chiến tranh đã và đang xảy ra ở các nước đều cho ta thấy một bức tranh giống nhau như thế. Tiền bạc thay vì đem đi phục vụ cho chiến tranh, chúng sẽ tốt hơn nếu được dùng vào các công ích xã hội như xây nhà cửa cho người nghèo, đầu tư giáo dục cũng như phát triển các phương tiện y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Nếu quan sát kỷ những  nguyên nhân của chiến tranh và xung đột thì chúng ta có thể thấy rằng, chúng đều bắt nguồn từ những hành động như cướp đất, xăm phạm biên giới và chủ quyền lãnh thổ quốc gia, cuồng tín, tham vọng chính trị hoặc là để trả thù...

Ngăn chặn chiến tranh và xung đột là nguyện vọng của tất cả mọi người. Đối với những vấn đề mang tính chất toàn cầu hiện nay, Phật giáo đã đưa ra những lời khuyên thích hợp nhất để ngăn chặn chiến tranh và xung đột. Ví dụ như trong kinh Pháp Cú, Phật dạy rằng: Oán thù không thể dập tắt được oán thù, mà chỉ có tình thương mới dập tắt được oán thù mà thôi. Tất cả chúng ta nên có thái độ như thế mà đừng nghĩ đến việc báo thù. Đức Phật luôn luôn khuyên hàng phật tử nên có thái độ hài hòa với người khác vì điều đó dẫn đến sự an lạc từ bên trong mỗi người.

Phật giáo chủ trương không bạo lực. Tín đồ của tất cả các tôn giáo đều có thể áp dụng điều này. Lời Phật dạy cho việc ngăn chặn và chấm dứt chiến tranh và xung đột ở cả hai phương diện, bên trong ý thức con người và bên ngoài xã hội. Một vài tác phẩm sau này đã đưa ra những ý kiến không phù hợp lắm với những gì đức Phật thật sự dạy. Ví dụ như những câu chuyện về tiền thân đức Phật được biên soạn vào giai đoạn Kurunagala ở Sri Lanka thế kỷ thứ 13. Theo đó, trong một vài câu chuyện, bồ tát được diển tả như những chiến binh. Tùy theo thời gian và hoàn cảnh mà các tác giả đó đã cố tình tạo ra hình ảnh bồ tát như những vị vua hoặc tướng lĩnh để bảo vệ đất nước trước nạn ngoại xăm. Tuy nhiên đức Phật dạy rằng người nào tham dự vào chiến tranh và xung đột thì họ sẽ rước lấy sự bất hạnh to lớn. Trong King Phạm Võng thuộc Trường Bộ Kinh, đức Phật dạy rằng: “Anh ta là người hòa giải, người mà ở trong tình trạng xung đột có thể khuyến khích người khác đoàn kết, hòa hợp, thụ hưởng hòa bình, yêu hòa bình, vui với hòa bình, anh ta là một người, người mà luôn nói lời ca ngợi sự hòa bình. Từ bỏ sát sanh, bật tu hành Gotama kiềm chế việc sát sanh, Ông ấy sống không có sử dụng gậy và gươm, sống với sự quan tâm, từ ái và thông cảm người khác.”

Theo gương đức Phật, người phật tử đề cao lối sống đạo đức. Họ không bao giờ làm hại người khác, cướp bóc hay tướt đoạt của người khác thứ gì. TrongTrung Bộ Kinh, đức Phật dạy có hai nguyên nhân chính gây ra chiến tranh và xung đột, đó là tham ái và đam mê khoái lạc giác quan.  Xem xét nguyên nhân của những cuộc chiến tranh và xung đột trước đây cũng như hiện tại, ta thấy rằng, tham ái và những nhu cầu vật chất chính là những nguyên nhân chính của những cuộc chiến tranh và xung đột đó. Đức Phật giải thích rằng người nào có khả năng làm chủ các giác quan và loại trừ tham ái thì anh ta sẽ không có khuynh hướng đấu tranh hay hay hảm hại kẻ khác, ức hiếp hay lạm dụng, trộm  cắp hay tướt đoạt tài sản của kẻ khác.

Trong lời dạy của mình, Đức Phật chú trọng đến nguyên nhân của xung đột.  Phật giáo không đánh giá cao những giải pháp tạm thời. Bởi vì nếu như những nguyên nhân của chiến tranh và xung đột không được gở bỏ vĩnh viễn thì chiến tranh và xung đột sẽ lại tiếp diễn lần sau và lần sau nữa.

Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống và Kinh Cứu La Đàn Đầu nêu ra một khía cạnh khác của chiến tranh và xung đột. Đó là sự tranh giành tài nguyên thiên nhiên và tài sản vật chất. Khi con người ra sức gom góp của cải thì xãy ra sự tranh giành giữa người này với người kia, nhóm này với nhóm kìa và nước này với nước khác. Sự tranh giành dần dần dẫn đến xung đột, chiến tranh. Vì thế mà Phật giáo khuyên con người nên nghĩ đến sự vô thường của vật chất. Khi người ta thấy được tính chất phù du của vật chất thì người ta có thể đi ra ngoài những cuộc tranh giành khốc liệt.

Trong Kinh Đế thích Sở Vấn, vua trời Đế Thích đến hỏi Phật rằng, các vị trời và loài người luôn luôn muốn sống hài hòa với nhau nhưng tại sao họ cứ phải gây gổ và đấu tranh với nhau không dứt? Đức Phật giải thích rằng có hai yếu tố tâm lý làm phát sinh xung đột. Đó là ganh tỵ và bủn xỉn. Tâm lý muốn vơ vét nhưng lại không chịu đựng được khi thấy người khác hơn mình chính là nguyên nhân trực tiếp của chiến tranh và xung đột.

Theo đức Phật thì các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị có vai trò hàng đầu trong việc ngăn chặn xung đột và chiến tranh. Một nhà lãnh đạo tốt, có trách nhiệm sẽ lãnh đạo đất nước sống trong hòa bình. Nhưng khi đất nước được lãnh đạo bởi một nhà lãnh đạo không chính trực thì đất nước đó thế nào cũng rơi vào tình trạng bi đát. Cho nên trongTăng chi Bộ Kinh đức Phật dạy rằng: Cũng như con bò đầu đàn đi bậy thì các con bò khác đi bậy theo, một người lãnh đạo đối xử với người khác không đứng đắn thì những người dưới họ cũng làm như vậy. Một nhà lãnh đạo tồi sẽ chối bỏ trách nhiệm sau khi ông ta đẩy tất cả mọi người vào trong chổ nguy hiểm. Vì thế, một nhà lãnh đạo tốt nên hướng dẫn mọi người đi theo con đường chân chính.

Khao khát và kiêu căng cũng là nguyên nhân của chiến tranh và xung đột. Trong lich sử loài người, con người tạo ra chiến tranh và xung đột để bảo vệ sự kiêu căng và tham vọng của họ. Đức Phật khuyên người phật tử nên loại trừ sự kiêu căng như thế ra khỏi cuộc sống của họ. Nhiều cuộc xung đột xã hội, nội chiến, đấu tranh vũ trang nổi lên là do sự lãnh đạo yếu kém của các nhà lãnh đạo. Đức Phật khuyên các nhà lãnh đạo nên tránh bốn khuynh hướng. Đó là cảm tình thiên vị, thù hận, sợ hãi và ảo tưởng. Nhà lãnh đạo không nên quan tâm đến vấn đề như giới tính, tầng lớp xã hội, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc... của đối tượng khi họ sắp quyết định một vấn đề. Nói cách khác, quyết định của họ không nên bị chi phối bởi những yếu tố trên.

Bởi vì tham ái và ý tưởng trả thù mà chiến tranh và xung đột khởi lên liên miên. Đức Phật đề cập đến một nguyên nhân khác của chiến tranh. Đó là có một số người cho rằng bản thân họ, tôn giáo họ hay quốc gia họ cao nhất, còn những người khác, tôn giáo khác, quốc gia khác thì thấp hơn. Đức Phật dạy trong kinh Pháp Cú rằng: Kẻ thắng thì bị thù ghét, người thua thì sống trong đau buồn. Cả hai phía đều bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Kinh Cullabodhi Jakata nói rằng lòng hận thù và ý muốn trả thù tiêu diệt cuộc sống con người. Cũng như hai cây gậy đập vào nhau, lửa tóe ra tiêu diệt cả hai cây. Theo Phật giáo thì trong chiến tranh, không có ai là kẻ thắng cuộc cả. Thay vào đó, Đức Phật nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự tự thắng mình trước những ô nhiểm của chính bản thân mình.

Trong kinh Pháp Cú đức Phật dạy rằng, chiến thắng được dục vọng của mình thì vĩ đại hơn thắng ngàn kẻ thù bên ngoài. Ngài luôn luôn khuyên chúng ta là hãy nhìn thấy lỗi của mình thay vì đi tìm lỗi của người khác. Bởi vì khi người ta thấy lỗi của người khác thì xung đột bắt đầu. Đức Phật luôn luôn khuyên chúng ta nên suy tư về bản thân mình để loại bỏ những khuyết điểm của bản thân. Có một lần nọ, khi đức Phật đang ngồi thiền dưới một gốc cây thì một nhóm thanh niên đến hỏi Ngài rằng, Ngài có thấy một phụ nữ đi ngang qua không, thì đức Phật trả lời rằng: Đừng có nghĩ đến những gì người khác làm hay không làm, mà hãy nghĩ về những gì mình đã làm hay chưa làm.

Thông thường , người ta hay đổ lỗi hoặc quy trách nhiệm cho kẻ khác mà không thấy lỗi và trách nhiệm của mình. Và đó cũng chính là nguyên nhân của mọi xung đột. Cho nên đức Phật khuyên chung ta nên xác định trách nhiệm của mình và đối xử tốt với người khác. Ngài khuyên chúng ta hãy trãi lòng từ, thậm chí đối với kẻ thù. Trong kinh Ví Dụ Cái Cưu thuộc Trung Bộ kinh, đức Phật đã khen ngợi tính kiên nhẫn của một vị tăng khi vị này đã trãi lòng từ cho những tên cướp dù chúng đã cắt đi một phần cơ thể của vị tăng và làm cho vị tăng đau đớn đến chết.

Tóm lại, lời Phật dạy có thể dùng để giải quyết những vấn đề hiện tại một cách vĩnh viễn. Bởi vì Phật giáo giải quyết vấn đề từ căn bản gốc rể của nó. Chiến tranh và xung đột khởi lên là do nhu cầu chính trị, tham vọng của những cá nhân hoặc nhóm người. Đức Phật đã giới thiệu nhiều nguyên tắc để ngăn chặn chiến tranh và xung đột. Chính trực, tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ quyền lợi, từ bi, nhẫn nhục, nhu thuận là những nguyên tắc quan trọng rất cần được thực hành vậy.

(Trích từ Thư Viện Hoa Sen)


Wednesday, August 30, 2017

Một hình ảnh đẹp

Mấy hôm nay thành phố Houston, thuộc bang Texas của Mỹ, rơi vào cảnh màn trời chiếu đất do cơn bão Harvey tàn phá. Nhiều người ở khắp nơi đã cầu nguyện và lo lắng, quan tâm, cho những nạn nhân vùng lũ. Một hình ảnh nổi bật như biểu tượng của sự giải cứu Houston là hình người lính cảnh sát đặc nhiệm Mỹ Daryl Hudeck đưa cô gái gốc Việt tên Catherine Pham và đứa con trai Aiden ra khỏi vùng nước lũ. Bức hình này đã nhanh chóng được truyền tải trên các mạng xã hội như một thông điệp mạnh mẽ về tình người.

Mình thì tin rằng tất cả con người đều sẽ hành động như thế (chưa nói đến yếu tố công việc) khi rơi vào hoàn cảnh của Daryl Hudeck. Chỉ là trong mỗi hoàn cảnh, người ta sẽ biểu thị ứng xử khác nhau thôi. Mình luôn tin vào tính thuần lương trong mỗi con người. Đạo giáo cũng nói là "Nhân chi sơ vốn bản thiện" vậy.

Cách đây vài năm, mình có dịp ngồi nói chuyện cùng ông thầy T. , nguyên hiệu trưởng ngôi trường trung học mà mình đã từng học ngày xưa. (Anh ấy làm hiệu trưởng thời sau này, sau khi đi bộ đội trở về). Anh xúc động kể về câu chuyện người lính VNCH đã cứu sống anh - một người lính Cọng sản - trong chiến tranh. Câu chuyện thật hay và thật tình người. Rất tôn trọng và hiểu được nỗi lòng của anh về một ký ức đầy tính nhân văn. Và mình vẫn luôn tin rằng ở những hoàn cảnh tương tự, sẽ có rất nhiều người lính khác, cho dù là VNCH hay CS ngày xưa, cũng như người lính VN hôm nay, sẽ làm như thế mà thôi. Bởi trước khi họ là lính, họ là con người, những con người cùng một quê hương.

Suy cho cùng, cho dù có những khác biệt về ngôn ngữ hay màu da, thì bản chất con người luôn luôn mong muốn được nhìn thấy & tôn vinh những hình ảnh đẹp đẽ cũng như những nghĩa cử cao thượng trong cuộc sống. Đặc biệt là những ứng xử tốt đẹp đó đến từ những con người thừa hành pháp luật và nhân danh sức mạnh bảo vệ cái đúng !



Wednesday, August 02, 2017

Đắc đạo là gì ?

Một hành giả hỏi lão hoà thượng:
           - “Trước khi đắc Đạo ngài làm gì?”
          Hoà thượng:
           - “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm.”
          Hành giả hỏi:
           - “Vậy thì sau khi đắc Đạo rồi thì sao?”
          Hòa thượng:
           - “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm.”
          Hành giả lại hỏi:
           - “Vậy thì có khác gì khi chưa đắc Đạo đâu?”
          Hòa thượng:
           - “Trước khi đắc Đạo, khi đốn củi thì lo đến việc nấu nước,  lúc gánh nước lại nghĩ đến chuyện nấu cơm. Khi đắc Đạo rồi, đốn củi thì cứ đốn củi, gánh nước thì cứ gánh nước, nấu cơm thì cứ nấu cơm.”
       
Khi cái tâm vô ái ngại như vậy chính là đã đắc Đạo.

(Source: internet)


Tuesday, August 01, 2017

An Nhiên Vô Sự (Thầy Viên Minh)


Trong ngoài lặng lẽ chẳng vin đâu
Sáng suốt, hồn nhiên khỏi vọng cầu
Buông hết một phen đừng luyến tiếc
Mới hay ngay đó thấy đạo mầu!
(Viên Minh)

Ngày nay, nhân loại đã tiến bộ rất xa về mặt khoa học, kỹ thuật, đã làm thay đổi bộ mặt thế giới từng ngày, từng giờ và thậm chí từng phút, từng giây, nên đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội v.v… đều được nâng cao một cách đáng kể.
Nhờ phương tiện giao thông vận tải, phương tiện truyền thanh, truyền hình, mạng internet, vô tuyến viễn thông mà thế giới đã và đang hội nhập thành một cộng đồng quốc tế với qui mô toàn cầu hóa. Điều này đem đến biết bao phúc lợi xã hội, tiện nghi đời sống đủ để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng đa diện và phong phú của con người.

Tuy nhiên, để có được những thành quả ấy, cư dân trên trái đất nầy đã phải khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên: Khoáng sản, lâm sản, hải sản, nhiên liệu. Đồng thời, khí thải từ các nhà máy, từ tàu thuyền xe cộ, từ các thiết bị dân dụng, các sóng điện từ, các chất hóa học độc hại, từ phóng xạ hạch nhân v.v... đã làm ô nhiễm môi trường sống, phá vỡ tầng ozone, thay đổi khí hậu, thời tiết, phát sinh nhiều loại siêu vi nguy hiểm, những căn bệnh ngặt nghèo, động đất, sóng thần, bão lũ, v.v...

Hoạt động của thân và tâm là nhu cầu tất yếu của đời sống con người, thậm chí càng hoạt động tích cực, nhiệt tình, siêng năng, tháo vát để làm lợi mình lợi người hay phục vụ trong tinh thần vô ngã vị tha thì càng tốt. Tuy nhiên, vì tham vọng và ích kỷ cá nhân mà nhiều người đang cố gắng tăng tốc đến chóng mặt trong mọi lãnh vực đời sống. Họ tận dụng mọi tiềm năng thể chất lẫn tinh thần để phấn đấu, tranh thủ, giành giựt, và thậm chí, còn sẵn sàng trừ khử lẫn nhau bằng nhiều mưu mô, thủ đoạn.

Những cuộc chạy đua đủ mọi lãnh vực, tầm cỡ giữa những cá nhân, tập thể, xí nghiệp, công ty, quốc gia, xã hội, hay quy mô toàn thế giới dường như không bao giờ có thể chấm dứt. Như vậy, trong khi khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại hơn thì không những tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, môi trường sống bị ô nhiễm mà cả thể chất lẫn tinh thần của con người cũng ngày càng bị khủng hoảng trầm trọng hơn!

Trong tình huống đó, bạn cũng bị lôi cuốn vào cơn lốc của thành – bại , được – mất , hơn – thua, vui – khổ giữa cuộc đời; để rồi, một lúc nào đó chợt thấy mình và những người xung quanh đã trở nên quá hấp tấp, nôn nóng, vội vã, khẩn trương, kèm theo những nỗi lo âu, sợ hãi, căng thẳng, bức xúc, thậm chí lắm khi hung bạo, tàn nhẫn, bất nhân và thác loạn. Những tình trạng khủng hoảng đó ít nhiều ảnh hưởng đến hệ thần kinh, đưa đến suy nhược, trầm cảm và những biến chứng nguy hại về mặt tâm thần.

Chính trong tình trạng bất an mà sự căng thẳng có nguy cơ đưa đến suy sụp cả thể chất lẫn tinh thần đó, bạn cần phải bình tĩnh. Không nên lăng xăng, hối hả tìm biện pháp giải quyết; vì càng nôn nóng giải quyết, dù bằng cách nào, thì sự căng thẳng sẽ càng gia tăng và trở nên bất trị. Đơn giản bạn chỉ cần để cho thân tâm được nghỉ ngơi vô sự - nghỉ ngơi hoàn toàn - dù chỉ một lát thôi. Đừng dụng công, đừng gắng gượng, đừng khống chế, đừng cố luyện tập cho thân tâm đứng yên bất động. Thân tâm bạn chỉ yên khi bạn buông xuống mọi ý đồ tạo tác để cố gắng trở thành.

Chính ý muốn trở thành là động cơ làm cho tâm bạn không yên, kể cả ý muốn thiền định để cố giữ cho tâm yên tĩnh. Mặc dù thiền định được gọi là hiện tại lạc trú, nhưng thực ra nó vẫn là một loại hoạt động căng thẳng chứ không phải là một nội tâm an nhiên vô sự. Vậy điều quan trọng là bạn có khám phá được sự quân bình giữa hoạt động và nghỉ ngơi một cách đúng mức hay không.

Thân tâm an lạc không xuất phát từ sự thúc ép để tạo ra an lạc, vì bất cứ điều gì được tạo thành một cách chủ quan theo tư kiến tư dục đều bị hủy hoại và đưa đến bất an đau khổ. Bí quyết của sự an lạc là thân tâm bạn phải thoát khỏi mọi ý đồ lăng xăng tạo tác của cái ta ảo tưởng.

Bình an vô sự chỉ có được khi tâm bạn không bị dính mắc vào quá khứ, hiện tại hoặc vị lai, mà nó an nhiên tự tại không lệ thuộc vào bất cứ điều kiện nào. Bạn nên để cho thân tâm nghỉ ngơi thật thoải mái, tự nhiên, vì đó là nhu cầu thực sự của nó sau khi đã bị lạm dụng quá mức. Khi thân tâm bạn được nghỉ ngơi thỏa đáng thì khả năng hoạt động của nó sẽ rộng lớn hơn, chính xác hơn và hiệu quả hơn so với cái tâm lo âu, căng thẳng và bị áp lực của tham vọng hay sự ức chế tham vọng.

Hãy để cho thân bạn được thư giãn từ đầu đến chân; và hãy để cho tâm bạn được buông xả trước mọi bận rộn, đa đoan, trong những lo âu, toan tính của cái ta ảo tưởng đầy tham vọng. Bạn thử nhìn lại xem: Bạn đã bắt cái thân làm việc quá nhiều, cần phải dành cho nó ít thời gian để được nghỉ ngơi thật sự thoải mái.

Cũng vậy, tâm bạn đã bận rộn với quá nhiều lo tính, sao thỉnh thoảng không cho nó được rỗng lặng vô tư để tinh thần tự ổn định và tự phục hồi năng lực? Tâm an nhiên vô sự chính là nguyên lý: “Điềm đạm hư vô chân khí tùng chi” mà Y Đạo phương Đông thường nói đến.

Nếu ngay tại đây và bây giờ tâm bạn không buông xuống được, không thể điềm đạm hư vô, an nhiên vô sự, thì bạn có thể dùng một phương tiện nào đó giúp bạn thư giãn buông xả dễ dàng hơn, như yoga, thái cực quyền, khí công hay thiền định, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời thôi, đừng xem đó là phương pháp rèn luyện lâu dài để đạt được điều gì cả, vì như vậy bạn lại lợi dụng thân tâm cho ý đồ ích kỷ nào đó của bạn, điều này chỉ làm thân tâm bạn lệ thuộc vào những điều kiện của kỹ thuật, phương pháp, chứ không phải được nghỉ ngơi thoải mái, điềm đạm hư vô một cách toàn triệt.

Theo Lão Tử thì cảnh giới cao nhất của tâm là vô vi, còn đức Phật thì đó là tâm không, vô tướng, vô tác, vô nguyện. Chính khi rỗng lặng vô tâm thì mọi điều kỳ diệu mới có thể xảy ra. Đó là lý do vì sao Lão Tử nói: “Cố thường vô, dục dĩ quan kỳ diệu”. (Cho nên thường rỗng không để thấy điều kỳ diệu của nó). Và đức Phật cũng dạy: “Hữu vi tạo tác lặng xuống mới an lạc”.

Bạn đừng xem sự buông xuống mọi ý đồ lăng xăng tạo tác của cái ta ảo tưởng chỉ là một sự nghỉ ngơi tạm thời để lấy sức cho những ý đồ mới quy mô hơn, thực ra sự buông xuống cái ngã hữu vi này là sự giải thoát đầu tiên mà cũng chính là sự giải thoát cuối cùng nếu như đó là sự buông xả toàn triệt của ba-la-mật (upekkhā pāramī). Trong Kệ Pháp Cú 97, đức Phật mô tả một người giác ngộ toàn triệt như sau:

Liễu vô vi, vô tín
Phá vỡ sự tục sinh
Buông vọng cầu, cơ hội
Chính là người tối linh.

Trong Hattha yoga, nếu một người có thể nằm buông lỏng như một xác chết trong tư thế sāvasana khoảng 20 phút thì có thể phục hồi được chân khí bị tiêu hao trong 24 tiếng đồng hồ trước đó. Theo Phật giáo, niệm sự chết tức đặt mình trong tình huống đã chết, là cách buông xuống mọi ý đồ lăng xăng của bản ngã để thể nghiệm “cái không là gì cả” ngay nơi thực tại hiện tiền.

Và chính khi chết đi mọi hữu vi tạo tác thì sự sống mới thật là nguồn an lạc vô biên, bất tận. Thư giãn, buông xả, nghỉ ngơi hoàn toàn là yếu tố cơ bản không thể bỏ qua trong bất cứ tâm thiền nào. Rất nhiều người xem thường yếu tố buông xả cơ bản này, họ quyết tâm nỗ lực rèn luyện thiền định, thiền tuệ, thiền công án, hay trì chú, niệm Phật, cầu nguyện tha lực v.v... với hy vọng thúc đẩy kết quả đến nhanh hơn! Nhưng hãy coi chừng: Càng mong kết quả đến nhanh áp lực của thời gian tâm lý càng cao và kết quả đến càng chậm!

Thực ra, khi thân tâm thoát ra khỏi áp lực của cái ta ảo tưởng thì tự thân sự thư giãn, buông xả đã mang lại nhiều kết quả lớn lao mà không một cố gắng cá nhân nào có thể đạt được. Mọi bế tắc, bất an, xáo trộn trong cuộc sống sẽ được hóa giải một cách tự nhiên mà không cần cố gắng giải quyết một cách chủ quan, không mong chờ một giải pháp lý tưởng ở tương lai hay một sự trợ lực nào từ quyền năng bên ngoài. Hiệu quả rất tự nhiên mà thư giãn buông xả đem lại thật lớn lao không ngờ được:

1- Tình trạng thân căng thẳng thường kèm theo nhiều bệnh chứng như co cứng, đau nhức, hồi hộp, khó thở, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, suy nhược thần kinh v.v… Vì vậy thân thư giãn là điều kiện tốt nhất để hóa giải căng thẳng, giúp tật bệnh được điều trị dễ dàng và sức khỏe được phục hồi nhanh chóng. Mặt khác, căng thẳng tâm lý cũng sinh ra nhiều tâm bệnh như bứt rứt, bực bội, lo âu, mặc cảm, u uất, hoang tưởng v.v… Do đó, tâm buông xả đưa đến tinh thần lắng dịu, hóa giải tình trạng dồn nén, bức xúc.

2- Khi quá nôn nóng, hấp tấp, căng thẳng bạn thường hành động, nói năng, suy nghĩ thiếu chính xác và dễ bị tiêu hao năng lực. Ngược lại khi thân tâm khinh an, thư thái sẽ là cơ sở nền tảng cho hành động, nói năng và suy nghĩ của bạn được đúng đắn, chính xác và thoải mái hơn nên cũng không bị tiêu hao năng lực.

3- Một tâm trí bị sử dụng quá tải sẽ cảm thấy mệt mỏi, cạn kiệt, chán chường, bức bối, sợ hãi v.v... Trong buông xả trọn vẹn, tinh thần được thanh thản nên tự nhiên những phiền não bức xúc tự động lắng dịu và được hóa giải. Ngược lại, bạn càng cố gắng diệt trừ phiền não thì phiền não lại càng gia tăng.

4- Khi tâm bạn được nghỉ ngơi hoàn toàn thì nó có thể tùy duyên hướng đến bất kỳ một đối tượng thiền định tự nhiên nào. Một ngọn lá xanh, một ô cửa trống, một áng mây bay... đều có thể giúp tâm bạn dễ dàng an nhiên tĩnh lặng. Khi tâm rỗng lặng thì nó liền trong sáng, đó chính là tâm có khả năng minh sát (minh sát tuệ) mọi trạng thái diễn biến nơi thân, nơi cảm giác, nơi tâm hay nơi sự tương giao vận hành của thân tâm, và sáng suốt thấy rõ bản chất như thực của mọi hiện tượng trong đời sống.

Hỏi: - Khi tôi thư giãn, buông xả một lát thì bị rơi vào giấc ngủ, như vậy là xấu hay tốt?

Đáp: - Khi tâm thần căng thẳng bạn thường xuyên ngáp dài, rất uể oải, mệt mỏi, có vẻ như buồn ngủ lắm; nhưng nằm xuống lại không ngủ được. Đó là biểu hiện trạng thái suy nhược thần kinh. Nếu bạn đang bị căng thẳng mà sau khi thư giãn, buông xả một lát, bạn chìm vào một giấc ngủ ngon lành - thì đó quả là một liều thuốc an thần tự nhiên, giúp thân tâm bạn tự động điều chỉnh một cách tuyệt vời. Nhưng nếu trong tình trạng bình thường mà khi nào thư giãn bạn cũng bị rơi vào giấc ngủ - thì đó là hôn trầm, thụy miên - trạng thái này là một trở ngại, không tốt chút nào cho sức khỏe thể chất và sự tỉnh táo, sáng suốt tinh thần!

Trong trường hợp đó, bạn nên đi bộ tốt hơn là ngồi hay nằm. Nếu phải ngồi thì sau khi thư giãn buông xả, để khỏi hôn trầm thụy miên, bạn nên chú tâm quan sát rõ hơi thở vào ra. Sự chú hướng đúng mức vào một đối tượng sẽ giúp tâm bạn tỉnh táo hơn. Nếu làm như thế cũng không hết dã dượi uể oải thì bạn nên đi tắm rửa hoặc ra ngoài trời đi đi lại lại cho tỉnh táo hơn. Nếu thích ngồi, bạn nên ngồi thiền nơi có ánh sáng, không khí mát mẻ và trước khi ngồi không nên ăn no.

Hỏi: - Ngược lại, tôi hầu như không thể thư giãn, buông xả được. Thân tôi cứ như cứng đờ ra và tâm tôi thì gần như lúc nào cũng bận rộn, không thể rời khỏi những mối quan tâm của nó. Vậy làm sao để buông thư?

Đáp: - Gặp trường hợp ấy, bạn nên làm quen với thư giãn về thân trước. Trong khi thử thư giãn, bạn nên để tâm theo dõi từng động tác một cách tự nhiên, không nên quá cố gắng tập chú cũng không nên lơ là, chểnh mảng. Nếu bạn cảm thấy thân không được mềm dẻo, linh hoạt do thường làm một số động tác nào đó lâu ngày mà trở nên chai lỳ; hoặc thường xuyên đề kháng, cảnh giác mà trở thành đờ cứng thì bạn nên chơi thể thao, đi bộ thong thả, v.v...

Cũng có thể tập thái cực quyền hay thể dục dưỡng sinh đơn giản để thân bớt đờ cứng, dần dần sẽ mềm dẻo, nhẹ nhàng và linh hoạt hơn. Trong khi tập cho thân thư giãn như thế bạn nên quan sát các động tác của thân một cách tự nhiên - không quá chuyên chú, cũng không lơ đễnh - thì tâm bạn sẽ tự động được khinh an, thư thái và buông xả dễ dàng hơn.

Hỏi: - Có những công việc đòi hỏi phải quan tâm một cách khẩn trương, căng thẳng, không cho phép chúng ta được quyền thư giãn, buông xả, nghỉ ngơi thoải mái một giây phút nào; vì nếu làm vậy thì chẳng khác nào chúng ta đang trốn tránh một trách nhiệm nào đó?

Đáp: - Có lẽ bạn nên hiểu ngược lại! Chính vì để làm tròn trách nhiệm đối với những công việc đòi hỏi phải khẩn trương, căng thẳng mà chúng ta cần phải biết thư giãn buông xả. Buông lỏng giúp giảm bớt căng thẳng, nhanh chóng phục hồi năng lực để tiếp tục công việc và nhờ vậy sẽ đạt được hiệu quả cao. Một người có khả năng buông thư khi phải đối đầu với những công việc khẩn trương thì chẳng bao lâu anh ta sẽ thản nhiên, nhẹ nhàng trong những công việc khó khăn hơn.

- Nếu sự khẩn trương, căng thẳng tích lũy lâu ngày không hoá giải được sẽ đưa đến suy nhược tâm thần, lúc đó không những không làm tròn trách nhiệm mà sự luống cuống của bạn còn phá hỏng công việc nữa là khác.

Hỏi: - Nhưng như thế tôi phải mất một khoảng thời gian nhất định cho sự buông thư? Mà thời gian của tôi không cho phép thì sao?

Đáp: - Thực ra, lúc đầu chúng ta nên tập quen với sự thư giãn, buông xả; khi đã nhuần nhuyễn rồi, bạn có thể buông thư ngay trong công việc nên không cần phải mất một khoảng thời gian nào. Nếu bạn thường căng thẳng mà không biết buông thư thì hậu quả sẽ khó lường; lúc đó, có thể không phải chỉ mất một khoảng thời gian mà có khi mất cả quãng đời còn lại!

Hỏi: - Xin hỏi thêm: Nói thư giãn tức là đã hàm ý phải cố gắng làm cho thân thư giãn. Nhưng đã cố gắng thì vô hình trung lại tạo thêm một sự căng thẳng khác. Buông xả cũng vậy, muốn loại bỏ cái gì ra khỏi tâm trí chúng ta thì vẫn phải dụng lực. Ví dụ, muốn buông bỏ một nỗi buồn đâu phải là dễ. Như vậy, dụng lực hay không dụng lực đều không buông bỏ được. Bây giờ phải làm sao đây?

Đáp: - Dường như bạn nhầm lẫn giữa hai sự kiện: cố gắng thể lực và cố gắng tâm lý. Khi thân căng thẳng, mệt mỏi bạn có quyền thư giãn, đó là một đáp ứng hay phản xạ rất tự nhiên, giống như bạn siêng năng tập thể dục thể thao mỗi khi khí huyết bất thông, chân tay nhức mỏi v.v... thì có vấn đề gì đâu.

Chẳng lẽ bạn cố gắng thư giãn vì một mục đích lý tưởng cao siêu nào đó? Nếu vậy thì không còn thuộc lãnh vực thể lý mà đã bước sang vấn đề tâm lý mất rồi. Bạn cần thấy rõ thân thư giãn và tâm buông xả là hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau.

Cố gắng tâm lý để buông xả mới là trọng tâm câu hỏi của bạn, phải không? Tuy nhiên, ở đây bạn lại một lần nữa nhầm lẫn giữa buông xả và buông bỏ. Bạn đã đồng hóa buông xả với buông bỏ theo nghĩa “loại ra khỏi tâm trí” một nỗi buồn, chẳng hạn. Về mặt tâm lý, những từ cố gắng, nỗ lực, dụng công đồng nghĩa với dụng tâm, dụng ý hay có chủ ý, v.v… tức là nỗ lực của ý chí muốn đạt được một điều gì đó. Chính ý chí này là biểu hiện của cái “ta” hay “bản ngã”.

Mặt khác, khi bạn xem những mối lo âu, sợ hãi, chán nản, buồn phiền, thất vọng v.v… là đối tượng cần phải buông bỏ vì đã làm bạn khổ đau, căng thẳng, nghĩa là bạn muốn trút bỏ gánh nặng đang gây áp lực cho bạn để được tự do giải thoát khỏi mọi ưu phiền, phải không? Như vậy, đúng là bạn phải dụng lực để rồi lại rơi vào vòng lẩn quẩn của cái ta muốn giải quyết vấn đề hay muốn lẩn tránh thực tại.

Thực ra, bạn không cần làm gì để giải quyết vấn đề cả, đó mới thực là buông xả. Cứ để yên tất cả mọi thứ ở chỗ của chúng, đừng cố gắng loại bỏ điều gì, vì không cách nào bạn bỏ chúng được cả. Khi bị dồn nén những phiền não này chỉ ẩn vào vô thức chứ không bị hủy diệt. Lúc đó bạn còn đâu cơ hội để thấy ra mặt thực của chúng! Mà bao lâu chưa thấy ra thực tánh của phiền não thì dù bạn làm gì chúng vẫn là mối thách thức suốt đời bạn.

Bởi vì, dụng tâm loại bỏ chỉ tạo ra một sự đối kháng mà hậu quả là tăng thêm bất an, căng thẳng, phiền não, khổ đau. Vậy, buông xả không phải là nỗ lực buông bỏ một trạng thái, một tình huống hay một hậu quả, mà đơn giản chỉ là buông xuống thái độ lăng xăng của cái ta ảo tưởng nỗ lực duy trì hoặc loại bỏ trạng thái đó.

Nói buông xuống nhưng thực ra chỉ cần bạn không làm gì cả để cho tâm được nghỉ ngơi vô sự khỏi mọi ý đồ của cái ngã lăng xăng tạo tác. Lúc đó, mặc dù bạn không cố gắng loại trừ nhưng phiền não lại tự trở nên vô hiệu.

(Thầy Viên Minh)

Sunday, March 12, 2017

Vô thường !

Sáng chiều hai buổi xuống lên
Một vòng mộng mị nhớ quên buổi nào ?
PN



Friday, March 03, 2017

Một bài viết hay !

Hôm trước có viết về Thầy Abhinyana, một tu sĩ Phật giáo người Anh. Trước lúc mất, Người tự viết bài đưa tang cho chính mình "My Funeral-Service".  Có người email nhờ mình gởi nội dung bài viết đó. Hôm nay xin đăng lại ở đây . Một bài viết hay !

====================================================


MY FUNERAL-SERVICE

By the time this tape is played for its intended purpose, I will, perhaps, know what, if anything, lies on the other side of death. Surely, this is something that most people think about now and then. Many people live in dread of it; others live in hope and anticipation of a better life hereafter.
Although I accept the concept of the continuation of life after the body’s death, I must confess that, at the time of recording this, I know no more about it than the majority of people; it remains a concept, but it is not something that has had a great influence upon my living ~ that is, I do not live in fear or hope of the afterlife.
Years ago, I had a glimpse of what I took, and still take, to be Reality, a vision of the essential unity of all things, and of how self, in the sense of separate existence, is an illusion. Since then, I have tried to live with this vision in mind, as a guiding principle, even though I have had little success.
I have recorded this tape, not because of an egoistic desire to be in control of things even beyond my death, as I have seen that we have very little control over our lives even while we are alive, and not nearly as much as we think we have, but because I do not want anyone to perform what I regard as useless ceremonies for me; I have seen too much of such things, and have neither respect for nor confidence in them.
I have performed funeral services for numerous other people over the years, so now, for a change, I want to perform my own.
I have long felt that a funeral-service is more for the living than for the dead, as I don’t know if we can help the dead in any way, but I do feel that we might help some of the living somewhat, and a funeral-service provides a wonderful opportunity for reflection upon the nature of our lives. These words, therefore, recorded in advance of my demise ~ though how far in advance I have no way of knowing ~ may be regarded as my parting gift.
For many years, I have been a merchant of words, trying thereby to touch people, press their buttons, and inspire them to live, not just for themselves, but to open their hearts and minds and expand their mental horizons, to embrace an ever-greater portion of the life around them. Words will remain words, however, if we do not test and apply the ideas embodied in them in our lives.
Let us listen now, to an old Beatles’ song called “Within You, Without You”, which had a great effect upon me when I was just setting out on my spiritual quest and groping along in the darkness.


“We were talking
About the space between us all,
And the people who hide themselves
Behind a wall of illusion,
Never glimpse the truth,
Then it’s far too late,
When they pass away.
We were talking
About the love we all could share,
When we find it, to try our best
To hold it there,
With our love, with our love
We could save the world
If they only knew.
Try to realize it’s all within yourself,
No-one else can make you change;
And to see you’re really only very small,
And life flows on within you and without you.
We were talking
About the love that’s gone so cold,
And the people
Who gain the world and lose their souls,
They don’t know, they can’t see;
Are you one of them?
When you’ve seen beyond yourselves
Then you may find
Peace of mind is waiting there;
And the time will come when you see we’re all one
And life flows on within you and without you.”


* * * * * * *

There was a clan of people in India known as the Kalama tribe. They had seen and heard many wandering teachers and preachers, and were confused, because each teacher seemed to expound his own views about things and condemn the ideas of others. One day, they heard that the Buddha was staying nearby, and, His fame having reached them sometime earlier, they decided to go to see Him and put their doubts and confusion before Him. They told Him that they didn’t know what to believe and what not to believe, and the Buddha gave them the following advice, which is as refreshingly clear and practical now as it was so long ago. It is known to us as The Kalama Sutta.
“It is right, Kalamas, that you should doubt. Doubt has arisen in you over things that are doubtful.
“Come, Kalamas; do not believe in anything, simply because you have heard it.
“Do not believe in traditions, just because they have been handed down for many generations.
“Do not believe in anything just because it is spoken and rumored by many.
“Do not believe in anything just because it is found written in books that are considered sacred.
“Do not believe in what you have imagined, thinking that, because it is extraordinary, it must have been inspired by a supreme being or other wonderful beings.
“Do not believe in anything merely on the authority of your teachers, elders and priests.
“But, when you know for yourselves: these things are immoral, these things are blameworthy, these things are censured by the wise, these things, when performed and undertaken, conduce to ruin and sorrow, then should you reject them. And, when you know for yourselves: these things are moral, these things are blameless, these things are praised by the wise, these things, when performed and undertaken, conduce to well-being and happiness, then accept them and act accordingly.”

The same test, said the Buddha, should be applied to His own teachings: “Do not accept my Teachings from reverence, but first test them as a goldsmith would test gold.
Another song, about friendship, joy and adventure that used to inspire me, is called, “Lovely To See You Again”, by the Moody Blues. Here it is:
“Wonderful day
For passing my way,
Knock on my door,
Even the score
With your eyes.
Lovely to see you again, my friend,
Walk along with me to the next bend.
Dark cloud of fear
Is blowing away,
Now that you’re here,
You’re going to stay,
‘Cos it’s
Lovely to see you again, my friend,
Walk along with me to the next bend.
Tell us what you’ve seen
In faraway forgotten lands,
Where empires
Have turned back to sand.
Wonderful day
For passing my way,
Knock on my door,
Even the score
With your eyes.
Lovely to see you again, my friend,
Walk along with me to the next bend.


* * * * * * *

Here, I wish to read from one of my books, Because I Care, but, as to me, this reading should now be understood in the past tense.
Sometimes, like most people, I imagine, I get frustrated and depressed, and wonder where I am going. Sometimes, I cannot see the next step ahead of me, and it seems like I’ve come to a dead-end. Sometimes, when things are difficult, and there seem to be no results, or I get results other than the ones hoped for, I wish I had never gotten into this line of things. And sometimes, death would not be unwelcome; it would be a release.
But, when I get to feeling like this, I turn round and look back on the way by which I reached the present. And do you think that my way was as straight as an arrow? Of course, it wasn’t, not for more than a short distance at a time, but twisted and turn, climbed and fell, and sometimes even disappeared below ground, only to reappear again elsewhere. Many times, there were obstacles, which, at the time, seemed insurmountable. The road was often potted with pot-holes of despair, there were sufferings and sicknesses, lethargy and blues, times when I was depressed and stuck in the doldrums, and didn’t know what to do. There were times when I was lonely and sad, times of danger and fear, and times when the road ran near to hell. It is a miracle that I survived, yet survive I did and survive I do at the time of writing this. Is this not a cause for rejoicing? And does not my looking back on all the pains, defeats and failures, the facing of dangers and obstacles, and the surviving thereof, help me to face other such things with courage and understanding? I have run the gauntlet of the past and survived, and have learned something from it, and am even able to use it to deal with the problems and pains of the present. This, surely, is no small achievement. Has not my life ~ your life, our life ~ been an overall success therefore? Moreover, I am now able to use my life to help others to see things in the same way. If I had given up in despair, as I have wanted to, many times, in the past, I would not have what I now have to share with others who might be able to benefit from it ~ and there are many such people, I know.
But, through all my pain and frustration, I persisted, often with no conscious goal or purpose, and managed to reach the present. How I managed, I do not know, but I’m glad that I did, I’m happy that I have discovered something of my potential, something of value which, by sharing it with others, is not diminished, but only increased thereby. I cannot explain it, but must stand, unashamedly, with my mouth open, speechless in wonder at the way I have come. And was not your way also wonderful?
I will take no more of your precious time. My ceremony will end here with John Lennon’s best song, “Imagine”. Thankyou, and farewell.
Imagine there’s no heaven ~
It’s easy if you try ~
No hell below us,
Above us, only sky.
Imagine all the people
Living for today.
Imagine there’s no country ~
It isn’t hard to do ~
Nothing to kill or die for,
And no religion, too.
Imagine all the people
Living life in peace.
You may say I’m a dreamer,
But I’m not the only one;
I hope some day you’ll join us,
And the world will be as one.
Imagine no possessions,
I wonder if you can,
No need for greed or hunger,
A brotherhood of man.
Imagine all the people
Sharing all the world.
You may say I’m a dreamer,
But I’m not the only one;
I hope someday you’ll join us,
And the world will live as one.
* * * * * * *



Friday, February 24, 2017

Tên tuổi & ông Thầy

Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều lúc thấy thiên hạ đánh bóng, thêu dệt danh xưng, tên tuổi, hoặc đề cao quá đáng cái tôi “vĩ đại” của họ, đặc biệt là những bậc tu hành, thì mình lại nhớ tới "ông Thầy" của mình. Một người mà đến giờ mình cũng chẳng còn nhớ đến tên thật (trong khai sinh) của ông, mặc dù rất mực tôn kính. Thực ra thì ngày xưa cũng có đôi lần mua vé xe tàu gì đấy cho Thầy, nhưng rồi không có ý nhớ, nên cũng quên mất. Mà nếu muốn biết thì cũng không khó lắm, nhưng biết tên hoặc danh xưng để làm gì, trong khi có cái tên "Thầy" để gọi, vừa gần gũi lại vừa tôn kính hơn. Đại đa số các tăng ni khi đã xuất gia cũng không còn xài đến tên tuổi hoặc bằng cấp địa vị, danh xưng, của ngày trước nữa.
Nhớ hồi mới gặp Thầy lần đầu ở Indonesia, mình tự giới thiệu và hỏi ông tên là gì ? Thầy trả lời bằng tiếng Việt:
- Tôi tên là "ông Thầy" .
Mình ngạc nhiên hỏi tại sao, Thầy hài hước trả lời:
- Người VN thường gọi tôi như thế, là "ông Thầy". Tên nào thì cũng chỉ để gọi thôi !
Đơn giản, thế là xong, cũng chẳng phải thiền sư hay pháp sư, hòa thượng hay đại đức gì cả. Nhưng đó lại là bài học đầu tiên về chữ Ngã mà mình học được từ “ông Thầy”. Thời gian sau, có dịp ở gần nhau, nghe nói chuyện, nghe thuyết pháp, hoặc đi đây đi đó giúp Thầy làm một số công việc nho nhỏ cho cộng đồng, mình lại có dịp học hỏi được nhiều thứ hơn.

Rồi cuộc sống mỗi người mỗi ngã, ai cũng có đường đi của mình. Sau khi ở Indonesia, mình đi Mỹ, Thầy còn lưu lại bên châu Á một thời gian nữa, rồi sang Úc. Không gặp nhau, nhưng thỉnh thoảng vẫn thư từ qua lại. Thầy vẫn như người lữ hành, ung dung tự tại, đi để mà đi... Thầm lặng bên lề xã hội và cuộc sống đầy rẫy những toan tính, hơn thua danh lợi, kể cả những bon chen chức sắc trá hình tôn giáo. Đơn giản hành trang, tài sản của Thầy chỉ là một vài bộ quần áo và ít đồ dùng cá nhân. Đơn độc hành trình, có khi Mã Lai, có khi Singapore, có khi Úc, có lúc lại phiêu bạt tận vùng núi Tây Tạng lạnh lẽo, rồi có lúc ở trại tị nạn Bataan, Galang, chen chúc đợi chờ. Không màng tên tuổi, không câu nệ miếng ăn chỗ ngủ, không quản ngại khó khăn, Thầy luôn gần gũi thân thiện, kiên nhẫn giúp đỡ kẻ khác, không phân biệt sang hèn, địa vị, xuất xứ. Có nhiều lúc Thầy đi đến những vùng đất thiếu thốn xa xôi, dùng sự hiểu biết của mình để giảng giải đạo pháp cho tha nhân, hoặc cho những người tị nạn vừa mới trãi qua hành trình sinh tử đi tìm đất sống. Thầy dạy dỗ và giúp đỡ họ cùng thực hành sống tử tế, biết tôn trọng cái chung, biết nghĩ cho người khác, bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặt như giữ gìn vệ sinh chung một cái cầu tiêu công cọng hoặc chung sống hoà thuận nhau trong một lều trại nhỏ bé.... 

Rồi cứ thế mà đi suốt cả hành trình, Thầy chẳng sở hữu một tài sản gì, kể cả một cái am cái cốc nho nhỏ để nghỉ ngơi. Đến đâu, tìm đỡ một ngôi chùa hoặc tu viện xin trú chân, rồi lại đi tiếp. Có khi đến chỉ để giảng giải một vài điều gì đó cho thiên hạ, giúp đỡ người đời hiểu biết đạo pháp đúng đắn hơn, tránh những ngộ nhận mê tín trong việc thực hành tu tập hàng ngày. Thậm chí có lúc đơn giản đến chỉ để xây cất vài cái cầu tiêu cho người tị nạn (VN), rồi khuyên bảo họ ý thức hơn, biết giữ gìn vệ sinh chung và cố gắng chung tay góp sức làm những điều tốt tương tự cho chính họ và cho đồng bào của họ. Nhiều lúc Thầy lặn lội đến những trại tỵ nạn chỉ để tâm tình với người tỵ nạn bằng những ngôn từ gần gũi nhất, an ủi và giúp họ hiểu rằng hận thù không phải là đáp án cho sự ra đi. Không ai thay thế sự tàn bạo này bằng một sự thù hận khác. Cũng có lúc Thầy đến nhiều nơi để đích thân đi khất thực, đi hoá duyên, đem tài vật về phân phát cho đồng bào tị nạn ..v.v..Và cứ thế mỗi ngày đi tới, những bước chân thầm lặng, kiên nhẫn, bao dung, và cống hiến. Đi để khám phá bản thân, khám phá cuộc sống, để học hỏi, để tu tập, để thực chứng, để san sẻ cái biết cho nhiều người khác, và cùng chung sống hòa đồng, giúp đỡ lẫn nhau những con người xa lạ. Trong số đó có rất nhiều người là thuyền nhân VN !

Khi rãnh Thầy vẫn viết lách đều đặn, mỗi năm vẫn cho ra những cuốn sách nói về đạo & đời. Thỉnh thoảng cũng có gởi cho mình coi. Dĩ nhiên tên tác giả thì có lúc là Abhinyana, lúc thì Beachcomber, lúc Anatta, có lúc cũng chẳng cần có tên tuổi gì. Sách in ra được cũng là do thiên hạ tuỳ hỉ đóng góp mà có. Thầy chỉ có công viết, còn sách là của chung thiên hạ. Ai muốn in thêm ra cũng được, chẳng cần phải có copyright, ai hiểu thì đọc, ai thích thì copy. Ông Thầy thường hóm hỉnh ghi ở tờ bìa của quyển sách vài câu về "copyleft" :-). Cho tới bây giờ, lâu lâu đọc cái “copyleft" ở mấy cuốn sách, mình vẫn cảm thấy khôi hài. Bỗng nghĩ đến hoàn cảnh khó khăn của một số nhà văn nhà thơ quê mình cả trong nước và ngoài nước. Lo lắng in sách để được vô hội, để ra mắt thân hữu, rồi lại lo lắng đi kiếm người đọc, mua bán đem biếu đem tặng lại lo chẳng có người coi. Thế rồi lại phải canh cánh chuyện copyright, chuyện bản quyền, ngộ nhỡ biết đâu mai mốt gặp thời nổi tiếng :-). Âu cũng là những nỗi lo toan !

Trở lại chuyện ông Thầy. Có một thời gian dài, bận rộn việc đi học đi làm và di chuyển chỗ ở, mất liên lạc nhau, mãi đến cuối thập niên 90, mình mới liên lạc lại được với Thầy. Sau đó vài năm, Thầy qua Mỹ đi thuyết giảng dài ngày, có ghé thăm mình và ở lại vài tuần. Vẫn không thay đổi mấy, Thầy vẫn đơn giản gọn nhẹ, từ ăn uống đến giao tiếp, từ hành trang cho đến hành trình. (Mở ngoặc chút, lâu nay thỉnh thoảng mình cũng may mắn được gặp một số người có tư duy và trí huệ rất đáng kính nể, thì dường như bề ngoài của họ lại rất giản dị. Có lẽ không có gì để chiếm hữu, để hơn thua, nên cuộc sống của họ rất đơn giản và nhẹ nhàng, ít câu nệ và không cố chấp.)

Có một kỷ niệm nho nhỏ với Thầy mà mình còn nhớ hoài. Năm đó lúc Thầy ghé thăm nhà mình thì có một cộng đồng VN ở một thành phố miền đông nước Mỹ mời Thầy đến nói chuyện. (Hình như họ đã sắp xếp việc mời Thầy đến Mỹ nói chuyện từ lâu rồi, mình cũng không được biết). Đến cận ngày, ông Thầy có nhờ mình chở đến, địa chỉ cách thành phố mình ở không xa lắm, tầm hơn một giờ lái xe. Đó là một ngôi chùa VN, mà mình cũng chưa từng đến đó bao giờ. Tới nơi, thấy đã có rất nhiều người tập trung, hội trường tươm tất, đông đủ. Một vài người VN trong chùa, đại diện ra chào hỏi, mời Thầy vào và giới thiệu chức sắc gì đó. Có người ra hỏi mình sẽ giới thiệu Thầy như thế nào, là hoà thượng hay thượng toạ. Mình không biết trả lời sao, nhìn ông Thầy cầu cứu, thấy ông ta nheo mắt cười. Mình nghĩ có lẽ ông cũng từng quen thuộc với hoàn cảnh như thế này, nên nói với họ:
 - Anh cứ hỏi Thầy đi, chắc là gọi danh xưng gì cũng được mà. Rồi mình chào Thầy, cáo lui:
- Con ra đợi ngoài sân, khi nào Thầy giảng xong, con sẽ vào đón về.
Một lát sau, ông anh đấy lại ra tự giới thiệu về mình. Trông anh rất nhiệt tình, mình rất cảm kích, nhưng tính mình không để ý mấy, thoáng chốc lại quên mất tên.
- Tôi là tiến sĩ ...(tên gì gì đó giờ quên rồi), đang dạy ở trường ĐH tại TP đây. Hôm nay tôi sẽ dịch bài giảng này. Anh có phiền không ?
- Dạ, chắc là anh hiểu lầm rồi. Em chỉ lái xe chở dùm Thầy đến đây, chứ em không phải là thông ngôn viên. Xin anh cứ tự nhiên. Em không biết lâu nay Thầy đi nói chuyện ở Mỹ thì việc thông dịch thông ngôn như thế nào, anh vào hỏi Thầy sẽ rõ hơn. Thầy cũng có hiểu chút ít tiếng Việt đấy. Mình trả lời như thế, rồi xin cáo lui.

Đại khái hôm ấy mình còn nhớ Thầy nói về đề tài "Nhìn và Thấy". (Look vs. See). Buổi nói chuyện kéo dài cũng khá lâu, có phần hỏi đáp nữa. Mình ở ngoài sân hút thuốc, cũng nghe lỏm bỏm được phần nào bài nói chuyện qua tiếng loa của chùa. Nói chuyện xong, ban đại diện chùa và bà con VN có mời ở lại ăn tối, nhưng có lẽ Thầy ngại về khuya phiền cho mình, nên từ giã đồng bào, rồi đi về sớm.
Trên đường lái xe về, mình im lặng để Thầy nghỉ ngơi. Bỗng ông hỏi:
- Con có nghe bài nói chuyện phải không ?
- Dạ có chút chút.
- Đôi khi thiên hạ cũng dễ hiểu lầm ý nghĩa thực sự của chữ "Nhìn" và "Thấy".
- Sao Thầy nói vậy ?
- Thầy cũng thường có những buổi nói chuyện như thế này. “Nhìn” người nghe, có thể “thấy” được người nói. Ông cười khẽ giải thích.

Quả nhiên là đôi lúc qua người nghe có thể hiểu được người nói, qua người học trò có thể biết được ông thầy. Mình im lặng, nhưng thầm phục sự thông minh, nhận xét tinh tế của Thầy. Thực ra để dịch thuật đúng nghĩa những bài giảng tôn giáo có hàm ý sâu sắc, rất khó. Hiểu biết về ngôn ngữ chưa đủ, mà còn cần có những kiến thức cơ bản của triết lý tôn giáo hoặc các khái niệm trong đạo pháp. Thông dịch thông ngôn trực tuyến lại càng khó khăn hơn. Ngay cả trong việc dịch sách cũng vậy, đôi khi có một số dịch giả hoặc không hiểu hết ý, hoặc quá tài giỏi, nên đã quy chụp và nhồi nhét những tư tưởng của họ vào ý của tác giả. Thậm chí có nhiều lúc diễn đạt sai lệch hoàn toàn ý chính của người viết. (Ví dụ như khi đọc một số sách hoặc kinh điển được dịch sau năm 75, so với các bản dịch trước kia thì thấy có nhiều điểm khác biệt).
Trở lại câu chuyện, nhớ lúc đó mình chỉ biết im lặng lắng nghe Thầy nói mà không có ý kiến gì. Mình vốn quan niệm rằng trong cuộc sống này, để nghe và để hiểu đúng một vấn đề, thường phải hội đủ nhiều yếu tố cần thiết. Thực tế có nhiều người cho dù nghe cùng một bài giảng, một bài thuyết pháp thì chắc gì lại hiểu giống nhau. Tương tự như thế, nhiều vị truyền giáo, cha đạo, sư thầy, giảng viên..v.v. cho dù cùng đọc một cuốn sách, một quyển kinh, nhưng chắc gì lại hiểu giống nhau mà truyền đạt lý giải nội dung giống nhau ? Cho nên đi nghe thuyết pháp mà gặp được ông Thầy nói chuyện hay, gặp được người thông ngôn dịch đúng, cũng là một duyên lành vậy. Và tất nhiên kiến thức cũng như khả năng tiếp thu của mỗi con người cũng vậy, là do duyên mà có được. Mình đơn giản, nên luôn quan niệm rằng mỗi người có cái duyên cái nghiệp khác nhau, và ai cũng đều có cái "tôi", cái "ngã" của riêng họ. Người nào cái ngã càng lớn, thì cuộc sống của họ càng phức tạp. Xưa nay có nhiều người cứ nghĩ là đang sống cho bản thân, nhưng thực ra là họ đang sống cho thị phi thiên hạ chung quanh. Ngược lại, cũng không hiếm những người cứ nghĩ rằng đang sống cho thiên hạ, đang phục vụ cho bá tánh, nhưng thực ra là đang sống cho cái tôi ích kỷ của họ. Nhưng cũng như ly nước đầy rồi thì khó rót thêm, người luôn nghĩ mình đúng thì khó lắng nghe người khác, nên khó chấp nhận được cái hay cái mới. Càng tự phụ tự mãn, thì lại càng dễ bị nhầm lẫn và ngộ nhận, mà đôi khi biết mình sai cũng chẳng dám nói ra…. Mình chỉ trộm nghĩ vậy, rồi lái xe chạy vội về nhà, xào vài món chay, thầy trò cùng ăn tối với nhau.

Rồi sau năm đó, công ty gởi mình ra nước ngoài làm việc dài ngày. Còn Thầy thì vẫn tiếp tục đi chu du đây đó. Thế là lại mất liên lạc. Đến năm 2008, một người bạn email thông báo cho mình biết Thầy hiện đang yếu lắm, sắp lìa đời bên Úc. Lúc đó đang làm việc tại VN, nghe tin mình lặng người nhưng chẳng biết làm sao liên lạc được với Thầy. Dẫu biết sống chết là những chuyện thường tình và tất nhiên trong đời sống này, nhưng rồi cũng có chút hụt hẫng. Vài ngày sau đó, được tin Thầy mất. Người quen bên kia gởi cho mình bản copy của cuốn sách Thầy đang viết dở dang, và bài “điếu văn” viết trước để tự đưa tang cho chính Thầy - "My Funeral Service". Vẫn sâu sắc, khôi hài, phóng khoáng, phiêu lãng bồng bềnh .... Thầy kết thúc lời chia tay của mình với thế gian trong bài “Tang lễ của tôi” bằng bài hát nổi tiếng của John Lennon - Imagine. Nhớ lúc đọc xong, mình không buồn lắm, có chút vui vì Thầy đã ra đi thanh thản. Tuy nhiên, có chút tiếc nuối là sẽ không còn có dịp gặp nhau nữa, nhất là không được ở gần trong những ngày cuối đời của Thầy.

Cuộc đời đơn giản thế đó. Đến rồi đi, duyên tao ngộ của cuộc sống. Mặc dù Ông Thầy đi rồi, nhưng lâu lâu mình vẫn cứ nhớ. Vẫn còn nhiều chuyện để nghĩ, để học, để nói về Thầy. Bữa rồi, vô tình đọc trên mạng một bài viết của người nào đó  viết về Thầy, mình lại nhớ, rồi hôm nay ngồi viết lan man...
Quả nhiên là lạ, một ông Thầy không tên không tuổi, nhưng mình vẫn cứ nghĩ đến, vẫn học hỏi được rất nhiều. Ngược lại, đặc biệt là những năm gần đây, nhiều khi đi công việc cả trong nước ngoài nước, may mắn gặp được nhiều vị sư thầy tiến sĩ giáo sư, quyền cao chức trọng, nhưng mình lại không nhớ nỗi. Nhiều vị chức sắc đầy rẫy, trụ trì chùa to chùa lớn, thao thao bất tuyệt trên thông thiên văn dưới rành địa lý. Nhiều vị giỏi cả bói toán tâm linh, oan gia trái chủ, chính trị kinh tế thị trường, thiên đường âm phủ, âm dương ngũ hành, phong thủy tài lộc ...Có cả những vị chức sắc đình đám, tấm cạc visit dài ngoằn, danh xưng chức vụ chiếm gần hết cả tờ giấy. Nhưng rồi chỉ vài phút sau mình lại quên mất họ là ai, chả nhớ gì hết trọi. Âu chắc cũng do mình kém duyên với họ vậy !






Wednesday, February 22, 2017

Giới thiệu kinh Trường A Hàm

KINH TRƯỜNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

PHÀM LỆ

1. Bản dịch Việt, Trường A hàm, được thực hiện theo bản Hán dịch Trường A hàm kinh 長 阿 含 經, 22 quyển, do Phật-đà-da-xá 佛 陀 耶 舍 (Buddhayaśsa) tuyên đọc thuộc lòng (ám độc) bản Phạn, và Trúc Phật Niệm truyền dịch sang Hán văn.
2. Về để bản, bản dịch Việt căn cứ trên ấn bản “Đại chánh Tân tu Đại tạng kinh” 大 正 新 修 大 藏 經, 100 tập, mỗi tập hơn 1000 trang chữ Hán cỡ 10pt. Trong đó, “A hàm bộ” gồm hai tập, 151 kinh (No.1- No.151). Trường A hàm kinh (No.1), thuộc “A hàm bộ” I, tập 1, từ trang 1-149.
3. “Đại chánh Tân tu Đại tạng kinh”, từ No.2-No.25, là những bản Hán dịch lẻ tẻ các kinh thuộc Truờng A hàm. Đây là những bản kinh thuộc nhiều bộ phái khác nhau, do đó nội dung chứa đựng ít nhiều dị biệt. Trường A hàm hiện tại được phần đông các nhà nghiên cứu cho rằng thuộc Pháp tạng bộ (Dharmagupta), tức cùng bộ phái với Tứ phần luật 四 分 律 (Đại chánh, tập 22, No.1428). Công trình Việt dịch trong hiện tại chỉ thực hiện trên bản Hán Trường A hàm (Đại chánh, No.1). Các bản Hán dịch lẻ tẻ khác (Đại chánh, No.2-151) được dùng làm tư liệu đối chiếu.
4. Về xử lý văn bản trong khi phiên dịch, phần lớn căn cứ công trình hiệu đính và đối chiếu của Đại chánh. Ngoài ra, tham khảo thêm các công trình hiệu đính và đối chiếu khác, trong đó chủ yếu:
- Phật quang Đại tạng kinh, A hàm bộ 佛 光 大 藏 經, 阿 舍 部; Phật quang xuất bản xã, Đài bắc, 1993.
- Trường A hàm kinh 長 阿 舍 經, bản dịch bạch thoại, Thích Ngộ Từ (Shi Wu Ci) 釋 悟 慈; Đài nam, 1997.
-“Kokuyaku-issaikyoâ”,A-gom-bu,Choâ-a-gon-kyoâ, 國 譯 一 切 經 阿 舍 部, 長 阿 經, bản dịch tiếng Nhật của Shin-Ô Iwano 岩 野 真 雄; Tokyo 1969.
5. Giữa các ấn bản có những điểm khác nhau, bản Việt sẽ lựa chọn hoặc hiệu đính theo nhận thức của người dịch.
6. Trong bản Hán, nếu chỗ nào xét thấy văn dịch hay từ ngữ không phù hợp với giáo nghĩa truyền thống phổ biến, người dịch sẽ tham khảo các Kinh, Luật, Luận cần thiết để hiệu chính. Những hiệu chính này được giải thích ở phần cước chú.
7. Bản Hán dịch thực hiện căn cứ trên sự truyền khẩu. Do đó những từ phát âm tương tự dễ đưa đến ngộ nhận, như sam Pāli hay sama và samyak; cala và jala; muti và muṭṭhi,v.v…
Trong những trường hợp này, người dịch sẽ tham chiếu các kinh tương đương, các bản Hán biệt dịch, suy đoán tự dạng nguyên thủy có thể có trong Phạn bản để hiệu chính. Những hiệu chính này đều được ghi ở phần cước chú.
8. Do các truyền bản khác nhau giữa các bộ phái, để có nhận thức về giáo nghĩa nguyên thuỷ, chung cho tất cả, cần có những nghiên cứu đối chiếu sâu rộng. Công việc này ngoài khả năng hiện tại của các dịch giả. Tuy nhiên, trong trường hợp có thể, những điểm dị biệt giữa các truyền bản sẽ được ghi nhận và đối chiếu. Những ghi nhận này được nêu ở phần cước chú.
9. Bản Hán dịch được phân thành 22 quyển. Bản dịch Việt không chia số quyển như vậy, nhưng sẽ ghi ở phần cước chú mỗi khi bắt đầu một quyển khác.
10. Nội dung bản Hán dịch được xếp thành bốn phần, mỗi phần gồm số kinh nhiều ít khác nhau. Bản dịch Việt giữ nguyên sự phân chia này.
11. Các bản Hán biệt dịch được dùng làm tài liệu tham chiếu đều là các ấn bản của Đại chánh Đại tạng kinh. Số quyển được dẫn sẽ ghi là “Đại” theo sau là số La-mã chỉ thứ tự số quyển. Thí dụ: Đại XXII, nghĩa là, Đại chánh Tân tu Đại tạng kinh, tập thứ 22. Mặc dù ấn bản Đại tạng này được tái bản nhiều lần, với nhiều nhà xuất bản khác nhau, nhưng số quyển và số trang mỗi quyển được xem là cố định. Do đó, trong các trích dẫn không cần thiết ghi năm và nơi tái bản.
12. Mỗi trang của ấn bản Đại chánh chia làm ba phần. Trong trích dẫn, các phần này được ghi là a, b, và c ngay sau số trang. Trường hợp cần thiết, có thể ghi cả số dòng. Thí dụ: Đại X, tr.125b, hay Đại X, tr,125b24.
13. Vì lý do phải thường xuyên di chuyển trú xứ, mà khi di chuyển không thể mang theo các tài liệu cần thiết, do đó, khi tham chiếu các bản Pāli tương đương, người dịch đã phải sử dụng nhiều ấn bản Pāli khác nhau. Chủ yếu là ấn bản Latinh, ấn bản Devanagari, và bản CD Rom. Số trang, số đoạn các bản không đồng nhất. Do đó các trích dẫn Pāli đối chiếu thường không thống nhất. Khi nào điều kiện thuận tiện, hoàn cảnh cho phép, những sự bất nhất này sẽ phải được chỉnh lý cho thống nhất.
14. Phần lớn các từ Phật học trong bản Hán dịch này không phổ biến. Do đó có thể gây khó khăn cho việc đọc và nghiên cứu. Trong các trường hợp như vậy, tuy vẫn giữ nguyên dịch ngữ của bản Hán, nhưng dịch ngữ tương đương thông dụng hơn sẽ được ghi trong phần cước chú. Trong trường hợp có thể, sẽ ghi luôn dịch giả của những dịch ngữ này và xuất xứ của chúng từ bản dịch nào để tiện việc tham khảo.
15. Theo thói quen, trong các bản dịch Việt từ Hán văn, những từ phiên âm tiếng Phạn đều được viết hoa, không phân biệt từ riêng hay từ chung. Thí dụ, do trang phục dị biệt, trong Hán văn không từ nào chính xác tương đương với uttarāsaṅga của tiếng Phạn, nên phần lớn được phiên âm là uất-đa-la-tăng, và trong các bản dịch Việt, từ phiên âm này luôn luôn viết hoa. Bản dịch Việt Trường A hàm sẽ cố gắng chuẩn hóa cách viết các từ , phiên âm, cũng như các từ dịch nghĩa, để có thể phân biệt từ riêng và từ chung.
- Vì tiếng Phạn là ngôn ngữ đa âm tiết, trong khi Hán là ngôn ngữ đơn âm. Để phiên âm một tiếng Phạn, cần nhiều từ Hán. Những từ Hán phiên âm này sẽ được liên kết nhau bằng dấu nối. Thí dụ: Xá-lợi-phất, là phiên âm của một từ tiếng Phạn: Śāriputra (Skt) hay Sāriputta (Pāli). Nhưng nếu viết Xá-lợi Tử, đó là hai từ ghép với nhau, một từ phiên âm, và một từ dịch nghĩa. Sự phân biệt này rất cần thiết để tránh nhầm lẫn đã xảy ra như từ đàn việt, được giải thích là bố thí để siêu việt tam giới, do nhận thức rằng từ này ghép một phiên âm Phạn của dāna (bố thí) và một từ nghĩa Hán. Thực tế, nếu đàn-việt được viết với dấu nối, nhất định đó là phiên âm của dāna-pati (thí chủ).
- Những từ phiên âm, nếu là từ riêng, không phân biệt nhân danh hay địa danh, đều được viết với chữ hoa ở đầu. Các chữ tiếp theo đều viết thường và liên kết với nhau bằng dấu nối. Nếu tên riêng do ghép nhiều từ Phạn, mỗi từ bắt đầu bằng chữ hoa ở phiên âm. Thí dụ: Ni-kiền-đà Nhã-đề Tử, cách viết cho thấy có ba từ Phạn ghép lại với nhau: Nirgrantha-Jñaṭi-putra.
- Những tên riêng được dịch nghĩa, nếu là địa danh, chỉ chữ đầu được viết hoa, và không có dấu nối. Thí dụ: Vương xá thành. Nhưng nếu là tên người, tất cả đều viết hoa, không có dấu nối. Thí dụ: Khánh Hỷ.
16. Cuối cùng là các sách dẫn. Sách dẫn chủ yếu lá các từ Hán, bao gồm danh từ Phật học, nhân danh và địa danh. Một số từ không phải là thuật ngữ, nhưng trong Hán dịch tối nghĩa, cần suy đoán nguyên hình tiếng Phạn để xác định ngữ nghĩa. Những từ này cũng được liệt kê trong bảng sách dẫn.
17. Một số câu dịch Hán văn tối nghĩa, cần đối chiếu Pāli để suy đoán cú pháp Phạn bản, tìm ý nghĩa gần chính xác để chuyển thành Việt ngữ. Một số câu như vậy cũng được liệt kê trong phần sách dẫn các từ Hán.
18. Mỗi từ Hán trong bảng sách dẫn đều có phụ chú Pāli và Sanskrit để tiện việc tham chiếu.
19. Tài liệu đối chiếu chủ yếu là Pāli, nếu có phụ chú Skt. thì phần lớn là suy đoán. Vì vậy, ở đây chỉ đưa ra một sách dẫn Pāli, xem như bổ túc cho sách dẫn từ Hán dịch.
Quảng Hương Già-lam
Mùa an cư, Pl. 2543
Tuệ-Sỹ cẩn chí
-ooOoo-





Giới thiệu Kinh Trường A-hàm:
Kinh Trường A-hàm, tiếng Phạn là Dìghàgama, tiếng Pàli là Digha-nikàya, gồm 22 quyển, do Ngài Phật-đà Da-xá và Trúc Phật Niệm cùng dịch vào năm Hoằng Thỉ thứ 15 đời Dao Tần (413), hiện được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 1. Sở dĩ nói "Trường" là vì do soạn tập những kinh điển dài nhất trong A-hàm mà thành. Theo Tứ Phần Luật 54, Ngũ Phần Luật 30, Luận Du-Già-Sư-Địa 85, nguyên do có chữ "Trường" là vì tổng tập những kinh lớn (dài). Tát-Bà-Đa Tỳ-Ni Tỳ-Bà-Sa 1 thì cho rằng Trường A-hàm là phá dẹp các tà thuyết của ngoại đạo. Luận Phân Biệt Công Đức thì cho rằng "Trường" nghĩa là nói những việc lâu xa, nghĩa là trải qua nhiều kiếp vẫn không dứt. Nói chung về phần định danh, các kinh luận nói khác nhau, xong đại để vẫn vậy.
Toàn kinh chia làm 4 phần, gồm 30 kinh. Trong đó, phần thứ nhất nói về bản thủy và sự tích của Đức Phật; phần thứ hai nói về việc tu tập các hạnh và cương yếu giáo pháp của Phật thuyết; phần thứ ba nói về các luận nạn đối với ngoại đạo và dị thuyết; phần thứ tư ghi chép về tướng trạng khởi nguyên của thế giới (Vũ trụ).
Kinh này tương đương với Trường Bộ (Pàli: Digha-nikàya) trong 5 bộ của hệ Nam truyền. Trường Bộ gồm có 3 phẩm, 34 kinh, tức Giới Uẩn Phẩm (gồm 13 kinh), Đại Phẩm (10 kinh) và Pàli phẩm (11 kinh). Nhưng Thế Ký Kinh trong Trường A-hàm thì không có trong Trường Bộ. Theo Mục Lục Tam Tạng (Anh văn) của học giả Nhật Bản là Nanjò Fumio, nếu đối chiếu 34 kinh bản Pàli với 30 kinh bản Hán dịch thì chỉ có kinh thứ 6 bản Hán dịch và kinh thứ 10 bản Pàli là có mối quan hệ rõ ràng, còn các kinh khác thì không nhất trí với nhau. Nhận xét của một số học giả nổi tiếng khác của Nhật Bản thì ôn hòa hơn, tức cho rằng các kinh tương tợ nhau.
Đặc biệt có Kinh Thất Phật trong Trường A-hàm (Trung Quốc gọi là Biệt Sanh Kinh) được trích riêng ra để dịch rất nhiều (21 loại). Các học giả Tây phương thường dùng bản chép tay Pàli, hiệu đính, phiên dịch rồi xuất bản cũng nhiều, như Dialogues of Buddha, 1909 - 1921, do học giả người Anh là Rhys Davids và phu nhân là J.E. Carpenter phiên dịch; Dic Reden des Gotamo Buddhos, 1907 - 1918, do K..E. Newmann dịch sang tiếng Đức; Das Buch der langen Texte des Buddhist Kanon Leipzig, 1913, do O. Franke dịch sang tiếng Đức. Ngoài ra còn có bản chú thích Trường Bộ Sumangalavilàsinì của Đại luận sư của Tích Lan sống vào thế kỷ V là ngài Phật Âm (Buddhaghosa), được hai vợ chồng Davids xuất bản vào năm 1986.
Trong các bản Sankrit mới phát hiện ở Tân Cương, Trung Quốc có kinh tương đương với Chúng Tập Kinh (Sangìti-sutta) - kinh thứ 9 của bản Hán dịch, và tương đương với một đoạn kinh Atànàtiya-sutta - kinh thứ 32 bản Pàli, được học giả R.Hoernle thu lục trong tác phẩm Manuscrip Remains of Buddhist Literature found in Eastern Turkestan,Vol.1.
Ngoài ra trong Đại Tạng Kinh của Tây Tạng có Hdus-pa chen-pohi mdo tương đương với Đại Hội Kinh - kinh thứ 19 trong Trường A-hàm; Tshans-Pahi dra-bahi mdo tương đương với Phạm Đôĩng Kinh - kinh thứ 21 trong Trường A-hàm; Lcan-lo-can-gyi pho-bran-gi mdo tương đương với Antànàtiya-sutta trong Trường Bộ.

Thích Nguyên Hiền

Friday, February 17, 2017

Vô minh !

Một ví dụ điển hình của khái niệm vô minh trong đạo Bụt. Đáng thương hay đáng sợ ?







Friday, January 27, 2017

Buổi sáng đầu năm

"Peace comes from within. Do not seek it without." - Buddha
(Tạm dịch: Sự bình an tự tại đến từ bên trong. Đừng nên tìm kiếm chỗ khác). - Lời Đức Phật

Hôm qua cúng giao thừa xong, ngồi uống trà ăn mứt gừng với Ba Má đến hơn 1 giờ sáng. Chợp mắt chút, ông bạn trẻ bên Úc gọi chúc Tết. Vậy mà thức dậy tươi rói. Chắc là trời đang tết nên lòng mình cũng tết !
Bước ra ngoài đường, trời lành lạnh sương mù. Đường phố còn vắng hoe, yên tĩnh. Màu sắc hoa quả rực rỡ, hương nhang trầm thoang thoảng, không khí xuân tràn ngập. Pha một bình trà, mở máy ngồi đọc những trang viết về Đạo, thấy lòng thanh thảnh, bình an.

Viết lại lời của Đức Dalai Lama nói ngày đầu năm 2017 :

“I wish to express my greetings and a Happy New Year. In reality, whether the year 2017 becomes happier one or a miserable one will only depend on you. It depends on your mind and thoughts. Therefore, from the very first day of the year onward we should thrive to be positive and accept whatever circumstance as yet another challenge in life which you have to face and overcome successfully. Whatever the circumstance, we should never loose our patience, kindness and compassion."
"We need to start living a life as a human. Not as a human being, but as being human. Find inner peace within, in your thoughts and actions accordingly. Once you do that you can make it a happy new year to you and your family. If goes beyond that to your neighbors, friends, the country and perhaps you can make 2017 a happy new year for the entire world with your good deeds."






Monday, January 16, 2017

Quách Tấn và chùa Ông Núi

Quách Tấn và chùa Ông Núi :
Đi tìm lại đám mây trắng trên mái chùa xưa.
(Thích Phước An)

Cách làng quê tôi chừng năm cây số có một ngôi chùa dù có tên chính thức là chùa Linh Phong, nhưng người dân sống quanh vùng núi này từ bao đời nay vẫn thường quen gọi là chùa Ông Núi.
Hồi còn là chú tiểu ở vùng quê này, hể cứ mỗi lần Tết hoặc các ngày kỵ tổ thì thầy tôi vẫn thường dẫn tôi đi theo. Vì chùa nằm tận trên đỉnh núi, từ chân núi lên đến chùa đi bộ phải mất chừng nửa tiếng. Với cái nhìn của tuổi thơ thì đường lên núi chừng ấy giờ quả thật là đường quá dài và núi quá cao.
Nhưng nếu đến chùa vào những ngày cuối năm thì thấy chùa lại càng cao hơn nữa. Vì vào những ngày cuối đông ấy chùa lúc nào gần như cũng bao phủ bởi mây trắng và sương mù.
Cái hình ảnh và ngôi chùa và những tháp cổ chìm ngập trong khói sương và mây trắng từ những ngày còn thơ ấy lúc nào cũng sống đậm đà trong ký ức xa xôi của tôi.
Bởi vậy, khi lớn lên mổi lần đọc được bài thơ nào có nhắc đến chùa và mây trắng thì bài thơ ấy tất nhiên đối với tôi phải là bài thơ hay nhất.
Nhưng bây giờ thỉnh thoảng có những lúc tâm thức hoang mang tôi đâm ra nghi ngờ và băn khoăn tự hỏi: liệu cái hình ảnh đầy thi ca ấy, cái hình ảnh một nhà sư sống trên núi cao trong một thảo am mà một nửa thì cho những đám mây trời còn một nửa thì để cho nhà sư như bài thơ của một nhà thơ Trung Quốc nào đó đã mô tả, hay Nguyễn Du của Việt Nam cũng có hai câu tương tự như vậy.

Cổ tự vô danh nan vấn tấn
Bạch vân thâm xứ ngoạ sơn tăng.
(Chùa cổ không có tên, khó hỏi thăm
Trong tầng núi cao mây trắng che đầy, có nhà sư đang nằm ngủ).

Chỉ còn là một hình ảnh mơ mộng hão huyền của những kẻ đa sầu đa cảm, một hình ảnh đã hoàn toàn lạc điệu giữa một xã hội quá thực dụng như xã hội hiện nay chăng?
Những lúc mà tâm hồn bị xao động như vậy, thì lập tức tôi lại viện dẫn đến hai câu thơ khác cũng của Nguyễn Du :

Tri giao quái ngã sầu đa mộng
Thiên hạ hà nhân bất mộng trung
(Những người bạn thân tình quen biết đều chê trách tôi sao hay sầu, hay mộng
Tuy nhiên, có ai trong cõi người ta mà không ở trong mộng?)

Như vậy là tôi tự lý luận rằng, tiền tài, danh vọng, quyền hành, địa vị và sắc dục, tức là những thứ mà người có đầu óc thực dụng phải tốn biết bao công sức để đạt cho kỳ được, chắc chắn một ngày nào đó không xa cũng phải tan tành theo mây khói. Đã biết như vậy mà vẫn cố bám víu giữ lấy một cách tuyệt vọng thì không gọi là kẻ đang ở trong mộng thì còn gọi là gì nữa chứ?
Còn hạng người thứ hai biết cuộc đời là mộng, nên họ cố đưa tâm hồn mình vươn lên khỏi những phiền toái của cuộc sống hằng ngày bằng cách, nói theo D.T.Suzuki:
“ Quả thực, đó há không phải là cái mà người ta có thể tìm kiếm trong thế giới cạnh tranh và hư nguỵ này. Một góc phòng, dù nhỏ nhoi, mà nơi đó người ta có thể vượt lên những giới hạn của tương đối để có một thoáng nhìn vào vĩnh cửu sao?
(Thiền luận quyển hạ - Tuệ Sỹ dịch )
Ông Núi thuộc mẫu người trên nghĩa là một mẫu người từ trong hữu hạn cố vươn lên để bước vào cánh cửa của vô hạn.

Chùa Ông Núi,

Nhưng vì sao gọi là chùa Ông Núi ?
Theo Quách Tấn, trong Nước Non Bình Định thì:
“…Người địa phương gọi là Ông Núi, vì thấy nhà sư tu ở trên núi suốt năm.
Truyền rằng, Ông Núi dùng vỏ cây làm y phục, và ít khi xuống đồng bằng. Thỉnh thoảng cần lương thực thì gánh một gánh củi xuống chân núi để nơi ngã ba đường rồi trở lên. Người quanh vùng đem muối gạo đến để đó rồi gánh củi về dùng. Hôm sau nhà sư đến nhận muối gạo, nhiều ít không biết, mất còn không bận. Nhưng những khi trong hạt có bệnh dịch, thì tự nhiên nhà sư đem thuốc xuống núi cứu chữa. Chữa xong đi ngay, một cái vái chào cũng không nhận.”


Tác giả Thích Phước An (thứ 2 từ trái) cùng trò chuyện với nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn
(thứ 2 từ phải qua)
Nhưng rồi một hôm, những người đốn củi, những đứa trẻ chăn trâu lên núi nhìn vào hang đá nơi Ông Núi tu Thiền thì không thấy ông nữa. Tương truyền rằng, Ông Núi vì cảnh lầm than của nhân dân trước sự chuyên quyền của nịnh thần Trương Phúc Loan mà bất lực không làm gì được để chia xẻ bớt cảnh lầm than cơ cực ấy của dân, nên đành phải đau lòng mà bỏ ra đi…
Năm 1885, Đào Tấn đang làm Thượng thư bộ công cho triều đình Huế thì đột ngột từ quan về quê lên chùa Ông Núi tu Thiền gần cả năm. Đào Tấn tự nhận mình là Tiểu Linh Phong Mai Tăng. Trong thời gian ẩn tu ở đây, Đào Tấn có để lại bài thơ được khắc trên một hòn đá hiện vẫn còn, bài thơ ấy như thế này:

Bách bát chung thinh khước thọ điên
Ngẫu tuỳ ngâm tuyết khấu đàn Thiền
Thập niên hồ hải quy lai mộng
Nhất cảnh yên hà tự tại thiên
Giai sĩ từ bi ninh thị Phật
Sơn ông danh tự bán nghi tiên
Thanh tuyền tế ẩm chân tri sự
Bất phụ nhân gian phất diễm truyền

Đặng Quý Địch, một nhà sưu tầm và nghiên cứu Đào Tấn ở Bình Định đã dịch ý bài thơ ấy như thế này:

Một trăm linh tám tiếng chuông của hồi chuông Bát Nhã lướt nhanh trên đám cây.
Ta chợt hứng, vừa ngâm thơ bạch tuyết vừa theo hướng tiếng chuông phát ra mà đến làm lễ trước thạch đàn của Thiền sư.
Ta mười năm lăn lóc ở chốn hồ biển thường ước mơ được trở về với cảnh điền viên.
Nay đứng trước cảnh khói sớm ráng chiều ngỡ rằng trời dành riêng cõi này cho lòng ta tự tại.
Ta là kẻ sĩ hiền lành, thì nết na cũng như tánh Phật
Còn Thiền sư tên gọi là Ông Núi khiến lòng ta ngỡ là tiên.
Ta uống từng ngụm nước nhỏ trong lành ở con suối này mà ngẫm biết sự thật về cuộc đời của bậc Thiền sư.
Vì Thiền sư đã không phụ với người đời, nên hương thơm vẫn được truyền khắp từ xưa đến nay.

Sau đó không lâu, Đào Tấn lại bị triệu ra Huế làm quan trở lại. Dù sống trong cảnh vinh hiển giữa chốn triều đình nhưng mỗi lần cúi xuống nhìn lại chính mình thì Đào Tấn vẫn xem đó như là thứ bụi đường bẩn đang bám vào chiếc áo phong trần của ông mà thôi, và lúc nào cũng mong ước về lại ngôi chùa xưa, nơi mà dường như một lần Đào Tấn đã thoáng thấy được cảnh huyền vi của đạo Thiền:

Vi tiếu lậu Thiền ky
Phong trần không mãn y
Linh Phong tam thập tải
Vị kiến thử Tăng quy
Miệng mỉm cười như để lộ lẽ huyền vi trong đạo Thiền.
Mà gió bụi đã bám đầy áo
Chùa Linh Phong đã ba chục năm nay
Chưa thấy lão tăng này trở về.
( Mai Tăng tiểu chiếu )

Sau Đào Tấn gần một thế kỷ là Quách Tấn, người mà Phạm Công Thiện đã gọi là:
“ Một Phật tử trọn vẹn, đã thu tóm tất cả những thơ mộng của Phật giáo vào trong cụôc đời trầm lặng của mình. Quách Tấn đã đi ngược lại tất cả phong trào thời thượng”.
Quách Tấn đến chùa Ông Núi vào một buổi chiều mùa hè, đến để tìm lại cho được cái hang đá mà Ông Núi đã từng tham Thiền nhập định nhưng “hang đã bỏ vắng lâu đời, đường vào hang gai rấp, cửa vào hang mây phong”.Chẳng tìm thấy vết tích của Ông Núi đâu hết, chỉ còn lại cái tháp vọng Ông Núi đứng trơ vơ trong nắng chiều.

Có chăng? Chẳng mất: người trong tháp
Có đó, mà không: núi ẩn cây
( Nước Non Bình Định )

Bởi vậy nên thi nhân chỉ còn biết :

Đành gởi nhớ thương trong ký ức
Nghìn sau khói nhạt mối tình xưa
( Nước Non Bình Định )

Dù không tìm thấy dấu chân của Ông Núi đâu hết, nhưng Quách Tấn đã tìm thấy được một buổi chiều, một buổi chiều mà Quách Tấn đã ghi lại bằng những câu rất đơn giản, nhưng sau những câu đơn giản đó, ta có cảm tưởng như  có một màu xanh vĩnh cửu đã chớm dậy trong hồn của thi nhân:
“ Người đến viếng chùa, lòng không rửa mà trong, thân không cánh mà nhẹ. Ngồi tựa bóng cây đón mát, tưởng chừng mình đã xa hẳn cõi trần tục:

Gió ru hồn mộng thiu thiu
Chuông chùa rơi rụng bóng chiều đầy non

Nếu không có tiếng chuông lay mộng, thì mộng còn mãi trong bóng mây ráng…”
Nước Non Bình Định )

Đọc mấy dòng đơn giản trên tôi  chợt nhớ có một người yêu thơ QuáchTấn đã nhận xét: “Người thơ chỉ sống trong một thoáng cũng bằng kẻ phàm trần sống một đời dài khi lòng mất đi cái bản chất thanh tịnh của thiên nhiên” (Trích Hương thơ Quách Tấn ).
Đúng là ta có sống đến một vạn buổi chiều đi nữa cũng không bằng Quách Tấn sống trong một buổi chiều trên chùa Ông Núi cách đây hơn nửa thế kỷ.
Ông Núi như vậy có lẻ cũng giống như bao nhiêu bậc hiền nhân vô danh khác đã đến và đi trên cuộc đời này như con nhạn bay qua giữa bầu trời trong xanh (Nhạn quá trường không ) mà không hề lưu lại vết tích.
Mặc dù vậy, trên đường đến cũng như lúc viếng chùa trở về, Quách Tấn dường như lắng nghe được tiếng bước chân của Ông Núi gánh củi xuống núi qua tấm lòng nhớ thương của bao thế hệ người dân đã sanh và lớn lên ở vùng núi này đối với ngôi chùa cũng như đối với Ông Núi:
“ Dọc đường khi đi cũng như khi về, thường nghe các em mục đồng, các chàng ngư phủ, với một giọng hát thật thà, hồn hậu. Hát những bài hát về chùa Ông Núi, khi thì thánh thót như:

Cây che đá chất chập chùng
Biển giăng đầu núi chùa lồng trong mây.
Bụi đời không gợn mảy may
Chút thân rộng tháng dài ngày thảnh thơi

Khi thì ngậm ngùi chứa đôi nổi u hoài như :
Ông Núi đi đâu
Bỏ bầu sơn thuỷ
Đủ nhân đủ trí
Thêm vĩ thêm kỳ…
Chùa xưa nhạt bóng tà huy
Xui lòng non nước nặng vì nước non
( Nước Non Bình Định )

Sự phát triển và tiến bộ của thế giới công nghiệp hiện đại đã đưa con người đối mặt với sự nghèo đói khác còn nguy hiểm hơn cả sự nghèo đói về vật chất nữa. Đó là nghèo đói về tinh thần.
Giáo sư Lê Triều Phương hiện đang sống và làm việc tại Đức, một nước công nghiệp hàng đầu của thế giới hiện nay đã viết rằng: “Trong thế giới công nghiệp người ta thường nghe đến ý tưởng tiến về quá khứ.Tại sao không quay lui vào quá khứ, mà lại tiến về quá khứ? Tại sao bao nhiêu thế hệ thanh niên các nước công nghiệp khi trưởng thành, đều nhận thức rằng, mình đã dầm người đến độ chán chường trong đời sống máy móc ào ạt, ồn ào, tiêu thụ và bị bắt buộc phải tiêu thụ, dù mình muốn hay không. Họ thấy mình bị đánh mất sự thanh tĩnh và tự tại của quá khứ và cố gắng đi tìm chúng trở lại..” ( Trích Hương thơ Quách Tấn )
Điều giáo sư Lê Triều Phương nói đúng như nhan đề của cuốn sách viết bằng tiếng Anh mà tôi đã ngẫu nhiên vừa mới đọc được là Hunger in the time of plenty. Bởi thế, những ngôi chùa tiêu biểu như chùa Ông Núi chẳng hạn thì ngày nay dường như đã không còn nữa. Hay nói đúng hơn là bốn bức tường của chùa thì vẫn đứng đó nhưng “cái hồn” của những ngôi chùa xưa thì đã mất rồi.
Quách Tấn băn khoăn đi tìm “cái hồn” của những ngôi chùa đã mất ấy.
Có ai ngờ được rằng, giữa một thành phố Nha Trang tân tiến và hiện đại, giữa dòng “ngựa xe như nước, áo quần như niêm” này, có một buổi chiều Quách Tấn một mình đã ngơ ngác đi tìm “cái  hồn” của những ngôi chùa ấy:

Đi ngang qua đường Hai Chùa
Nhìn cây me cỗi lòng chua xót lòng
Hai Chùa xưa đứng song song
Đường Hai Chùa đó sao không thấy chùa.
( Xứ Trầm Hương )

Hoặc có khi trong “những đêm buồn tỉnh giấc” Quách Tấn bàng hoàng chợt hỏi :
Chùa đâu ? Chuông trở lạnh !
( Giọt Trăng )

Nỗi ngậm ngùi này dường như cứ đeo đuổi mãi trong suốt toàn bộ những tác phẩm của Quách Tấn.
Trong một chuyến về thăm quê mới đây, tôi có lên thăm lại chùa Ông Núi. Buổi chiều trên núi vắng vẻ, tôi đứng lại nhìn cổng Tam Quan, vẫn như thủa nào, nghĩa là vẫn con đường đất nhỏ dẫn vào chùa, vẫn mấy cây đa già đứng đó như không hề biết rằng đã có biết bao lớp người đến rồi ra đi không bao giờ trở lại để cùng với chúng lắng nghe niềm tịch mịch của những buổi chiều heo hút ở đây.
Tôi đi lên phía Tây của chùa, lội qua con suối nhỏ. Con suối mà tôi tin chắc rằng hồi xưa thế nào khi đốn củi hoặc ngồi Thiền xong, Ông Núi cũng ra đây rồi ngồi trên những hòn đá nhỏ này để nghĩ mệt. Qua khỏi con suối nhỏ, tôi leo lên một tảng đá lớn, hòn đá mà lần viếng chùa cách đây hơn nửa thế kỷ Quách Tấn thế nào cũng đã ngồi nhìn về phía trước mặt như một câu thơ của Trần Nhân Tông:

Bán vô bán hữu tịch dương biên
(Bên bóng chiều (cảnh vật) nửa như có nửa như không.)

“… Lẫn trong màu sắc của đồng ruộng mênh mông, từng chùm từng khoảnh nổi lên màu lục đậm của cây, màu xam xám hoặc đo đỏ của chợ quán, nhà cửa, chùa đền… ẩn hiện dưới bóng mây làn khói”
(Nước Non Bình Định)

Ngồi trên tảng đá rồi nhìn buổi chiều đang xuống chậm trên núi rừng u tịch, lòng tôi bổng chợt u hoài nhớ về những năm cuối đời nhiều phong ba bão táp của Quách Tấn.
Nhưng chừng như càng bão táp bao nhiêu, thì tâm hồn của ông càng hướng về chùa chiền bấy nhiêu, dù chùa chiền lúc ấy cũng bất an chẳng khác gì cuộc đời của thi nhân:

Nhớ chùa lòng muốn lên thăm
Sườn non đã dốc đá dăm lại nhiều
Lắng tai nghe tiếng chuông chiều
Mặt hồ gợn sóng mây điều bay qua.
(Vô tư)
           
Tượng Phật trắng chùa Long Sơn trên đỉnh đồi Trại Thủy

Đồi Trại Thủy không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là một trung tâm văn hóa, tôn giáo. Ba ngôi chùa Hải Đức, Bửu Phong, Long Sơn là nơi qui tụ nhiều tăng sư danh tiếng như Hòa thượng Thích Quảng Hương, Thích Trí Tín, Thích Trí Thủ v.v…
Lúc đó anh Tuệ Sỹ vẫn còn ở tại chùa Hải Đức trên đồi Trại Thủy của thành phố Nha Trang. Tôi nhớ, thỉnh thoảng vào buổi chiều tôi và anh thường xuống nhà thăm Quách Tấn. Những lần viếng thăm như vậy, đã an ủi tâm hồn Quách Tấn rất nhiều :
Bạn thơ rày chẳng còn ai
Tới lui trò chuyện chỉ vài nhà sư
Chung trà hớp vị vô tư
Chia tay nhìn bóng thanh hư gởi lòng.

Khi tiễn chúng tôi về chùa rồi thì Quách Tấn ngồi một mình nhìn đôi chim én đùa rỡn với đám mây trắng trên bầu trời cao trước hiên nhà :
Gặp nhau nửa buổi chuyện trò
Người về am vắng thơm tho gió ngàn
Một mình ngồi tựa lan can
Nhìn đôi chim én cặp làn mây bay
(Một mình)

Có trải qua những năm tháng sau 1975 thì mới thấy thấm thía những từ như “vô tư”, “thanh hư” hay nhìn đôi chim én cặp làn mây bay” trong bài thơ trên. Chúng nói lên hết tất cả tâm trạng của một người đang ngụp lặn giữa một xã hội bưng bít và hận thù nhưng lúc nào cũng khao khát vươn lên bầu trời cao rộng.
Quách Tấn có hai người bạn (vong niên), cả hai cùng ở chùa Hải Đức Nha Trang và cả hai đều là những tên tuổi lẫy lừng của văn học và tư tưởng Phật giáo Việt Nam hiện đại.

Trong Mộng Ngân Sơn, Quách Tấn có bài tặng Phạm Công Thiện:
Áo giủ ngày sương gió
Lên chùa thăm cố nhân
Non nghiêng thềm nắng xế
Lịu địu bóng nhàn vân
(Lịu địu)

Đó là thời gian của những năm cuối thập niên 50 và những năm đầu thập niên 60, đất nước chưa ly loạn, bởi vậy chốn thiền môn cũng được sống trong không khí êm đềm và đạo vị mà ta đã thấy được qua bài thơ trên.

Nhưng đến bài tặng Tuệ Sỹ thì không khí lại hoàn toàn khác:
Ngoài trời những gió cùng mưa
Bâng khuâng nhớ bạn cửa chùa viết văn
Hoa đèn nở nhuỵ chuông ngân
Từng trang giấy lật hương xuân ngọt ngào.
(Nhớ bạn)

Thật là cảm động vì Tuệ Sỹ đến sau Quách Tấn gần nửa thế kỷ mà Quách Tấn vẫn xem như “bạn” thì đủ biết rằng tấm lòng của Quách Tấn trang trọng với Tuệ Sỹ biết chừng nào.
Tôi còn nhớ, có một lần Quách Tấn giảng cho tôi nghe hai câu cuối trong bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hạo:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
(Trời tối quê nhà đâu tá nhỉ?
Trên sông khói sóng dục ai sầu).

Ông nói rằng, vì Thôi Hạo là một nhà nho, nên mới hoang mang không biết quê mình ở đâu? Chứ mình là Phật tử mình biết rõ quê hương của mình rồi, không cần phải băn khoăn thắc mắc gì nữa.
Tất nhiên trong tinh thần của thi ca thì quê hương trong bài thơ trên ta có thể hiểu nhiều cách khác nhau. Có thể đó là tâm trạng của một người đang lang thang phiêu bạt nơi chân trời góc bể khi chiều xuống thì chạnh lòng nhớ về quê hương, chứ không hẳn là quê hương tâm linh theo như cách hiểu của Quách Tấn.
Nhưng cách giải thích như vậy, đã khẳng định rằng, Quách Tấn là một phật tử trọn vẹn, một phật tử đặt niềm tin tuyệt đối của mình vào một quê hương tâm linh theo nghĩa của Phật giáo.
Và theo tôi, Quách Tấn đã khẳng định quê hương tâm linh ấy qua bài thơ sau đây:
Nghìn xưa không còn nữa
Nghìn sau rồi cũng không
Phảng phất bờ trăng rạng
Hương Ưu đàm trổ bông
(Thoáng hiện )
Và tôi vẫn cầu mong rằng hiện nay Quách Tấn đang đứng ngắm hoa ưu đàm trổ bông ở một quốc độ nào đó, Nơi đó tất nhiên không còn sự đau khổ và dằn vặt như kiếp người mà ông vừa vứt bỏ để ra đi.
(Thích Phước An)