Wednesday, March 20, 2019

Paul Gregory: Why Socialism Fails

SATURDAY, JUNE 23, 2018

Paul Gregory: Why Socialism Fails


As the collapse of the Soviet Union approached, Francis Fukuyama proclaimed the victory of liberal democracy over planned socialism in his 1989 essay, “The End of History?” 

More than a quarter century later, the USSR has indeed disintegrated. Its former east European empire lies inside the European Union. China has a market economy, though the nation is led by a single party. And the “socialist” states of North Korea, Cuba, and Venezuela are in economic ruin. Few now advocate “back to the USSR.” At the same time, many people still consider socialism an appealing economic system. 

Consider, for example, that Bernie Sanders—an avowed supporter of a socialist United States—is America’s most popular politician—and that as many millennials favor socialism as capitalism.
The analogy of the jockey and the horse explains the continued appeal of socialism. Socialists believe that socialist regimes have chosen the wrong jockeys to ride the socialist horse to its deserved victory. Bad jockeys such as Stalin, Mao, Fidel, Pol Pot, and Hugo Chavez chose tactics and policies that led their socialist horse astray. But actually, a look at how the Soviet Union actually worked reveals that it’s the horse itself that’s the problem.

After gaining power a century ago and then holding onto it through a civil war, the Soviet communists were intent on building a socialist state that would overwhelm capitalism. State ownership and scientific planning would replace the anarchy of the market. Material benefits would accrue to the working class. An equitable economy would supplant capitalist exploitation and a new socialist man would rise, prioritizing social above private interests. A dictatorship of the proletariat would guarantee the interests of the working class. Instead of extracting surpluses from workers, the socialist state would take tribute from capitalists to finance the building of socialism.

The basics of the Soviet “horse” were in place by the early 1930s. Under this system, Stalin and his Politburo set general priorities for industrial ministries and a state planning commission. The ministers and planners worked in tandem to draw up economic plans. Managers of the hundreds of thousands of plants, factories, food stores, and even farms were obligated by law to fulfill the plans handed down by their superiors.

The Soviets launched their planned socialist economy as the capitalist world sank into depression, trade wars, and hyperinflation. Soviet authorities bragged of unprecedented rates of growth. New industrial complexes grew from scratch. Magazines featured contented workers lounging in comfortable resorts. The message: The West was failing, and the Soviet economic system was the way to the future.

As the competition between capitalism and Soviet socialism became more pronounced during the Cold War, serious scholarly study of the Soviet economy began. The overarching research agenda of Western scholars was “scientific planning”—the socialist belief that expert technocrats could manage an economy better than spontaneous market forces. After all, would not experts know better than buyers and sellers what, how, and for whom to produce?

It was the Austrian economists F. A. Hayek and Ludwig von Mises who resisted this idea most forcefully. In their landmark critique laid out in a series of papers written from the 1920s through the 1940s, they concluded that socialism must fail. In modern economies, hundreds of thousands of enterprises produce millions of products. Even with the most sophisticated computer technology, managing such large numbers would be far too complex for an administrative body trying to allocate resources. Modern economies, therefore, are too complex to plan. Without markets and prices, decision-makers will not know what is scarce and what is abundant. If property belongs to all, what rules should those who manage assets for society follow? 

The Soviets’ solution to the complexity and information problems was a national plan that spelled out production goals only for broad sectors, not for specific transactions. In other words, rather than mandate the delivery of 10 tons of steel cable by factory A to factory B, the planners set a target for the total number of tons of cable to be produced nationwide. Only a few specific goods—such as crude oil, aluminum ore, brown coal, electricity, and freight-car dispatches—could be planned as actual transactions. Everything else had to be planned in crude quantities, such as several million square meters of textile products. Product specifications, delivery plans, and payments were worked out at lower levels and often with disastrous results.

Soviet scientific planning, in fact, directed only a minuscule portion of products. In the early 1950s, central agencies drew up less than 10,000 planned indexes, while industrial products numbered more than 20 million. Central agencies drew up generalized plans for industrial ministries, which issued more detailed plans to “main administrations,” which prepared plans for enterprises. There never was a pretense that the top officials would plan the production of specific products.

To make matters even more complicated, virtually all plans were “drafts” that could be changed at any time by higher state and party officials. This constant intervention, called “petty tutelage,” was an irritant from the first to the last day of the Soviet system, but it was a key pillar of resource allocation.

Central planners prepared preliminary plans for a small percentage of the economy. These “draft plans” set off huge “battles for the plan” as ministries and enterprises scrambled to fulfill their production targets and meet their delivery quotas, all of which could be changed by party and local officials at any time.

As the commissar of heavy industry, Sergo Ordzhonokidze complained in 1930: “I guess they think we are idiots. They give us every day decree after decree, each one without foundation.” An unnamed defense contractor echoed the same complaint a half century later: “They stick their heads into every single issue. We told them they were wrong, but they would demand that things be done their way.”

The manager’s task was presumably simple: The plan was the law; the manager’s job was to fulfill the plan. But the plan kept on changing. Moreover, it consisted of multiple tasks, such as deliveries, outputs, and an assortment program. Throughout the entire history of the Soviet Union, gross output (measured in tons, meters, or freight/miles) was the most important plan indicator and the most malleable. Nail producers, whose output was judged by weight, would produce only heavy nails. Tractor manufacturers, struggling to meet their tractor quota, were caught delivering tractors without engines to their customers, who accepted them anyway for their spare parts. Shoe manufacturers, whose plans were based on quantity, produced one size and one color to the chagrin of customers. Other targets, such as cost reductions or new technologies, were ignored as counting less towards fulfillment of the plan.

Under scientific planning, supply had to roughly equal demand—and, given their distaste for the anarchy of markets, Soviet planners could not balance supply and demand by raising and lowering prices. Instead, they compiled “material balances” using primitive accounting to compare what materials were on hand with what were, in some sense, needed.

Soviet material-balance planning suffered from a number of deficiencies. For example, only a few balances could be compiled—in 1938, only 379 central balances were prepared in a market of millions of goods. And then, the balances were based on distorted information. Producers of goods in the balance lobbied for easy targets that concealed their capacity. Industrial users in the balance overstated what they needed to be sure of fulfilling their own plans.

Figuring out the proper balance was an exhausting exercise—and Soviet planners did not reinvent the wheel each year. Instead, they resorted to what came to be known as “planning from the achieved level,” which meant that each year’s plan was last year’s plus some minor adjustments.

By the early 1930s, supply agencies were distributing materials based on what they did in the previous year. A fast forward to the 1980s reveals the same practice in place: When a producer of welded materials wished to use thinner metals, the official answer was: “I don’t care about new technology. Just do it so that everything remains the same.” Material-balance planning was hostile to new products and new technologies because they required a reworking of an already fragile system of balances. American economists who were studying Soviet industrial production in the 1950s were astonished that the same machines were produced over decades without modification, something unheard of in the West.

Material-balance planning was the most fundamental weakness of the Soviet system. It froze the Soviet economy in place. Each year’s production was a replica of the previous year. A Soviet manager from 1985 would have felt quite at home in the same enterprise in 1935.
Beyond material-balance planning, soft budgets constituted another key defect. The economist Janos Kornai of Harvard University grew up in Hungary under planned socialism. His research, which draws on his first-hand experiences, focuses on the economic losses associated with soft budget constraints. As Kornai, if enterprises do not face the risk of bankruptcy, they will not seek out cost economies and other survival strategies. From day one of the Soviet system, loss-making enterprises understood they would be bailed out automatically, if not right away.

The primary cause of soft budgets was that the Soviet system was based on output plans. One enterprise’s output was another’s input. If output plans failed widely, the whole plan would fail. Taking an enterprise out of production due to insolvency was simply not an option.

In practice, loss-making enterprises paid for deliveries with IOUs. Unsettled IOUs would grow until they reached crisis proportions. Gosbank, the state bank, would then step in and make good on the unpaid bills by issuing money and creating what Soviet banking officials called a monetary overhang—more rubles chasing goods than there were goods to buy. In fact, Gosbank’s main business in the early years of the Soviet Union was organizing bailouts. When one was completed, it was time to start working on the next.

The problem with socialism isn’t a bad jockey—it’s the horse itself. The Soviet economic system suffered from pathologies that would ultimately doom it. Starting in the late 1960s, the USSR economy went into a long decline, which came to be called the “period of stagnation.” Mikhail Gorbachev was elected General Secretary of the Communist Party in 1985 on the pledge that he, as a radical reformer, would reverse the decline.

Gorbachev failed because the core of the Soviet planned system was rotten Despite his reform inclinations, he remained a believer in socialism. He was determined to save Soviet socialism by making it more like capitalism. In so doing, he created an economy that was neither planned nor a market—a chaotic free-for-all, which the Russian people regrettably associate to this day with that they came to call “wild capitalism.”

Professor Paul Gregory is a research fellow at the Hoover Institution, the Department of Economics at the University of Houston, Texas, and the German Institute for Economic Research in Berlin. This article was first published by the Hoover Institute's Defining Ideas.

Friday, March 01, 2019

Phiếm: Tuổi mộng mơ




Sống ở nước ngoài lâu rồi, lần hồi cũng quen dần với những nếp nghĩ về các nghi lễ xã giao, nghi thức chính trị, chào đón quan chức, lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia .v.v. Thực ra là đa số người dân nước ngoài ít để ý đến chuyện xã giao trong chính trường, bởi đó cũng là những chuyện bình thường thôi. Ai có việc nấy, nếu ai quan tâm vấn đề nào thì tự để ý thôi. Hàng năm bao nhiêu nguyên thủ quốc gia đến Mỹ, có mấy ai quan tâm đến chuyện chào đón làm gì. Nếu có vô tình bắt gặp trên TV thì cũng lướt qua chút, rồi thôi. Đó là chuyện hàng ngày của mấy ông chính quyền chính phủ, chính trị xã giao, người dân ít khi quan tâm. Với văn hoá phương Tây, có quá nhiều thứ gần gũi hơn, thực tế hơn, hoặc cần thiết hơn để quan tâm mỗi ngày.

Còn ở mấy nước châu Á, đặc biệt như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, thì khác. Chuyện đón đưa nguyên thủ quốc gia, của mình hay của thiên hạ, đều là vô cùng trọng đại. Báo chí truyền hình đưa tin sôi nổi cả bao nhiêu ngày trước, hấp dẫn, tràn ngập như ngày hội lớn dân tộc. Thiên hạ tha hồ đồn đóan từ chuyện ăn gì, ở đâu, đến chuyện đi đâu, làm gì, gặp ai. Râm ran cả đầu làng cuối xóm. Nhà chùa, nhà thờ, nhà thương, nhà tù, nhà hàng, nhà nghỉ ... đâu đâu cũng đều sôi động. Riêng về chuyện chính trị chính em, thì phải nói người VN đặc biệt quan tâm và biết nhiều. Từ quán nhậu, giỗ chạp, đi cafe, họp khu phố, họp lớp, họp đồng hương, sui gia, bạn bè, chòm xóm, thậm chí cua gái .... cũng đem chính trị ra mà nói. Trong nước cũng thế mà ra nước ngoài cũng vậy. Chưa nói là có khi không hợp "quan điểm" nhau, lại hận thù đố kỵ nhau, từ bạn thành thù, sướng một hại mười. Tin tức thì đúng có, sai có, tin vịt, tin gà, không cần kiểm chứng, nghe đi nghe lại, tin trên trời dưới đất, từ đời cổ hủ, thiên tử ở truồng ... bao nhiêu lôi ra hết. Có nhiều ông bạn Tây ngạc nhiên hỏi "Sao người VN quan tâm đến chính trị nhiều thế ?". Mình thường trả lời nhanh gọn "vì đất nước anh hùng" :-) .

Còn nói về chuyện chào đón ở các nước XHCN, đặc biệt nhất là luôn có tiết mục mấy em thiếu niên nhi đồng học sinh ra cầm hoa cầm cờ mà vẫy. Riêng vụ này thì rất hiếm khi thấy ở các nước phương Tây. Mình cũng chả hiểu cái lệ đó bắt đầu từ đâu, ai khởi xướng ra, nhưng nhiều lúc thấy tội nghiệp các em các cháu quá. Xứ Mỹ này thì chắc ít khi nào thấy được cảnh phụ huynh cho con mình đi đón các nguyên thủ quốc gia khác. Mà có cho đi nữa, mấy ông chính quyền cũng chưa chắc dám làm :-) .
Còn tại sao phải là các em thiếu nhi học sinh đi đón ? có lẽ bắt nguồn từ khái niệm kế thừa chăng ? hay là mong muốn các em các cháu học hỏi được điều gì hay ho từ các vị đó ? Hay đó là một nghi lễ bắt chước theo thói quen, xưa bày nay làm ? Mình không được hiểu lắm. Đối với nhiều người ngoại quốc, thì chuyện đó cũng quả nhiên lạ mắt. Nếu là nghi lễ truyền thống của những trận giải thể thao thế giới, đại hội tuổi trẻ, thế vận hội Olympic... thì còn hiểu được. Bởi nó mang tính biểu tượng của sự kế thừa, ý nghĩa đoàn kết, biểu tượng hoà bình, khích lệ động viên cho thế hệ trẻ, những hạt giống tương lai, nuôi dưỡng ước mơ ....v.v. Còn cứ kêu các cháu các em đi đón các bác, ta có tây có, hết bác Trump, bác Tập, đến chú Ủn, anh Putin ... thì không hiểu lắm. Biểu tượng hoà bình, thân thiện chăng ?

Bữa rồi, nhìn các em học sinh sắp hàng từ sớm ở ga Đồng Đăng giữa trời lạnh giá, để đón đoàn tàu lửa "lịch sử" của chú Ủn ... mà thấy xót. Mừng là cuối cùng thì đoàn tàu sắt hiện đại đó cũng đến đích, bánh xe lửa Triều tiên cũng ăn khớp với đường rầy VN. Nếu không các em còn phải đợi dài cả cổ. Nhìn đoàn tàu thế kỷ, nhìn các bác Triều tiên, nhìn chú Ủn, mình thắc mắc các em các cháu sẽ học được những điều gì hay ho từ đấy, hay chỉ là làm "nghĩa vụ thiếu nhi" cho trò chơi nghi lễ của người lớn ?

Đất nước Triều tiên có cái gì hay cho các em học ? Chú Ủn có cái gì hay cho các em noi gương ? Cơ chế độc tài cha truyền con nối chăng ? Hay là chế độ ưu việt, xã hội văn minh, đầy tính nhân văn mà con người muốn hướng đến ? Mình thầm nghĩ chắc nhiều bậc phụ huynh sẽ rất khó khăn khi phải trả lời những câu hỏi này. Nhưng thiết nghĩ một khi quan niệm và ứng xử lẫn lộn rất dễ vô tình gởi những thông điệp sai trái cho thế giới tuổi thơ.

Thực ra cả thế giới này suy nghĩ gì về Triều Tiên, và ngay cả chính người anh em Hàn quốc của họ, thì chắc ai cũng biết. Còn tại sao VN phải chào đón Triều tiên trọng đại như thế. Chuyện này cũng không khó hiểu lắm. Tuy nhiên, nếu tiếp đãi chú Ủn vừa phải, thế giới còn nghĩ VN là chủ nhà tốt, yêu chuộng hoà bình, quảng bá hình ảnh. Nhưng diễn sâu quá thì coi chừng lại mang tính phản tác dụng. Bởi cuối cùng thì chủ Ủn vẫn là một bạo chúa của "trục ma quỷ" dưới cái nhìn của thế giới văn minh. Tục ngữ phương Tây có câu "Hãy cho tôi biết bạn của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai". Ở những xã hội văn minh, quan hệ "đồng minh" trong chính trường vẫn thường được ứng xử khác nhau tuỳ theo mỗi giai đoạn. Nhưng đó chỉ dừng lại ở mức độ chính trị ngoại giao. Trên chính trường quốc tế xưa nay vốn không có khái niệm "đồng minh" hay "kẻ thù" vĩnh viễn. Hôm nay là bạn vàng, ngày mai có thể thành quân xâm lược. Nên chính quyền thường không định hướng xã hội, hoặc không có quyền lôi cuốn người ngoài cuộc, đặc biệt là con nít, vào những quan hệ giao tiếp tạm thời đó. Ở Mỹ này mà đi hỏi con nít ông Tập, ông Ủn là ai, qua đây hồi nào ? chắc chẳng có mấy đứa biết. Nhưng hỏi ai là Michael Jordan, Shaq O'neal, Joe Montana, Steve Young, Mike Trout, Tom Brady, Tiger Wood, Michael Jackson, Elvis Presley, Lady Gaga, Britney Spears, Justin Timberlake ....thì lại rành :-) . Mà tuổi thơ phải là như thế, phải có quyền tự do hồn nhiên trong sự chọn lựa của mình !

Viết tới đây tự nhiên nhớ đến Duyên Anh và câu chuyện "Con sáo của em tôi", hết viết tiếp được. Nhớ đến Dũng Đakao, Bồn Lừa, Chưong còm, thằng Vũ, thằng Côn, con Thuý, Hưng mập, Quyên Tân Định ... Ôi, tuổi thơ & một thời mơ ước !


Wednesday, February 20, 2019

Phiếm: Sông núi nào ở trên vai ?



Mấy hôm nay thiên hạ lại xôn xao, chê bai, chửi trách, đổ tội nhau về cái vụ ngày hội thơ chủ đề "Sông Núi trên vai" của mấy ông hội văn thi sĩ VN. Thực ra chuyện dịch thuật bậy bạ thì cũng là chuyện thường ở VN. Nhiều sách dịch xong, duyệt xong, phát hành xong, bán lấy tiền thiên hạ rồi, còn chưa biết là dịch bậy.
Còn nói về dịch thơ, không biết có ông Tây nào đọc thơ Việt Nam không, nhưng thỉnh thoảng cũng thấy một số thơ được dịch sang tiếng nước ngoài. Tại sao không ? Kiều dịch được, Chinh Phụ Ngâm dịch được, thơ Hồ Xuân Hương dịch được, thì thơ tớ cũng dịch được. Dịch cho oai. Chắc vậy. Lâu lâu mình cũng hân hạnh được gặp một vài vị hội viên hội văn học nhà nước. Nghe nói ông nào muốn vào hội viên chính thức của hội ông Hữu Thỉnh thì cũng ráng in vài tập thơ, cũng duyệt, cũng ra mắt, cũng phát hành, mới đủ chuẩn. Nhưng rồi in xong, chủ yếu là cho không biếu không làm quà, chứ còn mong bán được thì mơ mộng quá trớn. Nhiều ông còn hứng thú dịch cả ra tiếng Tây mặc dù người đọc toàn là VN. Cho nên chuyện trình độ dịch thuật "Sông Núi trên vai" mà thiên hạ rần rần mấy bữa nay, thì cũng không lạ lắm. Nhưng chuyện dịch thuật lùm xùm đó không phải là chuyện muốn nói đến ở đây.

Cái mà mình cứ thắc mắc là không hiểu tại sao nhà nước VN lại tốn nhiều tiền thuế của dân để nuôi nấng bao cấp hoài những hội nhà văn, nhà thơ như thế ? Những ai từng đi ra nước ngoài làm việc, học hỏi, hoặc các vị lãnh đạo đi nước ngoài thường xuyên, thì chắc cũng thấy, hiếm có nhà nước nào lại bao cấp đến vậy. Nếu có, thì chỉ có thể là Triều Tiên, Cuba, TQ ... gì đấy. Nhưng Cuba ngày nay chắc cũng đã giảm thiểu nhiều rồi. Đúng là ngày xưa trong kháng chiến đấu tranh, làm cách mạng, thì cần thiết xử dụng văn hoá, âm nhạc, văn học nghệ thuật, như các phương tiện hoặc công cụ để làm công tác tư tưởng, cổ vũ tuyên truyền cho những mục đích nhất định. Lúc đó vai trò thơ ca, âm nhạc có thể mang ý nghĩa phục vụ chế độ, nên ăn lương nhà nước thì còn hợp lý. Bây giờ thời bình, kinh tế thị trường, nếu thơ hay văn giỏi, thì cứ làm ra, in bán, có nhiều đọc giả, bạn đọc, rồi làm phim, làm nhạc, làm ra tiền ..v.v. Chứ bao cấp thế sao gọi là kinh tế thị trường ?

Hôm rồi nghe cụm chữ "Sông núi trên vai" thấy rất hay và cao cả, nhưng mình nghĩ hoài không hiểu trách nhiệm nào của các ngài nhà thơ lại cao cả đến thế ? Tuyên giáo ư ? Văn hoá, giáo dục, hay giải trí ? Như ở quê mình ra ngõ gặp nhà thơ, nhưng liệu lâu nay thơ văn có làm cải thiện được đời sống tinh thần của người dân, thay đổi văn hoá ứng xử của xã hội chăng ? Bây giờ mà đi nói chuyện thơ văn VN với giới trẻ, có khi còn khó hơn nhiều so với nói chuyện về phim Hàn quốc. Thế thì gánh nặng "sông núi trên vai" của các hội văn nghệ nhà thơ ở đâu ? Thử làm một cái survey (thăm dò dư luận) để biết bao nhiêu người VN đã đang đọc thơ của các ngài ? hay chỉ là gói gọn nhất định trong một nhóm, giới nào đó. Trà dư tửu hậu, tự vỗ về lẫn nhau ?

Còn nói về tự do sáng tác, thì là những câu chuyện dài. Đến nay viết lách và sáng tác vẫn còn tồn tại nhiều rào cản hạn chế. Cái gì không hiểu được, hoặc có vẻ như không quản được, thì dẹp. Một số ít vẫn còn căn bệnh nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, nên đúng sai gì cứ dẹp cho nó lành, cho an thân tại chức hết nhiệm kỳ, hoặc đùn đẩy nhau, hoặc đợi xin ý kiến chỉ đạo (sic) ....:-).
Mà phàm đã không có tự do biểu đạt thì làm sao có thể phát triển đa dạng được. Nhớ có lần mình ngồi lai rai với một nhà biên kịch làm phim cũng khá nổi tiếng ở VN. Thấy trên TV toàn là phim chưởng TQ, tình cảm Hàn Quốc hoặc hài VN nhảm nhí, hiếm hoi thấy được phim lịch sử VN, bèn hỏi anh ấy: "Sao mấy anh tài hoa thế, VN có nhiều nhà văn, biên kịch, giỏi thế, mà lại không viết ra vài bộ phim lịch sử, dã sử, hoặc những câu chuyện hài có nội dung khá hơn sao ?". Ảnh buồn xo trả lời : "Đâu phải viết là được em, chắc gì được kiểm duyệt cho qua. Mà được kiểm duyệt cho qua, làm ra, chắc gì lại có người chiếu, người coi. Thị hiếu, dân trí bây giờ cũng khác. Chủ đầu tư nào dám bỏ tiền ? ". Nghe mà xót. Đúng là nghèo tiền nghèo bạc thì còn dễ thay đổi, nghèo văn hoá quả là khó xử.
(Cũng có năm mình ra Lý Sơn, nghe bà con ngư dân kể về nỗi đau bị bọn TQ xua đuổi, đánh đập, đâm chìm tàu, mất thuyền mất lưới, chết người .... ngay trên lãnh hải của VN. Về lại TP, cứ đi tìm mấy anh ấy, hỏi nhờ làm giúp một bộ phim tư liệu, nói lên sự thật về những nỗi đau này. Ít ra cũng cho thế giới thấy được sự bắt nạt ngang ngược trên biển Đông của bọn Trung cọng. Nhưng rồi cuối cùng thì không ai muốn làm. Hoặc có thể không dám làm chăng ?)

Dĩ nhiên là đất nước nào thì cũng cần có văn có thơ, và nhiều lãnh vực văn hoá nghệ thuật khác nhau nữa. Nhưng phải biết tôn trọng sở thích và quyền tự do biểu đạt của người khác, thì thơ ca, văn nghệ mới phát triển lành mạnh được. Ai cũng biết nền văn hoá dân tộc luôn được nuôi dưỡng bởi những bức tranh, câu thơ, bài hát, câu hò, ca dao, thủ công, làng nghề, tập tục cổ truyền ....v.v. Cho nên dù là dân dã hay hàn lâm, thì văn nghệ thơ ca luôn là những món ăn tinh thần của con người, không ai phủ nhận được. Nhưng món ăn tinh thần vốn có giá trị của riêng nó, không ai có thể bắt buộc người khác phải “nuôi dưỡng”, hoặc nghe theo cái mà họ không hiểu, hoặc không thích. Nhớ năm ngoái đọc trên mạng, có ông nhà thơ hội phó hội trưởng văn nghệ gì đấy, chê thiên hạ internet không biết thưởng thức thơ ... của ông ấy. Mình nghĩ ông đã quên tự hỏi rằng tại sao thiên hạ lại biết thưởng thức một tô bún riêu hay ổ bánh mì, hoặc thậm chí chỉ là một ly trà đá !

Mình cũng là dân mê thơ văn, âm nhạc. Nhưng thích đọc ai,  thì mình đi mua sách người ấy. Văn thơ ông nào hay, báo chí ông nào viết đúng, tranh hoạ ông nào đẹp, thì tự nhiên sẽ có nhiều người tìm mua, tìm đọc. Tồn tại. Ngược lại thì không ai mua ai đọc. Thoái trào. Đơn giản thế thôi, nguyên tắc kinh tế thị trường đơn giản là thế, cung cầu tự quyết định lấy. Xưa nay mỗi con người đều có sự cảm nhận và thưởng lãm khác nhau về cái hay cái dở, cái đẹp cái xấu. Đó là quyền cá nhân của họ, không ai có thể bắt họ phải đi theo một khuôn khổ khác. Không phải cứ thơ ông Tố Hữu thì phải học, thơ ông Hữu Thỉnh thì phải hay. Cho nên thử hỏi hôm nay có bao nhiêu người dân Việt ngoài kia biết đến thơ văn của các ông hội viên văn nghệ sĩ nhà nước. Đại đa số người dân là làm ăn vất vả, lo toan, không có thời gian nghỉ ngơi lo cho con cái, huống hồ chi biết đến tên tuổi của quý ngài. Đọc thơ văn của quý ngài lại là chuyện xa vời hơn nữa. Bởi vậy có vẻ vô lý khi lấy tiền thuế của người dân để nuôi các bác thi sĩ làm thơ mà chẳng bao giờ người dân được đọc, được nghe, hoặc cũng chẳng bao giờ muốn đọc, muốn nghe những bài thơ ấy.

Thực tế thì đâu phải bài thơ nào cũng có giá trị nghệ thuật, văn chương văn hóa, với người đọc người nghe hoặc với quê hương đất nước ? Đâu phải bài thơ nào cũng có giá trị chuyển tải những thông điệp hữu dụng cho đời sống và xã hội. Đâu phải bài thơ nào cũng mang giá trị nghệ thuật đúng nghĩa. Vì đâu phải ông “nhà thơ” nào cũng làm ra thơ hay. Nhiều bài thơ, bài văn, chữ nghĩa sáo ngữ cả gánh, mà ý tứ chưa được một bụm. Nhiều ông rãnh rỗi cứ ngồi lựa từ ngữ dao to búa lớn, rồi ghép lại thành vần, đọc hoài không hiểu muốn nói cái gì. Tất nhiên là đất nước VN bao giờ cũng có những nhà văn nghệ sĩ, thi sĩ nhạc sĩ tài hoa, năng lực thực sự & chân chính. Nhưng bên cạnh đó, thì cũng không hiếm những người cơ hội, hám đanh, cốt chỉ để hơn thua, đánh bóng, ca tụng vỗ về, trục lợi. Đôi lúc cũng đọc được nhiều vụ viết bài tự sướng hoặc nịnh nọt nhau, rồi tranh cãi vô bổ, hoặc cằn cựa nhau từng chữ từng lời, cuối cùng chỉ để phục vụ cho cái "tôi" to đùng. Bởi vậy, mình nghĩ chữ "Sông Núi trên vai" các nhà thơ nên trân trọng dành cho những người dân đen đóng thuế, những người công nhân, nông dân, lao động vất vả mỗi ngày. Những người lính hy sinh ngày đêm giữ gìn biển đảo lãnh thổ quê hương. Những đôi chân trần, những đóng góp thầm lặng, những đôi vai gầy guộc đáng thương, nhưng thực sự dám gánh vác đời sống của chính họ, của gia đình họ, và của quê hương đất nước họ !

Tất nhiên là vai trò của thơ ca trong thời chiến và thời bình có phần khác nhau, điều này thì ai cũng biết. Việc xử dụng thi ca trong các lãnh vực tuyên truyền & tuyên giáo cũng thế, thiết nghĩ cũng cần phải thay đổi để phù hợp với thời cuộc. Còn giá trị văn hoá thực sự của thi ca thì dĩ nhiên thời nào, chính thể nào, cũng vẫn tồn tại, vẫn là những món ăn tinh thần cho nhân loại, không thể thiếu. Trên thế giới biết bao nhiêu nhà thơ nổi tiếng ...Shakespeare, Emily Dickinson, Yeats, Rumi, Dante Alighieri, W. Whitman, Neruda, Wallace Stevens .v.v... có thấy ông nào lãnh lương hội văn nghệ chính phủ đâu. Sách họ vẫn còn bán dài dài cho tới bây giờ và cho tới mai sau. Thơ hay vẫn có người mua, người đọc, đời này qua đời khác. Có biết bao nhiêu quốc gia trên thế giới không trả lương cho nhà thơ nhà văn của họ, mà để cho văn nghệ tự sống, tự do phát triển. Rồi thì văn hoá của đất nước họ, trình độ thi ca của đất nước họ vẫn phát triển tốt cả đấy thôi.

Tóm lại, mình nghĩ một đất nước mà công bằng với người làm và người hưởng, tuân thủ nguyên tắc cung cầu, tôn trọng quyền hạn của người dân cũng như quyền lợi người đóng thuế, thì không phải chỉ trong lãnh vực thơ ca, mà nhiều lãnh vực khác, kể cả nền kinh tế nước nhà, chắc chắn sẽ phát phiển lành mạnh và phồn thịnh hơn.

Cũng mong các vị nhà thơ hãy “trả lại” núi sông cho quê hương, để đôi vai gầy của các vị nhẹ nhàng hơn, và thân tâm an lạc hơn. Ít ra nếu mai này có thêm ngày hội thơ nữa, thì cũng không cần phải nhờ bác gục gờ (google) dịch thành "MOUNTAINS AND RIVERS ON THE SHOULDER". 
Đơn giản hơn nhiều :-) !



Sunday, February 17, 2019

Tưởng niệm 17/2




Hôm nay ngày 17/2. Bốn mươi năm trước vào ngày này quân xâm lược Bắc Kinh bất ngờ xua quân tràn qua biên giới, tàn phá các tỉnh Tây Bắc Việt Nam. Máu người VN đã đổ xuống, bao nhiêu thân xác của những anh hùng liệt sĩ, con dân nước Việt, đã vĩnh viễn nằm lại vùng biên giới Tây Bắc xa xăm để bảo vệ lãnh thổ đất nước của quê hương mình. Đó là điều đương nhiên. Lịch sử VN xưa nay thời nào cũng thế, chế độ nào cũng thế, dân tộc VN luôn luôn anh dũng chống giặc ngoại xâm. Năm 1974, những người lính VNCH cũng anh dũng chống lại bọn xâm lược TQ, 74 chiến sĩ VNCH đã hy sinh bỏ mình trong cuộc chiến giữ gìn biển đảo của tổ quốc năm đó. Nhìn lại lịch sử bao nhiêu năm qua, thấy TQ vẫn một mặt luôn tuyên bố đoàn kết hữu hảo, mặt khác lại luôn tìm kiếm cơ hội, lợi dụng những tình huống bối rối phức tạp, để xâm chiếm lãnh thổ của VN.

Riêng đối với cuộc chiến Tây Bắc 1979, khi hiểu được bản chất của lãnh đạo Bắc Kinh và mục đích của cuộc xâm lược, thì càng thương cảm cho dân tộc VN hơn. Nói về cuộc chiến ngày 17/2, vốn có nhiều lời đồn đóan, nhưng ít ai nghe được những tuyên bố chính thức về động cơ xâm lược cũng như số liệu cụ thể về thiệt hại chiến tranh từ chính quyền 2 bên. Bên này nói khác bên kia, nhưng đó cũng là chuyện bình thường trong chiến tranh. Tuy nhiên theo cái nhìn và phân tích của những chuyên gia trên thế giới, thì TQ đã thất bại cay đắng trong cuộc chiến 1979. Về nguyên nhân của cuộc chiến, phía VN người thì cho rằng bọn bành trướng Bắc Kinh xâm lược, kẻ thì cho rằng TQ "dằn mặt" vì VN dám đụng đến Campuchia. Phía TQ thì cho rằng VN "hổn láo" nên dạy cho một bài học. Một số nguồn tin khác từ South China Morning Post thì cho rằng VN đã quay mặt với TQ để ngã về phía Liên Xô sau khi vay mượn không thành, nên làm cho lãnh đạo TQ tức giận, xuất quân đánh....Vẫn là lời đồn đãi !
Theo cái nhìn của những nhà phân tích Tây phương thì bắt đầu sau năm 1975, giới lãnh đạo TQ lúc đó, đặc biệt là Đặng tiểu Bình, đã không hài lòng với cách ứng xử ngã mạnh về phía Liên Xô của VN. Cần nói thêm rằng lâu nay tuy là cùng quốc tế CS, nhưng LX & TQ cũng không phải là thân nhau lắm. Mặt khác lúc đó nền kinh tế XHCN của TQ quá nghèo đói kiệt quệ, họ Đặng có ý muốn ve vãn Mỹ để thiết lập quan hệ mới, cải tổ nền kinh tế quốc dân lạc hậu. Nên nhân vụ việc Khờ me đỏ Campuchia, họ Đặng lấy cớ đánh VN coi như món quà ra mắt Mỹ (Điều này có trích đọan lời nói của họ Đặng với tổng thống J. Carter). Thực ra trong chính trị vốn dĩ đã nhiều thủ đoạn. Đối với một số quốc gia nghèo đói nhiều tham vọng, thì ứng xử lại càng bẩn thỉu hơn !

Có một điểm khá nổi bật ở cuộc chiến Tây Bắc 1979, đó là sự bất ngờ của việc tấn công vào ngày 17/2. Mặc dù có nhiều người cho rằng phía VN đã thông báo nội bộ chuẩn bị cho việc đánh chiếm của TQ, nhưng nhìn vào sự chuẩn bị và cách bố trí lực lượng ở mặt trận biên giới của 2 quốc gia thì không giống vậy. Nhiều thành phố Tây Bắc đã lúng túng ứng xử như một bất ngờ, ngoài dự liệu. Biên giới Việt Trung vốn sát bên nhau, đứng bên này hát bên kia nghe, bên này hút thuốc lào bên kia say. Vậy mà cả bao nhiêu xe tăng trọng pháo di chuyển đến gần biên giới, tình báo quân đội VN lại không hay biết ? Ông TBT Lê Duẩn tối đó còn đang tổ chức đám cưới cho con trai. Rất nhiều người cho đến bây giờ vẫn còn thắc mắc tại sao lại có yếu tố bất ngờ đến thế ? Vì TQ gian xảo hay vì VN cả tin ? Hay còn một lý do nào khác ?

Mãi cho đến nay nhiều người vẫn nghĩ rằng TQ chỉ muốn "dạy dỗ" VN một bài học. Mình thì nghĩ nếu trên thế gian này, có một loại người man rợ dám hy sinh cả hàng vạn sinh mạng, xương máu của chính đồng bào mình. Tàn phá giết hại hàng chục ngàn đồng bào, phụ nữ trẻ thơ vô tội, gây ra bao sinh mạng tử vong thương tật cho một quốc gia khác, để gọi là "một bài học dạy dỗ", thì bọn người đó là tội phạm chiến tranh man rợ của nhân loại, là dã thú, họ mới là loại người cần được dạy dỗ. Và chắc chắn không ai muốn làm bạn vàng với họ !

Khi nói về cuộc chiến ngày 17/2, lãnh đạo TQ đã tuyên truyền cho dân chúng là VN xâm chiếm đất nước họ, vô ơn bạc nghĩa, nên họ phải phát động chiến tranh đánh lại VN. Lịch sử TQ viết thế, và dân họ đã tin. Bao giờ cũng vậy, thông tin ở những nước đôc tài là do chế độ độc quyền cung cấp, và người dân không có nhiều chọn lựa. Người dân TQ cũng là nạn nhân, nạn nhân của sự dối trá từ những người lãnh đạo của họ. Chính phủ Bắc Kinh đã dùng chiêu bài nhân nghĩa (VN vô ơn bạc nghĩa) để dối gạt ngay chính nhân dân họ, phi nhân nghĩa với những người đã lao động tạo ra của cải và đóng thuế để nuôi sống họ. Có lẽ một số quốc gia khác trên thế giới cũng thế, và cuối cùng người dân mới là những nạn nhân đáng thương. Cho nên thiết nghĩ cũng cần thiết phân biệt rõ ràng giữa chuyện của nhà cầm quyền TQ và nhân dân TQ, để tránh những bài xích xung đột quá khích và vô lý.

Trở lại với những nỗi đau mất mát bị chết chóc, tàn phá, của VN từ người bạn TQ. Bao nhiêu năm qua, câu chuyện 17/2 đó vẫn là những chuyện nhạy cảm, là vùng cấm kị không được công khai. Rất nhiều người dân từ trong nước đến ngoài nước, từ giới bình dân lao động đến hàng sĩ phu trí thức, từ người thương binh đến người chiến sĩ tại ngũ, từ người cựu chiến binh cho đến hàng quan chức, đều thắc mắc tại sao ? Lịch sử cũng không được dạy dỗ chính thức cuộc chiến này. Một cuộc chiến tranh xâm lược không được nhắc đến như bao cuộc chiến tranh chống ngoại xâm khác trước đây. Từ Lạng Sơn, Lào Cai, Vị Xuyên, Hà Giang ... cho đến Gạc Ma, Trường Sa, Hoàng Sa ... vẫn là những nỗi đau âm ỉ và câm nín trong lòng con dân VN bao lâu nay.

Bỗng nhiên năm nay, báo chí đồng loạt được đưa tin được nói về cuộc chiến phi nghĩa này. Nhiều người tung hô, hồ hởi, sung sướng. Nhiều tờ báo còn đăng tải "Kỷ niệm 40 năm trận chiến chống quân xâm lược TQ". Nhiều bạn bè mình trong nước vui mừng, gởi tin chia sẻ mấy ngày nay. Mình cũng vui lây, nghĩ thầm cuối cùng thì sự hy sinh của dân quân VN chống bọn xâm lược TQ cũng được ghi nhận đúng mức. Tuy nhiên, vẫn còn chút thắc mắc là sau 40 năm im lặng, tại sao VN hôm nay lại có một ứng xử khác về ngày 17/2 ?
Xưa nay khi nói đến ngày kỷ niệm của đất nước, luôn có một ý nghĩa quan trọng nhất định. Kỷ niệm vua Hùng, kỷ niệm ngày quốc khánh, kỷ niệm chiến thắng Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng, tưởng niệm công lao của tiền nhân, ông bà tổ tiên ...v.v. Thậm chí cả những buổi kỷ niệm ngày cưới, kỷ niệm thành lập công ty, kỷ niệm ngày yêu nhau, kỷ niệm mua xe mới nhà mới .. đều có những buổi lễ nghiêm túc đàng hoàng, công khai minh bạch. Không biết ngày 17/2 năm nay nhà nước VN sẽ tổ chức buổi lễ "Kỷ niệm 40 năm trận chiến chống quân xâm lược TQ" trọng đại này ở đâu ?

Sáng nay nóng lòng dậy sớm coi tin tức, vẫn chưa thấy báo VN nào đăng tin về buổi lễ tưởng niệm, Kỷ niệm cuộc chiến chống quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh. Nhưng lại nghe thấy tin tức bọn xấu nào đợi đúng ngày hôm nay dùng cần cẩu bốc đi cái lư hương của Đức Thánh Trần ngoài công trường Mê Linh. Thắc mắc làm gì có kẻ nào lại dám to gan manh động đến thế. Chuyện trang trọng và tôn nghiêm của đất nước, không đùa được. Tin giả chăng ?




Friday, February 08, 2019

Năm Hợi nói chuyện heo



VN ta có cái lệ tết năm con gì nói chuyện về con ấy. Con heo là một trong những con gần gũi nhất, vì nhiều người ngày nào cũng ăn thịt heo :-). À, mà người ngoại quốc thì khác nghen, có nhiều người cả đời chưa biết ăn thịt heo. Không phải là vì lý do tôn giáo, mà có lẽ chỉ là ít ăn nên không quen thôi. Mình có đứa bạn cả đời chỉ biết ăn mỗi thịt gà. Nhưng chuyện này đợi tới năm con gà hãy nói tiếp.

Giờ nói về con heo. Thực ra con heo là con được khen chê nhiều nhất. Ngu như heo, mập như heo, dơ như heo, sướng như heo, lười như heo ...v.v..Trong những năm gần đây, phong trào nuôi heo làm thú nuôi trong nhà ngày càng nhiều, đặc biệt là giống heo của Vietnam (Vietnamese pot-bellied pigs), nhiều người ngoại quốc rất thích, ủn ỉn nhưng lại khôn ngoan. Họ gần gũi dạy dỗ, nên heo cũng khôn, vệ sinh, và hiểu ý người, không đến nỗi bề bộn như heo thịt bên nhà. Còn dân quê ta, thì chủ yếu nuôi heo là để mần thịt. Nghe đồn rằng ngày xửa ngày xưa, cái thời khai hoang vỡ hoá miền Nam, đồng phương Nam sình lầy nhiều nên người ta dùng heo để dẫn đường mà đi. Nên nếu tính đúng ra, thì heo cũng có công khai phá, đừng nên xem thường :-)

Nói chuyện nuôi heo, mấy năm thời bao cấp, cả nước đói nghèo. Nhiều nhà ráng "cải thiện" bằng cách nuôi heo. Nhiều đứa bạn mình đi học về, phải phụ mẹ đi đốn chuối cắt rau để nuôi heo. Hồi mình còn nhỏ cứ đến hè, là Má mình mua một con heo để nuôi ăn tết. Có khi ở nhà nuôi, có khi nhờ người khác nuôi. Tết đến, nhớ hoài, cứ khoảng sáng 29 hay 30 tháng Chạp, là nhờ một ông "đao phủ" Bảy Đáp đến "xử" con heo ăn tết (thiệt là cho tới giờ này mình cũng chả hiểu là tại sao ông nào làm nghề mổ heo cũng có tên là Bảy Đáp). Mình lúc đó cũng tham gia nấu nước sôi, cạo lông ...v.v. Lúc nào làm con heo xong, ông Bảy Đáp cũng có một nồi cháo đậu xanh với huyết ứ, lòng luộc .... ngon vô địch. Ăn xong, ông lấy sợi lạt tre xỏ vô cái nọng heo cầm về, khỏi cần phải trả tiền nong gì. Hồi đó mình cứ nghĩ mỗi lần xuân về chắc nhà ông này toàn là nọng heo. Mà thiệt ra những câu chuyện nho nhỏ như thế lại là rất "quê hương". Đi đâu rồi cũng nhớ mồn một những câu chuyện đó, mình tiếc là thế hệ sau này như con mình, ít có những kỷ niêm như vậy. Con nít xứ Mỹ này mà thấy thọc tiết heo, cắt cổ gà, chắc là sợ khiếp !
Người quê mình ngày xưa có tục lệ cúng cuối năm phải có "đầu đuôi thủ vĩ" (cái đầu và đuôi heo), cái bong bóng heo, và lớp mỡ sa trùm mâm thịt lại. Có lẽ vì thế, dù nghèo mấy cũng ráng làm con heo ăn tết, bởi mua ngoài chợ thì khó tìm đủ bộ đồ nghề. Mà thực ra nói là làm con heo ăn tết, chứ nhiều lúc chỉ ăn bữa đầu và bữa cúng rước ông bà chiều 30 tết là ngán rồi, mấy ngày sau mới ăn lại được. Nhà mình luôn có lệ ăn chay đầu năm, nên cũng ít thịt thà mấy ngày tết. Sau này con cái lớn đi hết, cách sống của xã hội cũng đổi thay, Ba Má mình cũng già đi. Tết về, không còn làm bánh in, bánh thuẩn, bánh bó, bánh mì xốp, mứt gừng, mứt dẻo ... chuyện làm heo ăn tết cũng dẹp luôn tự hồi nào. Tiếc !

Còn nói đến chuyện thịt heo, thì không phải mình cục bộ hay ếch nằm đáy giếng, chứ đi đây đó nhiều, chưa có xứ nào thịt heo ngon bằng ngoài QN. Có lẽ giống heo cỏ, rồi họ lại cho ăn thuần "hàng xách tay", không phải thức ăn công nghiệp, nên thịt ngon & thơm. Ý là còn chưa nói đến công phu bắt phèo non, lựa dồi trường, đánh tiết canh, làm dĩa lòng ... cả một nghệ thuật. Có mấy đứa bạn ngoài quê, ngày nào cũng phải có dĩa thịt luộc mới được. Mình hiểu được điều đó, và dĩ nhiên vợ bạn mình từ ngày về làm dâu, món khéo nhất cũng là luộc thịt :-).

Còn mình lần nào về quê, cũng nhất định phải xuống bến Tam Thương chơi món cháo lòng thịt luộc nóng hổi mới ra lò. Danh bất hư truyền. Lần kia, mình và thằng bạn đi từ SG xuyên đêm về đến quê khoảng 4,5 giờ sáng gì đó, gà gáy, chạy thẳng tới quán. Có ông Tây Canada đi theo nữa. Bà chủ quán nói còn đang nấu nước làm heo. Cả đám ngồi đợi, làm xong mở hàng liền, mặt trời chưa mọc. Lúc trước mình thường làm luôn dĩa tiết canh, ly rượu gạo, cho đời lên hương. Nhưng dạo này đi ăn với mấy đứa bạn, nó cứ ngăn cản mình hoài, dần dà cũng phải từ giã món tiết canh quốc hồn quốc tuý đó. Uổng !
Nhớ có dạo mấy tay phóng viên báo TN, SG thổi phồng món "cháo đùm" dưới Bàu He, làm mình lặn lội về, dậy sớm rủ thằng bạn già đi xuống ăn cho biết. Ngon thì cũng ngon, nhưng nhiều gia vị quá, làm mình nhớ lại món lòng heo xào nghệ mà hồi nhỏ Ngoại mình cho ăn mỗi lúc bị cảm ho. Còn món "thịt heo hai da" của Quảng Đà tuy đồn đãi nhiều, nhưng mình nghĩ là do nước mắm chấm ngon, chứ không phải do thịt ngon.

Nói đến chuyện ăn thịt heo ngày Tết, đúng là mỗi vùng có khác nhau. Bạn bè mình có cả Bắc Trung Nam, nên tết nhất gặp gì ăn nấy, thưởng thức cả thịt heo 3 miền ...:-). Ngoài Bắc thích giò thủ, thịt đông, giò heo bó luộc hơn. Miền Trung lại thích thịt kho Tàu, thịt muối, thịt thả mắm. Miền Nam đơn giản là nồi thịt kho trứng, muốn ăn lâu thì trứng có phủ bột ngoài, không thì cứ thế mà kho đi kho lại, trứng săn dần. Còn cái món giò heo hầm măng khô mà mình khoái khẩu, hình như nguyên thuỷ là truyền thống của miền Bắc nhưng bây giờ thấy nhiều nơi cũng thích làm, ăn ba ngày tết cho đỡ ngán. Nói chung món nào cũng chuẩn bị công phu, nhưng vậy mới làm cho ngày tết có cái đặc thù của nó, một thứ văn hoá truyền thống rất đáng ca tụng và giữ gìn. Nhà Ba Má mình ở Lâm Đồng, dân ở đó cũng như hợp chủng quốc Hoa kỳ, đủ thứ sắc dân, từ Kinh đến Thượng, Bắc Trung Nam đủ cả, nên thức ăn vùng miền cũng có phần pha trộn chút ít. Vào mùa xuân thì Lâm đồng bao giờ cũng se lạnh, từ Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng, Tùng Nghĩa, Đơn Dương, cho đến Đà Lạt .... đâu đâu cũng lành lạnh, nhiều hoa trái, nên càng làm tăng cái không khí giao mùa của tiết xuân và những món ăn cũng thêm phần đậm đà ngon miệng.

Một món heo nữa mà mình cũng ghiền là "heo cặp nách" Tây Bắc. Mình có thằng bạn rất thân, có mở hãng xưởng tận vùng Lào Cai. Lần nào mình ra đó, nó cũng hú mấy nhân viên làm con "heo cặp nách", anh em cùng nhậu. Thực ra heo cặp nách chỉ là những con heo đen nhỏ, nhưng mỗi vùng gọi khác nhau. Ngày nay loại heo này cũng bị lai tạo nhiều, khó nói là thuần chủng hay không. Vùng Tây Nguyên miền Nam cũng có nhiều. Quê mình, người dân tộc trên Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà ...cũng nuôi đầy. Chạy nhảy rông, ăn rễ cây, ăn khoai ăn củ trong rừng, có khi được cho ăn thêm bắp, sắn. Nên cũng thuộc loại "organic", thịt thơm ngon, ít mỡ. Còn tên gọi của "heo cặp nách" thì đi từ Hà Nội lên Lào Cai, người ta đã gọi khác nhau rồi. Trong Nam thì gọi là heo mọi (tên này giờ ít xài vì có vẻ xúc phạm đồng bào dân tộc), heo tộc, heo "rừng", heo đen, heo thả rông ... Đa phần là nửa hoang dã nửa thuần chủng, kết hợp nuôi. Còn đi nhà hàng thì chưa biết à, cũng không loại trừ khả năng các nhà hàng ở thành phố thường chơi hàng giả hàng nhái, không phải "heo cặp nách" chính chủ.

Nói đến chuyện ăn heo cặp nách trên Lào Cai, thằng em của bạn mình nuôi cả đàn thả hoang trong rừng. Khi cần kêu nhân viên gõ kẻng dụ về. Làm chớp nhoáng ra mấy món liền, riềng mẻ thơm phức . Nướng, luộc, dồi, giả cầy, rựa mận .... đủ món ăn chơi. Ngồi giữa bốn bề núi rừng, gió cây xào xạc, khuya xuống cá Trắm ăn đá ăn ốc rồn rột, nghe rợn người. Rượu thì toàn là táo Mèo chính tông, lâu lâu có thêm rượu ngâm hoa Anh Túc (hihihi), uống như thổ dân, mà không say mới là lạ. Mình lần nào lên đó cũng gục tại chỗ, mà mấy đứa bạn mình cũng chẳng khá hơn chút nào. Vậy mới vui, mới đáng nhớ, mới "tình thương mến thương". Hồi nhỏ mình cũng rất mê truyện của Hoàng Ly, chuyên viết về miền núi rừng sơn cước. Lớn lên mỗi lần về nhà ở Lâm Đồng, vô Cát Tiên, lên Đạ Tẻ, vô Đạm Ri, đèo Chuối, đèo Bảo Lộc, cũng núi rừng cũng sương khói mịt mờ. Nhưng so với núi rừng vùng Tây Bắc thì còn hiền lành hơn nhiều. Còn nói về uống rượu mà ngồi trong quán, nhà hàng máy lạnh, rượu tây bia ngoại ... thì cũng có cái hay của nó, nhưng chủ yếu là giao tế xã giao, gặp mặt cho tiện. Chứ muốn sảng khoái thực sự thì phải nên uống rượu giữa rừng núi bạt ngàn như vậy. Sương lạnh đá núi, tiếng chim kêu vượn hú, rượu đế ngâm táo Mèo, ngâm rễ cây rễ củ, rau rừng lá rẫy. Ngồi giữa trời, không vướng bận tầm nhìn, không nghi lễ, không giữ kẻ, hút thuốc vô tư, uống lát chạy vô rừng thăm cây thăm cỏ, ngắm trăng ngắm suối... thì còn gì bằng. Tiếc là uống hoài tới giờ mà vẫn chưa gặp được cô Nữ tứớng miền Sơn cước (Giặc Cái) của nhà văn Hoàng Ly :-) .

Hôm mùa hè năm rồi về VN, có ông anh biết mình thích món "heo cặp nách", đặt hàng làm tận Tây Ninh đem về. Rồi anh nấu nướng rất công phu, hừng hực giữa cái nóng mùa hè SG. Rượu táo Mèo, nếp cái hoa vàng đủ cả. Nhưng thấy anh em làm cực quá, ngại, ăn cũng thấy mất ngon. Mình đề nghị lần sau ra quán cho tiện :-). Thực ra, khi nói về ăn uống, tổ chức nhộn nhịp cho hào hứng sôi động, chứ để thấy ngon thì cũng có nhiều yếu tố khác trong đó. Đúng nghĩa vui là chính ! Một số nghiên cứu của tạp chí Mỹ gần đây cho rằng thành công trong các thương hiệu nhà hàng, yếu tố thức ăn ngon chỉ đứng hàng thứ 3. Thứ nhất và nhì thuộc về "style", và không khí & môi trường. Với mình, quan niệm ăn uống quan trọng nhất là không khí thoải mái, anh em bạn bè vui vẻ, thì ăn món gì cũng thấy ngon. Từng tuổi này, từng nhậu nhẹt bao nhiêu món ngon món lạ khắp nơi, cái ngon nhất trong bàn ăn, bàn nhậu vẫn là không khí bữa tiệc, hào sảng, hoà đồng với nhau.

Giờ nói đến công lao của ngưòi nuôi heo, thực ra không dễ chút nào. Mình có ông bạn người Mỹ có nông trại nuôi heo ở cùng tiểu bang. Hôm bữa, rủ mình xuống chơi, mới biết đâu là khó nhọc công phu dường nào. Coi cách nuôi công nghiệp ở Mỹ xong, mới hiểu tại sao dân VN nuôi heo mà không xử lý môi trường đúng mức gây ra ô nhiễm hoài. Chi phí cao mà đòi hỏi sự giám sát của cơ quan chức năng cũng nhiều. Cho nên dân quê mình rồi cũng thấy thoải mái hơn với nền kinh tế gà thả vưòn, heo nuôi chuồng, trồng chuối nuôi heo ... chăn nuôi nhỏ lẻ là vậy. Người dân chăn nuôi ở VN vì không có kế hoạch cụ thể, lại không được hổ trợ đúng mức của các ban ngành về thông tin cũng như chính sách, nên rủi ro rất lớn. Lâu lâu lại thấy giá heo rẻ mạt, nông dân khóc ròng. Các đoàn thể ban ngành lại có dịp kêu gọi làm người hùng cứu heo. Xong, vài ba tháng sau lại tái diễn, đã bao nhiêu năm rồi, vần điệp khúc ấy. Mùa xuân bây giờ nông dân nuôi heo, trồng rau, trồng hoa, trồng cafe ... như nuôi trái bom nổ chậm, cứ phải nhờ ông Địa ông Thần tài phù hộ !

Nói chuyện nuôi heo mới nhớ, hồi còn sinh viên mình có thằng bạn, nhà ở gần trường Sĩ quan Thủ Đức cũ. Gia đình hắn rất nổi tiếng ở Thủ Đức, mấy anh em rất tài hoa, đàn, trống, kèn, piano ... chơi được hết, đủ cả băng nhạc. Lâu lâu rủ cả đám xuống nhà chơi, biệt thự hẳn hoi, hát hò thổi kèn đánh trống um trời. Mấy anh chị em nó đều sinh viên cả. Cô em gái út chơi piano cho nhà thờ rất dễ thương, học Nguyễn Hữu Huân, đứa nào cũng lóng ngóng, nhưng cô ta chả thèm để ý đứa nào. Nói chung là người bạn mình lúc đó rất bảnh. Nhưng lúc rảnh là lấy xe Datsun ( 4 bánh) chở heo nọc đi thả đực, vì nhà hắn có trại chăn nuôi lớn từ trước 1975, sau này được cho là "tư sản". Dạo đó hắn phải lao động phụ giúp cha mẹ vì thời buổi kinh tế khó khăn rồi. Lúc không đi học, không đi chơi nhạc, thì đi thả heo nọc. Lúc đó mình khâm phục nó lắm, vì nghĩ nếu tụi mình chắc sẽ mắc cỡ. Nhưng không, hắn rất tự hào về công việc đó. Lâu lâu uống cafe còn nghe nó say sưa kể về các ngón nghề thả đực, chịu đực .v.v... cũng công phu ra phết. Có lần nó thả đực trúng nhà cô gái mà nó đang yêu, đang theo đuổi. Nó rất thích cô này. Chỉ có lần đó mình thấy nó trầm ngâm, rồi cũng không biết cuộc tình đó sau này ra sao ?

Mùa xuân năm heo, sáng nay bà xã lại cho ăn thịt heo kho hột vịt, bánh chưng, dưa món. Ngán quá, tự nhiên thèm dĩa thịt luộc quê nhà. Nhớ tới thằng bạn già, lâu quá chưa lên núi nhậu heo cặp nách với nó. Xuân này bận rộn quá rồi, chắc lại phải hẹn Xuân sau thôi. Mà sang năm là năm con chuột, chả nhẽ lại về nhà hắn dưới Châu Đốc mà nhậu chuột đồng nướng lu ? Có lý !






Wednesday, February 06, 2019

Ly cafe đầu năm



Sáng mùng một, pha ly cafe, mở đĩa nhạc xuân, ngắm cành đào vừa nở thêm vài cụm hoa mới. Mùi hương trầm của đêm Giao thừa hình như vẫn còn lãng đãng quanh đây. Hôm nay trời hãy còn lạnh nhưng nắng đẹp, cảm giác như nắng xuân ở quê nhà, hây hây hanh vàng. Một năm cũ qua đi, một năm mới lại bắt đầu. Dẫu biết xuân hạ thu đông chỉ là quy luật thường tình của tạo hoá, có khởi đầu tất có kết thúc, có cái cũ tất có cái mới. Tết nhứt cũng là một chu kỳ tuần hoàn như bao chu kỳ tuần hoàn khác, một sự vận hành tất yếu của tự nhiên. Nhưng rồi năm nào cũng thế, Xuân đến thì ai cũng thấy lòng mình xôn xao, và cứ khan khác một điều gì. Ngày Tết có cái hồn đặc trưng của nó, khởi sự trong lòng của mỗi con người !

Tối qua Giao thừa xong, đi chùa về nhà đến hơn 2g sáng, nhưng vẫn không buồn ngủ. Nhiều bạn bè nhắn tin, gởi email chúc tết, ngồi đọc và gọi điện thoại đến gần sáng. Sáng mùng một ở Mỹ, thiên hạ vẫn đi học đi làm như thường lệ. Ngồi nhâm nhi ly cafe nghe nhạc, tự nhiên nghĩ đến bài thơ "Xuân Vãn" của ông vua Trần Nhân Tông, người được cho là vị Sơ Tổ sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, cũng là dòng Thiền duy nhất của người Việt Nam.

Xuân vãn,
Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,
Nhất xuân tâm sự bách hoa trung.
Như kim khám phá Đông hoàng diện,
Thiền bản, bồ đoàn khán trụy hồng.

Nôm na là Ngài nói về sự cảm nhận đối với cái Tết vào những thời điểm khác nhau. Thuở nhỏ còn bé chưa biết gì thì mỗi dịp xuân về thấy trong lòng náo nức rộn ràng như trăm hoa đua nở. Đến khi lớn lên hiểu thấu vấn đề, khám phá cốt lõi của sự việc, thì thấy muôn sự cũng bình thường thôi. Tuy bài thơ chỉ đơn giản vậy, nhưng lâu nay biết bao nhiêu người giảng giải phân trần, dịch nghĩa dịch ý, đôi khi làm phức tạp hơn, hết thiền  :-).
Mở ngoặc chút nói về chuyện dịch thơ xưa. Hồi nhỏ giờ mình cứ thắc mắc là tại sao có nhiều nhà dịch giả, văn thi sĩ, trí thức VN, lại thích cùng tham gia dịch thuật một bài thơ nổi tiếng nào đó, mặc dù ý tứ cũng chỉ na ná giống nhau. Từ những bài thơ Tàu như Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế, Lô Sơn của Tô Đông Pha, Tạp Thi của Vương Duy .... cho đến thơ Việt của thiền sư Mãn Giác, của vua Trần Nhân Tông ...v.v.. Như bài Xuân Vãn này cũng có rất nhiều người tham gia dịch thuật, không biết là đã có bao nhiêu bản dịch lâu nay rồi. Nội cái tựa không thôi cũng được dịch ra nhiều kiểu như Xuân Muộn, Cuối Xuân, Xuân Rãi, Xuân qua, Xuân tận ... Lâu lâu cứ tới tết là mình thấy thêm bản dịch mới, chữ nghĩa thì có khác chút đỉnh nhưng vẫn là ý đó. Nhiều lúc mình nghĩ nếu Phật Hoàng Trần Nhân Tông mà biết đời sau quá bận rộn, ti tiết, sợi tóc chẻ làm tám bài thơ của ông như vậy, chắc ông đã nói :

Thuở nhỏ chưa hiểu rõ sắc không,
Tết mới trăm hoa rộn trong lòng.
Nay đã hiểu rõ tính sắc không
Làm ơn đừng dịch nữa được không ?

Giỡn chút cho vui ngày Tết, chứ thực ra cuộc sống vốn đa dạng, con người càng đa dạng hơn, làm sao nói hết được. Cái hiểu biết của con người thì vô cùng, bất tận, như cái thang hình xoắn ốc cứ bắt lên trời mà đi, không biết đến đâu là tận cùng. Có khi cùng hoành độ nhưng khác tung độ. Có khi cùng một sự việc, nhưng sự nhận thức của ngày hôm nay lại khác xa rất nhiều so với ngày hôm qua. Còn cái "ngộ" thì cũng có "thực ngộ", "giả ngộ". Người “ngộ” thực sự lại chẳng thấy mình ngộ, mà cũng chẳng bao giờ đi khoe đã ngộ, vì thực ra cũng chẳng có cái gì gọi là “ngộ” :-). Còn ông "giả ngộ" lại nghĩ rằng mình đã ngộ, và “ngộ” để làm thơ, để tranh cãi, để làm pháp sư….Nên chuyện thế gian biết đâu mà lần. Cũng khổ. Như Tô Đông Pha thấy mình đã ngộ, nên khoe "Bát phong truy bất xuất", lại được nhà sư Phật Ấn điểm nhãn bằng "Nhất thí mã quá giang" :-).
Thời buổi này thì chùa chiền ngày càng nhiều, sư sãi tăng ni cũng nhiều. Trong nước nhiều đền chùa, mà ở hải ngoại cũng không hiếm. Tín ngưỡng cũng nhiều mà mê tín cũng nhiều. Xưa nay người theo đạo Phật, rất kính trọng Tăng Ni (một trong 3 ngôi Tam bảo). Nhưng cũng nên lưu ý vì chưa hẳn cứ ông nào xuống tóc là nhất thiết ông ấy có nguyện vọng tu tập một cách đúng nghĩa. Thời buổi vàng thau lẫn lộn, thật giả chồng chất lên nhau, nên không phải ông “sư phụ “ nào cũng đúng, cũng thông thái, cũng hiểu biết thấu đáo vấn đề hướng dẫn giúp đỡ người đời tu tập đúng cách. Đặc biệt là mấy ông quốc doanh, còn kinh tế, chính trị chính em trong đó, nên người tu học phải cẩn thận và tỉnh táo tự học cách để phân biệt được đúng sai. Mà đạo nào rồi cũng sẽ gặp những khó khăn như vậy thôi, chỉ là ít hay nhiều. Cho nên nhiều người cho rằng thời này đến chùa, đến nhà thờ, mà phân biệt được đâu là cái áo cà sa, đâu là ông thầy, đâu là đạo pháp; cũng như đâu là cái thánh giá, đâu là ông cha, đâu là lời Chúa … thì là giỏi rồi :-).

Nhớ trong đạo Phật có câu chuyện vui, một cậu bé đi hỏi ông thầy tu được cho là đã "đắc đạo" :

- Hồi xưa thầy chưa đắc đạo, thầy làm gì ?
- Chặt củi, gánh nước, nấu cơm .
- Thế đắc đạo xong, thầy làm gì ?
- Chặt củi, gánh nước, nấu cơm
- Vậy thì đâu có gì khác ?
- Khác là hồi xưa lúc chặt củi, nghĩ chuyện gánh nước, lúc gánh nước nghĩ chuyện nấu cơm. Bây giờ thì làm việc gì nghĩ việc đó thôi !

Đúng vậy. Thực ra nếu đơn giản được như thế thì đã bớt khổ não phiền muộn rồi. Lâu nay biết bao nhiêu kinh sách thiền học, triết gia, tu sĩ, nói về đề tài "sống trong hiện tại". Thầy NH cũng đã chia xẻ rất nhiều về phương pháp hành thiền "Hãy an trú trong hiện tại" ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng cuộc sống này vốn không đơn giản vậy. Nhiều người hiểu rõ lý thuyết, đạo lý, kinh điển, nhưng rồi cả đời vẫn mãi loay hoay không thực hành được cái buông bỏ, đơn giản cho chính mình. Đời sống vốn có quá nhiều thứ phức tạp, dao to búa lớn. Từ con ngưòi đến xã hội, từ tôn giáo đến chủ thuyết, từ bằng cấp cho đến danh xưng, từ địa vị cho đến quyền bính, từ đoàn thể cho đến đảng phái, từ cá nhân cho đến chế độ, từ lý thuyết cho đến chủ nghĩa, từ lạc hậu cho đến ưu việt, từ ăn lông ở lổ cho đến công nghệ 4, 5 chấm ..v.v.  Cho nên không phải chỉ có tôn giáo, mà còn nhiều vấn đề khác trong đời sống, muốn đơn giản cũng chưa chắc được. Lòng người ngổn ngang ham muốn. Có lúc thiên hạ bắt cái đơn giản phải phức tạp theo họ, mới xứng tầm, mới đủ chất , mới thức thời, mới kịp trào lưu :-). Như mình đi cả nửa đời người rồi mà vẫn còn thấy ba lô sau lưng nặng trĩu. Tết ngồi mơ mộng chút, rồi ngày mai lại phải bận rộn theo nghiệp áo cơm !

Một nhà thông thái khác lên tận non cao để chứng minh cái bản lĩnh của mình, vì nghe ông Thầy nổi tiếng "cao tăng". Tay cầm con sâu đố ông Thầy :

- Thầy giỏi vậy, là cao tăng, vậy biết con sâu trong tay tôi là sống hay chết ?"
- Dạ, là con sâu chết !

Nhà thông thái cười ngạo nghễ, mở tay ra, chỉ con sâu còn sống mà nói :

- Vậy mà Thầy cũng đưọc gọi là cao tăng sao ? Thầy nói sai rồi, con sâu này còn sống.

Nói rồi, vứt con sâu ra bụi cây, hí hửng đi xuống núi. Vừa đi vừa dương dưong tự đắc nghĩ rằng ta tài giỏi, ta đã "thắng" được ông thầy đó. Tính ra tài cán của Thầy "cao tăng" cũng chỉ đến thế là cùng, còn bị thua mưu trí của ta.

Và cuộc sống này vốn không hiếm những người tư duy “tài ba” như nhà thông thái đó. Họ vẫn say men chiến thắng, vẫn đề cao cái ngã tối thượng của mình. Đến một lúc nào đó, nếu có duyên, nhà thông thái kia sẽ hiểu ra được tại sao nhà sư nói sai. (Trong điển tích này nhà thông thái được cha của ông chỉ điểm mới hiểu ra vấn đề). Còn nếu không gặp duyên, thì có khi cả đời ông ta vẫn nghĩ rằng mình đã mưu trí thắng được ông sư kia. Và sẽ có nhiều phiên bản (version) của câu chuyện tài giỏi “thắng cả cao tăng”  rêu rao đồn đãi trong thiên hạ. Đúng sai ai biết, mà sướng khổ ai lường ? Nhưng âu đó cũng là những duyên nghiệp bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Theo cách hiểu của nhà Phật, càng ít những chuyện hơn thua thị phi như vậy càng tốt, lòng người sẽ thanh thản hơn và cuộc sống sẽ an vui hơn. 

Ngày đầu Xuân, những người xa quê, thường nghĩ đến gia đình, anh em bạn bè, và quê hương. Nhìn lại quê mình, một đất nước có quá nhiều thiệt thòi, nội chiến, ngoại xâm, chiến tranh dai dẳng hết thời kỳ này đến thời kỳ khác. Về mặt con người, so với những quốc gia khác trong khu vực thì VN đã mất mát và đau thương quá nhiều. Những cuộc chiến huynh đệ tương tàn cứ xảy ra, mâu thuẩn triền miên, bằng mặt nhưng không bằng lòng. Nồi da xáo thịt, kéo dài hết triều đại này đến vương triều khác. Còn thắng thua chỗ nào ? Được mất ra sao? Dĩ nhiên là sự nhận thức của mỗi con người khác nhau. Cái nhìn về thời cuộc cũng luôn thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh và khả năng hiểu biết của từng người. Người ngoài cuộc hiểu khác người trong cuộc, người thắng cuộc nghĩ khác người thua cuộc, đó là những chuyện thường tình. Có thể là thắng đối với góc nhìn này, nhưng lại là thua ở một góc nhìn khác. Mà cũng chưa chắc là thắng thua, hoặc chỉ là nạn nhân của những tham vọng, sai lầm, hoặc toan tính của các thế lực chính trị nào đó ? Có nhiều câu hỏi mình tin rằng sẽ lần hồi được sáng tỏ theo thời gian, nhưng cũng có những thắc mắc sẽ không bao giờ có lời giải đáp trắng đen rõ rệt. Tất nhiên là mỗi người có cách nghĩ và nhận thức riêng của mình. Câu hỏi quan trọng nhất sau mỗi cuộc chiến vẫn là “đất nước và dân tộc sẽ đi về đâu ?”. Quốc gia có được hưng thịnh hơn và người dân có được tự do hạnh phúc hơn không? 
Thực ra, cho đến thời điểm này, thì VN cũng là một trong vài nước ít ỏi còn lại trên thế giới, vẫn kiên trì đi theo chủ nghĩa Mác Lê. Đó cũng là điểm đặc biệt khác người. Bám trụ bền vững. Trong khi đó những đất nước từng là trụ cột của quốc tế CS như nước Đức của Mác, nước Nga của Lê Nin, cũng đã rời bỏ và thay đổi thể chế chính trị gần 30 năm qua.

Thôi ngừng ở đây, buổi sáng đầu năm bao giờ cũng an bình và lắng đọng. Uống ly cafe, nghĩ đến câu chuyện chặt củi, gánh nước, nấu cơm, sống trong hiện tại. Ngắm cành hoa đào, nhớ chuyện tự thắng thua của nhà thông thái và con sâu. Nghe bài nhạc Xuân nghĩ đến bài thơ cũ gần ngàn năm tuổi, mỗi dịp xuân về vẫn còn là đề tài thi thố của bao văn hào, tri thức, tài tử, thi nhân .....
Năm mới cầu chúc cho quê hương an lành, cho tất cả bằng hữu, anh em cùng gia đình thân tâm an lạc. Hy vọng mùa Xuân mới sẽ đem lại duyên lành và những niềm vui mới cho mọi người !



Monday, February 04, 2019

Saturday, February 02, 2019

Thơ: Chiều vỉa hè cuối năm



Em,
Xấp vé số dày hơn thường nhật,
bàn chân non tất bật hơn nhiều,
rảo từng góc phố hắt hiu
môi khô thấm lạnh tím chiều cuối năm...

Anh,
lốc cốc gõ đều đêm hủ tíu
Năm qua đi túng thiếu vẫn còn
quê nhà thấp thỏm đàn con,
giấc mơ áo mới mỏi mòn đợi cha

Chị,
mai gói ghém về quê ăn Tết
nhọc nhằn nào dấu hết, quên đi.
Bầy con biết mấy mùa thi ?
lo toan sao hết xuân thì sắp qua !

Còn tôi,
vẫn cứ thế, 
chiều nay tháng Chạp
góc vỉa hè ngồi hát nghêu ngao
xứ người Tết đã xôn xao 
ngẩng đầu mây trắng nơi nào cố hương ?


PN





Friday, February 01, 2019

Tản mạn chiều cuối năm



Hôm qua, nhiều tiểu bang miền trung nước Mỹ đã phải vất vả đối chọi với một cơn lạnh kỷ lục, mấy chục độ âm. Nhiều thành phố, chính phủ và cơ quan thiện nguyện tìm cách giúp đỡ những người vô gia cư và những gia đình khốn khó có nơi tạm trú ấm áp hơn. Một người vô danh tại Chicago đã thanh toán tiền khách sạn dùm cho 70 người vô gia cư trong nhiều ngày. Không ai biết thông tin gì về con người ấy. Nhiều người thắc mắc họ là ai. Đó là những tấm lòng vàng vô danh trong cuộc sống đời thường. Và câu chuyện đấy cũng không phải là một chuyện hiếm hoi trên đất nước này, hàng ngày vẫn có nhiều đóng góp thầm lặng khác, chẳng cần phải tên tuổi hay sự hồi đáp gì cả, mà chỉ mong cho xã hội ngày mỗi tốt đẹp hơn .....

Trong khi đó, nửa vòng trái đất bên kia, trời vào xuân, không khí ngọt ngào ấm áp. VN chuẩn bị đón Tết dân tộc. Sân bay, ga tàu, phố xá tấp nập, kẹt cứng. Người vui kẻ buồn. Người mong mỏi chờ đợi, kẻ đôn đáo lo toan. Nụ cười hớn hở của người Việt Kiều bước xuống sân bay, và giọt nước mắt của người con gái co ro trong gác trọ không tiền về quê đón tết, có cái chung mà cũng có cái riêng. Đó là những mùa xuân khác nhau trong cuộc sống đời thường !

Đã qua đã tới đã về
Tết từ bao bận tết đề huề đi
Đi về đi ở đi đi
Đi là đi biệt từ khi chưa về
(Bùi Giáng)

Ừ, lâu nay chuyện đi, về, tưởng chừng như rất ư là đơn giản trong thời đại này, nhưng thực ra không phải như thế. Thời sinh viên, mình đã từng ở lại ký túc xá cho đến chiều 30 cùng với những người bạn không về quê được. Cũng mới mấy năm trước đây, tối 30 Tết, mình có dịp gặp gỡ với nhiều người ở trọ khu bờ kè Kỳ Đồng, tha phương không về quê được. Hai thời điểm cách xa nhau, nhưng nỗi buồn giống nhau, cũng nhớ, cũng thương, cũng mong, cũng chếch choáng để quên đi một cái tết không vui ...

Còi khuya vọng mãi tiếng ngân
Lao đao núi thẳm cây gần tương tư
Tha phương đã réo mong chờ
Con tàu luân lạc đêm mờ còn say
Rượu ngon chở mấy toa đầy
Bánh xe muôn dặm còn ngây hương rừng
Giữa đêm cây núi chập chùng
Non sông chếnh choáng biết dừng nơi nao!
(Vũ Hoàng Chương)

Chiều cuối năm, về lại Kỳ Đồng, về lại Dòng Chúa Cứu Thế ... chỉ đơn giản là để nhớ đến một người bạn cũ đã mất. Chiều 30 cuối cùng trước khi rời VN, mình và hắn xin người chủ quán cho ngồi vỉa hè uống rượu đến tận Giao Thừa. Vẫn như cũ, hắn đọc thơ Nguyễn Bính, Quang Dũng cho mình nghe. Vẫn như cũ, hai đứa say sưa nói về Eric M. Remarque, về Chiến Hữu (Three Comrades), về Tình yêu & Vực Thẳm (Arc de Triomphe), về những ly rượu Calvados "huyền thoại", để rồi cả đêm nốc cạn từng ly đế Gò đen đợi chờ tết đến !
Ngày đó mỗi lúc lang thang, mình lại nghĩ đến Vũ Hữu Định. Thích thơ ông hơn, có lẽ tìm thấy ở đó môt sự đồng cảm. Nhớ hoài bài thơ ông viết cho bạn ngày tết:
.....
Duận ơi ! cuộc sống có bao giờ dễ nhớ
Ai có bạc chi mình cứ níu xóm làng
Tau vẫn nhớ hoài năm tháng lang thang
Mầy cứ nhắc làng quê Nam Phổ Hạ

Năm năm rồi tau giậm chân tại chỗ
Cũng thèm đi nhưng đi để mà về
Ta đã từng lang bạt
Nên hiểu hồn quê
Ôi cái hồn quê ngày tết
Nó cứ dật dờ hành mình dở chết
Ăn không ngon mà ngủ cũng không ngon
Trong thơ mầy khao khát quê hương
Hoà bình lại xa mất Huế

Thôi thì ở đâu cũng vậy
Con chim còn biết tập quen với lồng
Con cá còn tập quen với chậu
Con người cũng phải tập long đong ...
(Vũ Hữu Định)

Chạnh lòng ! Chạnh lòng mỗi khi xuân về. Chạnh lòng nghĩ đến bao nhiêu người đang có một mùa xuân khác. Thời đó có những người tự nguyện bỏ xứ ra đi để tìm đất sống, nhưng cũng có người bị bắt buộc phải rời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của họ. Mỗi độ xuân về, đau đáu những nỗi lòng bên kia bờ đại dương mờ mịt, những ánh mắt thiết tha mong đợi từ những vùng kinh tế mới xa xăm, những ly rượu đắng nghét từ gánh hàng rong vất vả tha phương cầu thực, những cái nhìn u uẩn tuyệt vọng từ trại tù tận vùng biên giới heo hút buốt giá, những tờ thư mỏi mòn của người bộ đội biển đảo hay từ nước bạn xa xăm...v.v...đều có chung một nỗi lòng trắc ẩn. Trong đó có cả những ước mơ đơn giản nhỏ nhoi của những đứa trẻ học sinh nghèo lên thành phố học, những thanh niên mới lớn lên tận rừng thiêng nước độc "nghĩa vụ lao động", xẻ rừng đốn gỗ, xây dựng quê hương. Nhưng không phải chỉ có lời nhắn nhủ, hoặc nỗi lòng thổn thức của những đứa con "Xuân này con không về", mà còn rất nhiều giọt nước mắt của những người cha người mẹ khóc con. Những đứa con không bao giờ trở lại, những người vợ mất chồng, nhưng đứa trẻ mất cha. Có đứa vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương, có đứa mất tích trong rừng sâu thẳm, có đứa chết trong trại tù, có đứa ngã xuống ở Gạc Ma, có đứa nằm lại ở Tây Bắc, và có cả những đứa bỏ xác trên xứ người vì "nghĩa vụ quốc tế"... Có những người cha khắc khoải mong ngóng tin con, có những người vợ ngày đêm dõi mắt đợi chồng. Có những nhu cầu tưởng chừng vô cùng đơn giản như manh áo mới ngày xuân, nồi thịt kho, chén cơm không độn khoai ... lại trở thành ước mơ vời vợi. Nhưng đó cũng là mùa Xuân, những mùa Xuân khác !

Ngày mai lại tiết Xuân
Từ đầu rừng cuối biển
Qua trùng dương mấy bận
Chúng ta dù cách biệt
Cùng chung một mùa Xuân
Cùng chung một thế kỷ
Cùng đau khổ vô ngần ...
(Quang Dũng)



Và ngày đó qua rồi. Hôm nay đất nước đã đổi thay. Mùa xuân cũng khác đi, đầy đủ hơn, vui nhộn hơn, dĩ nhiên cũng ít nhọc nhằn hơn. Nhưng bao giờ cũng thế, xã hội luôn có quy luật hai mặt của nó. Mặt trái hôm nay cũng đa dạng hơn, nạn tham nhũng nhiều hơn, phạm pháp bắt bớ nhiều hơn, lạm dụng chức quyền nhiều hơn, đạo đức xã hội tha hoá hơn, con người chạy theo vật chất, vô cảm hơn. Khoảng cách tầng lớp xã hội ngày nay cũng cách xa hơn. Người giàu không hiếm, nhưng những người nghèo khốn khổ trong xã hội cũng nhiều. Người ta có cảm giác đất nước giàu có hơn, nhưng chính vì điều đó càng làm cho những người nghèo, buôn thúng bán bưng, công nhân, nông dân, phải vất vả hơn nhiều để tồn tại trong một xã hội có khoảng cách vật chất quá cách biệt.
Nhiều lần được gặp gỡ chuyện trò cùng một số người VN, du học sinh cũng có, VK cũng có, trong nước cũng có. Ai cũng nói có nghe, có đọc về những người dân khốn khổ ở quê nhà, nhưng thực ra ít có người tận mắt tiếp xúc và thấy được nỗi khổ sở lo toan của họ trong mỗi dịp xuân về !

Rồi tôi lớn đi vào đời chân bước
Cỏ mùa Xuân bị dẫm nát không hay
Chợt có lúc hai chân dừng một lượt
Người đi đâu, xưa chính ở chỗ này.
(Bùi Giáng)

Hôm nay, chiều cuối năm. Lại một mùa xuân sắp đến. Nghe nói sân bay TSN năm nay đông nghẹt người về, nhiều nhất lâu nay. Kiều hối gởi về quê hương lên đến mức 16 tỉ Mỹ kim. Tự nhiên nghĩ đến những mùa Xuân khác mà mình đã trãi qua. Nhớ người bạn cũ, nhớ những câu thơ xưa đã một thời ám ảnh .....

Em trải áo trên hoa rừng man dại
Ðể hoa rừng nước cuộn biết yêu nhau
Nhưng nước cuộn xóa đời ta trên bãi
Ðể hoa rừng phong nhụy với ngàn lau.
(Tuệ Sỹ)

Không biết ngày mai trời có trong
Đường xa xa nắng có mông mênh
Đêm đêm mơ thấy làm khăn gói
Để sớm mai rồi vẫn quẩn quanh
(Quang Dũng)

Mấy hôm nay, mình được tặng mấy đòn bánh tét bánh chưng, đã ăn tết sớm rồi :-). Có người hỏi mình xuân về mong gì. Chỉ cầu mong một đất nước an lành hơn, cơ chế xã hội văn minh dân chủ hơn, con người tôn trọng nhau hơn. Những thứ cần thay đổi sẽ thay đổi, những người tham lam ít tham lam hơn, những người tham nhũng biết nghĩ cho người khác hơn, và quan trọng nhất là những người hữu trách biết nghĩ cho đại cuộc hơn. Bên cạnh đó cũng mong ước những người có mùa Xuân an vui hạnh phúc nên dành chút thời gian nghĩ về những con người ngoài kia đang có một mùa Xuân khác không may mắn, để cùng sống với nhau tử tế hơn !

Một thời mây biếc đã trôi qua ,
Nay tưởng cây vàng lại nở hoa .
Em chẳng mơ gì, tôi chẳng nói ,
Đôi hồn không biết có nhìn xa ?
(Đinh Hùng)

PN
Chiều 27 Tết 




Wednesday, January 30, 2019

Niềm tự hào: BT Học ở Mỹ về !!!

BT giáo dục của một đất nước có dân số đứng hàng 15 trên thế giới (nhiều hơn cả nước Đức). Gương mặt đại diện cho ngành giáo dục VN & khả năng diễn thuyết trước đám đông - không phải là quần chúng nhân dân.
(Diễn đàn giáo dục thế giới 2019)



Monday, January 21, 2019

Một bài hát cũ ...

Năm đó, mình học lớp 12. Gần Tết, lần đầu tiên nghe (lén) được bài này ở nhà một người bạn. Cả đám lặng im, cuối đầu, nước mắt rưng rưng .... Mấy chục năm sau, giờ nghe lại, vẫn còn thấy xót xa !


Friday, January 11, 2019

Phiếm: Dân dã mà ngon ....



Bữa nay nói chuyện ăn uống chút. Hôm đầu năm rồi, ghé nhà bà chị đồng hương ở Florida. Ngồi ăn cơm mà cứ nghĩ như là đang ở VN, toàn món quê nhà. Nước mắm ớt tỏi thì chơi toàn tỏi Lý Sơn, tỏi một. Gà thì gà thả vườn đem vô luộc, rau thơm ra vườn hái, rau tiến vua thì đem thẳng từ VN qua. Bánh tráng thì chơi đúng hàng bánh tráng QN, do chính chủ con cá bống sông Trà mua. Còn dưa cải muối thì y chang trong cái lu, rau tự trồng. Khuyến mãi thêm dĩa gỏi thanh trà (bưởi), mấy trái vả .... :-) . Đúng là đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt !

Hồi mình ở bên châu Âu, thường về Metz (một thành phố cổ của Pháp gần Luxembourg - Lục xâm bảo) ăn cơm Việt, cháo vịt ... Có quen mấy gia đình qua đó từ 75, mà tới giờ vẫn chơi toàn món Việt thuần túy canh chua cá kho, thịt kho tàu dưa giá, cháo vịt mắm gừng thì đúng điệu con cào cào. Nhưng bên Mỹ thì còn dữ dằn hơn nữa, nhiều người VN qua đây ba bốn chục năm vẫn chưa quen món tây, cứ món quê hương mà mần, đem theo cả cái bếp Việt hồn Việt đi tận chân trời góc bể. Cái gì có thể hội nhập được, nhưng hủ mắm tô phở, canh chua cá kho thì chắc là còn lâu. Nhiều khi kho mắm kho cá thơm lừng cả xóm. Nhiều vị đi làm, đem theo mắm, dưa chua, cá kho .. vô cafeteria của hãng, bắt "đế quốc" phải chịu đựng cho biết mùi. Cũng có thể nhờ "bất khuất" vậy mà khó mất gốc, Tàu cũng không đô hộ được, ngược lại còn có thể "đánh thắng 2 đế quốc" nữa :-).

Có năm nào đó, lâu lắm rồi, thấy ông nhạc sĩ/hoạ sĩ TC viết bài "Bếp Việt trên đất Mỹ" trên báo SGTT, đa phần nói về xứ California. Ngồi uống cafe, mình thắc mắc hỏi "anh có đi Vẹc-xây New Orleans" chưa ? Ổng nói - Chưa. Thực ra thì bếp nào cũng là bếp, nhưng mỗi nơi có cái tuyệt vời khác nhau. Đã lâu rồi, mình chưa trở lại New Orleans. Thời đó trẻ trâu, thường đi lễ hội Mardi Gras dưới New Orleans. Lúc nào cũng ghé làng Vẹc xây thăm ... quê hương. Đầu làng, quán cafe thì đã có cải lương, bolero rỉ rích rồi. Dọc đường cũng có chợ chồm hổm ngoài trời, còn đồ ăn thì thôi khỏi nói, món gì chả có. Rau đay, bạc hà, mồng tơi, rau muống, khổ qua ... tươi rói. Cá thịt cũng vậy, bê thui, dồi lòng, tiết canh, phèo phổi, nghêu sò, ốc, hến.... toàn đặc sản tươi sống, đủ hết. Có mấy gia đình quen gốc từ Phước Tỉnh, Hải Sơn qua, kho cá om riềng, canh cua rau đay ... thuộc loại nhất nhì thế giới, giờ nói còn thèm. Nhậu thì thôi, mát trời ông địa, bia đa phần chỉ bán két 24 lon. Nhớ có ghé nhà thờ chơi, gặp ông cha xứ kể, nội tiền bán lon bia recycle hàng năm của giáo dân thôi cũng không phải dạng vừa. Tối thì sòng bài xóc dĩa vui chơi từng bừng, có bảo vệ đứng gác hẳn hoi. Khuya có mướn cả "nhân dân tự vệ" canh chừng làng xóm :-) . Nghe như đùa mà có thật. Nhớ có lần uống cafe nghe bolero phê quá, ngồi lâu đi ra, kính xe bị đập mất hết đồ trong xe, gọi cảnh sát vô lập biên bản. Cảnh sát nói - chuyện này gặp hoài !
Thời đó, đầu thập niên 90, người Việt còn ít, mà Vẹc xây đã hào hùng như vậy, không biết bây giờ ra sao ? Cũng có thể bây giờ lại phát triển hơn, không còn được "quê hương" như trước nữa. Định hôm nào bay xuống lại một chuyến ăn cháo lòng tiết canh, khỏi về VN cho xa. Nhưng ngoài đặc sản là làng VN chính hiệu Vẹc xây, thì ở New Orleans cũng là nơi sinh sản ra nhạc Jazz và có cafe Du Monde & bánh tiêu Pháp nổi tiếng nghen, đặc biệt nữa là Mardi Gras và Crawfish nữa. Nghe nói từ sau cơn bão kỷ lục Katrina thiệt hại nặng nề, ngành nghề đánh bắt hải sản cũng không còn thịnh như xưa, bà con VN ở Louisiana cũng dọn đi nhiều, về các vùng lân cận như Houston TX, nên có lẽ bây giờ cũng vắng.

Ngày nay thì người VN trên thế giới quá nhiều. Âu, Á, Úc, Mỹ .... gì cũng có, kể cả châu Phi. Quán ăn siêu thị cũng đầy, mắm gạo, bún phở, sơn hào hải vị, loại gì cũng có. Bên Mỹ thì mấy vùng người VN đông như Nam Cali, San Jose, Houston, Dallas, Atlanta, Arlington D.C ... đầy rẫy món quốc hồn quốc túy. Nhớ lại mấy năm đầu về thăm nhà, Má mình cứ cho ăn rau muống, ăn cua ghẹ. Hỏi sao vậy, Má mình nói có mấy người Việt kiều trong xóm về đây thích ăn cua ghẹ đồ biển, và nói bên Mỹ rau muống qúy hơn vàng. Mình không giải thích được, nên thường nói đùa "Tại họ về VN chỉ uống nước suối thôi, còn con uống rượu gạo mà". Sau này Ba Má mình qua Mỹ rồi về lại, biết, không cho mình ăn mấy món đó nữa. Nói đơn giản là nước Mỹ rộng lớn, chắc cũng tùy vùng miền thôi, chứ cũng có nơi rau muống, khổ qua, bí bầu ... nhiều quá, phải cho bớt bạn bè, nhà chùa nhà thờ, để khỏi hư. Cua ghẹ thì mua ăn từng bushel (thùng cỡ hơn 100 con). Nói chung, đồ biển bên Mỹ đa phần là rẻ hơn bên VN, lại an toàn hơn. Tuy nhiên có những món không giống, không hợp gu, không hợp khẩu vị, nên với người Việt là không đâu ngon bằng quê nhà. Đại loại là tâm lý "Nắng nơi đây cũng là nắng ấm . Nhưng ấm sao bằng nắng ấm quê hương" :-).

Nhưng phải nói cho dù trời tây có đầy đủ sơn hào hải vị gì, món ngon vật lạ gì, thì vẫn thiếu những món dân dã quê nhà. Mà mình thì thuộc hàng dân giả, ghiền món dân dã, nên mỗi lần về VN là cứ tìm món dân dã mà ăn cùng dân giả :-). Còn ra nước ngoài, lâu lâu gặp đồng hương VN rủ ăn mấy món nhà quê là nhất định không từ chối. Từ lẩu mắm, bún nước lèo, mắm lóc, cơm cháy khô cá dứa, tiến vua điên điển đông lạnh .... cho đến cá nục hấp cuốn bánh tráng, rau lang luộc bông bí chấm mắm cá cơm, cá trê nướng mắm gừng, canh cau rau đay, cà pháo mắm tôm, giả cầy, ăn hết. Mà đừng nghĩ món dân dã là lúc nào cũng dễ làm nghen. Nhiều ông VN ta cũng cầu kỳ lắm. Nhớ có ông anh quen, nhà thơ nổi tiếng, lần nào ghé chỗ mình bên SG uống rượu, cũng đòi cho được món dân dã cà pháo, rồi cắt đôi ra, tỉ mỉ lấy hết hột, rồi mới ngồi nhâm nhi với rượu vang. Đúng là đông tây trùng phùng. Còn mấy ông quê mình, dân dã món cá kè nướng thôi, cũng lựa cho được con bụng bự, mùa ruốt, nướng xong ăn cái bao tử đầy ruốt, giống như trảm mã xà bên Tàu. Miền Tây cũng vậy, nội cái bộ lòng cá lóc, chùm trứng rùa thôi.... muốn làm cho ngon là cũng phải có số má, chứ lơ tơ mơ là làm không xong đấy. Còn lên vùng Tây Bắc, nhìn họ làm heo cặp nách, dồi lòng, rựa mận giả cầy thì mới thấy công phu. Mà ăn uống thì thực ra chỉ là theo khẩu vị và thói quen vùng miền, không có gì là đúng sai, chỉ là sự quen thuộc. Một số người vùng này chê thức ăn vùng khác, cũng có thể là ít đi đây đó, chưa quen thôi. Mấy món dân dã lúc nào cũng ngon !

Cho nên về quê, mà cho mình chọn lựa thì chỉ cần một vài con cá rô đồng nướng than, dĩa rau luộc, dĩa gỏi mít gỏi măng, chén mắm ớt tỏi .... là hạnh phúc ngất trời rồi. Nhiều lần cùng bạn bè anh em, khách hàng, đối tác, đi nhà hàng xôm tụ ra về, mình lại lẳng lặng tìm chỗ làm tô bún mắm, tô don, gặm ổ bánh mì, dĩa khô mực cá thiều, dĩa gỏi vịt đầu cánh, hay con cá chuồn ướp nghệ nướng, với vài chai bia, về ngủ mới được. Cứ dân dã vậy mà ngon !


Tuesday, January 08, 2019

Tản mạn - Thân phận & tự hào dân tộc !





Hắn lớn lên giữa thời đất nước chiến tranh ly loạn. Một cuộc nội chiến đầy rẫy bi kịch và mâu thuẩn trong từng mỗi gia đình. Những ngộ nhận về ý thức hệ, và kết quả của sự lệ thuộc dẫn dắt bởi chính trường thế giới, đã gây ra bao nhiêu hệ lụy đau thương tàn khốc. Làm cho cả thế giới, qua nhiều thế hệ, không ít người phải trăn trở, ngậm ngùi về cái giá quá đắt cho thân phận của một dân tộc.

Tuy nhiên, tuổi thơ của hắn vẫn hồn nhiên và luôn ngập tràn những câu chuyện, ca dao, bài hát về tình yêu thương đất nước và dân tộc. Những bài học ở trường, gia đình, sách báo, phim ảnh, hình ảnh, xã hội, luôn giáo dục đề cao ý thức tổ quốc học đường, học để phụng sự đất nước và xã hội. Sống với lý tưởng, ước mơ, và niềm tự hào về quê hương của mình.

Từ cái huy hiệu học đường trên vai, từ bài học thuộc lòng trong sách giáo khoa, từ bài hành khúc của trường lớp, cho đến những điển tích lịch sử hào hùng, những câu chuyện công dân đức dục được nghe hàng ngày. Đâu đâu cũng thấp thoáng cái hào khí dân tộc, cái lý tưởng chính nghĩa, và niềm tự hào về đất nước & con người VN.

Trong tâm trí hắn, cho đến nay vẫn còn như in những câu chuyện trong thằng Bờm của Nguyễn Vỹ ... Triệu Quang Bình, Trần Quốc Toản, Phù Đổng Thiên Vương, Đinh Bộ Lĩnh, Yết Kiêu Dã Tượng ... Rồi những trang lịch sử kiêu hùng về Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Quang Trung, Bà Trưng Bà Triệu, Lý Bôn Lý Bí ... cho đến những câu truyện tuổi thơ đầy mộng ước của Duyên Anh, những mẫu chuyện "Tâm hồn cao thượng" của Edmond De Amicis (Hà Mai Anh dịch) ... v.v.. cứ như kim chỉ nam đi theo suốt cuộc hành trình.

Tuổi thơ và hắn lớn lên như thế. Cho dù quê hương chiến tranh tàn phá nặng nề, cho dù hoả châu đạn pháo mỗi ngày, cho dù bữa đói bữa no, cho dù xác chết ngổn ngang, nhưng những đứa trẻ vẫn lớn lên mạnh mẽ với đầy ắp niềm tự hào dân tộc của quê hương mình !

Rồi hắn cũng đã trưởng thành như bao đứa trẻ khác. Hắn cũng tận mắt được nhìn thấy đất nước thôi chinh chiến. Được nhìn thấy thế hệ cha anh ở hai miền đất nước trở về từ chiến tranh. Đựơc nhìn thấy những thay đổi của đất nước, như lời ông Võ Văn Kiệt nói “có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Nhưng bên cạnh những hân hoan, mừng vui đất nước thống nhất, cũng là những thù hận ly tán, lý lịch giai cấp, những chia rẽ thời hậu chiến, cải tạo, kinh tế mới, những tha phương cầu thực để mưu cầu chén cơm manh áo ...v.v. Có người đã cố gắng ở lại bám trụ ruộng vườn, có người đành phải bỏ xứ ra đi. Những gánh hàng rong, những chiếc xe đạp cọc cạch, những bọc đậu phụng luộc, những cái bánh tráng nướng, những tô hủ tíu gõ.... ngày đêm đã đè nặng lên thân phận con người. Và những thứ như lý tưởng quốc gia, tự hào dân tộc, dường như đã dần trở thành xa lạ. Có khi những câu chuyện cao cả, sâu sắc lại trở thành món hàng xa xí phẩm giữa một xã hội hơn thua nhau từng chiếc xe đạp, từng cái đài, cái tủ lạnh, con búp bê, từng đôi dép sa-pô, chiếc áo xẹc lào, điếu thuốc đầu lọc ... và nhiều thứ tầm thường khác, hoặc những thứ hư danh không thuộc về mình.

Hụt hẫng. Hắn hụt hẫng, và bao nhiêu người cũng đã hụt hẫng. Những cố gắng của "Em ra nông trường, em ra biên giới", "Cuộc đời vẫn đẹp sao", "Người đi xây hồ kẻ gỗ", "Đi qua vùng cỏ non" ... đã giúp quên đi những cơn đói cấu cào của một thời lý tưởng, nhưng không đủ để nuôi dưỡng những nghiệt ngã thực tế của cuộc sống mỗi ngày, những đói nghèo của Mẹ già, em thơ ở quê nhà ... Nên bạn bè hắn lại ra đi, đi tìm cho mình một lẽ sống. Phải đi, dẫu tận cùng không ai muốn rời xa nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đứa đi nghĩa vụ, đứa đi thanh niên xung phong, đứa bỏ xứ tha phương lập nghiệp, đứa đi xuất khẩu lao động, đứa trốn đi lao công phục dịch tận chân trời góc biển nào đó, đứa đi vượt biên tìm tự do, để rồi vĩnh viễn nằm lại giữa đại ngàn rừng xanh hay đại dương sâu thẳm ....

Rồi bao nhiêu năm tháng trôi qua, thế giới đổi thay nhiều. Quê hắn không còn đói nữa, ai cũng có đôi dép, cái quần cái áo lành lặn. Vui ! Hắn rất vui, rất mừng cho quê hương mình. Mỗi lần về quê, hắn đi thật chậm trên từng nẻo đường quê hương, la cà từng góc phố quán đêm ở quê nhà, để cảm nhận từng nỗi vui của bạn bè, của anh em, đã không còn đói bụng hằng đêm, nợ nần, quần rách áo vá. Nhưng rồi hắn cũng đã sớm nhận ra những sự khác biệt rất lớn của hôm nay và ngày xưa về lý tưởng sống, về khái niệm hơn thua giàu nghèo, về giá trị con người & đạo đức, đặc biệt là niềm tự hào dân tộc.

Dân tộc hắn ngày nay có mặt gần như khắp nơi trên thế giới. Tiếng thơm cũng không hiếm, mà tiếng xấu cũng không thừa. Thành công hiển hách cũng có, mà trộm cắp, đĩ điếm, buôn lậu, bắn giết, bắt cóc... cũng có. Tha phương cầu thực, đồng hương đùm bọc nhau giúp đỡ nhau để sống cũng có, mà rình rập, chụp mũ, bôi xấu, kiếm chác nhau.. cũng có. Đủ thứ. Từ người lao động, vượt biên, di trú chính thức cho đến không chính thức, làm chui ở lậu. Từ quan chức ngoại giao cho đến dân thường, du học sinh... Từ châu Phi, châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu, châu Úc, Trung Đông, Bắc Á cho đến những nước láng giềng Lào, Thái, Sing, Mã, Hàn, Đài, Tàu ... Đi đâu cũng nghe những câu chuyện ấn tượng về đồng bào của hắn. Thậm chí, ở một số nước họ phải khuyến cáo, canh chừng tội phạm đến từ VN. Thân phận của một dân tộc lưu lạc trôi nổi, thân phận của một tờ passport từ đất nước "anh hùng thắng 2 đế quốc" & có dân số đứng hàng thứ 15 trên thế giới.

Trong khi đó, ngay chính trên quê hương của hắn, hàng ngày vẫn không hiếm những câu ca bài hát, bản tin, hình ảnh mang đậm tính "tự hào dân tộc". Một trận bóng đá khu vực chiến thắng, một cây bánh tét lớn nhất, một cái tượng đài to nhất, một sợi cáp treo dài nhất, một toà tháp cao nhất, một đất nước đáng sống, uống bia nhiều nhất, lạc quan nhất nhì ...v.v. Và sau lưng niềm tự hào đó vẫn là những đống rác đồ sộ mỗi dịp lễ hội, những con số tử vong sững sờ sau bữa ăn mừng hoặc tết nhất, những tội phạm trộm cắp chết người, những hơn thua giết người chỉ vì cái nhìn đểu hay tiếng nẹt pô, những em bé du dây đến trường, những giọt nước mắt của người dân oan, những vụ án tham nhũng lạm quyền... Bên cạnh đó vẫn còn những chui nhủi trốn chạy giữa xứ Đài, xứ Thái, trời Âu, xứ Mỹ. Những thân phận nổi trôi của hàng trăm ngàn cô gái Việt trên xứ người, những con số ung thư kỷ lục, những câm nín của người ngư dân khốn khổ với bọn tàu lạ, những chịu đựng với thách thức xâm lấn công khai biên giới lãnh hải của TQ..v.v... Cao hơn nữa là tự hào về những chiếc xe cao cấp, những chai rượu đắt tiền, những biệt phủ khổng lồ, những tiệc tùng xa hoa của giới thượng lưu, sự giàu có cách biệt của những gia tộc quyền lực với gia tài đồ sộ mà cả đời đã cực khổ hy sinh "vì nước vì dân". Xã hội dường như vô cảm hơn, và con người cũng bận rộn rượt đuổi theo những hơn thua vật chất, tham vọng cá nhân. Những đứa trẻ được nhắc nhở dạy dỗ chuyện dĩ vãng nhiều hơn là tương lai, chuyện mưu cầu danh vọng bản thân nhiều hơn là danh dự tổ quốc, quan tâm chuyện sĩ diện cá nhân nhiều hơn là sĩ diện dân tộc. Trong những buổi họp mặt hội hè đình đám, thưa dần những câu chuyện trăn trở về văn hoá suy đồi, hoặc chuyện được mất của quê hương đất nước. Thay vào đó là những câu chuyện phô trương mặt mũi, so đo về quyền lực và vật chất. Thậm chí đơn giản hơn chỉ là những tự hào hơn thua nhau về vật chất nhu cầu tối thiểu hàng ngày.

Hôm rồi, ngồi nhìn thật lâu vào chiếc giường ngủ ở Đài Loan mà người xứ hắn dùng để trốn chui trốn nhủi, hắn bỗng thấy thương cho thân phận của người dân quê hắn. Tại sao dân tộc hắn lại phải chui nhủi, tranh nhau đi làm mướn làm thuê khắp mọi nơi trên thế giới, mà ngay cả những nước nghèo đói hơn vẫn không cần phải làm như thế. Tại sao dân tộc hắn ra đến nước ngoài, cũng phải gây nên tội phạm, trộm cắp khắp nơi, mà các nước khác không làm chuyện đó ?

Tại sao chiếc giường phải có 2 ngăn, một ngăn để trốn và một ngăn để khoe? Tại sao quê hương hắn không đơn giản là một chiếc giường êm ấm, để ai cũng có những giấc ngủ thanh bình ngay trên mảnh đất mà họ sinh ra ? Để mọi người có thể có điều kiện sinh sống, làm việc, và đóng góp cho chính quê hương của họ. Để tất cả cùng nhau có chung một niềm tự hào dân tộc. Tự hào cầm chiếc passport của tổ quốc mình đi khắp nơi, ngẩng cao đầu, mà không hề canh cánh lo âu, không hề sợ thiên hạ dè bỉu dòm chừng !